QUẾ SƠN
.
PHẦN I. 14 NHÀ VĂN DO THÁI ĐOẠT GIẢI NOBEL
.
Patrick Modiano viết văn bằng tiếng Pháp, được Giài Nobel văn học năm 2014, và Boris Pasternak viết văn bằng tiếng Nga, Nobel văn học năm 1957, có gì chung? Cùng một câu hỏi: nhà văn nữ Elfriede Jelinek (Nobel 2004) viết văn bằng tiếng Đức, và nhà văn nữ Nadine Gordimer (Nobel 1991), viết văn bằng tiếng Anh, có gì chung?
Câu trả lời là họ đều là người có gốc hay nhân thân Do Thái (Jewish identity), chứ không nhất thiết là công dân của nước Do Thái (Israel) hiện nay. Nhưng thế nào là người có nhân thân Do Thái?
Câu hỏi đặt ra là chính đáng, vì Modiano là người Pháp, Pasternak là người Nga (Liên Xô cũ), Jelinek là người Áo, và Gordimer là người Nam Phi, người ta khó mà thấy rõ những điểm chung giữa họ với nhau. Câu hỏi này cũng từng gây tranh cãi dài dòng, không riêng gì giữa người Do Thái với những người không phải Do Thái (tức “gentile” hay “non-Jew”), mà ngay giữa những người Do Thái với nhau.
Để liệt kê các nhà văn trong danh sách dưới đây, người ta đã noi theo ba tiêu chí đơn giản nhưng chắc chắn và dễ đồng thuận mà các bộ bách khoa thư Do Thái như Jewish Encyclopedia, Encyclopedia Judaica… đã áp dụng từ hơn một thế kỷ nay. Vậy, được cho là có nhân thân Do Thái là những người:
1) có cha lẫn mẹ Do Thái (hai người này theo đạo Do Thái hay có sắc tộc hoặc phả hệ Do Thái) hay
2) chỉ có cha hoặc mẹ là Do Thái; hay
3) tự nguyện trở thành Do Thái như theo đạo Do Thái (thông thường thì rất khó theo đối với người ngoài) hay lấy quốc tịch Do Thái, tức của nước Israel ra đời từ năm 1948.
- 1- Paul von HEYSE (1830-1914), Nobel 1910: nhà văn, nhà thơ, dịch giả Đức, có cha là người Đức và mẹ là người Do Thái ở Đức (German Jew). Các tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là “Những đứa trẻ của thế giới”, xuất bản năm 1873, và “Trong cõi thiên đường” (1875).
- 2-Henri BERGSON (1859-1941), Nobel 1927: triết gia và nhà văn người Pháp, sinh ở Paris, có cha là người Do Thái ở Ba Lan (Polish Jew), mẹ là người Anh cũng có gốc Do Thái. Chỉ xin nhắc đến hai tác phẩm quan trọng của ông là: “Vật chất và ký ức” (1896) và “Sự tiến hóa sáng tạo” (1907).
- 3-Boris PASTERNAK (1890-1960), Nobel 1958: nhà thơ, nhà văn, dịch giả người Nga (Liên Xô cũ), có bố mẹ đều là người Do Thái ở Nga (Russian Jews). Tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” xuất bản đầu tiên ở Ý năm 1957 rồi được dịch ra nhiều thứ tiếng khác khiến ông nổi tiếng khắp thế giới. Dưới áp lực nặng nề của chính quyền đương thời, ông đành lên tiếng từ chối nhận Giài Nobel.
- 4 -Shmuel AGNON (1888-1970), Nobel 1966 (chia giải với Nelly Sachs): nhà văn người Do Thái (Israeli), sinh ở Ukraine nhưng di dân sang vùng Palestine hồi đó còn do Thổ Nhĩ Kỳ cai trị (Ottoman Palestine, nay là nước Do Thái) khi 20 tuổi, viết văn bằng tiếng Hebrew. Hai tác phẩm tiêu biểu: “Người khách qua đêm” (1938) và “Chỉ mới hôm qua” (1945).
- 5 -Nelly SACHS (1891-1970), Nobel 1966 (chia giải với Shmuel Agnon), nhà thơ và nhà biên kịch người Do Thái ở Đức (German Jew), trở thành công dân Thụy Điển sau khi bỏ nước Đức (Quốc xã) chạy sang nước này sinh sống từ năm 1940. “Trong những ngôi nhà của Thần Chết” (1947) và “Và không ai biết mình đi đâu” (1957), viết bằng tiếng Đức, là hai tập thơ có tiếng của bà.
