Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Chín, 2015

Mùa hạ thương

.Đặng Hoàng Thám 

dht

Tôi về

chốn cũ ngày xưa

Chẳng còn đôi mắt của mùa hạ thương

 

Hoàng lan thoang thoảng đưa hương

Hàng cây khép lá phố phường lạnh căm

 

Em về đâu

…đã bặt tăm?

Râm ran tiếng hát ve ngân gọi mùa

Đầu hè lựu đỏ đung đưa

Sen hồng cánh mỏng ao chùa ngát hương

 

Em đi để lại gió sương

Một mai mỏi bước có nương đường về?

 

…Đò tôi đậu bến sông quê

                            Chập chờn giấc mộng tái tê cõi lòng

Tôi đi tìm lá diêu bông

Quên vầng trăng lặn bên sông mất rồi!

 

Read Full Post »

.
vophien

“Ngót hai mươi năm trời rồi, gần như hồi nào anh cũng phải cầm vũ khí trong tay: anh né viên đạn của bên này, tránh viên đạn của bên kia, đỡ ngọn roi của bên nọ… và anh cũng lại đánh trả nữa. Và nét mặt anh thì lúc nào tuồng như cũng rầu rầu, nguội lạnh như một người ngoại cuộc. (more…)

Read Full Post »

 

Truyện ngắn của Nguyễn Trí

 

Hóa_vàng

Tên của nàng là Thuý, tuổi con mèo. Đặc biệt yêu màu đen. Từ áo quần giày dép mũ nón bao tay tuốt tuồn tuột một mầu huyền hoặc. Giang hồ gọi Hắc Thuý Miêu. Thuý đẹp lắm. Đẹp từ tóc tai môi má đến dáng người và ăn nói cực kỳ duyên. Theo đuổi Thuý toàn con nhà danh gia vọng tộc. Vậy mà tiên sư bố cái ông tơ bà nguyệt, sư cha cái tình yêu vô bổ. Nàng lại say đắm một anh đã không đẹp thì chớ còn làm việc trong trại hòm Ngũ Hành với chức năng thợ mộc. Giang hồ nghe qua mà tiếc hùi hụi. Chả hiểu thằng thợ mộc kia có ngón chi mà đạp đổ được một nhan sắc tầm cỡ thành trì. Bố mẹ anh chị em nhà nàng cực lực phản đối. Chả nói chả rằng Hắc Thuý Miêu cuốn áo cuốn quần đến trại hòm anh làm việc ở luôn mới gọi là tình yêu đích thực. Anh khố rách đến độ nhà chỉ là cái cấp bốn không tô kề bên trại hòm. Thêm một lần thiên hạ chửi sư bố cái tình yêu. (more…)

Read Full Post »

Bến sông

Phạm Ánh

ben song que 2

Tôi về thảm cỏ biếc xanh

Ngã lưng một giấc ngon lành như xưa

Hàng dừa mát rượi nắng trưa

Ngập ngừng suối gió đong đưa nỗi niềm.

(more…)

Read Full Post »

.

Lâm Bích Thủy

 

             

 hinh ong

      Bài viết dành gởi: :  Ông  Hữu Thỉnh  Chủ tịch Chủ Tịch Hội Nhà Văn Việt Nam và Ông Nguyễn An Pha Chủ tịch Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Bình Định          

 Cha tôi ra đi đúng vào Rằm Trung thu (15-8-1998). Hàng năm, cứ gần đến ngày, mẹ tôi lại chộn rộn nhắc các con, dù ở xa cũng về quê để làm giỗ. Nay, mẹ không còn, biết ai thay mẹ nhắc nhỡ! Song có một điều, đối với cha tôi, ông còn là một người thầy nhân từ, trọng tình, trọng nghĩa với đời, với người; cho dù không ai nhắc, chị em tôi ở hai đầu đất nước, cứ đến Rằm là tự khắc rủ nhau về nơi mà cha đã ra đi, thắp cho ông nén tâm hương tường nhớ để cha đỡ cô quạnh ở nơi suối vàng!

Chắc có bạn biết, cha tôi – nhà thơ Yến Lan-một trong bốn nhà thơ của Tứ Hữu Bàn Thành- đó là dải đất mà người đời thường tâm đắt: “Bình định là đất võ nhưng ẩn chứa trong mình những bí ẩn về văn chương”  Ngoài bút danh Yến Lan, người ta còn gọi ông là linh Lân. Tên ấy, do ông Trần Thống, ở Kiên Mỹ (quê vợ nhà thơ Quách Tấn), đại diện người yêu thơ lúc bấy giờ, lấy tên bốn con linh vật để đặt cho: – Hàn Mặc Tử-long, Yến Lan-lân, Quách Tấn-qui, Chế Lan Viên-phụng. Tuy ngẫu hứng gọi cho vui, nhưng nó lại vận đúng vào nhân cách và phong thái thơ từng người một cách kỳ lạ…

Đối với linh lân, nếu bạn nào chưa biết, hãy xem bài viết của nhà văn Lê Hoài Lương:

 

“ Ôi cái sự tình của ông, sao nghĩ tới thấy buồn thương.

