Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Mười, 2014

 

Tạp Bút

              MANG VIÊN LONG

 

Hình0673

        “Vợ Tôi” là tên tập thơ thứ 5 của Trần Bảo Định do nhà xuất bản Văn Hóa – Văn Nghệ vừa ấn hành vào quý II năm 2014; sách dày 120 trang, gồm 109 bài thơ, dành viết cho vợ! Viết cho vợ, mà cũng chính là viết cho mình, cho bạn bè, cho tình yêu thương Quê nhà, trong suốt thời gian dài hơn bốn mươi hai năm… (more…)

Read Full Post »

Cuộc đời xe buýt

Ngô Thúy Nga

10603411_1525341354348620_9022585050770939034_n

Em cứ lắc lư. Con đường làm em mệt nhoài. Nhìn hành khách trên xe lại càng ngao ngán. Người thì gật gù, cái đầu hết lắc bên này lại ngả ngửa sang bên kia. Có người còn chảy cả nước dãi, trông như đứa con nít. Có một vài hành khách miệng nhai chóp chép, tay cầm bắp ngô, ổ bánh mì hay một cái gì đó ăn được. Có một vài người trò chuyện rôm rả, lấn át cả tiếng đài FM đang phát kênh VOV giao thông, chuyên mục Giờ cao điểm. Và…ngồi trên người em còn có một hành khách đặc biệt. Nàng thu hút em nhiều nhất… (more…)

Read Full Post »

Tôi lăn qua chiều

Mộc Miên Thảo

giac mo 4

 

Tôi lăn qua chiều

.

Nếu “Chiều hôm phố thị” của Ông đã “ám ảnh” tôi bao năm thì 2 câu thơ nầy đã làm tôi giật mình với lòng ngưỡng mộ và kính trọng. Trong một chiều, khi đọc lại những lời thơ ấy, tôi nhặt nhạnh cho mình những lời vụng về làm vui. Kính tặng Dì, xem như chút ở tấm lòng.

(more…)

Read Full Post »

Gửi ngàn thông

Đào Viết Bửu

đà lạt 1

 

Thình lình trái thông rơi lặng
Tôi giật thót
Tiếng ve buông ồn ã (more…)

Read Full Post »

Tiếng thở

 Nguyễn Ngọc Thơ

P1000100

 TIẾNG THỞ

 .

                                  hắt ra

                                  chạm cõi phiêu bồng (more…)

Read Full Post »

..

Bài cuối: Những giá trị văn hóa cần lưu giữ

Với những giá trị về văn hóa, nghệ thuật đặc sắc nên hát bài chòi trong dân gian vẫn tồn tại và có sức sống mạnh mẽ cho đến ngày nay. Đây cũng chính là cơ sở để Việt Nam xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận nghệ thuật bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Bắt nguồn từ quá trình lao động sản xuất và sự sáng tạo nghệ thuật của người dân, trong nhiều thế kỷ qua, nghệ thuật bài chòi đã dần trở thành nếp sinh hoạt văn hóa, là món ăn tinh thần không thể thiếu được của nhiều tầng lớp nhân dân miền Trung, thu hút cả người già và lớp trẻ ở mọi vùng miền, không những trong dịp Tết mà còn ở các lễ hội của địa phương. Hội bài chòi luôn được người dân miền Trung đưa vào hàng đầu danh sách những trò chơi “Vui xuân” tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Mỗi khi có hội chơi bài chòi là người dân trong vùng lại nô nức kéo nhau đến tham gia. Và hô bài chòi cũng dần trở thành một thể loại dân ca độc đáo của người dân khu vực Nam Trung Bộ.

Hội đánh bài chòi cổ trong Ngày hội Người Bình Định ở TP Hồ Chí Minh.

Hội đánh bài chòi cổ trong Ngày hội Người Bình Định ở TP Hồ Chí Minh.

Thông qua nội dung của những câu hát, ta có thể tìm thấy trong đó sự ca ngợi tình thương yêu cha mẹ, tình nghĩa thầy trò, tình nghĩa vợ chồng… theo những chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc. Như lời trong câu hát: “Đầu năm khấn vái tổ tiên/Cầu cho gia đạo bình yên, thuận hòa/Cầu cho sức khỏe mẹ cha/Cầu cho thôn xóm cửa nhà yên vui/Cầu cho con cái nên người/Cầu cho khoai lúa tốt tươi bời bời…”. Câu hát cho thấy, ước nguyện của người dân nơi đây thật tuyệt vời, thật nhân văn, cao cả. Họ không chỉ mong may mắn cho mình, mà còn mong may mắn cho cả thôn, xóm gần xa.Bên cạnh những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, hát bài chòi còn mang đậm tính nhân văn, tính giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người… thông qua những câu hô hát (còn gọi là câu Thai).

