Huỳnh Ngọc Nga
CHƯƠNG II
NHỮNG ĐIỀU NGHỊCH LÝ
Khi chiếc xe chở khách du lịch biến mất cuối đường, Trần dẫn Hoàng Mai đến một bãi Taxi gần đó và kêu một chiếc chạy về khách sạn Hương Việt trên đường Điện Biên Phủ, đó là nơi chàng thường tạm trú mỗi lần từ Ý về thăm quê hương. Từ trên tuyến xe khách về Saigon, Trần đã suy nghĩ cách đối phó với tình huống bất ngờ mà tự dưng chàng đã mang vào cổ. Nghĩ cho cùng, nếu Hoàng Mai không đẹp, chàng từ lâu không thiếu vắng một “mùi hương” thì chẳng dại gì chàng lãnh nợ giữa đường. Thời gian hết hạn visa của chàng còn hơn nữa tháng, đủ để chàng dung dăng dung dẽ với người đẹp rồi …mọi việc sẽ tính sau. Xe ngừng trên địa điễm chỉ định, Trần kéo cô gái vào một cửa tiệm quần áo gần đó để mua cho cô vài bộ quần áo cần thiết cho một thiếu nữ thị thành, sau đó đưa cô đi ăn chiều tại một quán ăn nhỏ để tránh sự tò mò dòm ngó của người chung quanh. Trần ngạc nhiên khi thấy Hoàng Mai chỉ chọn toàn những món rau quả như một nhà tu, hỏi tại sao thì nàng cười, nữa đùa nữa thật nói tại quen ăn như khỉ, vượn núi rừng; chàng cũng cườì theo và bảo nàng đúng là con khỉ Bạch Viên của chàng Tôn Các đang theo Trần lạc vào thế giới phồn hoa Saigon. Vào khách sạn,Trần chọn phòng đôi cho cả hai, Hoàng Mai không phản đối gì hết, Trần khấp khởi mừng thầm, có chút nôn nao, hồi họp như ngày đầu đuợc phá giới trai tơ.
Nhưng trái với sự chờ đợi của Trần, nằm chờ Hoàng Mai tắm rửa xong xuôi Trần đang dự định vài lời mở đầu cho một cuộc bướm hoa thì thấy cô gái lui cui kéo trong tay nãi ra một chiếc chăn nhỏ, mỏng manh rồi leo lên ghế bành dài đắp chăn nằm thoải mái, cô ngoái đầu cao nhìn Trần và đưa tay che miệng ngáp:
- Em mệt và buồn ngủ quá, em ngủ trước đây. Cám ơn anh và chúc anh ngủ ngon nghen. Mai em có nhiều việc hỏi anh.
Trần tiu nghĩu, không ngờ cô gái miền sơn cước lại tinh ranh đến thế. Không chịu thua, chàng bật ngồi dậy đến bên ghế bành, lay nhẹ vai Hoàng Mai:
- Em lên giường ngủ đi, sao lại nằm trên ghế. Anh không ăn thịt em đâu mà sợ.
- Không được. Sống chung thì được, nhưng ngủ chung không được đâu.
– Anh nghĩ là em thương anh nên mới đưa em về đây chứ nếu không em theo anh làm gì?
- Để khỏi làm vợ ông Trưởng bản , em đã nói với anh rồi mà. Thương anh thì em có thương nhưng ….làm vợ chồng bây giờ không được đâu, em cần phải biết….con người dưới phố ra sao nữa.
Trần chưng hửng nhìn Hoàng Mai, không hiểu cô muốn nói gì:
- Em nói gì vậy? Người dưới phố nào em cần tìm hiểu? Và tìm hiểu về phương diện gì?
Hoàng Mai ngồi bật dậy, vẫn phủ tấm chăn mỏng dưới chân:
- Ý em muốn biết là người dưới phố khác biệt tốt xấu thế nào so với người trong bản sóc của em và con người nói chung có tốt hơn các loài thú không vậy mà.
Trần bật cười:
- Trời, tìm hiểu khác biệt người giữa núi đồi và người phố thị thì được rồi nhưng làm sao có sự so sánh giữa người và thú trong vấn đề tốt xấu được hả em? Con người là chúa tể của trái đất nầy vì có bản năng của trí óc và đạo đức mà loài thú không sao sánh kịp, chắc chắn là phải tốt hơn loài thú rồi.
- Bản năng trí óc và đạo đức!!! Trí óc và đạo đức!!!! – Cô gái lẫm nhẫm lập lại lời Trần rồi nói – Anh nói rõ cho em hiểu thêm đi.
