Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘QUẾ SƠN’

 

Du ký của Quế Sơn

GENÈVE, THỤY SĨ

Một ngày cuối tháng bảy vừa qua, chúng tôi đặt chân xuống Genève[i]. Vào giữa buổi sáng. T. đến đón gia đình nhỏ của tôi ở phi trường Cointrin như đã hứa và hẹn trong cuộc điện thoại liên lục địa trước đó gần hai tháng, khi tôi đang ở Sài Gòn. T. là một trong những người bạn thân nhất của tôi thời hai đứa còn mài đũng quần trong giảng đường đại học rồi sau khi ra trường, vì mưu sinh mà mỗi đứa trôi dạt một nơi, hiếm khi có dịp gặp nhau. Nhưng tôi vẫn nhớ rõ là mình ở xa đã đến Genève, thành phố quê hương của T., để dự đám cưới của bạn, buổi sáng làm lễ trong một ngôi nhà thờ nhỏ ở vùng quê ngoại thành nhưng có đến hai tu sĩ chung nhau cử hành các nghi thức, một linh mục (vì T. theo đạo Thiên chúa) và một mục sư (vì cô dâu theo đạo Tin lành), rồi buổi tối thì tiệc tùng và khiêu vũ ở một nhà hàng nằm bên hồ Genève[ii], nó có bãi cỏ xanh, rộng ở mặt tiền chạy ra tận lối đi bộ dọc theo bờ hồ. Và tôi còn nhớ mãi lời ông mục sư đó, dù bây giờ không tài nào nhớ nổi mặt mũi ông: “Tôi mới là người có thẩm quyền để có thể đưa ra vài lời khuyên về cuộc sống hôn nhân cho cô dâu, chủ rể vì tôi có vợ và hai con…” đã làm cả cử tọa trong nhà thờ bật lên cười ồ, và hướng ánh mắt về ông linh mục vẫn còn đang đứng trên bục. Ông này lại không lộ vẻ bực dọc gì cả, cứ nhoẻn miệng cười cùng với mọi người, làm như quá quen với những lời chọc ghẹo kiểu đó.

Lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau, dễ chừng hơn hai mươi năm rồi, khi T. đến London (Luân Đôn) thăm và ở chơi với tôi một cuối tuần; tôi còn nhớ là đến tối chủ nhật đó, sau hai ngày rong chơi ở kinh đô nước Anh, hai đứa ngồi uống vài ly bia bitter có màu nâu sậm trong một quán pub gần nhà ga Victoria Station, nói dăm ba chuyện trên trời dưới đất cho vui miệng rồi T. nhìn đồng hồ, đứng dậy, đưa tay xách chiếc va-li nhỏ, và tôi đứng lên theo, đi cùng T. vào nhà ga. Chúng tôi bắt tay, vỗ vai nhau nói lời từ giã để T. lấy xe lửa xuống phi trường Gatwich cách đấy chừng bốn chục cây số leo lên máy bay về lại Genève còn tôi thì chui xuống trạm xe điện ngầm quay lại khách sạn. Rồi sau đó không hiểu vì lý do gì mà thư từ giữa chúng tôi lại thưa thớt dần và cuối cùng bặt tin nhau…  trong khi dòng đời cứ mãi trôi, cho đến cách đây vài tháng, một người bạn khác tìm ra được địa chỉ e-mail và số điện thoại của T. để gởi cho tôi.

Tôi giới thiệu vợ con mình với T. rồi cùng nhau đẩy xe hành lý đi theo bạn ra bãi đậu xe hơi.

“Chuyện gì đã xảy ra cho mày vậy?”, T. nhìn cái đầu trọc của tôi, vừa cười vừa hỏi. Chúng tôi vẫn giữ thói quen mày tao chi tớ (tutoyer) với nhau như những ngày còn đi học. Tôi nhìn đầu T., tóc vẫn còn đầy tuy đã bạc nhiều, rồi nhún vai như muốn nói, biết làm sao được. T. quay sang vợ tôi, cũng vừa cười, vừa nói, “Ngày xưa hắn nhiều tóc lắm, dài tận vai.” Tôi dịch sang tiếng Việt cho vợ. Vợ tôi cười khi hiểu ra rồi lên tiếng, “Nhờ đó mà không tốn tiền mua lược, cả chục năm nay rồi đấy.” Tôi lại chép miệng chuyển sang tiếng Pháp cho bạn hiểu. Rõ khổ!