Trong nhóm thơ Bình Định, ông là linh Lân. Lân, vận vào ông sao đúng thế. Sách xưa mô tả lân là linh thú, mình giống nai, đuôi giống trâu, móng như ngựa, lưng có lông ngũ sắc, bụng thì vàng, một sừng. Đặc biệt đây là con thú nhân đức, không ăn các sinh vật, đi cỏ không nát! Ông hiền lành đức độ một đời, văn nhân thi hữu nhiều lứa tuổi khác nhau đều chung nhận xét này. Linh lân lành hiền và từng chói sáng trên thi đàn với “Nhóm thơ Bình Định” và “Trường thơ loạn” ít nhất tới giờ mọi người vẫn ngưỡng mộ với Bến My Lăng và Bình Định 1935. Riêng Bến My Lăng cái bến thơ đẹp lộng lẫy và kỳ ảo không thể thiếu trong danh mục những bài thơ hay nhất nước Việt Nam thế kỷ XX .!….

Ông đã về với cái bến trăng huyền ảo của ông cách đây đúng 10 năm (nay là 17 năm NV). Lạ lùng thay lại nhằm đúng vào đêm trăng đẹp nhất trong năm: Trung thu. Ông lặng lẽ về với trăng trong niềm hân hoan lớn của trẻ nhỏ tùng cắc múa lân, ông – con linh – thú – lân lành hiền đi không làm đau cỏ!              (Báo Bình Định 5/10/2010)

 

Trong hơn 60 năm cầm bút, tại vùng đất võ Bình Định, cùng thời với Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên… nếu kể về công và tâm huyết cho quê thì Yến Lan không kém cạnh ai về tài, tri thức, tầm và sự sáng tạo trong nghệ thuật. Nhưng, thật công tâm mà nói thì không ai gắn bó với quê hương xứ sở bằng Yến Lan. Với quê, nơi chôn nhau cắt rốn; ông dành tình cảm của mình vào bốn bài thơ: Bình Định 1935, Bình Định 1945, Bình Định 1947 và Bình Đình 1976. Ông đã làm cho thị xã An Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung trở nên bất hủ, để người người yêu thơ tìm đến chiêm ngưỡng, bởi vì có cái “Bến My Lăng” do ông đặt tên. Hơn thế nữa; thơ Ông viết về Bình Định với niềm  tự hào và vui sống bình dị, thanh bình ở miền có nhiều ánh trăng huyền hoặc. Nhưng đằng sau cái vẻ rất đời thường ấy trong Ông ẩn chứa cả một cuộc tự thanh lọc để giữ chất người của chính mình:

 

Sự nghiệp văn chương ông chọn để mưu sinh và tâm huyết cả đời, ông đã nghiệm ra nhiều điều và tự đánh giá mình bằng lời trăng trối với con khi biết qũi thời gian không còn nhiều; ông gọi hai con gái lớn lại và nói:

“Riêng hai con là phận gái ba mới nói điều này; ba nghèo không có gì để lại cho hai con, nhưng bù lại, suốt đời ba đã phấn đấu, đến giờ các con có quyền tự hào-mình là con của một người làm thơ biết tự trọng và khiêm tốn. Điều này còn quí hơn châu báu, tiền bạc, nhà cửa…”  Thực ra, ông không biết rằng, chúng tôi đã rất tự hào về người cha thi sĩ của mình; bởi vì hai đức tính này nghe thì rất bình thường, nhưng đã mấy ai làm được, nhất là vào những thời điểm mà chân giá trị đích thực của con người chưa được đặt đúng vị trí.

 

Tài năng của ông ư? Vì ông là một nhà thơ khiêm nhường nên ít ai quan tâm đến! Nhưng, ít ai biết, ngay những ngày mới đặt chân lên đất Bắc, khi Bác Hồ kêu gọi các văn nghệ sĩ soạn “Cương lĩnh mặt trận Tổ quốc diễn ca” để truyền bá trong nhân dân. Cùng soạn với ông, còn có 16 nhà thơ khác; nhưng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn tác phẩm của Yến Lan.