Trần nhủ thầm “Con bé chết tiệt, bày trò hỏi han vớ vẫn” nhưng ngoài mặt vẫn cười vui vẽ đáp lời cô gái:
- Bản năng trí óc là sự thông minh chỉ có con người thừa hưởng, loài vật cũng có nhưng thấp kém hơn nên phải bị khuất phục cho dù có to như voi, khoẻ như cọp vẫn bị người điều khiển. Sự thông minh đó giúp con người tạo cho họ có đời sống cao hơn loài thú, chẳng hạn họ biết tạo dựng nhà cửa, đường xá, trường học; biết chế biến xe cộ, tàu bè, phi cơ; biết chữa trị bịnh giành giựt sự sống, vượt không gian ra ngoài vũ trụ, xuống biển sâu, vào giữa lòng trái đất v. và hiện giờ con người đang lăm le tạo..chính con người thứ hai của họ. Nói tóm lại, sự thông minh của con người vô giới hạn, nó vô hình không thấy được nhưng nó đuợc hiển hiện bằng những công trình do chính bàn tay bé nhỏ của họ tạo thành.
- Còn đạo đức? Có liên quan gì đến trí óc không anh? Đạo đức có phải là sự thờ cúng thần linh như trên bản vẫn làm mỗi tuần trăng, mỗi độ khai mùa ?
Trần lắc đầu, ngồi phịch xuống đất cạnh chân Hoàng Mai:
- Anh thấy đó là tập tục tôn giáo, nằm giữa trí óc và đạo đức. Đạo đức là cách cư xử, ăn ở sao cho phải đạo làm người . Đạo làm người nói chung chung dạy chúng ta ăn ở hiền lành, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Loài thú không có phần đạo đức vì con người không ăn thịt đồng loại trong khi con thú đa số vẫn cấu xé ăn thịt lẫn nhau. Nhờ có đạo đức con người mới tồn tại đến ngày nay. Em còn hỏi gì nữa không? Nếu hết, qua giường ngủ đi, để anh nằm đây cho. Em không thích ngủ chung thì ngủ riêng vậy.
Hoàng Mai dường như chỉ để ý đến những điều Trần giảng giải hơn lời đề nghị đổi chổ ngủ, nàng hỏi lại:
- Cái gì nhân danh cho đạo đức? Làm thế nào để có nó?
Trần nhăn mặt nhưng cố gắng kiên nhẩn làm vừa ý cô gái:
- Theo ý anh, lương tri hay lương tâm đại diện cho đạo đức . Nó cũng vô hình giống như trí thông minh của con người, muốn có nó phải biết tự giác trong mọi hành động hầu tiến đến cái tốt, cái thiện tạo sự an lạc trong cuộc sống nầy. Ủa, sao hôm nay em hỏi lung tung vậy? Em quan tâm đến những vấn đề nầy để làm gì và từ bao lâu rồi?
Nghe đến đây Hoàng Mai bỗng thích thú vổ tay như một đứa trẻ, không trả lời câu hỏi của Trần, cô cười sung sướng và nói:
- Em hiểu rồi, người hơn thú ở lương tâm và trí óc. Em đang làm người và sẽ là người tốt với trí óc và lương tâm. Vui quá, vui quá…em cảm ơn anh nghen
Và thật tự nhiên, nàng bá cổ Trần, vùi mặt vào tóc chàng hôn nhẹ rồi bước xuống ghế leo lên giường nằm một cách vô tư. Sự va chạm vô tình đó khiến Trần ngây ngất, mùi hương thiếu nữ làm nam tính trong chàng bừng dậy, con mồi đang ở trong tầm tay, chàng không muốn lãng phí thời gian đợi chờ cơ hội khác. Đứng dậy, chàng bước lại giường, xoài người, chống khủy tay xuống nệm bên cạnh Hoàng Mai, chồm hôn nhẹ lên môi cô gái, chàng thì thầm:
- Anh yêu em cũng là một trong những đạo đức của con người – ngừng một chút, chàng hóm hỉnh – cả con thú cũng biết yêu nhau em à. Đây là điễm chung của người núi đồì và người dưới phố cũng như giữa người và thú, nàng Bạch Viên dễ thương của anh.
Bị tấn công khá bất ngờ, cô gái đẩy mạnh Trần ra nhưng khi nghe những lời Trần nói Hoàng Mai nằm im, cô hỏi:
- Yêu đương là điễm chung giống nhau giữa người và thú, giữa người trên đồi và người dưới phố hở anh?
Không có tiếng Trần trả lời, chỉ nghe tiếng thở dồn dập hoà lẫn tiếng xạc xào của vải lụa, gối chăn. Trên tường, một bức họa sơn dầu như rực sáng dưới ánh đèn quên tắt cho thấy hình một nụ hoa hàm tiếu có con ong đang tìm đường hút nhụy đóa thanh tân..