- 6 -Saul BELLOW (1915-2005), Nobel 1976: sinh ở Canada, có cha mẹ là người Do Thái di dân từ Nga sang, rồi khi 9 tuổi ông lại theo gia đình chuyển sang Mỹ sống và sau đó ông trở thành công dân Mỹ… Ông viết rất nhiều tiểu thuyết nhưng chỉ nêu ra đây hai cuốn nổi tiếng của ông: “Hành tinh của Ông Sammler” (1970) và “Món quà của Humboldt”(1975)
- 7 -Isaac Bashevis SINGER (1904-1991), Nobel 1978: nhà văn Mỹ chỉ viết bằng tiếng Yiddish (tiếng Do Thái thông dụng trong các cộng đồng Do Thái ở Đông và Trung Âu), sinh ở Ba Lan nhưng di dân sang Mỹ năm 1935. Cha mẹ ông đều là người Do Thái ở Ba Lan (Polish Jews). “Nhà ảo thuật ở thành phố Lublin” (1960), “Tên nô lệ” (1962) là hai tiểu thuyết nổi tiếng của ông.
- 8 -Elias CANETTI (1905-1994), Nobel 1981: nhà văn, nhà soạn kịch người Bulgaria, xuất thân từ một dòng họ Do Thái định cư ở Bulgaria từ thế kỷ 18. Khi 33 tuổi, ông từ nước Áo, nơi ông từng học đại học và làm việc, chạy sang tị nạn ở Anh khi Áo bị sáp nhập vào nước Đức quốc xã (1938); sau đó ông trở thành công dân Anh, nhưng ông vẫn viết văn bằng tiếng Đức như từ trước. Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là “Hỏa thiêu kẻ dị giáo”, xuất bản năm 1935.
- 9 -Joseph BRODSKY (1940-1996), Nobel 1987: nhà thơ Nga có cha mẹ là người Do Thái ở Liên Xô (Soviet Jews), ông chọn nước Mỹ làm nơi cư trú sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô năm 1972, và trở thành công dân Mỹ năm 1977. Ông làm thơ bằng tiếng Nga nhưng dùng tiếng Anh khi viết văn xuôi. Tạm kể ra đây hai tập thơ nổi tiếng nhất của ông là: “Một phần của lời nói” (1977) và “Hướng tới Urania” (1988).
10) Nadine GORDIMER (1923-2014), Nobel 1991: nhà văn nữ Nam Phi, viết bằng tiếng Anh, có cha là người Do Thái ở Nga (Russian Jew) di dân sang Nam Phi, nhưng riêng bà thì tự nhận mình là người vô thần. Các tiểu thuyết được biết nhiều: “Người bảo vệ môi trường” (1974), “Câu chuyện của con trai tôi” (1990), “Kẻ đứng đường” (2001)…
11) Imre KERTÉSZ (1929-…), Nobel 2002: nhà văn người Hungary, viết văn bằng tiếng Hung. Trong Thế chiến 2 (1939-45), khi 14 tuổi ông đã bị đày qua các trại tập trung Đức quốc xã vì là người Do Thái. Những tác phẩm chính: “Con người không số mệnh” (1975), “Sự thất bại” (1988), “Lời nguyện cầu cho đứa bé không sinh ra đời” (1990)…
- 12-Elfriede JELINEK (1946-…), Nobel 2004: nhà văn nữ, nhà biên kịch người Áo, viết bằng tiếng Đức, có cha là người Do Thái ở Tiệp (Czech Jew), mẹ người Áo theo đạo Thiên Chúa. Cái họ “Jelinek”, tiếng Tiệp có nghĩa là “con hươu nhỏ”. Các tiểu thuyết nổi tiếng nhất của bà: “Cô giáo dạy dương cầm” (1983), “Tính dâm dục” (1989)…
13) Harold PINTER (1930-2008) Nobel 2005: nhà biên kịch sân khấu và điện ảnh người Anh, có cha mẹ đều theo đạo Do Thái. “Buổi tiệc sinh nhật” (1957), “Trở lại mái nhà xưa” (1964), “Phản bội” (1978) là những vở kịch nổi tiếng của ông.
14) Patrick MODIANO (1945-…), Nobel 2014: nhà văn Pháp, có cha là người Pháp gốc Do Thái, mẹ là người Bỉ. Những tiểu thuyết của ông đã được dịch ra tiếng Việt: “Quảng trường ngôi sao” (xuất bản ở Pháp năm 1968), “Những đại lộ ngoại vi”(1972), “Phố những cửa hiệu u tối” (1978), “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối”(2007).
PHẦN II. TẠI SAO NGƯỜI DO THÁI ĐOẠT NHIỀU GIẢI NOBEL ĐẾN THẾ?
Từ khi Giải Nobel ra đời, 1901, cho đến nay, đầu năm 2015, Ủy ban Nobel đã trao giải cho 111 nhà văn trên thế giới, tính ra thì 14 nhà văn gốc Do Thái kể trên chiếm đến 12,61 %.
