Trần Thoại Nguyên
Chiều…Rót nhạc vào hồn…Em đến!
Vườn cỏ xanh điểm áo tuyết trắng bông.
Nụ cười reo theo bàn chân bước
Tóc hương bay thơm gió thiên đường.
Lầu thủy tạ sông mơ mộng quá!
Chỗ em ngồi lừng sang trăng sao.
Anh uống cạn chén tình chưa đã
Da thịt nồng nàn tựa chiêm bao!
Quàng vai em lẩy bẩy môi hôn,
Dưới ánh trăng xanh biếc đôi hồn.
Dưới gầm tay chúng mình thời gian gãy đổ
Không gian đan bằng nhạc yêu đương!
Đêm Văn Thánh xanh màu tiền kiếp
Cây lá ngây ngô hát nhạc tình.
Anh sợ gió khuya tan hồ điệp
Đời thực buồn! Vỡ mộng thiên thanh!
Mình cũng thấy thơ đọc cũng hay mà
Tks Hoang Dung !
Lãng mạn quá Trần thi sĩ ơi !
Tks Đào Trí đã chia sẻ đồng cảm! Chúc vui khỏe nhé!
Thật sự tôi muốn trả lời Hoa thôi, nghĩa là âm nhạc và thơ ca luôn có mối lương duyên, thiếu một trong hai sẽ không làm nên tác phẩm. Tuy nhiên có thể bạn Hoa daklak xác thấy bài thơ của Trần Thoại Nguyên chưa đủ tầm vóc sánh đôi với một thể loại nhạc trữ tình Sonata thì tôi đồng ý tắp lự.
Nguyễn Huỳnh quý mến! Trong một kỷ niệm đẹp với nàng từ chiều cho tận đêm khuya (Đêm có chương trình thơ nhac của Pham Duy & Phạm Thiên Thư ở khu du lịch Văn Thánh) đã cho tôi run rẩy lên những vần thơ nầy,cứ như nhạc ngân nga trong hồn.Tôi đặt nhan “Sonata Tình yêu” bởi ám ảnh của chất nhạc trữ tình lai láng đó! Đọc nhan đề bài thơ,bạn đọc đã ấn tượng điều đó? Với lại nữa,từ Sonate(Pháp),Sonata(Ý) khó có từ Việt đủ ý nghĩa nội hàm,chứ chưa nói nó là một thể loại âm nhạc cổ điển bạn ơi! Nên người ta dich:Bản “Sonate Ánh Trăng” (Moonlight Sonata) của Beethoven đấy thôi! Tôi xin nói lại: Tôi sử dụng từ Sonata với ý thức gợi lên tính nhạc trữ tình say đắm của bài thơ như tính chất sonata thuở ban đầu xuất hiện ở Ý đầu thế kỷ XVII ,mà Domenico Sarlatli nhac sĩ Ý (1685 – 1757) đã từng viết 555 Sonates chứ không phải dùng sonata như một thể loại âm nhạc đồ sộ symphony để đem gắn cho bài thơ!
Chào trân trong!
Nguyên quí mến. Đúng là vì một tựa dề. Bài thơ của ban theo một cảm xúc nào đó mà bạn cho nó là một Sonata , lại Sonata TìnhYêu. Hai phạm trù quá lớn để chỉ nói tới một hoàn cảnh nhỏ và cảm xúc rất riêng tư và cũng nhỏ như vậy, nên chăng.? Gỉa dụ bạn đặt cái tựa đề khiêm tốn hơn thì tuyệt, trong khi đọc giả thấy một tựa đề ghê gớm, nội dung có hay nhưng tầm vóc thua xa. Mấy lời góp ý, xin đừng buồn nhé.
@Nguyễn Huỳnh + Hoa daklak
Chỉ là một bài thơ thôi mà! Hãy cứ để những câu thơ tự nó làm cái việc của nó, bởi chỉ có những câu thơ mới làm nên một thi sĩ, chứ không phải ngược lại…! Cảm xúc thì…”bao la”, nhưng “lực bất tòng tâm” thì chịu vậy! Sao phải bận lòng chi ở cái tựa?…
Tình yêu tươi rói màu thanh xuân anh Thoại Nguyên nhỉ !
Tks Kim Huy đã đọc thơ và cảm nhận tinh tế! Người ta nói Thi sĩ không có tuổi là như thế,phải không bạn?
