Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Bảy, 2015

Chớm thu

.

Đặng Hoàng Thám

 

 

images

 

Khi em đi

cuối  con đường mưa bay

…Và anh ở lại (more…)

Read Full Post »

4 Đoản khúc sông

 nguyễn đăng trình

dong-song-que-huong-8

1.

dòng sông bén ngót nhát đao

rạch đôi mặt đất bờ nào không đau?

khi trong veo lúc đục ngầu

ít nhiều mặt nước cũng cau có buồn!… (more…)

Read Full Post »

Nguyễn Hữu Khánh
ve-may-bay-tu-ha-noi-di-sai-gon1

John ít cười-không dễ dãi để cười. Khi tôi xuống ca đêm, John đã làm việc trước đó rồi. Không như những người khác, John luôn đứng yên lặng một mình. Như tôi. Chính điều đó làm tôi lưu ý đến John. Lặng lẽ quan sát. Không có gì để nói ở nơi đây ngoài công việc. Không có gì mới mẽ để phải cười.

 

Cười lăn lộn một cách cố tình. Những câu chuyện khôi hài ở bất cứ nơi đâu cũng đều giống nhau trong suy nghĩ. Nó khác bởi vì cách diễn đạt của người này khác người kia. Có những câu chuyện không đáng cười. Lại được trình diễn bởi những anh hề đôi lúc nhạt nhẽo, vô duyên thậm chí thô bỉ một cách trắng trợn. Thiên hạ vẫn cười. Cười cầu tài, cười phụ họa. Đôi khi thấy mọi người cùng cười, vẫn cười theo một cách đần độn. Người ta không biết rằng người ta đang bị đánh lừa bởi vì người ta đã quá bận rộn cười vào một thằng ngu đang cố kiếm tiền bằng cách hiếp dâm ngôn ngữ mẹ đẻ trước bao đứa trẻ. Vì bận cười người ta không có thời gian để nghĩ rằng mình đang bị đánh lừa, bị bịp (phim Cars 2). Cái phẩn uất, cái cay đắng của một ngày tranh sống đã được nhấn chìm trước khi đi vào giấc ngủ với bao câu chuyện cười cả tỷ kênh truyền hình và mỗi ngày luôn được lặp lại theo suốt thời gian gần nữa thế kỷ. Luôn luôn tôi nhìn thấy ở những con người tội nghiệp trên các chặn đường đời tôi bước qua ở quê nhà và tại đây trong cái đám đông nhập cư đủ sắc màu của da thịt, điều đó luôn luôn xảy ra.

 

Đôi lúc dậy trong tôi một niềm thương hại của cảm tính mỗi khi nhìn thấy những nụ cười mua lòng, phụ họa..v..v.. Không chết ai. Vô thưởng vô phạt. Nhưng cũng chính điều đó vô tình đã tạo nên sự khác biệt giữa các đẳng cắp. Của tự tin và sự yếu đuối. Cửa mạnh mẽ với nỗi rụt rè của tự nhiên với nỗi lo âu. Một tổng hợp cảm tính tràn lấp trên mọi sắc dân mới nhập cư. Vô hình chung người bản xứ, trong mắt nhìn của họ nhen nhóm một đẳng cấp. Dĩ nhiên nó có vẻ trừu tượng nhưng thật ra nó hiện hữu. Bàng bạc ở bất cứ nơi đâu và đậm nét nhất là tại nơi công sở nơi toàn là dân đầu đen Châu Á. Đàn ông thì còn đỡ. Nếu toàn là đàn bà thì mọi chuyện trên cõi đời này luôn luôn được tưởng tượng đến một mức phi lý không chịu nổi và luôn bắt đầu bằng một nụ cười đầy vẻ tội nghiệp .