Nhưng những con số đó, và ngay cả nhân thân Do Thái của các nhà văn đó, vẫn chưa nói lên được là có cái gì thật sự chung trong các sáng tạo văn học của họ. Hay nói một cách khác: có hay không, những điểm đặc trưng hay tính chất Do Thái mà người đọc có thể thấy được xuyên qua các tác phẩm của họ, dù chúng được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, dù chúng được ra đời trong những hoàn cảnh lịch sử và địa lý rất khác nhau?
Đây là một vấn đề gây tranh cãi và hầu như chưa (hay không thể) chấm dứt giữa các trí thức Do Thái ở nhiều nước Âu Mỹ… Xin nêu ra đây một ví dụ nói lên sự khác biệt lớn lao giữa những mối quan tâm sâu sắc trong các tác phẩm để đời của các nhà văn kể trên: Imre Kertész nói về những kinh nghiệm đau thương của mình trong các trại tập trung Đức quốc xã hồi Thế chiến thứ 2 (1939-45), và qua đó, nói lên thân phận bị diệt chủng (The Holocaust hay Shoah) của người Do Thái ở châu Âu… hay trong cùng thời kỳ lịch sử đầy biến động này, cũng ở châu Âu, Elias Canetti lại bàn sâu về vai trò và số phận của trí thức Do Thái đối mặt với chủ nghĩa Quốc xã (Nazism) trên hai bình diện văn hóa và chính trị… Trong khi đó trên đất nước Mỹ và Canada yên ổn, Saul Bellow và Isaac Bashevis Singer lại quan tâm đến kinh nghiệm di dân và hội nhập vào xã hội Bắc Mỹ, có hài, có bi (nhưng không phải đối mặt với tù đày và chết chóc hàng triệu người như ở châu Âu) của thế hệ những người Do Thái đến từ các nước Đông Âu…
Tuy có sự khác biệt lớn đến thế nhưng vẫn còn có một điểm chung cơ bản giữa các nhà văn vừa nói trên: họ đã đặt người Do Thái vào vị thế trung tâm trong các tiểu thuyết của họ. Thế nhưng, còn những nhà văn gốc Do Thái được Giải Nobel khác thì sao?
Năm 2001, bảy học giả Do Thái tên tuổi đang giảng dạy ở các đại học nổi tiếng như Oxford, Harvard, Berkeley, Jerusalem… đã bình chọn trong suốt hai năm, theo yêu cầu của Trung tâm Sách Yiddish (the Yiddish Book Center, một tổ chức văn hóa Do Thái rất có uy tín ở Mỹ), 100 tác phẩm lớn nhất của nền văn học Do Thái hiện đại – được viết bằng tiếng Hebrew, Yiddish, Nga, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Pháp và các tiếng khác [1]…
Không có gì ngạc nhiên khi thấy được chọn trong danh sách đó các tác phẩm của Shmuel Agnon, Sam Bellow, Elias Canetti, Imre Kertész và Isaac Bashevis Singer vừa nói trên, nhưng vắng mặt các tác phẩm của 6 Giải Nobel khác (tính đến năm 2000) như Henri Bergson, Boris Pasternak, Joseph Brodsky, Nadine Gordimer… Sự vắng mặt của họ (hay không được chọn) này nói lên điều gì? Đó là những tác phẩm lớn của 6 Giải Nobel này không được xem là thuộc nền văn học Do Thái. Tức là chúng chẳng có gì chung, về mặt nội dung, với các tác phẩm ‘Do Thái’ được chọn đó.
Trong các tác phẩm của Pasternak, Brodsky, Gordimer, và sau năm 2001, của Jelinek, Pinter…, người ta không thấy họ bận tâm gì đến bản sắc Do Thái (Jewish identity) hay tính chất Do Thái (Jewishness) cả. Nói cho gọn, họ viết như những nhà văn ‘không Do Thái’ (‘non-Jewish’) khác, tức là như những người cùng chung với họ một ngôn ngữ quốc gia, cùng chung một địa lý quốc gia và một nền tảng văn hóa quốc gia, mà trong đó họ lớn lên và viết. Nói cách khác, Pasternak viết văn như những nhà văn Nga khác, Brodsky làm thơ như những nhà thơ Nga khác, Gordimer viết như những nhà văn Nam Phi khác, Pinter viết như những nhà biên kịch Anh khác, Jelinek viết như những nhà văn, nhà biên kịch Áo khác… Sự sáng tạo của họ không đặt cơ sở trên tính cách Do Thái của bản thân họ cũng như các chủ đề trong các tác phẩm lớn của họ không liên quan gì đến thân phận làm người Do Thái hay bối cảnh lịch sử, xã hội, tâm lý… mà trong đó người Do Thái sống và chết.
Theo ý riêng tôi, người ta có lẽ chỉ cần đọc những diễn từ khi nhận Giải Nobel (Nobel Lectures) của chính họ thì sẽ thấy rõ điều này [2]: không có lấy một từ nào mang nghĩa hay liên quan đến “Do Thái” (Jewish, Judaic, Hebrew hay Yiddish…) được họ sử dụng trong diễn từ quan trọng này của mình, chỉ đọc được một lần trong đời ở Stockholm.