Không chỉ mang đậm tính nhân văn, mà nội dung các câu hát trong nghệ thuật bài chòi còn mang đậm tính giáo dục về đạo đức, về nhân cách, lối sống cao đẹp, hướng con người đến những giá trị, chuẩn mực đạo đức cao đẹp hơn. Những nghệ nhân bài chòi đã mượn những bài ca dao để dăn dạy con cháu mình về lòng nhân ái, tình yêu đất nước, quê hương, về sự yêu thương, sẻ chia, đùm bọc, nâng đỡ nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, như: “Ông cha từng dạy rất nhiều/Lá lành… lá rách, nhiễu điều… giá gương/Làm người phải biết yêu thương/Xóm thôn, đất nước, quê hương, đồng bào/Giúp người giữa lúc lao đao/Phước dày hơn cả sóng trào biển đông/Bầu ơi, thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Hay phê phán những kẻ bạc tình vô ơn: “Hồi nào đói rách có qua/Bây giờ nên xưởng nên nhà lại lơ”…

GS Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Cố vấn Hội đồng xây dựng hồ sơ di sản của nghệ thuật bài chòi khẳng định, giá trị văn hóa cũng như những ý nghĩa nhân văn, giáo dục sâu sắc của loại hình nghệ thuật này là những giá trị dân gian đặc biệt của nghệ thuật hát bài chòi, nên nó vẫn sống mãi trong lòng người dân. Và đây chính là những giá trị độc đáo, đặc sắc để đệ trình UNESCO công nhận nghệ thuật hát bài chòi trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

DVD “Nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình Định” đã được gửi tặng toàn bộ các tỉnh, thành trong nước, sang Pháp và Lào.

DVD “Nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình Định” đã được gửi tặng toàn bộ các tỉnh, thành trong nước, sang Pháp và Lào.

Trong quá trình xây dựng hồ sơ, theo GS Hoàng Chương, khó khăn mà chúng ta gặp phải hiện nay là do ảnh hưởng chiến tranh, nhiều địa phương đã không còn hình thức sinh hoạt hội đánh bài chòi dân gian. Lớp nghệ nhân hát bài chòi cổ ngày càng ít ỏi do tuổi cao, sức yếu. Hiện nay, mỗi tỉnh chỉ còn từ 1 – 2 nghệ nhân biết hát bài chòi cổ, mà đều đã ở độ tuổi 80 – 90, việc khai thác và đề nghị biểu diễn lại bị hạn chế. Thêm vào đó, kinh phí để sưu tầm những bài hát cổ còn hạn chế. Thêm vào đó, lãnh đạo nhiều địa phương chưa thực sự coi trọng loại hình nghệ thuật này, chưa có chính sách hỗ trợ cũng như động viên các nghệ sỹ, nghệ nhân.GS Hoàng Chương cho biết, thật may mắn là tuy phát triển nhiều đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, nhưng những hội hát bài chòi trong dân gian vẫn phát triển khá mạnh. Mặc dù ở nhiều địa phương loại hình nghệ thuật này đã không còn, nhưng ở Bình Định, Quảng Nam, Khánh Hòa vẫn còn giữ được loại hình nghệ thuật này. Trong đó, Bình Định còn nhiều nhất, với hơn 10 CLB hội đánh bài chòi. Chính vì vậy, Bộ VHTTDL quyết định giao Bình Định làm đơn vị chủ trì lập hồ sơ di sản. Hiện nay, các chuyên gia tham gia trong ban soạn thảo, xây dựng hồ sơ đã về Bình Định nghiên cứu. Tới đây, sẽ tổ chức hội thảo quốc gia về bài chòi, mời các chuyên gia UNESCO tham dự, sau đó sẽ thẩm định nghệ thuật là di sản sáng tạo của nhân dân lao động.

GS Hoàng Chương cho biết, theo lộ trình, từ nay đến tháng 12/2014 sẽ hoàn thiện hồ sơ để gửi tới UNESCO, công nhận nghệ thuật bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đến năm 2015, tổ chức UNESCO sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, và đến năm 2016 sẽ đưa ra xét duyệt.