 

Tôi đã nhìn-đã thấy-đã nghe. Và tôi buồn bã. Cái buồn của một thân phận nổi trôi nơi xứ người. Để cuối cùng dừng lại tại hãng này, sau những ngày tháng mới mẽ đặt chân lên đất Mỹ. Ba tháng đầu làm ba hãng khác nhau. Hãng cuối cùng này, cuối cùng theo nghĩa của hiện tại, ít người Việt Nam. Ca tôi làm chỉ có tôi và một thanh niên hơn ba mươi tuổi lẽ. May mắn là anh ta thuộc dân miền cao, Kontum hay Pleiku gì đó. Tiếng Việt không rành, tiếng Mỹ thì bù luôn. Và mọi phiền toái hầu như không có. Cũng như John, chúng tôi thuộc dạng chưa già nhưng đã không còn trẻ nữa. Tôi và John đến hãng rồi lặng lẽ ra về khi được báo go home. Chúng tôi nhíc dần đến nhau vì nhận ra giống nhau ở cá tính. Một nụ cười-một cái gât đầu chào. Không có ầm ỹ “How are you?” như dòng dân Spanish, Africa, Mexico,…. Và Việt Nam ở các hãng mà tôi đã từng làm trong ba tháng đầu đến Mỹ.

 

John là người Mỹ chánh cống. Tôi ngạc nhiên về điều John nói. Tôi nghĩ cái công việc tôi đang làm và cái công việc bốc xếp chất hàng mà anh bạn người miền cao của tôi làm là dành cho dòng dân nhập cư thôi. Lúc đó tôi thấy John cười bởi câu hỏi tại sao của tôi. John nói-Tôi cũng đâu có hơn gì các anh. Hiện tại tôi còn nghèo hơn các anh nữa. John nói và cười nhếch mép cho phải phép. Nhưng đôi mắt của John thì buồn rười rượi. Thú thật cứ mỗi lần nhìn vào đôi mắt của John, tôi luôn thấy nó toát ra muôn vẻ của sự buồn rầu. Của mỗi ngày, của bao nhiêu điều với từng sự việc đang xéo trong tận cùng sâu thẳm của tâm hồn John. Cái dáng mảnh khảnh, cao lớn bởi đôi chân dài từ một gene còn lại của giống Anglo-Saxon gò lưng trên chiếc xe đạp. Tự nó đã toát lên cái nỗi buồn, va đập vào cái nhìn của tôi làm tôi não lòng, khi tôi lái xe kịp sau lưng John mỗi lúc đèn đỏ bật lên ở ngã tư đường dẫn vào hãng.

 

Duy nhất John là người Mỹ đi làm bằng xe đạp ban đêm tại hãng, rồi vội vã rời hãng trước tiên trong khi các xe hơi của các bạn đồng hãng chưa kịp nổ máy. Tôi hiểu cái vội vã của John, cái mặc cảm xâm chiếm hằng ngày sẽ tràn lấp trên sống lưng khi hòa lẫn, né tránh trên dòng xe hơi lúc ra về của bạn đồng nghiệp. Bởi John thừa thông minh để hiểu rằng, không ai chơi sport vào lúc hai giờ khuya như thế này. Cũng như không có ai đạp xe đạp thong thả ngắm nhìn rừng cây tối om bởi bóng đêm ở hai bên đường….Cho nên ở mỗi lần bắt kịp, tôi luôn luôn xuống kiếng giơ tay chào John. Để được thấy trong đôi mắt buồn rầu đó  ánh lên một chút rạng rỡ.

 

Khi sự thân thiện và đồng cảm đã đến một mức mà trực giác tôi cho là đủ. Bằng vốn liếng tiếng Anh tàm tạm và gần đúng giọng. Có thể hiểu theo cách như anh bạn người Kontum nói tiếng Việt lúc trò chuyện với tôi , còn tôi nói tiếng Mỹ với John. Tôi hỏi chuyện John, vẫn không quên xin lỗi , hay nếu có gì phiền cũng như tôi hiểu ở đây sự riêng tư của cá nhân luôn luôn được đặt lên hàng đầu . John cười nói rằng mình đủ già , đủ vất vả  và thất vọng để có thể mất thời gian với những điều quan trọng đặt để đó. John nói , trước kia gia đình anh ở leominter , John làm kiểm định viên ở một cái hãng nhựa chuyên đúc những phụ tùng bằng plastic cho xe hơi . Hãng làm ăn không lời . Di chuyển nguyên một hãng qua Mexico. Nhân công rẻ hơn . John thất nghiệp , và đời sống sinh hoạt hằng ngày xáo trộn . Nợ xe . Xe vợ ,xe con . Nợ những tiện nghi phải có và không đáng có .Cuối cùng là nợ nhà trả góp . Kết cục nhà băng xiết nhà John .