Đến đây có lẽ nên nêu ra một câu hỏi khá thú vị khác: người Do Thái, nói chung, có hay không, một năng lực đặc biệt về văn học, khi ta thấy các con số Giải Nobel họ được trao khá ấn tượng ghi ở trên?
Thật ra, câu hỏi này nằm trong một câu hỏi rộng hơn được đặt ra xưa nay: người Do Thái có thông mình hơn người khác không? Bởi vì người Do Thái cũng rất thành công trong các lãnh vực khác như khoa học, âm nhạc, tài chánh… Tạm kể như trong ngành vật lý thì có đến 51 người gốc Do Thái đoạt giải Nobel trên tổng số 199 người (tính đến năm 2013), tức gần 26% ! Trong ngành y học, con số này lên đến 27% ! (cũng tính đến năm 2013). Trong khi đó, dân số Do Thái trên toàn thế giới năm 2013 là gần 14 triệu người, theo thống kê của giáo sư Sergio DellaPercola, chuyên gia hàng đầu thế giới về nhân khẩu học thuộc Hebrew University of Jerusalem[3]. Nói cách khác, người Do Thái chỉ chiếm khoảng 0,2 % dân số toàn cầu thôi.
Câu trả lời thật không hề đơn giản hay dễ dàng chút nào vì sự giải thích nào, chẳng hạn như dựa trên thuyết di truyền hay dựa trên các yếu tố tâm lý hay văn hóa thì thường gây ra tranh cãi căng thẳng và dai dẳng cho đến tận ngày hôm nay.
Bên cạnh những mẫu rập khuôn (stereotyes), quen thuộc nhưng méo mó, từ hơn ngàn năm nay về người Do Thái trong xã hội Âu Mỹ như: tham lam, bần tiện, ưa xoi mói vụn vặt, lắm mưu mô xảo quyệt… cũng nổi bật những đức tính mà người ta thường thấy nơi họ: tham vọng vươn lên, óc ham hiểu biết, trí tưởng tượng phong phú, tính kiên trì, nhiều nghị lực. Nhưng phải nói là nhờ trí thông minh khác thường của họ, kết hợp với các đức tính trên, mới giúp họ, đặc biệt là từ thế kỷ hai mươi vừa qua, có những thành quả lớn lao đóng góp cho nhân loại.
Nhưng nhờ đâu mà họ có trí thông mình khác thường đến thế? Sau đây là một vài câu trả lời thường được nhắc đến, chứ không có nghĩa chúng được chấp nhận ở mọi nơi hay mọi lúc.
Ông Charles Murray, một học giả chính trị học tên tuổi người Mỹ (không có gốc Do Thái) thuộc “The American Entreprise Institute”, một think tank (tổ chức hay nhóm các chuyên gia cố vấn) uy tín và có nhiều ảnh hưởng ở Washington, DC, đưa ra lý giải sau: người Do Thái thông minh, chủ yếu là nhờ di truyền. Theo ông, từ thời xa xưa, người Do Thái nói chung, nhất là Ashkenazim (người Do Thái ở Trung và Đông Âu), đã thực hành một việc mà người ta có thể gọi là sự “kết đôi có chọn lọc” và “hợp nhất gien” để sinh sản ra những đứa bé thông minh.
Để dẫn chứng, Murray nêu ra là từ Thời Trung cổ, những người thông minh, có học nhất trong các cộng đồng người Do Thái sinh sống rải rác ở châu Âu, thường trở thành những “rabbi” (giáo sĩ Do Thái, người lãnh đạo tinh thần cũng như giảng dạy giáo lý và luật pháp Do Thái) và thường dễ dàng chọn lấy làm vợ các cô con gái của những thương nhân Do Thái thành đạt, và như thế là vô hình trung đã có sự chọn lọc để duy trì và tăng trưởng trí thông minh cho các thế hệ sau. “Một người đàn ông nên bán tất cả tài sản của mình để cưới con gái của một người có học, và cả để gả con gái mình cho một người có học,” đó là một điều dạy trong “Talmud” (cuốn sách dày trên 6.000 trang, có từ thế kỷ thứ 3, tập hợp những văn bản cổ về luật và truyền thống Do Thái mà người Do Thái nào cũng phải học tập). Và do đó, phụ nữ Do Thái cũng thường chỉ muốn có con với những người đàn ông Do Thái giàu có hoặc tài ba về trí tuệ hay nghệ thuật.
Hơn nữa, những người Do Thái mộ đạo thường cố gắng kéo dài mãi sự “thuần chủng” bằng cách cưới gả lẫn nhau trong cộng đồng riêng của họ, tỏ ra chống đối việc lấy người ngoại đạo, và ra sức chống cự sự đồng hóa tín ngưỡng hay phong tục bởi người khác.
