Tạp Bút
MANG VIÊN LONG
chân dung anh Đỗ Văn Liệp
(Lê Sa Long phác họa)
Buổi sáng, sau thời gian cùng hẹn nhau đến phúng điếu chia buồn với gia đình anh Đỗ Văn Liệp – mà chúng tôi gọi thân tình là anh Thừa; chúng tôi chia tay ở ngỏ, hẹn 5 giờ chiều sẽ đến đưa anh ra nghĩa trang. Tôi chở nhà thơ Nguyễn An Đình, vẫy tay chào mấy người bạn cùng đi và vài người đang đến sau. Lúc quay lại, thấy nhóm anh em chạy xe theo – Nguyễn An Đình cho biết, anh em cũng muốn nhân tiện đến thăm nhà anh một lát, trên dường về ….
Cả nhóm tám người ngồi quay quần bên chiếc bàn chữ U ở phòng khách, uống trà, trò chuyện. Không biết ai đã đề nghị với Nguyễn An Đình, tôi thấy anh lấy điện thoại gọi cho chủ quán cùng đường hẻm mang vào cho thùng bia Saigon. Nghe có rượu, Thủy mau mắn gọi người con trai của An Đình đang ở hiên, nhờ mua “món gì” để nhấm! Gặp nhau đông đủ thế nầy mà không có rượu, cũng uổng! Vui cũng rượu mà buồn cũng rượu!
Nguyễn An Đình mang chai rượu Pháp Rémy Martine để dành, đặt ở bàn.
Bia đã rót, rượu đã đầy – hai dĩa chả lụa và nem chua đã đặt ở bàn. Chúng tôi rót riêng cho anh Thừa một ly, đặt lon bia còn lại bên cạnh; Hồng Sơn cắm một lát chả đặt vào chiếc dĩa nhỏ, để riêng cho anh – như anh cũng đang cùng ngồi nhâm nhi với cả nhóm – như những cuộc gặp gỡ bất thường bên tách café hay ly rượu mà chúng tôi đã sống với nhau trong những năm tháng sum họp, vui vẻ!
Anh em đề nghị tôi (vì là “trưởng lão” trong nhóm), có đôi lời cùng anh Thừa, và mời ly bia đầu tiên. Tôi đứng dậy, nhìn mầu vàng ly bia đầy (của anh Thừa) đang đặt trước mặt – như thấy anh đang tươi cười dõi mắt thẳm sâu nhìn theo tôi: “Thưa anh, chúng tôi tình cờ bên nhau ở đây, cũng là một ngẫu nhiên mầu nhiệm – xin mời anh “cụng ly” đầu tiên với tôi, một trăm phần trăm – dầu anh cũng biết, tôi ít khi “thoải mái” với rượu bia như hôm nay; anh em, theo vòng tròn, sẽ được tiếp tục “cụng ly” với anh, để tiễn đưa anh lần cuối!”
Tôi đưa ly bia cụng vào ly của anh, và đã rất sung sướng uống cạn!
Ngọc Chương đốt một điếu “Con Ngựa Trắng’ – loại thuốc anh vẫn dùng, cắm vào chiếc ly uống rượu nhỏ. Theo lời mời của tôi, anh em đều nâng ly hưởng ứng một cách hứng khởi. Người ngồi bên tôi tiếp theo là Xuân Phương, anh đứng dậy – bằng giọng xúc động, anh lễ phép nói: “Mời chú uống với cháu một ly như những lần chú cháu mình gặp nhau…Phút nầy, cháu không biết nói gì hơn – cầu mong chú sớm an vui nơi cõi vĩnh hằng!”. Anh đưa ly cụng vào ly của anh Thừa, nốc cạn!
