Nhiều người thích ăn thịt gà nhưng tôi thì không khoái một chút nào cả, tui chỉ khoái thịt vịt bởi vì thịt vịt ngon mà giá cả lại hợp lí. Không tin bạn hỏi Riu với Tín coi? Chỉ khoảng 100.000đ , nếu một chiều đẹp trời bạn ghé Diêu Trì vô một quán nhậu thịt vịt nào đó thì bạn có thể chén chị chén em thoải mái với 2 hoặc 3 người ( nhưng chỉ là rượu thôi … ) thử đi nhé.
Archive for Tháng Tám 20th, 2011
Không tin thử xem
Posted in Ẩm thực, tagged Ngô Quang Dũng. on Tháng Tám 20, 2011| 56 Comments »
Ly kỳ cá voi cứu người Việt ở biển Đông
Posted in Chuyện lạ on Tháng Tám 20, 2011| 5 Comments »
Chuyện cá voi cứu người tưởng như chỉ có trong huyền thoại và những câu chuyện kể cho thiếu nhi. Thế nhưng thật bất ngờ khi chúng tôi tìm được hai nhân chứng đã từng được cá voi cứu sống trên biển Đông.
——
Đuổi cá mập khổng lồ cứu người

Từng bị nạn trên biển và cũng được cá ngư ông cứu giúp nhưng câu chuyện của lão ngư Đặng Tảo (còn gọi là Đặng Châu, SN: 1930, trú thôn Long Thạnh, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam) lại có một sự ly kỳ riêng. Dù đã ngoài 80 tuổi và chuyện đã xảy ra rất lâu rồi nhưng nay hồi ức lại, trí nhớ lão ngư Đặng Tảo vẫn minh mẫn đến từng chi tiết.

Ông kể: “Tôi theo cha đi biển từ năm lên 15 tuổi và là người tỏ ra rất bén duyên với vùng biển Hoàng Sa. Lần nào đi vùng biển ấy về thuyền cha con tôi đều no hải sản. Chính vì vậy mà năm lên 30 tuổi, tôi đã sắm được một con tàu công suốt 11 CV riêng cho mình và tuyển thêm 8 thanh niên trai tráng trong thôn cùng ra Hoàng Sa mưu sinh. Nhưng ngày 23/11/1960, một điều bất ngờ đã đến với đoàn chúng tôi là sau khi bẫy được một con cá nhám nặng trên 1 tấn ở vùng biển Hoàng Sa, mang về mổ thịt thì phát hiện trong bụng cá nhám có một bộ xương cá ngư ông nặng gần 10 kg”.
“Hôm ấy, các già làng Tam Tiến và tui quyết định sắm lễ vật, áo giấy kính cẩn đưa hài cốt của Cá Ông về bỏ vào một cái am trong nhà rồi thắp hương thờ cúng”, lão ngư Đặng Tảo nói. “Làm như vậy tâm của bác sẽ thấy vững vàng hơn khi mưu sinh trên biển”? -Tôi chen ngang câu chuyện. “Không chỉ có thế mà đúng là Ông linh lắm chú ạ! Sau lần ấy, thuyền tui lúc nào đi Hoàng Sa về cũng đầy ắp hải sản quý. Đời sống gia đình nhờ thế mà ngày càng ổn định, khấm khá hẳn lên. Và đặc biệt Ông đã cứu giúp tôi một lần bị nạn trên biển”.
Nói rồi lão ngư Đặng Tảo kể lại vụ việc trong quá khứ: “Cách đây 20 năm, một buổi chiều tháng 5, tàu chúng tui đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa thì bỗng nhiên gặp phải bão lớn. Tàu chìm, toàn bộ 8 ngư dân đi cùng bị sóng nhồi kiệt sức và buông xuôi sau đó. Còn tôi, nhờ có sức khỏe và may mắn vịn vào được một thân cây bong ba khô trôi nổi trên biển nên trụ lại được lâu hơn. Suốt 6 giờ đồng hồ bị sóng đánh tơi tả, cuối cùng tôi cũng đuối sức, rụng rời tay chân. Nhưng giữa lúc cái chết đến cận kề, nghĩ đến gia đình, đến mẹ già, vợ con đang ở nhà ngóng trông nên tôi lấy lại được niềm tin, có thêm sức mạnh”.
Ông kể tiếp, “Tôi đã dồn toàn bộ sức lực còn lại tiếp tục bám, bơi trên biển suốt nhiều tiếng đồng hồ sau đến tận sáng hôm sau. Và đến lúc tưởng chừng như không thể cưỡng lại với thần chết, tôi đã được hai ông Nam Hải đến kẹp hai bên hông, dìu thẳng vào một hòn đảo nhỏ nằm trên quần đảo Hoàng Sa. Sau khi tỉnh lại, tôi tiếp tục ở lại đó thêm 16 giờ nữa rồi được một tàu ở tỉnh Phú Yên ra cứu đón”.