 

Trời bỗng hửng sáng khi chúng tôi ra khỏi khu vực phi trường. “Thế là mày hên lắm đó, trời còn u ám khi tao lái xe đến đây,” T. buột miệng. Genève ở độ cao gần 400 mét so với mặt biển nên không khí khá mát mẻ, dễ chịu, tuy đang giữa mùa hè. Nắng lấp lánh trên các mui xe trên đường và trải dài trên các bãi cỏ xanh ven đường. Ở một ngã tư chờ đèn xanh, T. ngoái đầu ra sau nhìn vợ con tôi, nói, “Các bạn có mệt lắm không? Có muốn tôi đưa đi một vòng thành phố trước khi về nhà không? — “Dạ, đi chứ, thằng con 13 tuổi của tôi trả lời, chúng tôi không mệt.” T. cười rồi cho xe chạy lại. — “Mày hỏi vợ con muốn xem cái gì hôm nay, Tia nước phụt[iii] hay Trụ sở Liên Hiệp Quốc?[iv]” — “Tùy mày, cái nào tiện đường thì đi, tôi trả lời, nhưng sao lại Trụ sở Liên Hiệp Quốc?” — “Tại sao à? Vì trong đó có cái Phòng Đông Dương[v], nơi hội họp và ký kết Hiệp định Genève năm 1954 đó, mà nhiều người Việt Nam đến Genève thường muốn đi xem.” — “Thật à?” — “Ừ, tao nghe đứa cháu gái làm hướng dẫn viên ở trong đó nói thế.” T. liếc nhìn đồng hồ, “Nhưng nếu mình đi tham quan nó giờ này thì tao nghĩ mình phải chịu khó xếp hàng cả tiếng đấy, mùa hè thì đông du khách lắm!” — “Vậy thì đi xem cái Tia nước phụt đi,” tôi nói. Trước đó vài tiếng đồng hồ gia đình nhỏ của tôi đã đứng chờ đợi cả giờ ở phi trường quốc tế Barcelona đông đúc để làm thủ tục check-in và qua cổng an ninh soi hành lý xách tay để lên máy bay nên bây giờ chẳng còn hứng thú gì mà chui vào đám đông để đứng sắp hàng lần nữa!

 

Ghi thêm ngoài lề:

Chúng tôi không có thì giờ đi xem Phòng Đông Dương trong những ngày ở Genève nhưng đây là hình ảnh của nó:

Phòng Đông Dương (nằm trong Palais des Nations)         Ảnh trên internet

(more…)

Read Full Post »

 

 

Quế Sơn dịch

bia-sach-nhat-ky-ke-mi-tinh-8269-1435726213 (1)

Nguyên tác tiếng Đan Mạch: Forförerens Dagbog trong tập: Enten-Eller (Hoặc là-Hoặc là), xuất bản lần đầu năm 1843 ở Copenhagen, Đan Mạch.

Bản tiếng Việt dựa trên bản dịch tiếng Anh: The Seducer’s Diary, Nhà xuất bản Princeton University Press, New Jersey, Mỹ, bản in năm 1997; và tham khảo thêm bản dịch tiếng Pháp: Le Journal du séducteur, Nxb. Gallimard, Paris, Pháp, bản in năm 2011.

Phuong Nam Book và Nxb Văn Học liên kết xuất bản, tháng 6-2015, 286 trang.

Các trích đoạn đăng dưới đây đã có sự đồng ý của Phuong Nam Book.

(more…)

Read Full Post »

 

QUẾ SƠN

 .

PHẦN I.  14 NHÀ VĂN DO THÁI ĐOẠT GIẢI NOBEL

.

Patrick Modiano viết văn bằng tiếng Pháp, được Giài Nobel văn học năm 2014, và Boris Pasternak viết văn bằng tiếng Nga, Nobel văn học năm 1957, có gì chung? Cùng một câu hỏi: nhà văn nữ Elfriede Jelinek (Nobel 2004) viết văn bằng tiếng Đức, và nhà văn nữ Nadine Gordimer (Nobel 1991), viết văn bằng tiếng Anh, có gì chung? (more…)

Read Full Post »

                                                                          NHẬT CHIÊU

 

 Kierkegaard

Kierkegaard

((Đây là LỜI GIỚI THIỆU  cho tác phẩm  “NHẬT KÝ KẺ MỊ TÌNH” của triết gia Soren Kierkegaard do Quế Sơn dịch sang tiếng Việt và sẽ được Phuong Nam Book ấn hành trong quý 2, 2015.