Nhà thơ Hữu Thỉnh – Phó Tổng thư ký thường trực Hội nhà văn Việt Nam, tại lễ tưởng niệm nhà thơ Yến Lan, tchức ở Hà Nội, ngày 8-10-1998. đã sơ lược quá trình hoạt động nghệ thuật của Yến Lan:

“…Tài năng của Yến Lan sớm nảy nở và sớm được khẳng định. Truyện ngắn đầu tay của Yến Lan bút danh là Xuân Khai được thưởng giải cao của báo Thanh Nghệ Tỉnh khi Yến Lan chưa đầy hai mươi tuổi. Truyện ngắn của Yến Lan liên tục được giới thiệu trên các tờ Tiểu thuyết thứ hai, Tiểu thuyết thứ năm và nhiều tờ báo khác. Yến Lan viết cải lương, viết kịch và thành lập đội kịch mang tên ông. Đoàn kịch Yến Lan với vở “Bóng giai nhân” đã từng lưu diễn ở Huế, Hà Nội. Thanh Hóa…

 

Còn trong Cách mạng  và 9 kháng chiến, đóng góp của Yến Lan cũng được nhà giáo dạy triết học tại Trường Đại học Qui Nhơn, thầy Cao Kế cho rằng:  “Nếu có một tác giả nào sau này viết về lịch sử thơ ca Cách mạng của Việt Nam và tỉnh Bình Định thì phải thấy cho hết con người Yến Lan đã đóng góp như thế nào và đánh giá cho đúng cái tác dụng to lớn những bài thơ Yến Lan đã viết khá hay trong những ngày đầu Cách mạng như: “Bình Định 1947”, một bài thơ mà nội dung phục vụ Cách mạng kịp thời và về phương diện nghệ thuật ai cũng phải công nhận là một bài thơ rất hay.

Chính những bài thơ ông làm lúc này đã có tác động đến đội ngũ trí thức làm cho họ tin vào Cách mạng và theo Cách mạng…”

 

Trước những đóng góp thầm lặng của Yến Lan cho nền Văn học Việt Nam và tỉnh Bình Định, Nhà thơ Trần Ninh Hồ đã chia sẻ nỗi day dứt trong lòng: “Vị trí của Yến Lan lớn, nhỏ đến đâu trong thi đàn nước nhà, điều đó còn chờ sự lắng đọng của nhận thức, phẩm bình và thời gian; nhưng có điều dễ thấy ở Yến Lan: Ông là một thi tài thật sự đặc sắc!”

 

Năm nay, là ngày giỗ thứ Mười Bảy của Yến Lan; tính ra, một khoảng thời gian cũng không phải là ngắn so với đời thi sĩ. Trãi qua khoảng thời gian đó, những oan trái đối với nghệ sĩ trong cái gọi là Nhân văn Giai phẩm, người ta đã sửa sai, người từng bị gán tội oan đã được hoàn lại đúng giá trị, phẩm giá và tài năng, như nhạc sĩ, Văn Cao, nhà thơ Nguyễn Bính, nhà thơ Quang Dũng v.v… đã và đang được Đảng, nhà nước khôi phục quyền lợi mà họ rất xứng đáng được quyền hưởng. Đã có những con đường, trường học mang tên Văn Cao, Quang Dũng, Nguyễn Bính, và cả nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại nơi các ông sinh ra và tại thành phố lớn. Dẫu với Yến Lan, chỉ có thể có tại Qui Nhơn thôi, thì hầu như ông đang bị dần đi vào sự lãng quên, mặc dù khắp các trang web trên mạn dày đặt những thông tin về nhân cách, tài, đức của ông mà với bạn vong niên, đồng niên không thể phủ nhận được; thế mà Ông không có nỗi một con đường đàng hoàng ở thị xã An Nhơn, hay Thành phố Qui Nhơn mang tên ông, hay một phòng lưu niệm để lưu giữ những kỷ vật có thể là báu vật cho các thế hệ mai sau.

 

“Nhớ đến Yến Lan là người ta nhớ đến một nhà thơ, suốt đời ông sống cho thơ và cho quê, cho đến phút chót… Ông là con người của thơ ca, là những gì mà thơ mang trong mình nó: Thanh sáng, tinh túy và cao thượng. Ông yêu thơ trong thầm lặng như một mối tình dài (…), người làm thơ lớp sau gọi là “bố già” của loại thơ tứ tuyệt, tưởng đã mấy người được như thế” (Ngô Văn Phú).

 

 “Theo cảm nghĩ của tôi, với tài năng và sức lan tỏa của cụ, đáng lẽ cụ phải được quê

hương nhìn nhận ngay từ nhiều năm trước. Nhưng những ngày có hân hạnh hầu chuyện cụ Yến Lan, tôi biết tính cụ, ôn tồn, hòa nhã và hết sức tự trọng. Cho dù sự thiệt thòi luôn luôn xảy ra thuở sinh thời, điều ấy có hề chi với con người đã đi qua bao thăng trầm nhân thế, lặng lẽ trọng nghĩa nhân và ái ngại trước trò chơi phù thế ồn ào.   (Nguyễn Thanh Mừng)

 