Theo Phương Lan (Tin tức)

Read Full Post »

Huế sớm em về

Cao Quảng Văn

img5494

Tịch mịch Huế những con đường không nói

Mà tơ trời

Lưu luyến mãi trăng sao (more…)

Read Full Post »

Hoàng Mai ( P2 )

Huỳnh Ngọc Nga

da-lat-suong-som-7

CHƯƠNG  II

 

                                               NHỮNG  ĐIỀU  NGHỊCH  LÝ

 

Khi chiếc xe chở khách du lịch biến mất cuối đường, Trần dẫn Hoàng Mai đến một bãi Taxi gần đó và kêu một chiếc chạy về khách sạn Hương Việt trên đường Điện Biên Phủ, đó là nơi chàng thường tạm trú mỗi lần từ Ý về thăm quê hương. Từ trên tuyến xe khách về Saigon, Trần đã suy nghĩ cách đối phó với tình huống bất ngờ mà tự dưng chàng đã mang vào cổ. Nghĩ cho cùng, nếu Hoàng Mai không đẹp, chàng từ lâu không thiếu vắng một “mùi hương” thì chẳng dại gì chàng lãnh nợ giữa đường. (more…)

Read Full Post »

 

Tạp Bút

MANG VIÊN LONG

 images

chân dung anh Đỗ Văn Liệp

(Lê Sa Long phác họa)

Buổi sáng, sau thời gian cùng hẹn nhau đến phúng điếu chia buồn với gia đình anh Đỗ Văn Liệp – mà chúng tôi gọi thân tình là anh Thừa; chúng tôi chia tay ở ngỏ, hẹn 5 giờ chiều sẽ đến đưa anh ra nghĩa trang. Tôi chở nhà thơ Nguyễn An Đình, vẫy tay chào mấy người bạn cùng đi và vài người đang đến sau. Lúc quay lại, thấy nhóm anh em chạy xe theo – Nguyễn An Đình cho biết, anh em cũng muốn nhân tiện đến thăm nhà anh một lát, trên dường về ….

        Cả nhóm tám người ngồi quay quần bên chiếc bàn chữ U ở phòng khách, uống trà, trò chuyện. Không biết ai đã đề nghị với Nguyễn An Đình, tôi thấy anh lấy điện thoại gọi cho chủ quán cùng đường hẻm mang vào cho thùng bia Saigon. Nghe có rượu, Thủy mau mắn gọi người con trai của An Đình đang ở hiên, nhờ mua “món gì” để nhấm! Gặp nhau đông đủ thế nầy mà không có rượu, cũng uổng! Vui cũng rượu mà buồn cũng rượu!

         Nguyễn An Đình mang chai rượu Pháp Rémy Martine để dành, đặt ở bàn.

         Bia đã rót, rượu đã đầy – hai dĩa chả lụa và nem chua đã đặt ở bàn. Chúng tôi rót riêng cho anh Thừa một ly, đặt lon bia còn lại bên cạnh; Hồng Sơn cắm một lát chả đặt vào chiếc dĩa nhỏ, để riêng cho anh – như anh cũng đang cùng ngồi nhâm nhi với cả nhóm – như những cuộc gặp gỡ bất thường bên tách café hay ly rượu mà chúng tôi đã sống với nhau trong những năm tháng sum họp, vui vẻ!

         Anh em đề nghị tôi (vì là “trưởng lão” trong nhóm), có đôi lời cùng anh Thừa, và mời ly bia đầu tiên. Tôi đứng dậy, nhìn mầu vàng ly bia đầy (của anh Thừa) đang đặt trước mặt – như thấy anh đang tươi cười dõi mắt thẳm sâu nhìn theo tôi: “Thưa anh, chúng tôi tình cờ bên nhau ở đây, cũng là một ngẫu nhiên mầu nhiệm – xin mời anh “cụng ly” đầu tiên với tôi, một trăm phần trăm – dầu anh cũng biết, tôi ít khi “thoải mái” với rượu bia như hôm nay; anh em, theo vòng tròn, sẽ được tiếp tục “cụng ly” với anh, để tiễn đưa anh lần cuối!”

          Tôi đưa ly bia cụng vào ly của anh, và đã rất sung sướng uống cạn!

          Ngọc Chương đốt một điếu “Con Ngựa Trắng’ – loại thuốc anh vẫn dùng, cắm vào chiếc ly uống rượu nhỏ. Theo lời mời của tôi, anh em đều nâng ly hưởng ứng một cách hứng khởi. Người ngồi bên tôi tiếp theo là Xuân Phương, anh đứng dậy – bằng giọng xúc động, anh lễ phép nói: “Mời chú uống với cháu một ly như những lần chú cháu mình gặp nhau…Phút nầy, cháu không biết nói gì hơn – cầu mong chú sớm an vui nơi cõi vĩnh hằng!”. Anh đưa ly cụng vào ly của anh Thừa, nốc cạn!