Cuộc gặp tình cờ có rượu trở nên sôi động, tất cả đều thành tâm chia sẻ những kỷ niệm được sống với anh Thừa. Những nhắc kể nào về anh cũng làm cho anh em ngậm ngùi cảm động, và thương tiếc: Anh hiền, cởi mở. mến khách, chân tình – nhất là chưa bao giờ vắng mặt trong những lần sinh hoạt chung, hay các hôm bất thường do anh em “rủ rê”, tuy anh đã ngoài tuổi 80! Anh luôn nhiệt tình, hết mình chia sẻ với anh em trong các cuộc rượu như vậy…Chúng tôi thường “đụng độ” tới bến trong các ngày giỗ, tiệc cưới, hay dịp lễ Tết…Bình thường, các điểm vườn quán “dễ thương” như Hoàn Linh, Cây Khế, Hiền Lan. Biên Thùy, Quán Sông Trường Thi (…), để được ngồi thư giản, nhâm nhi vào chiều thứ bảy hay chủ nhật quanh thị xã, đều có mặt anh tham gia. Anh lớn hơn chúng tôi từ 15, đến gần 20 tuổi, nhưng vẫn là người thường “rủ rê” chúng tôi lai rai cho vui mỗi chiều. Có lần anh đã tâm sự với tôi: ”Nhờ có mấy ông, tôi mới sống vui được! Lớp bạn bè tuổi tôi, đã lần lượt…nằm một chỗ, hay đi xa hết!”. Và anh đã sống lạc quan, viết truyện, hồi ký, bút ký đều đặn đăng trên tờ tạp chí Văn Nghệ An Nhơn – đã xuất bản tập truyện ngắn & bút ký đầu tay là “Chim Vịt Kêu Chiều” (năm 2012), mà tôi rất hân hạnh được viết lời giới thiệu khi anh đề nghị để chia sẻ niềm vui cùng anh!
Người tiếp theo là nhà thơ Phạm Văn Phương – cũng là người cháu của anh Thừa, bàng hoàng đứng dậy – thưa: “Thưa ông Thừa! Cháu cũng đã nhiều lần sum họp, hân hạnh được cụng ly với Ông trong các cuộc vui; sáng nay trong cuộc rượu cuối để tiễn Ông, cháu vừa thoáng nghĩ, xin gởi tặng Ông hai câu: “Bữa vui tưởng có Ông ngồi/ Uống chơi mấy chén biết đời thảo thơm”.Phương đưa ly cụng vào ly anh Thừa – bồi hồi uống cạn!
Sau lần một người mời phải uống cạn – tất cả cũng đều “cụng ly” với anh – nhưng “tùy hỷ” uống…
Nguyễn An Đình bị bệnh tim khá nặng đã mấy năm (đã mổ) = tuy từng tuyên bố với bạn bè “nhắp chi dăm chén the đầu lưỡi/ thà uống be đầy say quắp luôn” (thơ Nguyễn An Đình, trong bài “Bài Ca Kéo Nhá” – năm 1980), nhưng đã mấy năm rồi đành ngồi “chia vui” cũng anh em với ly trà đá – đứng dậy: “Thưa chú Thừa! nhớ chú, là tôi nhớ những tháng ngày mùa đông chú cùng tôi đi “kéo nhá”…Chú thấy tôi “làm ăn khá” (vì thời ấy cá rất nhiều) nên cũng sắm nhá, đi theo – trước là cho vui với tôi, sau là “kiếm cá về cải thiện”! Trong hoàn cảnh ấy, chú cháu mình đã nhiều lần “cụng ly” giữa đồng, bên sông – để vượt qua cái giá rét! Tôi đã viết “Bài Ca Kéo Nhá” (dài 6 đoạn) đọc cho chú nghe – và chú rất thích! Nay, xin đọc cho chú và các bạn nghe lại bốn câu: “Rô sặc – chia nhau ly rượu đắng/ Cua ốc – cùng nhau cạn chén đầy/ “Ai biết thương nhau từ buổi trước/ Bây giờ gặp nhau trong phút giây (1)”.
Nhà thơ Nguyễn Như Tuấn – đất Cây Bông, đã từng “tới bến” với anh Thừa bao lần, gương mặt đã “đỏ hồng” – đứng dậy cầm ly bia “cụng” với anh Thừa: “ Để tiễn đưa anh trong cuộc rượu tình cờ sáng nay, tôi xin gởi tặng anh đoạn mở đầu trong bài thơ “Tôi nhìn lên cành Phượng” (vừa in trong VN/BĐ số 17 tháng 9): “Tôi nhìn lên cành phượng rũ/ vô tình rơi bông xuống dòng sông/ Nước chảy hoài/ sao không trôi nổi bóng/ Cứ bấp bênh như đời người…”.