Trần tỉnh giấc khi trời chưa sáng hẳn, bên cạnh chàng trống trải bóng Hoàng Mai. Đưa mắt nhìn về hướng cửa sổ Trần thấy nàng đang tì tay vào bệ cửa đứng bất động ngó xuống đường. Trần bất chợt phì cười khi nhớ đến những câu hỏi của Hoàng Mai, từ rừng xuống phố chỉ để hỏi sự khác biệt giữa thú và người, ôi con bé ngớ ngẩn làm sao. Trần nghe yêu thương Hoàng Mai thêm, có lẻ vì sự ngây thơ trong trắng đó và cũng có lẻ vì dư huơng mật ngọt đêm qua còn vương lại giữa gối chăn bên mình. Chàng kéo nhẹ chiếc gối của Hoàng Mai phủ lên mặt để nghe mùi hương trinh nữ còn quấn quyện mông mênh. Cô gái đã cho chàng cảm giác trẻ lại của những ngày hạnh phúc với vợ chàng. Nghĩ đến vợ, Trần tự hỏi không biết cuộc bầu cử Hội Đồng Quản trị Thành Phố bên Ý kết quả ra sao, vợ chàng thành công hay thất bại trong cuộc chạy đua nầy vì từ ngày về VN đến nay chàng không theo dõi tin tức thời sự bên đó nữa. Tình một bên vai còn đấy, nay thêm vai bên đây không biết chàng phải gánh vác sao cho tròn để không mang tiếng Sở Khanh.
Ngày hôm đó, Trần liên lạc với một người bạn cũ nhờ tìm một ngôi nhà nhỏ để mướn, chàng dự định khi chàng rời VN sẽ để Hoàng Mai ở lại nơi đó và gửi đóng tiền thuê nhà mỗi tháng cho nàng cho đến khi nào nàng tìm được việc làm hoặc kiếm được một ông chồng vừa ý trong trường hợp chàng không ly dị được với vợ chàng để quay trở lại cùng nàng. Chàng Tôn Các ngày xưa chưa chắc đã bận rộn vì nàng Bạch Viên như chàng bây giờ, duyên kiếp nợ nần nhau từ kiếp nào hay sao khiến xui chàng “nhẹ dạ” vướng chân vào đóa hoa rừng để bây giờ không biết phải gở sao cho khỏi phạm vào câu phi đạo đức mà chàng đã hùng hồn giảng giải cho nàng nghe hôm qua. Và như có một phép mầu hay cả hai người đều may mắn nên chỉ trong ngày đó bạn của Trần giới thiệu liền cho chàng một căn hộ nhỏ ở cư xá Thanh Đa, quận Bình Thạnh. Đây là nhà chị ruột của bạn Trần, nhà được đóng cửa bỏ không từ hơn năm nay kể từ ngày vợ chồng người chị này mua được mảnh vuờn con trên Bảo Lộc nên lên đó ở canh tác trồng trọt, họ định bán nhà nhưng còn giữ đó vì muốn để dành làm của hồi môn cho cô con gái khi lấy chồng. Trong nhà đồ đạc gần như có đủ, giá thuê cũng vừa túi Việt kiều trung lưu như Trần, mọi việc đều hoàn hảo như có sự sắp đặt của ông trời. Trần đưa Hoàng Mai về nhà thuê liền ngày hôm sau rồi lo làm đầy đủ các thủ tục giấy tờ cư trú, đi mua sắm thêm những thứ cần thiết cho một tổ ấm mới ra đời, cả hai đều vội vả vì thời gian cho Trần ở lại chẳng còn bao lâu.
Khoảng cách tuổi tác không ngăn được sự nồng cháy của yêu đương, Trần như trẻ lại, Hoàng Mai như trưởng thành hơn, mối tình tưởng như đùa lúc ban sơ mà tự dưng thành keo sơn gắn bó, một mối duyên mà người đời thường gọi là “già nhân ngải, non vợ chồng”. Sau những lo toan nhà cửa, chàng dặn dò Hoàng Mai rất nhiều việc phải làm khi chàng vắng mặt, cô gái nghe và ghi nhớ bằng sự chăm chú, học hỏi. Trần cũng không ngờ là Hoàng Mai rất ham đọc sách, những hôm cùng nhau đi mua sắm, đôi khi ngang qua vài tiệm sách nàng thường dừng lại đòi vào xem và cuối cùng Trần mua cho nàng đôi ba quyển về thi, văn, lịch sử, tôn giáo và cả sách nấu ăn …để nàng đọc hầu mở mang kiến thức vì chàng được biết Hoàng Mai chỉ được đi học đến hết bậc tiểu học rồi phải ở nhà giúp cha mẹ nuôi chăm lo vườn tược. Cho đọc không chưa đủ, Trần mua thêm cho nàng một quyển sổ để ghi chép những gì cần thiết, chàngbảo:
- Em tập ghi chép đi, nhật ký chẳng hạn, để lưu giữ những gì em không muốn quên, hoặc nếu em thích, có thể tập làm thơ, viết văn cũng được. Những lúc không có anh bên cạnh, viết sẽ giúp em thấy thời gian không dư thừa.