          Cuộc gặp tình cờ có rượu trở nên sôi động, tất cả đều thành tâm chia sẻ những kỷ niệm được sống với anh Thừa. Những nhắc kể nào về anh cũng làm cho anh em ngậm ngùi cảm động, và thương tiếc: Anh hiền, cởi mở. mến khách, chân tình – nhất là chưa bao giờ vắng mặt trong những lần sinh hoạt chung, hay các hôm bất thường do anh em “rủ rê”, tuy anh đã ngoài tuổi 80! Anh luôn nhiệt tình, hết mình chia sẻ với anh em trong các cuộc rượu như vậy…Chúng tôi thường “đụng độ” tới bến trong các ngày giỗ, tiệc cưới, hay dịp lễ Tết…Bình thường, các điểm vườn quán “dễ thương” như Hoàn Linh, Cây Khế, Hiền Lan. Biên Thùy, Quán Sông Trường Thi (…), để được ngồi thư giản, nhâm nhi vào chiều thứ bảy hay chủ nhật quanh thị xã, đều có mặt anh tham gia. Anh lớn hơn chúng tôi từ 15, đến gần 20 tuổi, nhưng vẫn là người thường “rủ rê” chúng tôi lai rai cho vui mỗi chiều. Có lần anh đã tâm sự với tôi: ”Nhờ có mấy ông, tôi mới sống vui được! Lớp bạn bè tuổi tôi, đã lần lượt…nằm một chỗ, hay đi xa hết!”. Và anh đã sống lạc quan, viết truyện, hồi ký, bút ký đều đặn đăng trên tờ tạp chí Văn Nghệ An Nhơn – đã xuất bản tập truyện ngắn & bút ký đầu tay là “Chim Vịt Kêu Chiều” (năm 2012), mà tôi rất hân hạnh được viết lời giới thiệu khi anh đề nghị để chia sẻ niềm vui cùng anh!

          Người tiếp theo là nhà thơ Phạm Văn Phương – cũng là người cháu của anh Thừa, bàng hoàng đứng dậy – thưa: “Thưa  ông Thừa! Cháu cũng đã  nhiều lần sum họp, hân hạnh  được cụng ly với Ông trong các cuộc vui; sáng nay trong cuộc rượu cuối để tiễn Ông, cháu vừa thoáng nghĩ, xin gởi tặng Ông hai câu: “Bữa vui tưởng có Ông ngồi/ Uống chơi mấy chén biết đời thảo thơm”.Phương đưa ly cụng vào ly anh Thừa – bồi hồi uống cạn!

         Sau lần một người mời phải uống cạn – tất cả cũng đều “cụng ly” với anh – nhưng “tùy hỷ” uống…

         Nguyễn An Đình bị bệnh tim khá nặng đã mấy năm (đã mổ) = tuy từng tuyên bố với bạn bè “nhắp chi dăm chén the đầu lưỡi/ thà uống be đầy say quắp luôn” (thơ Nguyễn An Đình, trong bài “Bài Ca Kéo Nhá” – năm 1980), nhưng đã mấy năm rồi đành ngồi “chia vui” cũng anh em với ly trà đá – đứng dậy: “Thưa chú Thừa! nhớ chú, là tôi nhớ những tháng ngày mùa đông chú cùng tôi đi “kéo nhá”…Chú thấy tôi “làm ăn khá” (vì thời ấy cá rất nhiều) nên cũng sắm nhá, đi theo – trước là cho vui với tôi, sau là “kiếm cá về cải thiện”! Trong hoàn cảnh ấy, chú cháu mình đã nhiều lần “cụng ly” giữa đồng, bên sông – để vượt qua cái giá rét! Tôi đã viết “Bài Ca Kéo Nhá” (dài 6 đoạn) đọc cho chú nghe – và chú rất thích! Nay, xin đọc cho chú và các bạn nghe lại bốn câu: “Rô sặc – chia nhau ly rượu đắng/ Cua ốc – cùng nhau cạn chén đầy/ “Ai biết thương nhau từ buổi trước/ Bây giờ gặp nhau trong phút giây (1)”.

            Nhà thơ Nguyễn Như Tuấn – đất Cây Bông, đã từng “tới bến” với  anh Thừa bao lần, gương mặt đã “đỏ hồng” – đứng dậy cầm ly bia “cụng” với anh Thừa: “ Để tiễn đưa anh trong cuộc rượu tình cờ sáng nay, tôi xin gởi tặng anh đoạn mở đầu trong bài thơ “Tôi nhìn lên cành Phượng” (vừa in trong VN/BĐ số 17 tháng 9): “Tôi nhìn lên cành phượng rũ/ vô tình rơi bông xuống dòng sông/ Nước chảy hoài/ sao không trôi nổi bóng/ Cứ bấp bênh như đời người…”.