Anh Hồng Sơn – là nhà giáo, nhà thơ, kể lại một lần sum họp có anh Thừa; anh đã hát bài “Buồn Tàn Thu” của Văn Cao – được anh Thừa sôi nổi phát biểu ngay: “Chắc là tôi phải về bán nhà lên Nhơn Khánh ở để được gần anh em…”. Anh H. Sơn đã đọc tặng hai câu thơ cảm nhận được sau lần ghé thăm anh Thừa gần đây nhất, cho đến khi: “Chuông chùa trong thoảng hương cau/ Nghe tin anh mất mà đau xót lòng!”.
Anh Mai Thủy – người em đồng hương, nhà doanh nghiệp, người từng “sát cánh” bên anh Thừa trong công việc làm ăn và đời sống; đã kể lại hai mẫu chuyện nhỏ, khiến anh nhớ mãi: “ (…) Người bạn thân thiết đồng môn của anh Thừa từ thuở chín năm là anh Nguyễn Đức Sung (hiện nay đã 83 tuổi, anh em đều thân quen), có lần bên nhau “cụng ly” đã kể lại cho anh nghe một “chuyện cũ” trước 75 giữa anh Thừa và anh. Thuở anh Sung bị tù giam ở Qui Nhơn, anh Thừa đang là viên chức phòng thuế của tỉnh, đã “cởi bỏ bộ áo” công chức, đến thăm và động viên anh. Anh Thừa còn tìm cách giúp đỡ gia đình anh Sung, trong hoàn cảnh khó khăn lúc ấy…Tình bạn giữa hai người vẫn mãi gắn bó cho đến bây giờ. Một lần sum họp “cụng ly” gần đây, cả hai đã “đã”, ngà say – hai người cứ đưa tiễn nhau về nhà, mỗi người một đoạn – rút cuộc, chẳng có ai về đến ngỏ nhà mình – thấy quá khuya, các con cháu phải đi tìm “rước” về…”!
Người cháu văn nghệ đồng hương gần gũi với với anh Thừa nhiều nhất, đang ngồi cuối vòng, là nhà giáo – người viết nhạc Trình Ngọc Chương. Sự nhu hòa, cẩn trọng, mến khách của Ngọc Chương làm anh Thừa rất quý – nên vẫn thường phone “rủ rê” đến nhà tôi để cùng nhau café, ăn sáng (hay tìm chỗ nào yên tĩnh mà nhâm nhi vài lon) – đã rất xúc động, đứng lên, lễ phép “cụng ly” cuối với anh Thừa: “Trong cuộc rượu vĩnh biệt chú sáng nay – cháu biết chú rất “yêu thơ”, nên vừa nghĩ ra hai câu – xin đọc tặng chú, chia sẻ cùng anh em nhân trong cuộc rượu tình cờ hôm nay: “Còn đây ly rượu trần gian/ Ngày mai biền biệt muôn vàn cách xa”!
Tôi ghi các câu thơ của anh em vào điện thoại và chia sẻ cho bạn-nhỏ ở Saigon – người đã được anh Thừa viết tặng tập “Chim Vịt Kêu Chiều” và đã có bài viết “ghi nhận” về tác phẩm nầy – được anh Thừa rất tâm đắc. Bất ngờ, đã nhận ngay “thơ bấm nút” của bạn – nhỏ đồng cảm cùng anh em. Tôi đã đọc ngay trong cuộc rượu đang chuếch choáng: “Mời người uống lần sau cùng/ Cạn ly. Không cạn tình thân bao ngày & Mong người yên cõi hư không/ Chuông đưa khói tiễn chút lòng gởi theo!”…
Cuộc rượu tình cờ tiễn người đi đã kết thúc khi mọi ly rượu cũng đã cạn…
Quê nhà, chiều ngày 20 tháng 10 năm 2014
trước khi đến tiễn anh Đỗ Văn Liệp ra nghia trang.
MANG VIÊN LONG
Ra đi gởi lại thảo thơm
Những người ở lại còn hơn bạn bè!