Hoàng Mai đón nhận những món quà bằng nét hân hoan hiện rõ trong đôi mắt và Trần để ý thấy nàng bắt đầu chúi mũi đọc say sưa những quyển sách đó, thỉnh thoảng cô gái lại hý hoáy viết, cũng say sưa như khi đọc sách tuy có nhiều nét đăm chiêu hơn. Trần cũng quan tâm giảng giải những điều nàng không hiểu trong những quyển sách chàng mua, Hoàng Mai rất thông minh, nghe đâu nhớ đó, lắm lúc còn đặt nghi vấn để hỏi ngược lại chàng. Chỉ trong một thời gian ngắn gần gủi nhau, Trần tìm thấy ở Hoàng Mai vừa là một cô em nhí nhảnh dễ thương, vừa là một người tình tuyệt vời lý tưởng và bây giờ chàng lại như có đuợc một cô học trò lém lĩnh, thông minh.
Thời gian bay thật nhanh, nhất là đối với những cặp nhân tình mới yêu nhau, chỉ còn tuần rưởi nữa là Trần lên đường về Ý, cả hai càng quấn quýt bên nhau không rời. Tuy vậy, mỗi ngày Trần đều đưa Hoàng Mai đi viếng đó đây những địa điễm quan trọng trong thành phố để nàng không ngở ngàng khi phải bơi lội một mình nơi phố thị lúc chàng đã đi xa. Tính Hoàng Mai vốn linh hoạt, liếng thoắng nhưng những ngầy gần đây nàng thoáng vẻ ưu tư, có cái gì như buồn vương trong mắt,. Trần tinh ý nhận ra ngay sự thay đổi đó, một chiều cơm nước xong chàng dọ hỏi nguyên nhân thì cô gái lẳng lặng đưa cho chàng quyển sổ trong đó có những điều nàng ghi chép kèm theo câu nói:
- Con người không tốt – và nàng thêm – người dưới phố xấu tính hơn người trên núi, em sợ lắm nếu nay mai không có anh ở gần.
Trần bật cười, trấn an:
- Gì mà sợ hả cô bé? Anh đã nhờ bạn anh tìm cho em một việc làm, trước sau gì em cũng gia nhập vào đời sống nơi đây, rồi em sẽ quen dần mọi việc và không còn sợ nữa. Người phố thị hay tranh đua hơn người miền núi thật, nhưng người ta sống được thì mình sống đuợc mà em. Nào, để anh đọc xem em viết được những gì mấy hôm nay, chắc viết nói xấư về anh chứ gì, phải không?
- Anh đọc đi để hiểu vì sao em nhận xét như vậy. Lúc nảy Tivi chiếu cảnh chặt cây, phá rừng làm em buồn quá. Hôm nay em đi ngủ sớm trước đây.
Chờ Hoàng Mai vào giường xong, Trần mở quyển sổ của nàng ra đọc, chàng thoáng thất vọng vì đây không hẳn là nhật ký kể chuyện yêu thương tình ái giữa hai người, trái lại cô gái đem những định nghĩa, lý giảng của Trần về con người với cơ bản trí óc & đạo đức để so sánh những điều mắt thấy tai nghe trong những ngày chàng đưa nàng ngược xuôi đó đây nơi phố thị. Trong đó toàn những nghịch lý của xã hội con người. Đi viếng Sở Thú nàng không vui vì thấy con người dùng sự khôn ngoan thống trị loài vật, phản đạo đức vì tước đi sự tự do mà thú lẫn người đều muốn có. Quan sát phố phường và đọc báo nàng ghi chú rằng miền Kinh nhiều trường học hơn miền Thượng nhưng chuyện trò đánh thầy cô cũng nhiều nơi miền núi. Nàng lại viết, con người tự hào văn minh hơn thú vì có trí óc để biết e thẹn, xấu hổ khi phơi bày thân thể nên mới sáng chế ra y phục để che thân nhưng khi cùng Trần đi xem chiếu bóng lại thấy quá nhiều cảnh lõa lồ, hở hang và phơi bày quá nhiều cảnh phòng the riêng tư nam nữ trước mắt khán giả chẳng khác gì con thú, thật là phản đạo đức văn hoá của con người. Ngoài ra, điều làm cô gái không thể hiểu được con người khi cô thấy nơi phố thị có quá nhiều địa điễm tôn giáo, các tín đồ đi chùa chiền, nhà thờ, thánh thất nhưng sao không thực hành những gì các đấng tôn sư giảng dạy làm lành, lánh dữ, khiêm cung, lương thiện….v.v..trái lại nơi phố thị và qua báo chí cô thấy quá nhiều những trò lừa dối, phản bội, hành hung bạo động. Có cả viện bảo tàng chiến tranh phơi bày tội lổi của khí giới giết người trog binh biến. Theo cô, con thú có..lương tri hơn con người.