Nguyên tác tiếng Đan Mạch: Forförerens Dagbog trong tập: Enten-

Eller (Hoặc là-Hoặc là), xuất bản lần đầu năm 1843 ở Copenhagen,

Đan Mạch.

Dịch từ bản dịch tiếng Anh, The Seducer’s Diary, Nhà xuất bản

Princeton University Press, New Jersey, Mỹ, bản in năm 1997; và

tham khảo thêm bản dịch tiếng Pháp, Le Journal du séducteur,

Nxb. Gallimard, Paris, Pháp, bản in năm 2011)

 

(more…)

Read Full Post »

 

Du ký về Cambridge, Anh Quốc, của QUẾ SƠN

 

 clip_image002

H.1                St John’s College, từ Cổng chính đến tòa nhà cuối (góc trên tay mặt)

 

ST JOHN’S COLLEGE, NGÔI TRƯỜNG CỦA KIM DUNG (tiếp)

 

Đang bước chậm trên lối đi dẫn đến Nhà Nguyện Mới, The New Chapel, của St John’s College thì chúng tôi thấy một nhóm người nam phụ lão ấu đủ cả, từ bên trong một tòa nhà đi ra, hướng về phía cổng chính. Trông họ như ba thế hệ, ông bà, cha mẹ và con cháu cùng đi du lịch, và tôi nghĩ họ là người Nhật vì đứa bé trai trạc tuổi con tôi đội cái mũ lưỡi trai phía trước có in hình mặt trời đỏ trên nền trắng. Khi đến gần chúng tôi, họ, tất cả, không ai bảo ai đều dừng lại, đứng nép sang một bên dù lối đi đủ rộng để mọi người đi ngược chiều nhau mà không thấy lúng túng. Tôi vừa mỉm cười gật đầu chào họ, vừa nói to, thank you, hai ba lần. Vợ và con tôi cũng nói cám ơn theo. (more…)

Read Full Post »

..

Du ký về Cambridge, Anh Quốc, của QUẾ SƠN

 

 Untitled

H.1                           Một góc phố nhỏ mang tên Market street

 

  (more…)

Read Full Post »

 

Du ký về Cambridge, Anh Quốc, của QUẾ SƠN

 

Kiến trúc của vài colleges cổ xưa ở ngay trung tâm thành phố Cambridge.

Kiến trúc của vài colleges cổ xưa ở ngay trung tâm thành phố Cambridge.

NỬA ĐÊM Ở PHI TRƯỜNG DOHA: NHỘN NHỊP NHƯ SIÊU THỊ NGÀY THỊT GÀ ĐẠI HẠ GIÁ.

 

Nửa đêm (giờ địa phương, ở Việt Nam đã 4 giờ sáng), là lúc chúng tôi đặt chân vào Transfer Hall dành cho hành khách quốc tế quá cảnh, rộng thênh thang với hàng loạt những dãy ghế đã đầy người ngồi đợi nối chuyến (more…)

Read Full Post »

Không lấm máu (P2)

Quế Sơn 

tải xuống

(more…)

Read Full Post »

Quế Sơn
tải xuống

Alessandro Baricco sinh năm 1958 ở Torino (Ý). Ngoài việc nghiên cứu âm nhạc,ông đã cho xuất bản tám cuốn tiểu thuyết, một vở kịch: Novecento (Một ngàn chín trăm),ba tiểu luận: L’anima di Hégel e le mucche del Wisconsin (Tâm hồn của Hégel và những con bò cái ở Wisconsin), 1992, Constellations (Mozart, Rossini, Benjamin, Adorno) (Các chòm sao sáng: Mozart, Rossini, Benjamin, Adorno), 1999, và Next (Tiếp sau), 2002; và một tập văn xuôi viết lại trường ca cổ điển Hy Lạp Iliade của Homère, với tựa đề Omero, Iliade (2004) để đọc trước công chúng. (more…)

Read Full Post »

Soi gương nửa đêm

Quế Sơn
Soi gương nửa đêm
Tự thuở nào tôi mơ tưởng hồ đen
Chim chóc bay qua bỗng tan đàn lạc chết (more…)

Read Full Post »

Older Posts »