Và người đọc cho rằng; Thơ tứ tuyệt tài hoa của thi sĩ Yến Lan, những bài thơ như là sự chắt chiu cả cuộc đời lao động nghệ thuật miệt mài và tâm huyết. Nhưng việc nghiên cứu và xuất bản thơ Yến Lan vẫn còn quá ít ỏi, chưa xứng với những đóng góp của ông cho thi ca dân tộc. Bởi vậy, nghiên cứu thơ ca Yến Lan để góp phần xác định vị trí vốn có và những đóng góp của ông trong nền thi ca nước nhà là việc làm cần thiết”

 

Dẫu rằng thời gian gần đây, một số bài báo trên báo chí cũng như các tạp chí chuyên ngành có quan tâm hơn đến tên tuổi Yến Lan và sự nghiệp văn thơ của ông. Có thể kể ra đây một số cái tên đáng chú ý như: Trần Minh Nguyệt, Xuân Tùng, Trần Ngọc Tuấn, Trần Hoàng Nhân, Mang Viên Long, Duy Phi… nhưng những cây bút trên mới dừng ở kể lại những dòng hồi ức gắn với nhà thơ Yến Lan, những kỉ niệm đẹp về con người chí tình chí nghĩa ấy chứ chưa có một công trình tập hợp đầy đặn nào mang tính nghiên cứu hay hội thảo về thơ Yến Lan như những nhà thơ khác.

Ngưỡng mộ tài, đức Yến Lan. Nhà thơ Trúc Thông, một tác giả cách tân thơ Việt Nam hiện nay, nhận xét về thơ tứ tuyệt của Yến Lan đầy cảm phục: “Trong số lưa thưa bậc hảo hán của thơ tứ tuyệt Việt Nam hiện đại, Yến Lan thuộc loại “bố già”. Một “bố già” hiền lành. Không cân quắc, ngang tàng, vang động. Nhưng vẫn đầy cốt cách trong cung cách âm thầm…”.

 

Ấy vậy mà những ghi nhận lặng lẽ đó không làm thay đổi được cách nhìn của quê huơng Bình  Định đốì với Yến Lan. Bởi, là con của ông, làm sao tôi có thể trả lời, giải thích những câu hỏi mà chỉ những người có trách nhiệm cao nhất về Văn học Việt Nam hay của tỉnh Bình Định mới trả lời được:

Chị LBT ơi, chị thử “kêu oan ” cùng lãnh đạo tỉnh Bình Định xem sao. Em nghĩ có thể lãnh đạo tỉnh thiếu thông tin chăng ? Hoặc bộ phận tham mưu quá yếu kém  (Khungcuahep:)

 

Có những day dức trong lương tâm người Bình Định:

“Ôi một danh nhân văn hóa Bình Định – Người thổi hồn cho đất và người Bình Định nhưng chưa được Quê hương Ông ghi nhận và tưởng thưởng công lao (Bạn có biết hiện nay, tại Quy Nhơn có rất nhiều tên đường là các nhà văn nổi tiếng Việt Nam nhưng chưa có tên đường Yến Lan và chưa có một nơi để làm Nhà lưu niệm cho đúng nghĩa tại Thị xã An Nhơn). Mong các nhà báo góp tiếng nói để Thi sĩ Yến Lan được an ủi, “ngậm cười” đối với hậu thế và lòng tri ân của quê hương đối với cuộc đời, sự nghiệp đã cống hiến cho quê hương”.

 

Song nặng lòng hơn là sự hoài nghi …

“Tôi thích thơ Yến Lan từ thưở học phổ thông. Ông là một tài năng thơ và một nhân cách mà thời đại ông không đủ bản lãnh và lòng tốt để chấp nhận. Cho nên nếu có bi kịch đến với ông thì hãy biến điều ấy thành thơ.   “Lê Hồng Ân”

Lâm Bích Thủy

(more…)

Read Full Post »

 

586_mua-thu-ha-noi

THƠ TƯƠNG GIANG
HẸN CÙNG HÀ NỘI

.

Và tháng 9 đang về trong gió nhẹ
Mình hẹn hò thêm lần nữa đi anh (more…)

Read Full Post »

Mẹ tôi

“Chúng tôi liễu ngộ lẽ vô thường, xin báo tin Mẹ đã xả báo thân vào lúc 8:45 PM ngày 22 tháng 9, 2015 (Nhằm ngày 10 tháng 8, Ất Mùi) tại Thủ phủ Sacramento, CA, Hoa Kỳ. Hưởng Thọ 81 tuổi, và Linh cữu hiện quàn tại Sacramento Memorial Lawn vào cuối tuần này. Chương trình Tang Lễ sẽ gởi ra trong tối nay. Đây là bài viết cũ về tiểu sử của Mẹ.”