Trần mỉm cười khi đọc xong, cái cô bé rừng núi nầy, coi tưởng chừng như vô tư vậy mà cũng lắm nhận xét, nhiều nghĩ suy quá đi thôi. Nhưng hình như mọi thứ nơi nầy đều làm cô chán nản, bởi dưới mắt cô con người có quá nhiều điều ngịch lý. Trần khẻ buông tiếng thở dài, chàng lo cho Hoàng Mai, không biết cô sẽ hoà hợp được với cuộc sống nơi nầy trong tương lai để chấp nhận những điều nghịch lý hay không, nhất là tương lai đó không có chàng bên cạnh. Chàng công nhận những nhận xét của Hoàng Mai đều có lý, có lý về nhận xét sự nghịch lý của xã hội con người. Đa số ai cũng thấy điều đó nhưng cuộc đời là như vậy nên tất cả được coi như sự thường tình. Chẳng lẻ cô gái ủ dột, buồn phiền, mất đi nét vô tư hôm nào chỉ vì những chuyện chung quanh chẳng dính dáng gì đến cô sao, lạ thật. Cũng may là chàng chưa đưa nàng xem những phim chiến tranh trong đó con người lấy thịt xương đồng loại làm mục tiêu chém giết, chưa nói cho nàng biết những giả dối của con người khi miệng kêu gọi hoà bình, nay hòa giải chổ nầy, mai trấn an chổ nọ nhưng sau lưng vũ khí vẫn sản xuất để bán buôn không ngừng ngưng nghỉ. Và còn, còn rất nhiều chuyện thế gian “thiên hình vạn trạng” khóc, cười ra nước mắt mà Trần tưởng tượng nếu Hoàng Mai nghe, thấy những hình ảnh, những điều không hiền lành đó chắc chắn nàng sẽ vặn hỏi chàng “Thế lương tâm nhân loại để ở đâu mà con người độc ác với chính con người như vậy?” hoặc nàng sẽ ghi thêm vào quyển nhật ký nầy “Nói một đàng, làm một nẽo. Đó là nghịch lý của con người”.
Đưa tay che miệng ngáp dài, chàng xếp quyển nhật ký để lên bàn, hình như còn vài trang nữa nhưng Trần đoán chắc Hoàng Mai lại ghi toàn chuyện trên cung trăng nên thờ ơ bỏ đó để vào giuờng ngủ. Cô gái vẫn còn thao thức như chờ chàng, Trần mỉm cười, tinh nghịch hỏi:
– Em chưa ngủ sao? Định kễ anh nghe thêm về vài điều nghịch lý em chưa ghi vào sổ phải không? -Giả giọng giận hờn, Trần tiếp – Không thấy em viết gì về tình yêu của anh dành cho em mà chỉ toàn chuyện thiên hạ không hà. Sao vậy em?
Hoàng Mai lắc đầu, giọng thoáng chút buồn:
– Những gì anh dành cho em làm sao em quên được nên đâu cần ghi chép. Em chỉ muốn ghi chuyện chung quanh mình để biết có bao nhiêu nghịch lý của con người trong cỏi đời nầy. Tính ra, người miền núi đơn sơ, tốt bụng hơn người Kinh và con người khó hiểu hơn con thú nhiều quá. Em sợ những điều mà em vừa khám phá, những ý nghĩ toàn hảo về con người dường như đang từ từ biến mất trong em anh à.
Đang định choàng tay ôm nàng, Trần bỗng khựng lại, giọng hơi ngạc nhiên:
– Lạ thật, sao anh cứ nghe em nhắc mãi về người và thú vậy? Em làm anh có cảm tưởng em là Bạch Viên thật sự của núi rừng, đang về phố thị dọ dẫm người trần gian đó nghen.
Hoàng Mai thoáng rùng mình nhưng rất nhanh nàng bình thản trở lại và nói:
– Em sinh và lớn lên ở núi rừng, muôn thú là bạn của em, em yêu chúng như yêu bản thân mình nên bất cứ ý nghĩ nào em cũng thích đem chúng ra so sánh. Ví von cho em là Bạch Viên cũng được, tùy anh nhận xét – cô gái bỗng cười thích thú – chỉ mong ông trời không bắt tội em mà khiến chúng mình xa nhau thôi.
– Anh về Ý lo xong vụ ly dị với vợ anh rồi sẽ tìm cách đem em sang đó. Chúng mình sẽ sống bên nhau đến cuối đời. Em dễ thương thế nầy, Trời nào nở bắt tội em.
