Nguyễn Huỳnh
Đời người cái sự đúng sai có khi cũng chẳng thể cân đong đo đếm trên phạm trù đạo đức thông thường. Đúng chỗ này nhưng sai ở chỗ kia. Và mâu thuẫn cũng sinh ra từ đó. Tôi còn nhớ câu nói đầu tiên trong tác phẩm GATSBY VĨ ĐẠI. Không biết có đúng từng chữ không, nhưng điều đó có quan trọng gì so với câu mở đầu thiên truyện mà tôi còn nhớ : Khi tôi phạm những lỗi lầm, cha tôi thường bảo : Nếu con định phê phán một ai đó, con nên xem lại hoàn cảnh người đó có thuận lợi bằng con không?
Tôi xin kể mọi người nghe hai câu chuyện về niềm tin và lòng hiếu thảo.
Câu chuyện thứ nhất :
Nhà tôi tới nhà nội tôi phải băng qua một đoạn đường cái quan ( Quốc lộ 1 ), một bờ đập, một vuông đìa, một khoảng ruộng, một khu vườn dừa, một con dốc cát, một đồi cát mới tới khu vườn dừa xơ xát nội tôi. Tôi và anh tôi thường phải đi qua những đoạn đường đó khi muốn về thăm nội. Tôi còn nhớ có lần chúng tôi cùng đi về nội, tới đoạn đường cái quan anh tôi bảo : Xe kia! Tôi nhìn lại chẳng thấy xe đâu, anh tôi cười đắc thắng. Tới bờ đập tôi hét lên : A con cua! Anh tôi quay lại, và tôi cũng thế, cười đắc thắng. Và như thế trên đường chúng tôi cố lừa nhau. Cho đến khi tới con dốc cát, tôi thấy một con rắn hổ mang thân cuộn tròn đầu vươn lên nhìn chúng tôi, tôi hét : Con rắn! Nhưng anh tôi mặt ngẩng lên trời cười khà khà phăm phăm đi tới. Tất nhiên tôi kéo anh lại và không có chuyện gì xảy ra.
Sự thật và giả dối đồng hành trên một con đường, chỉ có niềm tin mới là chân lý. Hiện tượng và sự vật đôi khi không có giá trị bằng chứng gì, chỉ có tấm lòng hải hà mới chứng minh điều trước đó.
( Tôi muốn viết tiếp câu chuyện thứ hai, nhưng xin lỗi, say rồi, mai vậy nếu mọi người có hứng thú )
Câu chuyện thứ 2 :
Tháng 4 năm 1983, khi tôi còn học trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang, trong một chuyến về thăm nhà tôi đã thấy tình trạng bệnh tình của Ba tôi trầm trọng lắm rồi. Ba tôi bị bệnh tiểu đường, như tôi hôm nay, sau biến chứng sơ gan giai đoạn cuối. Tôi về và như thường nhật những buổi tối, tôi đầm bốp cho ba tôi. Đó là một luật lệ Ba tôi đặt ra đã làm cho tôi lỡ làng bao đêm khi ngoài kia, dười ánh trăng bạn bè tôi đang chơi bần bần súng lệnh, cút bắt, đá gà, vật nhau… thì tôi vẫn phải hì hục đấm bóp trên khoảng lưng trần của Ba tôi đang thay đổi từng ngày : Từ giơ xương toàn da, tới nung núc thịt, cho tới hôm nay, dưới lớp da là một cái gì đó giống như tương chao đang rã rệu dưới tay tôi và sau ngần ấy năm, ngoài đêm, dưới ánh trăng vẫn ngân câu trò chơi Rồng rằn lên mây của một thế hệ sau.
Hôm sau là ngày rằm tháng 3, trên xã Xuân Lộc cách khoảng 15 cây số có đoàn hát cải lương về tổ chức biểu diễn. Ba tôi bảo : Tối nay con với Ba đi xem hát. Tôi ngạc nhiên vì điều này, Ba tôi chưa bao giờ xem hát. Tối đó tôi chở Ba tôi trên chiếc xe đạp. Trong suốt đường Ba tôi nói rất nhiều, nhưng tôi không nhớ gì cả. Tâm trí tôi bực dọc, tại sao về mấy ngày chưa gặp được thằng bạn nào đã phải làm điều vớ vẩn này. Tôi chở Ba tôi trong sự lầm lũi ngang tàn, bên bờ đầm Cù Mông dịu dàng, bên tiếng sõng đánh cá gõ nhịp và dưới ánh trăng suông mặc cho Ba tôi khơi hết chuyện này tới chuyện kia.