Anh sợ gió khuya tan hồ điệp
Đời thực buồn! Vỡ mộng thiên thanh!
Tất cả mọi chuyện trên đời đều mọc cánh bay đi hết.
Tks Minh Nguyệt đã chia sẻ đồng cảm! Tình yêu mà va đập vào cơm áo gạo tiền thì tình thơ mơ mộng thần tiên “mọc cánh bay đi hết” thôi!
Khúc nhạc dìu êm ái nhẹ ru…Mộng hồ điệp chiều mơ đêm nhớ Tóc hương bay bên lầu Thủy Tạ Mắt môi tình da thịt thơm tho…Nghe quanh cây lá chợt ngây ngô…Đêm Văn Thánh đời thực bỗng ngô!Có những phút tình như thế đó!Say thật say trong thế giới mơ…”Khúc dạo đầu nhạc êm ru Rơi vào phút cuối ủ rũ muộn phiền?!”
Tks aitrinhngoctran đã đọc thơ và để lại cảm xúc như thơ! Mạch trữ tình của bài thơ chảy từ chiều tình qua đêm mộng.Mà mộng thì dễ tan vỡ nên “Anh sợ gió khuya tan hồ điêp”,sẽ “vỡ mộng thiên thanh” của cháng và nàng! Bởi vì “Đòi thực buồn” lắm phải không nàng ?
Đi Úc về sao không trình làng bài thơ nào Trần thi sĩ ơi !
Cảm ơn Hoài Thu quan tâm nhắc nhở! Từ Úc về tôi lại lặng về xóm quê với già nên tôi quên gửi bài đi chăng hay BBT chưa cho post lên?!
Vi sao phai can them vao bai tho chu sonata,phai chang ngon ngu Viet Nam khong du kha nang chuyen tai .
Có những nhôn ngữ không dựa vào hoàn toàn VN hóa mà nên,. Nên hiểu đó là thể loại.thể loại thì muôn thể hiện ở đâu cũng được.
Cảm ơn Nguyễn Huỳnh đã trao đổi đúng một phần về hình thức sáng tác thơ.Nhưng tác giả muốn khơi gợi một ám ảnh về nội dung bài thơ như một chương nhạc với những tấu khúc tình yêu:Em đến reo vui “nụ cười reo theo bàn chân bước”,rồi tình yêu say đắm :”uống cạn chén tình”,”lẩy bẩy môi hôn” và tấu khúc kết:cả thời gian và không gian của tình yêu “cây lá ngây ngô hát nhạc tình” trong giấc mộng “xanh màu tiền kiêp” chỉ sợ ngọn gió khuya thoảng thì “vỡ mộng thiên thanh” ấy thôi! Danh từ Sonate mà tôi muốn dùng tiếng Ý: Sonata vì nó xuất hiện ở Ý đầu thế kỷ XVII , Domenico Sarlatli nhac sĩ Ý (1685 – 1757) đã từng viết 555 Sonates, và nối tiếp là những nhạc sĩ thiên tài:Phillip Emanuel Bach, Haydn, Mozart, Beethoven và trường phái cổ điển Vienne đã hoàn chỉnh thể loại Sonata này! Tôi đặt nhan đề cho bài thơ là Sonata Tình Yêu là vì vậy! Chả lẽ là “Chương khúc nhạc tình yêu”? Nhạc khúc tình yêu? Bài thơ Sonata Tình Yêu đã được nhạc sĩ Mộc Miên phổ nhạc “Sonata Tình Yêu” giới thiệu trên Art2all.net mà tôi không có link! Trân trọng chào các bạn!
Chào bạn Hoa daklak ! Thi sĩ rất muốn bảo vệ sự trong sáng thuần khiết tinh tế của Tiếng Việt nhưng quả thực với cảm xúc giàu chất nhạc kịch tính của bài thơ,tôi đành phải sử dụng một từ của tiếng Ý để chỉ một thể loại nhạc trong nhạc cổ điển nước Ý thôi: Sonata ! Không chuyển dịch qua tiếng Việt cho nó đủ nghĩa nội hàm của từ! Nhất là nó khơi gợi lên ám ảnh…Mời bạn xem tiếp còm của tôi cho bạn Nguyễn Huỳnh! Chào bạn nhe!