 

Như tất cả mọi đứa con dù là dân tộc nào , sắc dân nào , tồn tại khắp nơi trên thế giới ; đều giống nhau ở một điểm . Ngôi nhà của cha mẹ luôn luôn rộng mở ở bất kỳ thời khắc nào .Ngày đầu tiên trở về , ngồi lại chiếc bàn ăn xưa cũ . Y nhìn mặt bàn đã lên nước bóng bởi thời gian , mà suốt bao nhiêu năm mỗi lần về thăm bố mẹ , y hoàn toàn không để ý . Và khi ngước lên để bắt đầu bữa ăn tối sau  phút cầu nguyện , John đã để nước mắt rơi  khi nhìn thấy cái lấp lánh bừng sáng  trong đôi mắt của cha mẹ y . John đã phải đứng dậy bước theo mẹ để dìu  bà trở lại phòng ăn , bởi bà đã không dằn được cái nức nở mừng vui nghẹn ngào . Không vì cái thảm họa mà con bà đã gặp  mà vì cái chắc chắn rằng – từ đây nơi ngôi nhà này sẽ không còn quạnh hiu của từng năm tháng , với những chiều hè có nắng vàng vọt in rõ nghiêng bóng bà và chồng trên vạt cỏ cùng cái băng ghế mà thằng bé John ngày xưa luôn ngủ quên  dưới bóng râm của cây táo vì mệt nhọc vui đùa . Chiếc xe đạp mà John đi đã được John lôi từ nhà kho ra . Nó vẫn còn mới không đến nỗi . Và tôi biết được khoảng cách từ nhà John đến hãng  khoảng 5 miles . John bảo không cần phải mua xe hơi dù là xe cũ . Có nhiều cái còn cần hơn là con John phải xong đại học năm nay . Có nhiều điều phải tiết kiệm . Thay vì phải thù ghét những cái bill đã từng dễ dãi gởi về hằng tháng cho John , anh ta nói với tôi anh ta muốn rằng  mãi mãi nó sẽ không bao giờ tìm ra được địa chỉ của nhà bố mẹ John để John phải cầm hay thấy nó .

 

John nói  anh ta còn đủ thời gian để làm việc đó . Những tiện nghi quá mức dành cho một con người , đã làm giảm bớt mọi suy nghĩ thực dụng vốn là bản sắc của dân Mỹ . Gần nửa thế kỷ thịnh vượng đã làm không riêng gì John dễ dàng mắc lừa ở các cái bill nợ có ghi những số tiền khiêm nhường  dễ dãi và gã thời gian là kẻ đồng lõa luôn luôn hát ru bằng những lời ca êm ái .

 

John nói khi cơn tuyết đầu mùa đổ ,anh sẽ tạm nghỉ suốt một mùa đông , rồi mới đi làm lại . Mùa đông có những công việc của mùa đông . Việc làm ở bang này không phải  là vấn đề nếu chịu khó và chấp nhận đồng lương hơi thấp . Hơn nữa John là dân Mỹ chánh gốc . Tôi nói dù làm ở bất cứ nơi đâu lương anh cũng vẫn cao hơn đám nhập cư chúng tôi . John hỏi tôi tại sao mùa đông tôi không về Việt Nam chơi , hồi ở Leominter John nói có biết đôi người Việt Nam  cứ hễ đầu mùa tuyết rơi thì họ về thăm thú quê nhà của họ . Tôi ậm ừ gật gù với John . Có thể và cũng không có thể .Và bây giờ  tôi đã quyết định về khi cảm thấy cái cô đơn lặng lẽ , cái chịu đựng gò lưng trên chiếc xe đạp chỉ còn là một hình dung khi tôi đến ngã tư ,bởi John đã nghĩ sau cơn tuyết dữ dội đầu mùa . Không có John bên cạnh để nói chuyện vãn  thường ngày  tôi cảm thấy công việc như dài thêm ra và chán ngắt . Và nỗi nhớ Sài Gòn đôi lúc thúc đẫy cái buồn  đôi lúc hầu như không chịu được .

 

Bao nhiêu lâu rồi ? Tôi đã hỏi và ý nghĩ đã trả lời như bao nhiêu lần ngồi một mình – Đi một mình  . Ngồi với chính nỗi cô đơn ở các nơi náo nhiệt hay vắng lặng –Chiến tranh đã kết thúc – Chiến tranh đã chết –Và trước khi chết đã kịp phóng một lưỡi gươm ác liệt làm tử thương cái đẹp . Cái đẹp thoi thóp , hắt hơi suốt một thời gian dài trong nỗi tuyệt vọng  của tôi và em .