Bạch Xuân Phẻ 

.
12011116_10154276998151110_3539405477863224014_n


Mẹ sinh ra và lớn lên ở vùng quê đẹp và thơ mộng ven biển Miền Trung trong một gia đình Nho giáo. Mẹ, tên là Trần Thị Ái, Pháp danh Nguyên Ái. Mẹ sanh ngày 20 tháng 12, năm 1934 (năm Ất Hợi) tại thôn Vĩnh Hội, Phủ An Nhơn, Huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định. Nay là thôn Vĩnh Hội, Xã Cát Hải, Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định. Mẹ là người con thứ 6 trong một đại gia đình gồm 10 anh chị em. Ông Ngoại là Xã trưởng Trần Hoành và bà Ngoại là Trần Thị Nhĩ. Mẹ xuất thân từ một gia đình Nho giáo, nhưng đã được thấm nhuần tinh tuý Phật Giáo. Thời thơ ấu, quý Cậu Dì và Mẹ được Ông Bà Ngoại cho thọ Tam quy Ngũ giới với vị Phương trượng Chùa Linh Phong (Tục gọi là Chùa Ông Núi), Phù Cát, Bình Định lúc bấy giờ. Từ đó, hạt giống Phật pháp đã thấm nhuần trong Mẹ từ lời nói, hành động, và thân giáo của người. Mẹ lúc nào cũng nhỏ nhẹ, dịu dàng, kiên nhẫn, hy sinh, và từ tốn.

 

Mẹ là người đảm đang, hiền lành, và nhân hậu. Mẹ còn là vị “nữ tướng” trong gia đình. Mẹ vất vả thức khuya dậy sớm lo cho chồng cho con từng giờ từ thuở làm dâu đến bây giờ. Thuở thiếu thời Mẹ học trường làng đến gần lớp Hai thì phải nghỉ học giúp việc gia đình. Ở tuổi thơ ấu, Mẹ đã lo cho gia đình, trông nôm đàn em, lo việc nhà, và trồng trọt trong vườn. Khi lớn lên, như bao nhiêu thiếu nữ khác trong làng, Mẹ phải làm ruộng làm rẫy, một nắng hai sương thật cơ hàn và vất vả. Mẹ lớn lên trong tình thương yêu và dạy dỗ của Ông Bà Ngoại. Mẹ được hấp thụ những tư tưởng mộc mạc mà bao quát như “Đói cho sạch, rách cho thơm” đến “Ta nên tất thị mình nên”; “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân; Điều gì mình không muốn thì đừng nên làm cho người.” và những tư tưởng căn bản của Phật Giáo như nghiệp và nhân quả luân hồi. Đó cũng là những gì mà chúng tôi được Mẹ dạy từ tấm bé. Người trong họ hàng, ai ai cũng thương mến Mẹ. Ở trong làng, ai cũng biết Mẹ hiền hậu, tử tế, và xinh đẹp. Có lần Mẹ nhắc lại có gã thanh niên con trai làng bên cỡi ngựa chận đường trêu Mẹ. Mẹ thẹn thùng quay đi. Những gã thanh niên tuấn tú như thế mà chưa lọt mắt Mẹ vì Mẹ chỉ biết “Ba Mẹ đặt đâu con nằm đấy” mà thôi.

 

Năm 1953, khi lên mười chín, Mẹ lạy Ông Bà đi lấy chồng. Chuyện tình của Ba Mẹ là một chuyện tình thật đẹp. Ông Nội, Ông Ba Ước, Ông Bốn Kha, và Ba chèo thuyền đi mua củi về chụm. Thực ra là “xem mắt” thì đúng hơn. Mẹ rất vô tư mang nước lên đãi khách trong khi quần áo đi cày ruộng vẫn còn nguyên vẹn. Cái thật thà, vô tư đó là một trong những đặc điểm mà Mẹ được Ông và Ba thương mến rất nhiều. Ba là con trai đầu, là anh cả trong gia đình 9 anh chị em. Ba thì lớn lên với biển. Biển dạt dào êm ả, biển bao la mặn nồng, nhưng biển cũng ầm ĩ vô cùng. Ba lặn lội dầm mưa dãi nắng để kiếm kế sanh nhai. Ba hiền lành, chất phát, dáng trung trung, chỉ 1 mét 6 (5’3”), nhưng vạm vỡ; Mẹ nhân hậu, cao ráo, và xinh đẹp. Ba Mẹ thật là xứng đôi vừa lứa.