Như sực nhớ ra điều gì, Trần tiếp:
– Trước khi lên đường, anh phải trở về chùa Ngọc Sơn để từ giả anh của anh. Em có muốn theo anh về thăm bản cũ không? Hay lại sợ gặp ông Trưởng bản? A, còn nữa, ngày mai vợ chồng anh Hùng mời chúng ta đi ăn tại một nhà hàng đặc sản nào đó ở Tây Ninh, em muốn đi không? Tiệc “hấp hôn” kỹ niệm hai mươi lăm năm ngày cưới của vợ chồng Hùng, mình không đi coi không được em à.
Hoàng Mai bá cổ Trần, âu yếm:
– Em đã nói rồi, nơi nào có anh thì em đến không suy nghĩ gì hết mà.
Trần ôm hôn người yêu, từ bờ vai Trần, Hoàng Mai thấy ánh trăng mười bốn bên ngoài vằng vặc, màu trăng sáng như dòng suối lung linh tràn qua khung cửa sổ, một nổi nhớ bỗng len nhẹ vào hồn dù nàng đang đắm mình trong yêu thương nồng thắm, có nghịch lý lắm không khi trên con đường đi tìm “chân lý” nàng lại muốn quay về nơi chốn khởi đầu.
Nghịch lý nhưng tới chị Hai là viết…. có lý…. hehehehe…
Ủa, Út Quỷnh đi đâu mấy hổm rày làm chị tưởng Út ngao du xứ nào mà quên ghé thăm chị rồi chứ.
Đúng ra 2 kỳ đầu chị viết có nhiều điều nghịch lý lắm chứ có lý đâu mà có lý, Cố gắng theo Hoàng Mai đến cuối chương 3 mới biết tại sao Ut à.
Chị gửi lời thăm mợ Út và bác gái ở nhà nghen.
Cach viet that de thuong
Cách còm của Duyên Mai còn dễ thương nhiều hơn nữa đó.
Cho Bếp cám ơn lời khích lệ của bạn và chúc Duyên Mai mọi an bình trong cuộc sống.
Giá mà cuộc đời lúc nào cũng thân thiện và đơn giản như vậy.
Tây phương có câu ngạn ngữ “Cuộc đời là một tấm gương, hảy nhìn vào đó nếu ta cười sẽ thấy đời vui, nếu ta khóc sẽ thấy đời buồn” Theo Bếp nghĩ mình cứ tập thân thiện, đơn giản với mọi người biết đâu sẽ thấy cuộc đời lúc nào cũng thân thiện và đơn giản như ý ta mong.
Sac Gioi và Bếp cùng thử thực hành xem sao nghen. Nếu có kết quả, cho Bếp biết với nghen bằng hữu.
Vẫn phong cách viết nhẹ nhàng,êm đềm
Vì Bếp muôn thuở vẫn là Bếp mà Muathunhatrang.
Cám ơn bạn đã thăm HM nha.
Chào đồng hương!
Tôi cho rằng chương 2 này rất khó viết. Nó chuyển tải nhiều thứ, nhưng một phần bị cái hạn hẹp và ước lệ phải có của truyện ngắn, phần khác là ở cái “thiện tâm” của người viết muốn góp nhặt thật nhiều những…”điều lành” vào trong một nhân vật. Nó làm cho Hoàng Mai trở nên đôn hậu và “thánh thiện”, nhưng đồng thời cũng vô tình làm cho nàng trở nên…”già dặn” hơn! Nó làm mờ đi sự vô tư và quê mùa đáng yêu của một cô gái miền núi cần có…Nhưng dù sao thì với tôi những thứ đó vẫn không đáng gì so với cái cảm giác an lành và nhẹ nhỏm khi đọc chương này. Ít ra thì nó cũng làm cho tôi tin vào phần nào những điều tốt đẹp đã và sẽ còn tiếp tục xảy ra… Cảm ơn đồng hương nhiều lắm.
Kỳ ghê, hôm qua Bếp yên chí đi ngủ vì đã hồi âm cho đồng hương rồi, vậy mà bây giờ mở máy không thấy gì hết, chắc có trục trặc kỹ thuật gì đây. Bếp đành viết tóm tặt lại cho đồng hương thêm lần nữa vậy, viết rằng:
Nhận xét về Hoàng Mai 2 của đồng hương cũng gần giống như Bếp thấy khi giao bài viết nầy cho anh chủ bút tờ báo Bếp cộng tác. Nhưng đành thôi vì số trang bị giới hạn và ngày giao bài cũng quá trễ tràng rồi, lúc đó bếp không còn thời gian hoành chỉnh cho HM được nữa. .. Hy vọng phần cuối sẽ “vốt vát” được ít nhiều những khuyết điễm của phần 2.