Câu chuyện ly kỳ, cảm động của lão ngư Đặng Tảo đã giúp tôi cảm nhận được niềm tin của ngư dân Việt có sức mạnh như thế nào. Đối với những con người sinh ra, lớn lên và bám biển mưu sinh, niềm tin pha chút tâm linh là cội nguồn của sức mạnh cuộc sống. Đó cũng là lý do giải thích vì sao từ bao đời nay người Việt luôn biết kiềm chế, kiên định lập trường và không chịu khuất phục trước mọi kẻ thù hung bạo.
(Theo Người đưa tin)
Thư gửi chị
Posted in Văn xuôi, tagged Trần Dzạ Lữ on Tháng Tám 20, 2011| 41 Comments »
TRẦN DZẠ LỮ
Tặng chị Lê Thị Ái Niệm
1.Chị thân yêu,sáng nay nhận được thư chị sau những ngày tháng tưởng đã mù
tăm, ngăn ngắt đời nhau trong muôn trùng sóng vỗ.Đọc thư.Lòng em chùng
xuống rồi quắt quay như có lửa đốt trong lòng.Chị nhắc đến Huế-của-mình
như một hòai niệm khôn nguôi,một nhớ thương khôn cùng với trái tim của
những đứa con lìa xứ tha phương.Những đứa con đọan lìa nơi chôn nhau cắt rún
nhưng lúc nào cũng đau đáu mộng trùng lai…
Giây phút này đây, chị ơi, thân xác em vẫn bên trời viễn xứ nhưng hồn em
như đã bay về ngoài nớ-nơi bóng kinh thành cũ ăm ắp thuở vàng son.Nơi Cố
Đô đẹp một cách lụa là , có giòng Hương giang vắt ngang mơ mộng, lãng đãng
ngày nào ai soi mắt dấu ái bên nhau.Ai như Hòn Vọng Phu trông lên đỉnh Ngự,
ngó qua đồi Thiên An , ong óng mơ theo điện Hòn Chén để phân vân một ngày
phu phụ xẻ áo chia khăn…
Chị ơi, giây phút này đây, em càng thấm thía khi nhớ đến câu thơ của anh
Tường Linh: Mất hết rồi từ hôm bắt đầu thương nhớ…
Bắt đầu thương nhớ không phải mới bây giờ, hôm qua, mà đã bao nhiêu
năm rồi, với em,với chị, Huế là một hoài niệm bởi mình đã như loài chim
thiên di bay về phương Nam-đôi khi ngoảnh lại đã thấy chấp chới nghìn trùng.
Nghìn trùng nhưng rõ ràng vàng ngọc và ta cứ canh cánh bên lòng Huế ơi!
2.Chị thân yêu.Thư chị gợi nhắc kỷ niệm xưa khiến em bồn chồn, thao thức.
Tưởng chúng đã ngủ yên trong ngăn ký ức của kẻ xa nhà, ai dè một phút giây
thôi, kỷ niệm lại bừng bừng sống dậy.Em làm sao quên thời thơ ấu nơi đó.-
Làng Ngọc Anh nằm bên bờ sông Vân Dương .Chúng mình cắp sách đến
trường Tiểu học rồi Trung học trong nghèo khổ nhưng lắm đam mê-mê học
và mê làm văn nghệ.Hồi đó chị em mình thi nhau viết lách và thành lập thi
văn đoàn và ra mắt những tập san chép tay mà sao lắm hăm hở qúa vậy?
Em nhớ có khi ngồi chép tập san dưới ngọn đèn dầu tù mù ,muỗi cắn 2 chân
vẫn không hề hay biết.Hồi đó, thời thanh xuân của mình qúa đẹp và lãng mạn.
Có những ngày, những đêm,chị em mình đạp xe lang thang qua Gia Hội,xuống
Bao Vinh,vào Nội thành , về Giạ Lê, lên Long Thọ để rủ rê bạn bè làm văn
nghệ mà không biết mệt mỏi là gì.Cứ mải mê và đắm đuối .Tưởng một thời
thôi.Một thời để yêu, để nhớ và để viết..Ai ngờ đã thành nghiệp dĩ! Hơn ba
mươi năm rồi , giữa bao cay đắng, ngọt ngào của cuộc sống-dù nặng nợ áo
cơm- Chị ơi ! em vẫn viết như một gửi gắm, giải bày và viết để có thể nhẹ đi
phần nào những trì níu nặng nề của số phận.Và hơn ba mươi năm rồi, em biết
chị vẫn cô đơn giữa trần thế để cũng tiếp tục viết lách.