 

Mẹ làm dâu thật tốt, những năm đầu Mẹ lo sự nghiệp gia đình bên Nội nên mãi đến 6 năm sau Mẹ mới có con. Tình yêu của ba Mẹ ngày càng sâu đậm và sau 21 năm, Mẹ đã sinh cho Ba được năm chị gái. Đến đây thì sức cũng đã cạn. Ngũ long công chúa còn gì bằng, nhưng Ba là con trai trưởng nên cần phải “Nối dõi tông đường”. Vì sự thuyết phục rất tuyệt diệu của Ba và áp lực bên chồng, Mẹ một lần nữa thọ thai. Đợt này, thai nghén rất khác thường. Mẹ thầm nghĩ đây chắc là hỷ sự, là đứa con trai để nối tiếp dòng họ Bạch. Mẹ lại rã rời tay chân khi biết được thêm một chị gái, chị Bạch Thị Xoa chào đời. Chị là sự xoa dịu, vỗ về cho những cơ hàn và nhọc nhằn của Ba Mẹ. Mặc dù toàn là con gái, nhưng Ba Mẹ lại yêu thương các con vô bờ bến.

 

Thế rồi, Ba Mẹ quyết chí sẽ không có con thêm nữa vì tuổi đã ngoài 40. Sau cùng để tiếp nối dòng họ Bạch, Ba Mẹ đã quyết định xin một anh trai tại Cô Nhi Viện Quy Nhơn về làm con nuôi. Anh trai, Bạch Xuân Thảo là con của một quân nhân Hoa Kỳ. Ba Mẹ xin anh về lúc anh lên hai, ba tuổi, thương yêu và nuôi nấng anh như đứa con ruột. Anh rất đẹp trai và kháu khỉnh.  Không bao lâu Ba Mẹ biết anh có chứng bệnh kinh phong; thật nhọc nhằn cho Mẹ nhưng tình yêu của Ba Mẹ dành con anh vẫn đậm đà. Thế là, không mong mà được; không đợi, không mong, Mẹ đã thọ thai một lần nữa. Và đứa con trai duy nhất ra đời đúng vào ngày rằm Tháng Bảy, mùa Vu Lan Thắng Hội, năm Nhâm Thìn (1976) trong sự thương yêu và trìu mến của nhiều người, nhất là gia đình bên Nội. Bạch Xuân Phẻ, cái tên mà Ba Mẹ mong mỏi luôn luôn khỏe mạnh, là đứa con trai ruột duy nhất của Ba Mẹ. Bạch Xuân Phẻ là cháu Nội đích tôn của Ông Bà họ Bạch đời thứ 6 trong làng chài Phước Lý.

 

Ở Phước Lý (nay là Xã Nhơn Lý), ai cũng thương yêu Mẹ. Vì Mẹ sống cho gia đình và sống vì mọi người. Mẹ nấu ăn rất ngon. Mẹ nấu cho nhiều đám giỗ và đám cưới. Nhiền lần Mẹ nấu ăn cho cả vài trăm người mà không hề than phiền mệt nhọc. Mẹ là người nhà Quê mà làm mắm, làm mực không ai bằng. Mẹ buôn tần bán tảo. Mẹ vun vén, lo toang xây nhà cho Ông Bà Nội. Mẹ giúp chăm sóc các em chồng, trông nom và lo lắng cho gia đình chồng. Cuộc sống cơ hàn như thế mà lúc nào Mẹ cũng dịu dàng, kính trên nhường dưới, và ngọt ngào với mọi người. Mẹ sống trên thuận dưới hòa, Mẹ được lòng rất nhiều người và tiếng thơm ngày càng vang xa.Với một bầy con 8 đứa, Mẹ dạy dỗ, yêu thương, và chăm sóc từng ngày. Mẹ lo cho chồng, cho con. Mẹ đã vượng phu, ích tử. Mẹ đã hun đúc và dìu dắt cho các con thành người. Tuy Ba Mẹ không có học vị, nhưng đứa nào cũng có nghề nghiệp và học vấn đàng hoàng. Chỉ có chị Hai, Bạch Thị Đố, đã cùng Mẹ hy sinh lo cho đàn em học hành đến nơi đến chốn nên không có cơ hội lo cho chính mình. Mẹ đã nuôi nấng cho đàn con lớn khôn thành người và đã gả chồng cho những con gái lớn sau khi đã có nghề nghiệp, đó là chị ba Lố và chị bốn Gành. Năm 1987, chị thứ 6, Bạch Thị Phượng là người con gái đầu tiên của Làng được vào Đại Học Sư Phạm ở thành phố Quy Nhơn. Mẹ hy sinh biết bao, có lần Mẹ đã bán hết tất cả của cải mình có để nuôi các con ăn học. Hồi trước, Mẹ bảo là nhà có vàng thẻ, dần mòn bán hết để lo cho con cái rồi đến lúc phải đi mượn gạo nấu đỡ qua ngày. Có những lúc, Mẹ đã rơi nước mắt mà nào Mẹ có cho Ba hay con cái hay biết gì đâu. Mẹ vẫn một lòng kham nhẫn chịu đựng khổ nhọc nuôi con. Chị thứ 7, Bạch Thị Hoa, vì thương gia đình, nên đã tìm đường vượt biển hầu giúp gia đình như thiên hạ, nào ngờ chị bị kẹt lại ở Phi Luật Tân. Điều đó càng làm cho Mẹ thêm lo lắng và âu sầu.