Nhưng dù gì đi nữa, người ta không thể bỏ qua những yếu tố văn hóa cũng đã có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển trí thông minh của người Do Thái. Ngay từ thời xa xưa, họ đã coi trọng việc học, dần dần nó đã trở thành truyền thống. Theo luật cổ của họ, phần lớn mọi người đều phải học đọc và viết từ khi còn bé. Họ khuyến khích lẫn nhau đọc sách, mua sách, giữ gìn sách và viết sách. Đọc sách trước công chúng là một trong những sinh hoạt thường xuyên của cộng đồng. Những học giả, nhà văn thường được họ coi trọng. Những đứa bé thông minh, học giỏi hay có năng khiếu nghệ thuật thường được cộng đồng chung nhau giúp đỡ khi cần để tiến xa hơn nữa.
Ngoài ra, vì là một sắc tộc thiểu số trong những nước mà họ định cư, và thường bị kỳ thị hay đàn áp (chẳng hạn như ở Nga, Ba Lan, Đức… trong lịch sử), họ phải nỗ lực thường xuyên và nhiều hơn người khác để sống còn, và do đó họ dần dà trở nên xuất sắc. Sự tương trợ và đoàn kết, cực kỳ cần thiết cho sự sống còn, cũng là yếu tố giúp họ phát triển tài năng…
Thêm một yếu tố tâm lý nữa là họ có tính thẳng thắn khi đặt ra vấn đề khó khăn và chấp nhận đối diện nó; và họ thường không bằng lòng với cái hiện có mà luôn tìm cách cải thiện nó hay làm mới nó.
Tóm lại, những yếu tố kể trên: di truyền, truyền thống văn hóa và đạo giáo coi trọng việc học và sách vở, thói quen tương trợ và đoàn kết trong môi trường xã hội và chính trị khó khăn, tâm lý cố gắng làm mới hơn, làm hay hơn… nói chung, đã giúp người Do Thái có được nhiều cá nhân xuất sắc, mang đến những thành tựu đáng ghi nhận cho nhân loại, đặc biệt là trong thế kỷ 20 vừa qua, trong khoa học cũng như nghệ thuật, trong đó có văn học. Tạm ghi ra đây chỉ vài tên tuổi quen thuộc trong thế kỷ đầy biến động và bi thảm vừa qua: Franz Kafka, Marcel Proust (văn học), A. Einstein (vật lý), S.Freud (phân tâm học), K.Popper (triết học), Chagall, Modigliani (hội họa), Bob Dylan (ca khúc), Elvis Presley (nhạc Rock), S.M. Eisenstein, S.Spielberg (điện ảnh), Elisabeth Taylor, Paul Newman (diễn viên)…
QUẾ SƠN
(Nguồn tham khảo chính: Trang web chính thức của Ủy ban Nobel: http://www.nobelprize.org ; Bách khoa toàn thư mở: en.wikipedia.org; Từ điển bách khoa Larousse: www.larousse.fr/encyclopédie )
(Bài báo này đã được đăng chỉ một phần trên Thể Thao&Văn Hóa Cuối Tuần, số 20, ngày 15-5-2015 vì báo giấy nên số chữ có hạn. Đây là bản đầy đủ.)
[1] Xem: www.yiddishbookcenter.org/100-greatest-works-modern-jewish-literature-0 và www.yiddishbookcenter.org/annotated-list
[2] Xem: http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/1991/gordimer-speech.html
http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/2005/pinter-lecture-e.html
http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/2004/jelinek-lecture-e.html
http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/1987/brodsky-lecture.html
[3] Chính xác là 13.854. 800 người. Xem: http://www.jewishdatabank.org/studies/details.cfm?StudyID=737
Và http://en.wikipedia.org/wiki/Jewish_population_by_country Cũng theo thống kê này, ở Việt Nam có
khoảng 300 người Do Thái.
Cám ơn tấm lòng xây dựng của tác giả.
Mong sao bài nầy được phổ biến sâu rộng để càng nhiều người Việt đọc, càng tốt.
Xin phép được trích lại những câu mà tôi đồng ý nhất, ước ao được lập đi lập lại ở nhiều nơi, nhiều lúc nhất:
– “…đã thực hành việc “kết đôi có chọn lọc” và “hợp nhất gien” để sinh sản ra những đứa bé thông minh”
-“…(do) thường bị kỳ thị hay đàn áp (chẳng hạn như ở Nga, Ba Lan, Đức… trong lịch sử), họ phải nỗ lực thường xuyên và nhiều hơn người khác để sống còn, và do đó họ dần dà trở nên xuất sắc. Sự tương trợ và đoàn kết, cực kỳ cần thiết cho sự sống còn, cũng là yếu tố giúp họ phát triển tài năng…”
-“…thẳng thắn khi đặt ra vấn đề khó khăn và chấp nhận đối diện nó; và họ thường không bằng lòng với cái hiện có mà luôn tìm cách cải thiện nó hay làm mới nó.”