Chị ơi, em làm sao quên năm 1973-khi biết em quyết định Hành phương
Nam chị đã làm bài thơ Tiễn Đưa để tặng em.Bài thơ ấy đã theo em suốt tháng
năm lưu lạc quê người.Bài thơ là ngọn lửa hồng sưởi ấm tim em giữa đêm
đông xa xứ: Mai em đi vui với khung trời rộng
Đem tim lòng hòa điệu với đại dương
Hát vỡ cổ những khúc tình ca biềc
Hãy yêu người như chị đã yêu em…( thơ Lê Thị Ái Niệm )
Hơn ba mươi năm em vẫn là nho sĩ cuối cùng của thế kỷ 20 như lời nhà
văn CTB đã nhận định về em .Và bởi em vẫn là em của chị.Vẫn là đứa hòa
nhập chứ không hòa tan , vẫn Huế chay.Huế răng-ri-mô-rứa giữa lòng Sài
Gòn phù hoa, giữa đất phương nam mưa nắng hai mùa…
3. Chị thân yêu.Thư chị hỏi về họat động văn học nghệ thuật của người Huế xa
xứ ở SàiGòn.Xin thưa, tuy sự tập hợp cộng đồng người Huế ở đây chưa đủ
đầy, vạm vỡ để có tiếng nói chung-nỗi da diết hướng về quê nhà, nhưng đã có
những họat động đáng kể.Đó là Hội Đồng Hương Huế.Ngòai những họat
động bình thường của một hội còn có tập san lấy tên NHỚ HUẾ đến nay đã
gần 30 số.Các anh chị ĐP,THL,CQV,HVD,VNL,LNK,HĐTA,TKN ,TT,
DĐH…đã không ngừng nỗ lực vận động và nuôi dưỡng tập san ngày một
tiến bộ hơn bởi quan niệm ngoài chuyện áo cơm của mỗi người, còn phải
làm điều gì đó để tự hào rằng mình là người Huế, mang mang tinh thần
con cháu Công chúa Huyền Trân.
Chị biết không, ở đây có những người em quen lạ lẫm mà vô cùng dễ
thương như bác sĩ T.T.Anh là viện trưởng Viện Y Học Dân Tộc nhưng
lại là một cây văn nghệ.anh sáng tác nhạc,vẽ tranh, làm thơ.Những thứ này
anh trưng bày khắp viện như một cách chữa bệnh cho người bệnh.Anh có
những câu thơ rất dễ thương: Chỉ một tiếng động thôi.Đủ dậy lên mấy trời
thương nhớ.Chỉ một hạt bụi thôi.Đủ chất chứa cả xưa, sau.Chỉ một giọt
mực thôi.đủ bừng lên mấy cõi.Cõi quen rồi và lạ lẫm cõi chưa quen! Hay
anh LQT, một tay từ trước đến nay thường trực chứa chấp anh em làm văn
nghệ lúc sa cơ thất thế.Một người lúc nào cũng thắp nụ cười hồn hậu trên
môi với câu ca dao: Gió đưa cây cải về trời.Rau răm ở lại chịu lời đắng cay..
Anh T đã xây dựng một Tiểu Ca Dao ở Gò Vấp.Đó là Huế của anh.Có
những đêm trăng em ngủ lại ở Tiểu ca Dao để thấy Huế thu nhỏ trong một
không gian tình tứ, lãng mạn…
Sôi nổi hơn là bác sĩ DĐH.Tay này là một bác sĩ thẩm mỹ hái ra tiền.Lẽ
ra anh ta chỉ Vinh thân phì gia là xong chuyện.Nhưng tay này đã rất mực lãng
đãng, phiêu bồng.Sáng ở SàiGòn.Chiều có thể ở Đà Lạt, Nha Trang, Mũi Né
để làm một nhiếp ảnh gia tài tình.Tháng này ở Huế.Tháng sau có thể ở Canada
ở Mỹ để trưng bày tranh.Hoặc đang khám bệnh, thoắt cái đã biến vào một
ngôi chùa để sống chết với thế giới truyện ký của mình.Mấy năm nay DĐH
cũng chăm bẳm vào dự án làng Văn Hóa Huế bên quận 2-sát bờ sông Sài Gòn
H có những cơn điên thuở nào không bao giờ ngủ yên như bọn mình ngày xưa
đó chị.Cơn điên dễ thương biết bao ! Sẽ vô cùng cảm động nếu chị biết rằng
qua Canada ,H dám bay thêm 5000 Km chỉ để trao giùm tập thơ cho người
bạn.Có nhiều người Huế rất Huế và lạ vậy đó, mà trong một bài viết ngắn em
không nói hết được với chị.
4. Chị thân yêu.SàiGòn đang tháng 11.Tháng này rồi mà có những cơn mưa dai
dẳng như Huế.Mưa.Mưa.Mưa làm em nao lòng và nhớ làng Ngọc Anh.Nhớ
những năm tháng chị em mình còn ở bên nhau như Bá Nha-Tử Kỳ.Và ta đã
thâm hiểu đời sắc sắc không không thì còn giờ ra chơi thì hãy cứ vui với Thi
Ca,Âm Nhạc, Hội Họa bởi những điều này sẽ làm thăng hoa và dưỡng nuôi
tâm hồn chúng ta , phải vậy không chị?
Dù ngày mai thế nào em vẫn tin như thi sĩ Bùi Giáng đã tin:
Thưa em xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương…
Tin vậy thì ta an lòng để thương và nhớ về Huế của mình, phải không
chị?
Mong thư chị.Em đây.
Hello! Đơn Dương.
Posted in Thơ ca, tagged Nguyễn Quy on Tháng Tám 20, 2011| 53 Comments »
Nguyễn Quy
(Tặng Đoan Đài)