Về những điều tốt đẹp đồng hương mong muốn trong chuyện thì đồng hương yên tâm đi, Bếp không có khả năng viết chuyện làm độc giả tối ngủ phải mơ thấy màu đen đâu vì Bếp không thích “Nợ” người đọc bằng những tiếng than ôi đồng hương à. “La Vita è Bella” mà.
Cám ơn những đóng góp thật lòng của đồng hương nghen.
Chúc an vui.
Vậy là em đã được thưởng thức món việt xa quê với hồn cốt được giữ nguyên phải không nhà văn ?
Thì T&T cứ coi là như vậy đi,
Còn dỉa thứ 3 của món Hoàng Mai, T&T nhớ ghé ăn thử nghen.
Rất lãng mạn nhà văn ơi.
Ui ui, Hoa Vien Vy đừng kêu Bếp là nhà văn, hảy coi Bếp là người kể chuyện thì hợp hơn, vì nhà văn phải kiến thức rộng trong khi Bếp chỉ quanh quẩn những chuyện tầm phào giản đơn trong cuộc sống. Bếp nói thiệt tình chứ không phải để được tặng “quà” lần thứ hai đâu.
Cám ơn nhiều lời ưu ái của bạn.
Nhớ theo Hoàng Mai đến cùng nghen Hoa Dien Vy.
Chào chị Nga,
Vào Xứ Nẫu gặp chị và Hoàng Mai 2. Vui quá. Nhưng như vật là phải đi tìm phần 1…
Lúc này đang bận viết về Kiệt Tấn cho số Quán Văn 27 tới, đọc thấy đoạn tranh luận giữa nhân vật Trần và cô gái…về trí thông minh, đạo đức…. nên muốn chép lại đây một đoạn để chía sẻ với chị và các bạn xứ nẫu …
…Ông còn cho rằng: “Thế giới của con người khác với thế giới của con thú ở chỗ thế giới của con người đầy dẫy những hoang tưởng. Và hơn thế nữa, con người lại tự cho đó là “siêu”! Từ chỗ thấp hèn nhứt cho tới chỗ cao cả nhứt, từ chỗ phàm tục nhứt cho tới chỗ thiêng liêng nhứt, con người lúc nào cũng chạy theo những hoang tưởng không dứt.” “ Trí khôn của con người chỉ ở “trình độ khôn vặt”, chỉ nhằm phục vụ cho cá nhân và phe đảng mình. “Cái trí khôn mà người đời gọi lầm là “thông minh”, một mình nó không giải quyết được gì hết. Nó tạo ra vấn đề nhiều hơn là giải quyết. Nó chỉ tạo ra những ngõ cụt”.
Dĩ nhiên, ông muốn nói là muốn giải quyết những vấn đề bên cạnh trí thông minh con người cần có thiện tâm, một chiếc la bàn nhân bản.
Chúc chị vui khỏe và sáng tạo…
TVD
Dân ơi,
Cậu và Elena vẫn khoẻ chứ? Có dự định ra thêm quyển tiểu thuyết nào nữa không? Tiếc là lúc nầy chị không khoẻ lắm (tại già ấy mà) lại thêm lu bu những việc vặt vãnh gia đình nên ít có bài vừa trang giới hạn để gửi cậu(QV).
Những đóng góp cậu ghi thêm về KT rất phù hợp với chị em mình và với Hoàng Mai, cám ơn cậu nhiều lắm.
Gần Natale rồi, cậu mợ về Ý chứ?
Chị gửi lời thăm Elena, chúc cậu mợ cùng tát hoài cho cạn biển đông nhen.
Người Việt sống xa quê bao nhiêu năm mà truyện vẫn đậm đà hồn quê.
MThao làm Bếp cảm động khi được những lời “chứng nhận” là Bếp vẫn còn “nấu” món Việt không lai căng món tây dù đạ hơn 31 năm trên xứ sở của pizza, spaghetti.
Bếp sẽ cố gắng “dọn” các “món” khác cho MThao và các bạn xứ nẫu thưởng thức để được khen nữa, hi hi…
Chắc phải chờ xem phần kế tiếp mới biết kết cấu của câu chuyện
Nghe Tu Quang nói mà bếp yên tâm vì biết lần sau Ngọc Sơn tự sẽ có thêm 1 khách thập phương đến viếng để tìm Hoàng Mai. Nhưng nhớ ra bờ suối mới gặp cô nàng nghen Tu Quang.
Chuyện tình đẹp, lãng mạn bằng giọng văn nhẹ nhàng nhưng… vị tình cũng nóng lắm Nga tỷ ơi! Kiểu ni chắc “chàng Trần” sẽ trẻ lại như thời yêu thanh xuân thôi!(cừ)
(Sao đệ sợ cái kết sẽ…đường ai nấy đi quá à, vì “Hoàng Mai”…chỉ nở rực rỡ trong tiết xuân thôi?)