-“…coi trọng việc học…..khuyến khích lẫn nhau đọc sách, mua sách, giữ gìn sách và viết sách. Đọc sách trước công chúng là một trong những sinh hoạt thường xuyên của cộng đồng. Những học giả, nhà văn thường được họ coi trọng. Những đứa bé thông minh, học giỏi hay có năng khiếu nghệ thuật thường được cộng đồng chung nhau giúp đỡ khi cần để tiến xa hơn nữa.”
Rất cám ơn tâm ý của bạn. Chúng tôi quyết sẽ dùng những lời lẽ nầy làm kim chỉ nam trong việc giáo dục con cháu của chúng tôi.
Trân trọng cám ơn
Nguyễn Đức Tịnh Trí – Huỳnh Phương Linh
Tôi thực bụng cám ơn anh Nguyễn Đức TịnhTrí và chị Huỳnh Phương Linh về những lời cực kỳ ưu ái dành cho bài viết.
Người Do Thái, nói chung, quả thật có một số đức tính, như anh chị thấy trên, mà không ít người Việt sinh sống ở nước ngoài có dịp lui tới với họ… đều không khỏi chắc lưỡi khen thầm!
Con nít ở VN (hay hầu như toàn cầu) đều được chích ngừa chống bệnh bại liệt (polio) nhưng ít ai để ý là người tìm ra vắc-xin này (năm 1955) là một người Do Thái-Mỹ (American Jew), Dr. Jonas SALK (1914-95). Và cứu được bao nhiêu triệu trẻ em từ đó đến nay?
Liên quan đến nước ta thì người đồng sáng lập ra Viện Viễn Đông Bác cổ (École francaise d’Extrême-Orient, EFEO) đặt trụ sở đầu tiên ở Sài Gòn (1900) rồi dời ra Hà Nội (1902) là một người Do Thái-Pháp, giáo sư Sylvain Lévi. Người Thủ tướng Pháp kiêm Bộ trưởng ngoại giao đã thương lượng ở Genève để tiến tới Hiệp định Genève (ký ngày 21-7-1954) là ông Pierre Mendès France, một người Do Thái…
Mong anh, chị luôn được vui, khoẻ.
[…] Năm 2001, bảy học giả Do Thái tên tuổi đang giảng dạy ở các đại học nổi tiếng như Oxford, Harvard, Berkeley, Jerusalem… đã bình chọn trong suốt hai năm, theo yêu cầu của Trung tâm Sách Yiddish (the Yiddish Book Center, một tổ chức văn hóa Do Thái rất có uy tín ở Mỹ), 100 tác phẩm lớn nhất của nền văn học Do Thái hiện đại – được viết bằng tiếng Hebrew, Yiddish, Nga, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Pháp và các tiếng khác [1]… […]
Xin cám ơn trang web “Văn Học Nguồn Cội” đã có nhã ý đăng lại bài viết này. Nhưng tôi cũng cảm thấy hơi tiếc là những chú thích đi kèm theo nó đã bị “đánh mất”, khiến tôi nghĩ các độc giả của “VH Nguồn Cội” sẽ không thể, nếu thấy cần, kiểm chứng các thông tin được đưa ra trong bài viết.
Chỉ cần ngắn gọn mà đầy đủ tư liệu như vậy là quá quí anh Quế Sơn ơi !
Cám ơn bạn Thi Thu đã đưa ra nhận xét ưu ái.
Cám ơn một bài báo hay,bổ ích
Anh Nguyện Huy Thành thấy bài báo bổ ích, khiến tôi vui. Cám ơn đã cho biết.
Tư liệu giản lược mà quí.Quí hồ tinh bất quí hồ đa là vậy.
Sở dĩ tôi đành phải viết ngắn gọn là do khuôn khổ một bài báo, số chữ có hạn. Cũng hơi tiếc là đã không thể phát triển rộng hơn một số ý hay đưa vào thêm nhiều ví dụ cụ thể để dẫn chứng hay để làm cho bài viết bớt trừu tượng và sống động hơn!
Cám ơn bạn Quy Nhơn 57 đã viết lời ‘com’ ưu ái.
Mot bai viet ngan gon ma het suc bo ich.
Cám ơn bạn Nguyễn Thân. Tôi nghĩ ai cũng cảm thấy vui khi người đọc thấy bài viết của mình là bổ ích.
The gioi Do Thai qua bai viet cua nha nghien cuu Que Son that da dang va doc dao vo cung
Cám ơn bạn Xuan Vinh đã viết lời “com”.
Tôi không phải là nhà nghiên cứu gì ráo, bạn X.V. ơi ! Thật tình mà nói, tôi không muốn bị hiểu lầm trong cái thời buổi lạm phát phi mã về danh hiệu trong xã hội hiện nay. Tôi đã viết bài báo này chỉ vì thể theo lời yêu cầu của một người bạn trẻ hoạt động trong lãnh vực văn học, mà tôi qúy mến…
Một bản lược đồ văn học Do Thái bổ ích.