Tới nơi Ba tôi xăng xái mua hai vé, Tôi cự nự : Ba mua một vé thôi, con không muốn xem. Ba tôi bảo : Đã mua rồi. Tôi cố gắng vào ngồi bên Ba tôi. Nhưng điều bắt buộc đó càng làm cho tôi lạnh lùng hơn. Ba tôi cố giải thích cái tuồng đang diễn như thế nào cũng không làm tôi vơi sự bức bối của một thằng con trai mới lớn. Có lẽ vì cảm nhận điều đó , Ba tôi đồng ý ra về khi cuộc biễu diễn chưa kết thúc.
Trên con đường về, tôi vẫn thế, đạp xe phăm phăm, nhưng Ba tôi thì khác. Ông im lặng suốt đoạn đường về.
Tôi vào lại Trường. Hai tháng sau Ba tôi mất.
Tôi nghĩ, một xúc gỗ giằng trong lòng tuy hơn về trọng lượng, vẫn chưa chắc đau bằng một dăm gỗ thường trực mỗi nghày. Sự hiếu thảo sau đó có vạn lần hơn cũng không bằng tôi nhận ra rằng cuộc đời tôi sẽ không bao giờ làm lại : MỘT CUỐC XE.!
NGUYỄN HUỲNH.
Câu chuyện thứ nhất: CT nghiệm ra rằng nói dối hoài, dù là nói đùa , lâu dần sẽ không được tin tưởng nữa và điều đó dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Câu chuyện thứ hai: Người con ân hận là phải. Nếu không biết ba mình bệnh nặng mà lại xử sự như vậy thì còn thông cảm được. Đàng này, biết ông bệnh nặng và nhìn thấy những biến chuyển từng ngày trên tấm thân tàn tạ của ba mình mà vẫn cư xử với ông như thế thì thật đáng chê. Lẽ ra nếu có một trái tim nhạy cảm và tấm lòng hiếu thảo, người con đã lưu tâm đến ý muốn bất thường của cha và chia sẻ ân cần. May là về sau người con ấy còn biết tự trách mình, biết nhận ra lỗi lầm của mình.Đó là phần lương tâm còn sót lại của một con người. Bài viết như một lời sám hối và cảnh tỉnh chúng ta.
Chị nói rất đúng.
Trên đời nầy, trong thế gian bao la nầy, không có ai chưa từng làm gì có lỗi với cha mẹ. Không phải chỉ một mình người viết bài nầy, nên xin hãy tự giảm án cho mình.
Bảo trọng!
Một tự sự hay
Đáng lẽ tôi phải đang vui lắm, nhưng lòng cứ nhớ loáng thoáng câu nói của anh “…chỉ một miếng dầm nhỏ trong tim nhưng là nỗi đau thương trực mỗi ngày…”
Anh chỉ cất có 1 miếng dầm, còn tim tôi bị ghim mấy chục miếng đây anh ơi!
Hôm qua tôi viết cho anh, rán khuyên anh quên, chắc không hiệu nghiệm vì chính tôi không quên được mà.
Bởi vậy, đọc bài anh buồn hiu mà tôi đọc lại lần thứ ba rồi.
Viết là viết để sáng mai thấy trời xanh hơn như tôi nói. Thất sự tôi viết để giải tỏa và mong sự chia sẻ ( thuần tâm trạng chứ không trên chữ nghĩa ) Và thật bất ngờ, sự chia sẻ và đồng cảm của tất cả ace đã làm tôi rất xúc động. Lại nghĩ, chưa chắc một lối tu từ nào, một tứ thơ xếp sẵn hay một bố cục dụng công bằng một lời nói thật. Cám ơn HPL, Có lẽ tôi duy trì lối này cho những bài sau?
Dĩ nhiên rồi!
Một nỗi muộn phiền không của riêng ai !
Tâm sự thật làm người đọc cũng xúc động thật anh Nguyễn Huỳnh ơi.
Thua anh,
Con tôi dda nhieu lan noi nhung cau lam tôi khóc, nhung roi toi quen tai cho va van lo sao cho no duoc hanh phuc nhut, tot dep nhut. Toi cung gay go voi ma toi, cung noi nhieu dieu lam ma toi khoc, nhung nghe toi sap toi, ba luon luon lat dat xuong bep lam vai dia banh cuon la mon toi ua. Du ba co met toi dau cung ran ddung lam banh cuon, du biet se bi toi can nhan sao khogn nam nghi… Ý toi la ba ma luon luon mong con duoc dieu tot lanh nhut, an vui nhut, hanh phuc nhut.
Toi dam cam doan oi anh, ba anh , du con song hay da o tren Troi, khong nho anh da lam li, lam thinh trong chuyen di nay. Bao dam voi anh, ong chi nho duoc di voi anh mot chuyen va cam dong duoc gan anh.