 

 Mà tôi vẫn còn mãi sống . Quá lâu để tồn tại . Để thắt lòng mà nói với em .Cái đẹp của ta không còn nữa . Ngôi trường tôi đã đi qua .Tôi chỉ đứng nhìn và trải nỗi niềm của tôi lên nó . Bằng một thứ  lung linh câm lặng của tưởng nhớ . Ngôi trường của em . Tôi ngang qua  những lúc tan về đầy những ngôn ngử lạ  và từ ngữ hỗn độn chói tai .Tôi kiếm tôi đứng đâu đó – Riêng tây trong bất kỳ một ngày tháng chín hay tháng mười  – Tôi không tìm thấy tôi . Nó vừa thóang đã vỡ vụn bởi nó không còn mang tên trường xưa củ . Cái tên mới bắt gặp  ở cái nhìn trên cánh cổng trường , đã ném cong khúc xạ , cắt nát  bao khuôn mặt  méo mó hình tượng củ và làm cho điều tưởng nhớ luôn luôn là một hấp hối .

 

Tôi nghĩ tôi đã không sống được suốt từng ấy năm . Tôi đã thách đố định mệnh bằng tất cả sự phẫn nộ khi hằng ngày chứng kiến mỗi cái đẹp  giẫy dụa  tắt thở trên từng thời gian chồng chất . Vậy mà mỗi lần hàng phượng vĩ  rộ trổ ở mỗi mùa  ,  những buổi trưa ngày một  hai chạy ngang ngôi trường của tôi và em , tôi vẫn đắm mình trong hư tưởng  về một cái gì  mà  trí óc cố gắng chấp nối ; hàn gắn một thời trẻ  trung  đã sớm vội tan vỡ .

 

 

 

Cái đẹp đã không còn nữa – Thật sự đã không còn nữa suốt từng ấy năm –  và tôi hiểu rằng điều này thật là khó khăn mãi mãi cho mỗi lúc hoài niệm . Ở xứ xở này có thấy các mảng cỏ non không ?  Có rất nhiều  , bát ngát ở trên mỗi con đường tôi đi qua . Nhưng chắc không phải là những mảng cỏ  trong Tháng giêng cỏ non    của Mai Thảo . Mùi đất ẩm nơi quê  nhà  sau mưa ,  chỉ còn tìm thấy ở ven rìa thành phố  nơi chúng ta  đã  sống và lớn lên .Ven rìa bây giờ phải hiểu là xa hàng trăm cây số  –  Và em phải hiểu  những năm tháng khi còn ở lại quê hương , thỉnh thỏang tôi  đắm mình trong nổi buồn rầu ở những nơi chốn như thế .Rồi tôi đau đớn nhận ra rằng – Những khuôn mặt của người nông dân , cô thôn nữ  , bây giờ đã không còn vẻ đôn hậu   – chất phác mộc mạc – Không còn chiếc áo bà ba trên mái tóc kẹp thả dài sau lưng dưới chiếc nón lá , mời rao chùm nem hoa quả ở các thiếu nữ nơi bến phà bến bắc . Mắt môi đã chứa đựng bao mơ ước ở một nơi  đầy những ánh đèn ngập ngụa . Đêm của bao lần tôi đứng  trên chiếc phà chuyển sang bến bờ . Ngọn đèn pha rọi rõ dòng nước cuộn phù sa . Con phà thỉnh thỏang mệt nhọc cất lên tiếng còi buồn bả  – Như than trách của sông  nước  , của những vườn cây trái ngày một vắng bóng  tiếng cười đùa , chăm sóc của những người nông dân trẻ tuổi . Thậm chí còn quá trẻ – Để phải cắt chia cái điều thiêng liêng nơi họ thuộc về , nơi cái đẹp không còn nói bằng những lời vang vọng  để níu kéo  ; kiềm giữ về các mơ ước đầy bất trắc của họ .Con phà không còn đưa họ thường xuyên qua lại   sáng chiều . Họ đi từ một buổi hôm nào , để rồi trở về với cái tan vỡ của mơ ước –Nhưng vẫn  cố gắng ngụy trá trước  cái ngu ngơ của cha mẹ , bạn bè hoặc xóm giềng. Và con phà luôn luôn nhìn thấy, nghe một cách lãnh đạm tiếng thì thầm đầy nước mắt  của họ bởi con phà hiểu rằng nó củng sắp sửa là một vô ích – một mất tăm. Bởi tuổi trẻ nó là tuổi trẻ của bao người nó đưa đón . Khi họ trở về với cái mơ ước không trọn vẹn của họ , tiếng còi tàu đã khàn giọng thất đảm để rồi im bặt mãi mãi vào một giữa khuya nào .Cái vắng lặng êm đềm xa xăm của sông nước đã chết.