Cám ơn bạn Người Nhơn Lý đã đọc và thấy bổ ích.
Lâu lâu đọc được bài hay trên xứ nẫu.
Cám ơn anh Nẫu Quê.
Cảm ơn quynh nhà dịch giả Quế Sơn nhiều đã cho đọc bài viết/bài biên khảo/bài nghiên cứu hay đầy hàm súc về người Do Thái. RB xin thành thật cảm ơn và rất hãnh diện về ‘những con người vĩ đại’ Jewish (thuộc người Do Thái) đã có những cống hiến cao đẹp và quý báu, đặc biệt là văn học (theo như bài này) cho kho tàng trí thức của nhân loại. Đọc “14 Nhà văn Do Thái đoạt giải Nobel”, không biết tại sao RB lại thích người này, Joseph BRODSKY (1940-1996), Nobel 1987; và liên tưởng đến một bài viết hay (vào 2011) của Dr. VNguyên.
Chào anh Rong Biển và cám ơn lời “com” .
Một bài biên khảo công phu và quý báu. Rất ngạc nhiên khi được biết Elvis Presley, Elisabeth Taylor, Paul Newman…cũng là “dân” Do Thái. Trong 14 người, chỉ có Shmuel AGNON (1888-1970) là sống ở “vùng Palestine”, vậy có nên kể đến yếu tố: “quýt trồng Giang Nam thì ngọt, mà đem trồng ở Giang Bắc lại chua” không anh Quế Sơn ? Cảm ơn anh đã cho đọc. Chúc anh vui, khỏe. Cuối năm gặp lại.
Cám ơn anh NĐH đã viết lời ‘com’ dài.
Anh có lẽ còn ngạc nhiên khi biết thêm là cô đào danh tiếng Marilyn Monroe (1926-62) cũng theo đạo Do Thái.
Elvis Presley (1935-77) cho khắc lên bia mộ của mẹ mình một ngôi sao David (ngôi sao 6 cánh, biểu tượng của đạo Do Thái) vì bà có gốc Do Thái.
Elvis cũng thường đeo một cái bùa Do Thái trên ngực khi lên sân khấu trình diễn…
Paul Newman có cha là Do Thái ở Mỹ. Ông bà nội là Do Thái di dân từ Ba Lan sang.
Elisabeth Taylor (1932-2011) vào đạo Do Thái khi 27 tuổi (1959), lấy tên Do Thái là Elisheba Rachel.
Còn “quýt chua hay ngọt ư”?
Người Do Thái định cư ở Trung Quốc từ thời xa xưa, đông đảo nhất là vào Thời Đường và Tống. Nhưng sau thì họ bị người Tàu đồng hóa hết trơn!
Vậy làm sao mà nói “chua hay ngọt” đây!
Chúc sức khoẻ.
Viết sắc sảo
Cám ơn lời ‘com’ của bạn Mạnh Kim.
Người ta bảo Do Thai là BaTàu da trắng, họ có đủ mọi sắc thai để vươn lên của một dân tộc sống trong cái khó từ thuở mắc lời nguyền phân tán. Khi được hình thành một quốc gia họ phải đối đầu với chung quanh những nước Á Rập hận thù.
Khi bị phân tán,họ hoà nhập và vươn lên bằng mọi cách để cho mọi người biết họ là hậu duệ của một David thông minh, trí tuệ. có lẻ nhờ họ biết đoàn kết, không chia rẽ dù bị sống phân chia, họ biết giữ phong tục, tập quán, tôn giáo riêng của họ, mang danh dân tộc khác nhưng cái gốc của họ muôn đời vẫn là dânDo Thai, họ không phủ nhận nguồn góc của họ. Theo Bếp đó là lý do tại sao dândo Thai có lắm thiên tài.
Sau hơn gần nữathế kỷ một số chúng ta đã sống rãi rác khắp nơi trên trái đất, ngưoi Việt mình dã làm được những gì để có thể sánh ngang cùng họ?
Chị Nga viết: “Người ta bảo Do Thái là BaTàu da trắng…”
Thật tình mà nói, tôi chưa bao giờ nghe nói (hay đọc) thế cả. Và nếu thực sự có “người ta” nào đó nói thế thì nó KHÔNG ĐÚNG thực tế chút nào.
Vì nếu chị Nga thử đặt câu hỏi thế này: Trong thế kỷ 20 vừa qua, người Tàu đã có những thành tựu gì đóng góp vào kho tàng trí thức của nhân loại?
thì ta sẽ thấy sự so sánh trên là vừa phi lý, vừa bất công.
Mong chị luôn vui, khoẻ, sáng tác nhiều.