Một người ra đi được nhiều người thương nhớ
và cũng là duyên cớ để những người ở lại gần nhau hơn …
Thăm Đồng Hoang! 2 câu còm của Cậu giống như là…2 câu thơ vậy! Chúc vui vẻ nghen! Hy vọng sẽ có duyên gặp nhau nữa…
Tình cờ cũng là một ngẫu nhiên mầu nhiệm.
Toi cũng nghĩ như Tu Quang vậy! Mọi “gặp gỡ” của đời sống – đều có từ chuỗi nhân duyên dài dặt, TQ nhỉ?
Viết hay ,đọc thấy rưng rưng dù chưa quen biết với người đã khuất.
Cám ơn Xaque! Xa quê mà còn nhớ thương người cùng quê – là …không “xa quê” đâu!
Bài viết chân tình,ngậm ngùi
Chào BNgan! Tôi viết nhanh – nghĩ sao viết vậy. Anh em trong “nhóm” 8 vị – đọc đều…”khen” rất thật! Cũng là chút lòng – nhớ Bạn…Cám ơn BN đọc chia sẻ!
Đúng là ” uống chơi mấy chén biết đời thảo thơm”
Chào Ca Dao! PVP cũng “ngẩu hứng” đọc! Cậu ấy làm thơ rất nhanh! Nhất là thơ…tiễn Bạn! Rất chí tình như tính tình của nhà thơ vậy!
Nói như nhà Phật chúng ta có duyên mới được gặp nhau ở chốn này,trong cuộc rượu này
Tôi cũng nghĩ vậy – Savi ơi! Mọi chuyện đâu phải “tình cờ” – OK?
Xin chia buồn cùng gia đình anh Đỗ Văn Liệp
Xin cảm ơn thông tin quí của anh Mang Viên Long
Chào Trần Thức! Sẽ chuyển lời Bạn đến GĐ anh Thừa Liêp! Chúng tôi vẫn thường lui tới …với anh – như xưa! Thay mặt Gđ anh – cám ơn TT nghen!
Mot tình ban, mot tam lòng.
Xin cau chuc nguoi di tìm duoc thanh an noi coi vinh hang.
Thăm Muội! Thay mặt Gđ anh Thừa – cám ơn tấm lòng của Muội nhé! Chúc Muội & gia đình mọi điều An Lành!
Chỉ là thoáng chốc và mãi mãi.
Chài Maimaiyeuthuong! Đúng như… nick của Bạn vậy mà! Mãi mãi Yêu thương!
Đọc xúc động và cảm nhận thương hơn.
Thăm Anh! Cám ơn Anh đã đọc & đồng cảm! Hôm kia – Ng Đ Hoang có ghé thăm tôi. Anh em trò chuyện nhiều điều. Lại có đi thăm…Mong Anh khỏe!
Bài viết thấm đẫm chân tình “anh em” An Nhơn-Bình Định, san sẻ “hoài niệm” cùng chú Đỗ Văn Liệp, ngay bữa rượu ngày “Tiển đưa” thật cảm động!
_Thành kính thắp nén hương xin chia buồn.Nguyện cầu linh hồn Chú về cõi vĩnh hằng an nhiên, thanh thản.
Chào Thơ! Thơ luôn nhạy cảm & đa cảm! Tôi sẽ chuyển lời cậu! Cám ơn Thơ nhiều!
Anh em văn nghệ An Nhơn thật nghĩa tình
Cám ơn Gò Chàm! Tôi viết chỉ vì điều ấy thôi!
Viết thật cảm động.
Cám ơn Huy Thanh đã đồng cảm với anh em!
Có lẽ chúng ta đến với nhau và chia tay nhau cũng là sự tình cờ mầu nhiệm. Vậy hãy trân quí những phút giây ấy
Cầu mong bác Liệp thanh thản ra đi.
Chảo T &T! Đúng vậy, T & T ạ! Đó là sự “tình cờ mầu nhiệm”!
Xin chia buon cung gia dinh anh Do Van Liep
Chào Vu Hung! Sẽ chuyển lời Bạn đến Gđ anh Thừa! Mong an lành!
Viết cảm động. Dễ gì mà có được những giây phút bồi hồi ấy nếu như anh sống không đủ đầy.
Thăm Mạc Trác! Cám ơn Anh đã chia sẻ! Chúc anh & gđ vui vẻ!
Cam dong
chào df! Cám ơn!