           Anh Hồng Sơn – là nhà giáo, nhà thơ, kể lại một lần sum họp có anh Thừa; anh đã hát bài “Buồn Tàn Thu” của Văn Cao – được anh Thừa sôi nổi phát biểu ngay: “Chắc là tôi phải về bán nhà lên Nhơn Khánh ở để được gần anh em…”. Anh H. Sơn đã đọc tặng hai câu thơ cảm nhận được sau lần ghé thăm anh Thừa gần đây nhất, cho đến khi: “Chuông chùa trong thoảng hương cau/ Nghe tin anh mất mà đau xót lòng!”.

            Anh Mai Thủy – người em đồng hương, nhà doanh nghiệp, người từng “sát cánh” bên anh Thừa trong công việc làm ăn và đời sống; đã kể lại hai mẫu chuyện nhỏ, khiến anh nhớ mãi: “ (…) Người bạn thân thiết đồng môn của anh Thừa từ thuở chín năm là anh Nguyễn Đức Sung (hiện nay đã 83 tuổi, anh em đều thân quen), có lần bên nhau “cụng ly” đã kể lại cho anh nghe một “chuyện cũ” trước 75 giữa anh Thừa và anh. Thuở anh Sung bị tù giam ở Qui Nhơn, anh Thừa đang là viên chức phòng thuế của tỉnh, đã “cởi bỏ bộ áo” công chức, đến thăm và động viên anh. Anh Thừa còn tìm cách giúp đỡ gia đình anh Sung, trong hoàn cảnh khó khăn lúc ấy…Tình bạn giữa hai người vẫn mãi gắn bó cho đến bây giờ. Một lần sum họp “cụng ly” gần đây, cả hai đã “đã”, ngà say – hai người cứ đưa tiễn nhau về nhà, mỗi người một đoạn – rút cuộc, chẳng có ai về đến ngỏ nhà mình –  thấy quá khuya, các con cháu phải đi tìm “rước” về…”!

            Người cháu văn nghệ đồng hương gần gũi với với anh Thừa nhiều nhất, đang ngồi cuối vòng, là nhà giáo – người viết nhạc Trình Ngọc Chương. Sự nhu hòa, cẩn trọng, mến khách của Ngọc Chương làm anh Thừa rất quý – nên vẫn thường phone “rủ rê” đến nhà tôi để cùng nhau café, ăn sáng (hay tìm chỗ nào yên tĩnh mà nhâm nhi vài lon) – đã rất xúc động, đứng lên, lễ phép “cụng ly” cuối với anh Thừa: “Trong cuộc rượu vĩnh biệt chú sáng nay – cháu biết chú rất “yêu thơ”, nên vừa nghĩ ra hai câu – xin đọc tặng chú, chia sẻ cùng anh em nhân trong cuộc rượu tình cờ hôm nay: “Còn đây ly rượu trần gian/ Ngày mai biền biệt muôn vàn cách xa”!

              Tôi ghi các câu thơ của anh em vào điện thoại và chia sẻ cho bạn-nhỏ ở Saigon – người đã được anh Thừa viết tặng tập “Chim Vịt Kêu Chiều” và đã có bài viết “ghi nhận” về tác phẩm nầy – được anh Thừa rất tâm đắc. Bất ngờ, đã nhận ngay “thơ bấm nút” của bạn – nhỏ đồng cảm cùng anh em. Tôi đã đọc ngay trong cuộc rượu đang chuếch choáng: “Mời người uống lần sau cùng/ Cạn ly. Không cạn tình thân bao ngày & Mong người yên cõi hư không/ Chuông đưa khói tiễn chút lòng gởi theo!”

               Cuộc rượu tình cờ tiễn người đi đã kết thúc khi mọi ly rượu cũng đã cạn…

alt

Quê nhà, chiều ngày 20 tháng 10 năm 2014

trước khi đến tiễn anh Đỗ Văn Liệp ra nghia trang.

MANG VIÊN LONG

Read Full Post »

 

              Trần Kim Đức

 tải xuống

Đọc cuốn tiểu thuyết “Bàn tay nhỏ dưới mưa” của nhà văn Trương văn Dân,  tôi chợt nhớ lại những ngày còn đi học, hồi đó hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã làm tôi khắc khoải bởi ý niệm của con người ý thức số phận của mình là do thiên mệnh:

‘Bắt phong trần phải phong trần’

‘Cho thanh cao mới được phần thanh cao” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) (more…)

Read Full Post »

Older Posts »