 

    Sự tự mãn của một giai cấp không có tuổi trẻ. Không có điều riêng tư, dù là một riêng tư duy nhất của tâm hồn. Một mặc cảm thay vì để xóa bỏ nó, lại biến nó thành điều ác độc. Rồi làm chết  những điều phải có, phải nhớ. Để khi những đứa trẻ- con em, con tôi, con bạn bè chúng ta ; trên các chặng đường đời mà chúng nó đi qua, gặp tai ương  hay đơn độc, chúng nó còn phải suy nghĩ, phải buồn rầu trong đớn đau vẫn còn nỗi hạnh phúc. Dù là một hạnh phúc buồn.

 

      Ngày nào chúng nó còn phải đứng tần ngần trước cổng trường xưa như chúng ta hiện hữu. Dù nó có nên người hoặc không có may mắn như suy nghĩ của tôi và em hay bạn bè mong đợi. Miễn trong nó còn xao động về những điều nghịch phá của tuổi hoa niên, những mối tình bé nhỏ thời mới lớn hay đủ lớn để có thể té ngã thở dài với thời gian suốt một đọan đường đời. Thì tôi đã không nói với em,với bạn bè về điều không còn nữa của cái đẹp. Những điều như thế.Giản dị như vậy.Vào những sáng chiều, tôi lặng lẽ chạy xe qua các con đường. Không phải là nơi  chốn của quê hương . Nghe lá reo trên các hàng cây.Gió lồng thốc những mãng cỏ non.Cái ãm đạm của trời vào thu. Trường xưa-lớp xưa-thầy cô cũ. Em và tôi, thời hoa niên, thời mới lớn hay đủ lớn.Những mối tình được làm chứng bởi các con đường, mỗi con phố nơi chúng ta ngang qua, dù là thành phố hay mỗi tỉnh lỵ bé nhỏ nào. Đã thở bằng những hơi thở tinh khôi, của sớm mai. Chan hòa với mùi ẩm mốc của góc tường trong lớp học, vào những ngày mưa lạnh của tháng chín hay tháng mười.

 

     Nỗi nhớ-sự nhắc nhở, hồi tưởng-trong bất kỳ một lúc nào của tuổi. Mùa hè,những chùm phượng vĩ. Những tảng mây đậm, gió se lạnh của mùa thu nơi xứ người, luôn bàng bạc trong tôi. Nhưng vẫn chỉ là một biểu tượng như một chút mặt trời trong nước lạnh của F.Sagan. Và những vốc nước lạnh buốt vỗ vào gương mặt của tôi như thừơng lệ của bao buổi sáng.Thấy tóc đã trắng nhiều hơn.Mắt đã là một màu gỗ của già cỗi. Tôi luôn muốn nói mãi một điều với em-cái đẹp của chúng ta đã chết.Tự lâu lắm, không kể thời gian phai lãng nơi xứ người hay đang âm thầm vỡ vụn tan biến với năm tháng trong mọi nơi chốn. Ở quê hương.

 

Với mớ hành trang lẫn lộn .Tưởng tượng trở về một nơi chốn mới đó đã mù xa . Có gì thay đổi , hẵn biết bao nhiêu là thay đổi . Ai trong chúng ta ít nhất trong đời đều có một lần trở về , dù mãi dấn thân ở bất cứ nơi đâu . Những khuôn mặt thân thích , bạn bè chưa gặp lại . Các vui buồn được khơi thức trong nôn nao độ lượng . Và đêm ở thành phố nơi xứ người , tôi thức chờ đến giờ bay . Mới thấy cuộc trở về nơi chốn củ , nơi bắt gặp lại tuổi thơ mãi chơi  ở khoảnh đất trống sau khu phố từng cư ngụ . Nơi hàng phượng vỹ đỏ chói , rực rỡ một mùa cuối cùng của bậc trung học . Mãi mãi không quên được  những buổi trưa êm ả vắng lặng , khi ngang qua bệnh viện mang cùng tên con đường. Nắng đổ lửa trên con dốc dài , trên thân thể người hành khất mà đôi tay không ngớt chùi vuốt những giọt sầu đau . Tôi trở về khi tôi nhận ra rằng có quá nhiều điều buồn nhớ , làm tôi mất thăng bằng chao đảo nơi cái đời sống tôi đang hiện hữu. Có thể dăm tuần , một tháng để rồi tôi biết mình tiếp tục cuộc chơi theo dòng đời lạnh bạc nơi xứ người.