Bua nao anh cam thay thuong con anh qua chung, du chung da tung lam anh buon, anh se biet anh khong can can giu mieng dâ`m nay trong tim anh nua.
Đúng là đôi khi “sự thật và giả dối đồng hành trên một con đường “.
Viết trong cơn say là khi con người trở về với “bản lai diện mục ” .Đọc thấy lòng mình cũng cứ rưng rưng.
Viết ngắn,trong cơn say mà lay động.
Hai người song hành trên đường Nói đùa làm vui thiệt -giỡn vẫn là”Hiện tượng-sự vật diễn ra…Trong hư có thực ‘cứ là Cả Tin Thì lòng tâm cảm yên bình?Chuyện Hiếu cũng vậy Cứ Tin Cái Ba muốn-thích Cho mình Vì mình Cứ nghĩ đơn giản riêng mình”Vui Ba vui mình thiệt tình-vui thiệt”Thì sau đâu có gì phải hối tiếc!?
Cảm ơn rất nhiếu ace chia sẻ. Tối có gặp Mộc Miên Thảo bên ly rượu, anh bảo: Sao anh Hiển vẫn để câu ; Say rồi, mai vậy nếu mọi người có hứng thú .Đó là câu đắc địa nhất trong bài viết. Chỉ lúc say mới hoài niệm, và hoài niệm chân thành không dấu diếm, không hoa mỹ. Tất nhiên viết ra điều này để sờm mai thức dậy ta thấy trời xanh hơn.
Hay nhin ve phia truoc, dung ngoai dau lai phia sau nhieu qua se song khong yen vui duoc dau. Noi buon giu do lam kinh nghiem cuoc doi nhung khong de no chi phoi hien tai cua minh tac gia oi.
Chuc nhung ngay thanh an.
Thua anh, thua chi Hai,
Chi Hai nói làm em nho mot ky niem: Em voi con gai em (lúc no còn ddâu co 10-12tuoi) tan bô trong rung gân nhà. No vua ddi vua nhin gi ddo cham chu, qua roi con ngoai lai nhin nên sap vâp cuc ddá lon, té nhào nhu choi. Em lôi áo , giu nó lai. Tu ddó ve nhà em bat no lap di lap lai, nói theo em : DDI, PHAI NHIN THANG TOI PHIA TRUOC, KHONG DUOC NGOAI LAI NHIN SAU LUNG, I SE BI VAP DDA TRUOC MAT MÀ TÉ CHAY MÁU.
Em cung giai thích cho no â?n ý sau câu nây. Lúc ddó nó còn nghe em lam. Kiên nhân lap ddi lap lai theo em cau ddo ve toi nhà.
Bua nao gap nó, chi hoi thu, chac no con nho.
Đừng buồn nữa bạn ơi,ai cũng vấp phải những sai lầm ghê gớm như vậy. Nói ra được biết đâu lương tâm sẽ nhẹ nhõm phần nào.
Đọc xong chuyện thứ 2 tự dưng tôi nhớ ba tôi vô cùng. Hình như đứa con nào cũng không ít lần lỗi lầm với đấng sinh thành chăng ? Nhiều khi tôi chỉ mong nói với ông một lời xin lổi,nhưng vĩnh viễn không bao giờ tôi có được cơ hội đó.
Bây giờ tôi nghĩ: Hãy dành cơ hội cho con, đấy là cách báo hiếu muộn màn nhưng hiệu quả. Nước luôn chảy xuôi là vậy.
Chỉ là vài dòng tâm sự nhưng đọc kỹ lại vô cùng xúc động,vì ai cũng thấy thấp thoáng cái tôi bé mọn của mình trong ấy.
Viết ra như thế lại nhẹ lòng.
Con người ai cũng có lúc như vậy. Thổ lộ tấm lòng ra cho gió cuốn bớt đi bạn ơi !
-Thường, khi người ta hiểu được một sự việc thì đã quá trễ. Không thể quay lại được. Nhưng dầu sao có những ray rức và muộn phiền đó…còn hơn là không hay “trơ” như chẳng có chuyện gì…
Quan trọng là những muộn phiền này giúp chúng ta tránh được, hay ít ra làm giảm thiểu những chuyện đáng tiếc đó trong quãng đời còn lại.
Vài hàng mong được chia sẻ với bạn Nguyễn Huỳnh
tvd
Xin dduoc thành thât chia se.
Buồn. trong đời rồi ai cũng có những nỗi muộn phiền như vậy,dù ở dạng thúc này hay dạng thức kia.
Không trách được. Hồi ấy chúng ta còn trẻ quá.