Thơ đệ đó ư?
Hiền đệ khỏi lo “ông Trượng” mà gặp “Tiên Bữu” thì trẻ lại là cái chắc (chị cừ theo đệ đây).
Nói cho đệ an tâm, Hoàng Mai không nở cũng không tàn mà chỉ ……
Thôi, không lộ thiên cơ được, hiền đệ lên núi tìm Hoàng mai kỳ tới hỏi cô nàng thì sẽ biết . (Nè nè cậu em, gặp Hoàng Mai thì nhớ đừng làm “ông Trương 2” mà bị chàng Trần quýnh ghen đó nghen) hi hi….
Muội viết nhẹ nhàng và thú vị.
Cần lưu ý, tránh tác giả nói thay nhân vật.
Trần huynh kính mến,
Tiểu muội rất mừng khi thấy anh xuất hiện đều đều trên các trang phản hồi xứ nẫu, có nghĩa là anh đang khoẻ cho chị và bạn bè vui, như vậy hoài nghen đại huynh.
Em cám ơn lời nhắc nhở của anh, em sẽ cố gắng cẩn thận về khía cạnh nầy, tại cái tật hay “lảm nhảm” của em đó thôi huynh à.
Tiểu muội kính lời thăm đại tẩu và chờ đại huynh ghé Ngọc Sơn Tự trong HM 3 nha.
Truyện đâu nhứt thiết phải y như thật,mà qua lăng kính và phong cách viết của tác giả
Xaque tử tế với Bếp vô cùng khi phán câu bình như vậy, cho Bếp cám ơn thật nhiều nghen.
Xaque đã còm (1), (2) cho HM, vậy anh hứa cho Bếp chờ phản hồi 3 HM của anh chứ?
Cô gái dân tộc này cũng nhẹ dạ dữ ha ?
Hi hi..nhẹ dạ tự nguyện chứ không phải nhẹ dạ vì bị dụ dỗ nha Thanh Quang. Bở vậy Thanh Quang có thể nghĩ là cô ta “bạo gan” chứ không phải nhẹ dạ cũng được.
Hỏi nhỏ bạn nha, TQ thích sự nhẹ dạ hay bạo gan của cô HM nầy vậy?
Nhưng Bếp phải he hé chút bí mật của cô nầy vì cô không nhẹ dạ mà cũng không bạo gan, mà là……..
Cách viết chân phương mà đôi khi lại dễ đọc chị Nga ơi
Làm bếp thì phải chân phương để thực khách đễ cảm nhận các mùi vị của “món” ăn Bếp nấu đó anh Sino. Bao giờ Bếp chuyển nghề nấu nướng sẽ cố gắng viết theo phong cách khác. Nhưng chắc còn lâu lắm vì dã “lở mang lấy nghiệp (bếp) vào thân” rồi, bỏ không được cái chân phương hiền huynh ơi.
Anh vui khoẻ và chờ Hoàng Mai phần 3 nha.
Phong cách viết lãng mạn
BNgan làm bếp thấy mình trẻ lại bởi chữ lãng mạn bạn tặng cho cách viết của Bếp, vì nếu thiếu tỉnh từ đó có nghĩa là Bếp già thật theo số tuổi của Bếp rồi.
Cám ơn kẹo ngọt BNgan thặng Bếp nghen.
Viết thật thơ mộng,nhưng những tranh luận như vậy liệucó phù hợp với tính cách của một cô bé thơ dại người dân tộc không ,chị Nga ơi ?
Rât thông cam vì ddoc toi ddây tôi cung dda nghi nhu ban. Nhung rôi hy vong ban se thay chi Nga thích thoa ddáng.
Xin loi. “…giai thích thoa ddáng…”
Hay nói ddúng hon là chi Nga xêp ddat rât hop ly.
Xin lôi cac bâc thông minh vì tôi nói vây, quý vi e không cân ddoc ddoan kët cung ddoán dduoc su viêc.
HPL
Dì Tư nó ơi là d’i Tư nó ơi, mai mốt chị sắm thùng trống mải vỏ sơn đông cho dì đi quảng bá chị cùng bà con xứ nẩu nghen.
Hi hi..đó là cách Bếp “dụ khị” đọc giả đi theo Hoàng mai ấy mà. Nguyễn Đỗ chịu khó vào chương 3 thăm “đôi trẻ” nghen.
Cám ơn bạn đã “để ý” cô sơn nữ Hoàng Mai.
Nhieu chi tiet thu vi
Toàn là hư cấu không hà Minh Văn ơi.
Minh Văn ráng kiên nhẩn theo “đôi trẻ” vào chương 3 để xem các chi tiết tiếp theo có gì khác lạ không nghen.
Vui khoẻ nha Minh Văn.