 

Tôi hình dung thấy những bãi cát vàng , cùng hàng dừa với những cụm thông hình nấm của bãi biễn Nha Trang hiễn hiện trước mắt . Một khúc quẹo bỏ con đường Quốc Lộ ngang thị xã Phan Thiết , tức thời chạy dài trước mắt là những hàng dương để đến Mũi Né .Buổi sáng từ Nha Trang vượt 100 km để thả trầm mình trong nước ấm của Đại Lãnh. Rồi xa hơn nữa , có một buổi chiều ,  bước xuống gần hết dễ chừng 100 bậc thang của Ngũ Hành Sơn, nghe tiếng chuông đổ trong thinh không ,  mới thấy hết cái nhỏ nhoi , cái hiu quạnh của một kiếp người . Đã bao lần tôi ghé tạt Huế . Đêm thả thuyền xuống Kim Lăng thôi , không đi xa hơn nữa ,ngắm khung cảnh tịch liêu của chùa Thiên Mụ . Nếu có trăng , vào những lúc đêm về sáng , hơi nước bốc trên mặt sông một làn sương mù mỏng mảnh . Kẻ phương xa khi trở về mới cảm nhận đêm là không cùng nơi xứ Huế. Tôi sẽ qua An Cựu tìm lại tin tức của Hồng Diệp. Để làm gì không biết nữa . Tất cả chắc sẽ còn thay đổi hơn . Rồi cũng như bao lần đã ghé Huế , cái cảm giác nao lòng khi nhớ đến đôi mắt hốt hoảng , buồn thiu , lóng  lánh một lời chia tay ở năm tháng tao loạn . Đó là năm tháng của tuổi trẻ . Tôi gần 19 và nàng đã 16 . Còn xắn quần để đá cầu với các chị. Dù mảnh mai, ngực đã bắt đầu vun bằng chanh quýt , nhưng vẫn chắc cho hứa hẹn một nhan sắc. Người ta nói với tôi chị em nhà Vấn ,Diệp  sau chiến tranh đã vào Long Khánh  .Đó là những thông tin mơ hồ nếu không muốn nói là mù mịt . Nhà đó bây giờ đã thuộc một chủ nhân mới , và những bàn billar mưu sinh của gia đình nàng chỉ còn hiện diện trong trí nhớ của những người bạn mới quen lúc tôi đến Huế chơi theo chuyến công tác của cha tôi .Và cũng không ngờ đó là chuyến cuối cùng của đời ông . Tôi nhớ cà phê Phấn nằm trên đại lộ Trần Hưng Đạo , nơi tôi ngồi đến chiều  khi Hồng Diệp không đến được . Nàng bảo với tôi – Huế nhỏ lắm , ngồi đó đối diện là chợ Đông Ba – Người quen thấy dị chết !

 

Trời cuối năm có mưa , có những ngày mưa từ sáng đến chiều , đến khuya . Tôi đội mưa qua cầu Gia Hội , đến cà phê Ngọc Sương , ngồi đợi nàng . Tôi , dân Sài Gòn , tập tành ăn chơi từ mùa hè của năm đệ tứ . Đủ dạn dĩ  một cách tương đối khi nói chuyện , tán tỉnh với dân kẹp tóc . Nhưng vẫn còn cái hớ hênh khờ dại – Hỏi rằng nàng có yêu tôi hay không . Và đã bao nhiêu năm rồi Hồng Diệp ? Có một buổi trưa vội vã tan trường của em . Tôi vẫn còn nhớ hoài câu nói ở gương mặt bừng đỏ ; lí nhí câu trả lời – K.. hỏi chi lạ rứa hè . Ba tháng vỏn vẹn trong ký ức của một đời người .Tôi đã đến Huế thong dong và ra đi vội vã theo dòng người chạy loạn . Chỉ còn kịp nhìn nhau để rồi thất lạc hầu như mãi mãi .