Ui chu choa ơi, Bếp lại nói năng quên kiểm chứng rồi, hay đúng hơn, thiếu sót chứ không phải quên. Đúng ra phải viết thế nầy “Do Thai là những thương buon Ba Tàu da trắng” mới đúng ý Bếp muốn nói.
Và chuyện “người ta” nói, hi hi..thì quả thực Bếp có đọc trên báo, nhưng không nhớ báo nào vì lâu quá, nhưng thôi không có kiểm chứng thì cứ cho “người ta” là Bếp cũng được, a quên, muốn thêm cho thành số nhiều thì cứ thêm ông xã Bếp vô cũng được..
Thiệt tình, Bếp ghét Tàu vì họ luôn làm khổ dân ta. nhưng phải công nhận là về văn học họ không thua ai, Thế kỷ 20 có thời họ bị chìm dưới chế độ đàn áp văn hoá của nhà nước họ thì làm sao họ bật nổi lên được. Bếp làm biếng vào Wikipedia để lục tìm những tên tuổi ba Tàu gần đây đang gây tiếng tăm trên mọi lãnh vực nên…hi hi chịu cho là cậu có lý đó.
Nói lăng nhăng vậy chứ cậu vui lòng nhận nơi đây lời thành thật cám ơn của Bêp nghen, vì nhờ cậu mà Bếp chắc sẽ cẩn thận hơn khi nói năng, viết lách nhất là với một dịch giả cẩn trọng như cậu. hu…hu
Cười một cái và dzô một ly nước…chanh đường nghen câu.
Toi co doc o ddau do cau nay.
Vi muon gioi thieu Que Son bai viet do, mot bai viet kha ly thu ve kha nang kinh doanh cua nguoi Do Thai, toi luc kiem tren internet nay gio, nhung kiem khong ra. Ai co tri nho tot hon hai ba gia nay, xin nhac dum, cau noi nay tu bai nao. Cam on nhieu lam.
Huynh Phuong Linh
Cám ơn nhã ý của chị Linh.
Không sao đâu chị, tôi sẽ tự tìm được mà. Nhưng đó sẽ là một đề tài khác.
Chị mời một ly Barolo thì tôi mới uống chị Nga ơi, chứ nước chanh đường thì quá ngọt!
Thế kỷ 20 người Tàu không có thành tựu gì đáng kể nhưng lui lại quá khứ xa thì người Trung Hoa cũng làm vô số chuyện …
Mình thích nhất ông nhà văn Boris Pasternak với tác phẩm Bác sĩ Zivago bất hủ.
Vậy mà số phận nó thì rất long đong và tác giả của nó thì bị mạt sát đủ điều trên báo chí và ngoài báo chí khi còn sống!
Một bài viết ngắn mà khái quát hóa cao. Rất bổ ích
Cám ơn lời ‘com’ của bạn Huyền Vân.
Đoạt giải Nobel phần đông Nhà Văn Do Thái Câu hỏi đặt ra ”Có gì Chung?”–Điểm Chung là GỐC Do Thái Di truyền ”gen”tốt”gieo Nhân kiếm tìm..”Học hỏi-Cầu tiến-Kết đoàn Trọng ĐẠO giữ Gốc xem Trọng Văn hóa?”Cái GỐC xưa tự hào -tối ưu của Đạo ra Người Do thái lưu vong!?Giờ thì Quốc gia Isareal vững rồi?
Bạn aitrinhngọctran sao dạo này chuộng dấu ? dữ vậy?
Cong phu,giá trị. Một bài viết rất cần thiết để có cái nhìn tổng quan về văn học thế giới
Cám ơn bạn Sương Mai đã có lời nhận xét rộng lượng.
Đọc được mở rộng tầm mắt. Quí những bài viết như thế này
Cám ơn bạn Sông Ba đã chia sẻ thân tình.
Viet hay
Cám ơn bạn g .
Bài viết vô cùng thú vị và bổ ích! Cảm ơn anh Quế Sơn đã phân tích, trình bày hệ thống với tài liệu phong phú, chính xác, về một vấn đề mà trước nay rất nhiều người quan tâm : hiện tượng Do Thái trên khắp các lãnh vực hoạt động, đời sống… Trân trọng!
Cám ơn anh Cao Quảng Văn đã bỏ công viết lời ‘com’ dài để chia sẻ.
Được anh thấy bài báo “thú vị và bổ ích” thì người viết thấy vui rồi.
Xin anh Hiển vui lòng sửa lại cho đúng: Gordimer (chứ không phải Nadimer, như tôi đã sơ xuất khi gõ chữ. Nó nằm ở Phần 1, đoạn 3, hàng thứ 3…). Xin lỗi bạn đọc.
Dân Do Thái dữ dội thật .Phục !
Về người Do Thái còn có nhiều chuyện để nói lắm, ví dụ như tài năng buôn bán của họ, từ cây kim, sợ chỉ đến máy bay phản lực…