 

Đến năm 1988, có chương trình Con Lai Đi Mỹ (Vietnamese Ameriasian Homecoming Act), Ba Mẹ quyết định làm giấy tờ thử xem sao. Rồi cuối cùng cũng không có đủ tiền vào Sài Gòn, nên chỉ đành cho anh Thảo một mình về Mỹ. Nhưng đại sứ quán bảo rằng anh bệnh, nên cần phải có người chăm sóc. Nhà chỉ đủ tiền cho chị Sáu đi thôi, nhưng chị Sáu cũng lưỡng lự vì đang học ở Trường Đại Học Sư Phạm Quy Nhơn vả lại chị cũng ngại xa gia đình một mình. Cuối cùng, Mẹ lại một lần nữa âm thầm đi mượn chác để có tiền vào Sài Gòn chuẩn bị đi Mỹ. Ở tại Sài Gòn, anh Thảo và Mẹ được ở tại Trung Tâm Chuyển Tiếp Trẻ Lai tại quận Tân Bình để chuẩn bị và trị liệu cho anh. Thời gian này là thời gian vất vả nhất cho Mẹ. Anh Thảo lại trở bệnh nặng và tâm trí lại bất ổn. Mẹ cực nhọc biết bao. Trong lúc khổ đau và vất vả, có nhiều cô chú trong trung tâm giúp đỡ cho ba mẹ con như chú Tùng, cô Tâm, cô Thu, và chú Hoàng. Vì sự sinh tồn, Mẹ phải lặn lội đi bán hàng rong ở khu du lịch Đầm Sen bên cạnh. Mẹ phải đi chợ thật xa mua hoa quả và vật dụng, bán lấy lời. Có lần Mẹ bị bắt, các chú Công An đã nhốt Mẹ trong phòng cầu tiêu nhỏ xíu. Mẹ vừa tủi thân, vừa sợ sệt; thế là Mẹ khóc nguyên đêm. Nước mắt Mẹ đã đổ thật nhiều vì con vì cái. Mỗi lần nhắc đến việc này, chúng tôi không cầm được nước mắt.

 

Có những lần, Mẹ phải dành dụm thức ăn hoặc sữa để bán lại lấy tiền, giúp các con ở ngoài Trung. Bản thân tôi phải bỏ học từ đầu lớp Bảy để vào Sài Gòn cùng Mẹ chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống. Có lần về lại thăm quê từ Sài Gòn, người ta đã nhìn Mẹ và gia đình bằng đôi mắt trêu chọc, khinh miệt. Còn Trường làng Phổ Thông Cơ Sở Xã Nhơn Lý cũng không cho tôi đi học lại vì họ viện lý do là “sắp đi Mỹ”. Mẹ vẫn cười làm lơ không một lời oán trách. Thế rồi, duyên lành cũng đến. Cuối cùng, toà đại sứ cho cả gia đình đi Mỹ mà may thay là có một ông bác sĩ Mỹ bảo trợ nên gia đình được bay trực tiếp qua Thái rồi qua Mỹ, thay vì qua Phi Luật Tân ở học tiếng Anh trong 6 tháng mới định cư qua Mỹ. Gia đình rất hạnh phúc và ngậm ngùi rời Việt Nam vào ngày 9 tháng 6 năm 1991. Qua Thái Lan ở khoảng một tuần, sau đó đại gia đình được đặt chân trên xứ Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 6 năm 1991 tại San Francisco rồi định cư tại Lincoln, Nebraska.  Ở San Francisco, chúng tôi rất vui, ngạc nhiên, tò mò, lo sợ, hồi hộp, và hy vọng. Và đó cũng là những cảm xúc ban đầu.

 

Niềm vui của Mẹ chưa thấm thì nước mắt Mẹ lại đổ vì trên chiếc phi cơ 18 chỗ ngồi, nhìn xuống vùng Trung Mỹ toàn là ruộng với ruộng nối tiếp nhau. Cò bay thẳng cánh là đây, mà Mẹ thì lại sợ đi làm ruộng. Như mọi sự đã được Ơn trên an bày, sau 6 tháng ăn tiền trợ cấp của chính phủ. Ba Mẹ có việc làm ở hãng giặt, chị sáu Phượng thì phải vừa đi học vừa đi làm ban đêm để giúp gia đình và lo cho các em đi học. Chúng tôi biết chị cũng đã khóc thật nhiều và thầm cảm ơn sự hy sinh cao cả của chị cũng như chị Hai một thuở. Năm 1993, chị Hoa được đoàn tụ cùng gia đình từ Phi Luật Tân. Thế rồi chúng tôi được đưa vào lớp 10, và cũng bắt kịp việc học hành và nên người như thiên hạ, không phụ lòng ân nghĩa sinh thành dưỡng dục của Ba Mẹ.