 

Tự lâu tôi  đã khám phá ra mình , sở dĩ tồn tại là do được nuôi dưỡng bởi  cái lãng mạn của quá khứ . Cũng như khi nhận ra cái đẹp của lãng mạn chết dần theo vận mệnh của đất nước , của xã hội , của đổi thay , tâm hồn tôi đôi lúc tỷ lệ thuận với điều đó .Những cuộc tình tiếp nối có đau khổ – có tàn nhẫn – có dứt bỏ – có bắt buộc phải tan vỡ ;  hầu hết luôn luôn bắt đầu tự nơi tôi .

 

Tôi chọn ngày về , chuyến bay đáp vào lúc thời khắc rạng 30 . Để tìm lại trọn hương xưa củ lúc ngày còn xanh tóc . Để thấy cái bùi ngùi của thời gian sát cận tết trãi đậm trên từng ngôi nhà , phố thị lúc đi qua . Trên bờ tường mới ,trên những ô cửa được sơn phết lại đã đủ ráo khô nhưng mùi vẫn phảng phất nồng gai gai một rộn rã .

 

Sài Gòn . Nơi tôi sống và lớn lên . Thành phố của trở lại . Tôi chợt nhớ đến John . Tôi tội nghiệp John và tôi tội nghiệp tôi……..

 

AA

 

Read Full Post »

Mưa tháng sáu

Trần Thoại Nguyên

walk-in-rain

Sáng thứ 7 (6/6) vừa rồi ngồi café cùng Pham Thien ThuPhạm Văn Sau ,Viet Yen Le…bỗng trời bất chợt đổ cơn mưa đầu mùa,tôi đưa tay hứng từng giọt mưa và ngẫu hứng ứng tác đọc mấy câu MƯA THÁNG SÁU cho các bạn thơ cùng nghe và liền post thơ và ảnh lên facebook. Dù “câu cuối chưa đã” lắm,nhưng trang Vannghe Boston của Họa sĩ Nguyen Trong Khoi đã liền xin đăng.Tôi có nói với Ngua Hoang hãy chờ có hứng tôi sẽ tiếp tuc phát triển thành bài thơ hoàn chỉnh! Phải nói,do biến đổi khí hậu toàn cầu mà năm nay mùa nắng nóng khô hạn kéo dài chưa từng thấy! Thường đất Sài gòn nầy mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 4 và tháng 6 đã là giữa mùa mưa.Nhưng năm nay cơn mưa đầu mùa Sài gòn bắt đầu từ tháng 6. Ôi cơn mưa đầu mùa MƯA THÁNG SÁU!
Sáng nay 10/6 ngồi café cùng mùa hạ tóc trắng Cung Tích Biền ở 64 TQT,Q 3,bất chợt trời lại đổ cơn mưa xối xả,làm nũng làm niệu quá chừng tưởng như phong tỏa đường không cho bọn mình về! Nhưng rồi trời lại tành tạnh mưa trong hửng nắng.Trên đường về cây lá lung linh lừng sáng,nhìn tóc nàng cùng những hạt mưa bay lồng trong nắng đẹp huyền ảo quá,tôi lại có hứng lẩm nhẩm đọc tiếp MƯA THÁNG SÁU cho hoàn chỉnh bài thơ:
.

 

Mưa Sài gòn như cô gái làm duyên
Anh xao xuyến hứng giọt mưa tháng sáu
Em bây giờ ở đâu hỡi em yêu dấu
Cơn mưa đầu mùa giăng nổi nhớ ngoài hiên
Anh thấy trong từng hạt mưa lấp lánh khuôn mặt em
Anh hôn gió bờ môi em hồng ngọt mật
Trái tim anh đặt trên kẻ tay vạn vật
Dâng tặng em yêu theo từng hạt mưa bay
Cơn mưa đầu mùa mát lòng dạ mê say
Thơ anh ngân khúc cho em mưa tháng sáu!
Ô. Mưa trong nắng Sài gòn tóc em bay huyền ảo
Anh suốt đời là thi sĩ của hồn em!
.

Mưa Sài gòn như cô gái làm duyên
Mưa bất chợt mưa bóng mây trong nắng
Em đến bên anh chăng mà nôn nao phố vắng
Cây lá lung linh đường xao xác hơi may?
Người yêu ơi! Lòng anh đẹp tựa cung điện lầu đài
Đón em về xanh câu thề mưa tháng sáu!
Hãy về bên anh hỡi em yêu dấu
Cơn mưa đầu mùa mát da thịt thơm tho
Giọt hạnh phúc lăn tròn trên gò má ngây thơ
Anh xin dâng trọn hồn vui mưa tháng sáu!
Ô. Mưa trong nắng Sài gòn tóc em bay huyền ảo
Anh suốt đời là thi sĩ của hồn em!
.

Mưa Sài gòn như cô gái làm duyên
Mưa nũng niệu! Ơi mưa giọt dài giọt vắn
Mặt đất anh hoang tàn từ độ em xa vắng
Đời anh buồn như cây lá héo vàng khô
Em về bên anh gầy dựng lại giấc mơ
Tắm gội linh hồn cùng mưa tháng sáu!
Vườn Tình Yêu mãi xanh phép mầu hỡi em yêu dấu!
Khoảnh khắc- Vĩnh hằng trong từng hạt mưa bay
Cơn mưa đầu mùa xin tay nắm chặt bàn tay
Anh dìu em vào mộng cùng mưa tháng sáu!
Ô. Mưa trong nắng Sài gòn tóc em bay huyền ảo
Anh suốt đời là thi sĩ của hồn em!
.

 

 

(more…)

Read Full Post »

Kí ức Quy Nhơn

Trần Xuân Toàn

 0aEoGio13

Tôi người Bình Định, quê gốc Hoài Nhơn, không sinh tại Quy Nhơn, nhưng ở Quy Nhơn từ lúc hai, ba tuổi. Thời ấy, loạn lạc, sợ đạn bom, gia đình tôi chuyển vào thành phố, đến Quy Nhơn. (more…)

Read Full Post »

Tiếng mõ tâm

Miên Đức Thắng

“Sương sớm trên hồ Đa Mi” – Nguyễn Văn Thương.

“Sương sớm trên hồ Đa Mi” – Nguyễn Văn Thương.

Tiếng mõ tâm

 

Đội kinh lên chùa

Những chiếc lá khô cười hương sắc mộc

Tiếng mõ tâm

  (more…)

Read Full Post »

Đêm tình

Trần Mai Hường

maihuong

Vạch trời tìm dấu địa đàng

Chúng mình một đêm chung ngõ

Đâu sông Ngân Hà đâu cầu Ô Thước

Chưa chạm bờ lau… ơi sóng đã lừng…

* (more…)

Read Full Post »

Của nặng hơn người

 

  Truyện ngắn của  Nguyễn Trí

loi-ich-tu-ve-so

Tuy người dưng nước lã,  nhưng Ba Bướu và Năm Đầu Bạc tình thân hơn ruột thịt. Sở dĩ dùng chữ hơn là vì cô Lê Thị Trâm em gái Ba Bướu là vợ của Trần Văn Bảy mà Bảy là em ruột của Năm Đầu Bạc. Vậy thì cũng thường, có chi lạ mà hơn? (more…)

Read Full Post »

Bà Chúa Chè

Vũ Thanh

clip_image002

Hồi thứ 11: NHẤT THỐNG SƠN HÀ – 2.

Trèo lên trên núi Sóc Sơn

Hỏi thăm Thánh Dóng có còn đó không

Mai này vào được Thăng Long

Thì tôi lập miếu thờ ông đáp đền…

  (more…)

Read Full Post »

 

 

              Phan Trường Nghị

 

dien_thoquang_trung_du-lich-binh-dinh-tour-binh-dinh-du-llich-ben-nghe

Năm 1471, hạ xong thành Đồ Bàn, bắt Chiêm vương Trà Toàn đem theo quân thứ ban sư về kinh, chỉ vài tháng sau vua Lê Thánh Tông lập ra đạo thừa tuyên thứ 13 là Thừa Tuyên Quảng Nam. Rồi vị tướng nhiều công trạng trong cuộc chiến tiến binh vào kinh đô Đồ Bàn năm ấy là Trung quân Đô thống Phạm Nhữ Tăng, ông được giao quyền Đô Ty Quảng Nam kiêm Trấn Phủ Hoài Nhơn (more…)

Read Full Post »

Older Posts »