 

Ở Lincoln, Ba Mẹ lấy làm tự hào và hoan hỷ trong sự trưởng thành, học hành, và hiếu thảo của con cái. Ngoài ra, Ba Mẹ tìm được sự an lành và thảnh thơi tại Chùa Linh Quang. Ở đó ai ai cũng quý mến Ba Mẹ đã một lòng tu học và làm công quả cho Chùa. Mẹ một thời, một đời sống vì chồng vì con, vì gia đình, vì tha nhân. Trên đôi vai của Mẹ vẫn cưu mang cho những người còn ở lại Việt Nam. Thế rồi, sức Mẹ cũng có hạn, Mẹ về hưu mừng tuổi hạc. Năm 2000, chúng tôi đã đón Ba Mẹ về sống với nắng ấm California. Mẹ càng ấm lòng khi chứng kiến con cái thăng hoa, tuần tự lập gia đình, sanh con đẻ cái. Hết lo cho con, bây giờ Mẹ lo cho cháu. Đó cũng là niềm vui của Mẹ. Ba Mẹ vào tuổi hạc, thất thập cổ lai hy, Ba mẹ càng ngày càng tinh tấn thiền tịnh song tu. Ba Mẹ thường xuyên đi về Chùa và tu tập tại Đạo tràng Kim Quang. Nói sao cho hết tình thương yêu của Ba Mẹ. Tình thương của Mẹ ngọt ngào và diệu vợi. Mẹ là dòng suối ngọt ngào, mẹ lấp lánh ngàn sao, mẹ là rau thơm sau hè, mẹ là những chùm mận đỏ, mẹ là tiếng chuông tiếng mỏ, mẹ là câu kệ bài kinh, mẹ là Bất Khinh Bồ Tát, mẹ là cánh đồng bát ngát, mẹ là nước mắm nhỉ cá cơm, mẹ là cảo thơm, mẹ là bài thơ lục bát. Mẹ ơi, chúng con làm sao dùng từ ngữ có hạn của nhân gian mà viết hết về Mẹ được. Tình Mẹ sao mà mênh mông và dào dạt quá.

Mẹ yêu,


Hôm nay mừng tuổi Mẹ


Các con lạy đền ân


Ơn Mẹ hơn trời biển


Ơn Mẹ thật vô biên


Mẹ ơi, con thương Mẹ!

 

 

Sacramento, December 20th, 2008.

.

Nhận được tin  Bà Trần Thị Ái, Pháp danh Nguyên Ái sanh ngày 20 tháng 12, năm 1934 (năm Ất Hợi) tại thôn Vĩnh Hội, Phủ An Nhơn, Huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định. Nay là thôn Vĩnh Hội, Xã Cát Hải, Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định là thân mẫu của bạn Bạch Xuân Phẻ đã thuận thế vô thường. Ban biên tập xunauvn.org xin thành tâm chia buồn cùng Bạch Xuân Phẻ và toàn thể tang gia quý quyến. Cầu nguyện hương linh bác sớm siêu sanh miền tịnh độ.

 

Read Full Post »

Giàu…nghèo.

Nguyễn Đức Tịnh Trí

Danh Khoa, Xóm nghèo

Danh Khoa, Xóm nghèo

Nghe đến cái tên xóm Cầu Muối là người ta nghĩ ngay đến cái nghèo, từ nghèo sơ sơ cho tới nghèo dữ dội, nghèo dai dẳng, gia truyền, từ đời cha xuống đời con qua đời cháu. Và trong cái xóm nghèo đó, nếu được hỏi chắc cả xóm sẽ nhứt trí nhường cho má con bà Phú lãnh giải nhứt. (more…)

Read Full Post »

Nắng Trăng

Trần Vấn Lệ

Áo-dài-13

Nắng Trăng

Sáng, nắng ngợp ngàng, ôi nắng trăng!

Sau mưa, Los Angeles giống như Xuân

Sau mưa, em giống như niềm mộng

Muốn cắn em, mà, thôi khẽ hôn!

  (more…)

Read Full Post »

Vũ Thế Thành 

mon chay

Độc giả hỏi: Tại sao thực phẩm chiên nướng trở thành màu chín vàng có vị ngon. Nhưng với thực phẩm đó, nấu nướng cũng với nhiệt độ như thế, nhưng nấu bằng lò vi ba, hoặc luộc hoặc hấplại không ngon hơn?

Thực phẩm nấu nướng hoá vàng hay nâu vàng như màu của bánh nướng, thịt nướng chẳng hạn, thường gọi là sự hoá nâu (browning). Trong khoa học thực phẩm gọi đó phản ứng Maillard. Đây là phản ứng giữa acid amin (của protein) và đường khử. (more…)

Read Full Post »

Older Posts »