.
Huỳnh Phương Linh
Ở vào tuổi gần 40, tôi lỡ mang bầu lần thứ ba!
Một phần nhỏ tôi hơi ngượng chuyện đã lớn tuổi còn mang cái bụng bầu chình ình, sợ chúng cười, nhưng phần lớn khiến tôi băn khoăn, phân vân, là sợ do lớn tuổi, khả năng tạo thai không còn tốt nữa, sợ đứa nhỏ sẽ không được phát trển đàng hoàng, sợ nó kém thông minh…
May mắn là tôi đang sống trong cái xứ sở có luật, tất cả phụ nữ trên 35 tuổi nếu mang thai sẽ được gởi tới bịnh viện để làm thử nghiệm. Bác sĩ sẽ rút nước từ trong thai để kiểm tra coi thai có bình thường hay không. Kết quả của cuộc xét ngiệm nầy sẽ có sau mười ngày.
Mười ngày chờ đợi ấy thật là dài !
Thời đó, cách đây đã mười tám năm nên không như bây giờ, mọi thứ được gởi tới bằng đường email. Lúc đó, kết quả thử nghiệm được gởi tới nhà bằng thơ bưu điện.
Tôi còn nhớ như in ngày thơ sẽ tới. Bữa đó, hên là cả hai vợ chồng đều làm ca tối nên sáng sớm chúng tôi pha hai ly cà phê ra sân ngồi uống mà thấm tha thấp thỏm, mắt cứ nhìn về hướng xe ông phát thơ. Nghe tiếng xe ổng ngừng bên ông hàng xóm, tôi chờ không nổi, cắm đầu chạy qua nhà hàng xóm, xin thơ của nhà tôi. Tôi đứng trước cửa nhà ông bà hàng xóm xé thơ đọc liền chớ cũng không chờ nổi chạy về nhà.
Tôi không đọc chi mấy dòng đầu, mà đọc thẳng dòng chữ in đậm nằm giữa bức thư: THAI LÀNH MẠNH CỦA MỘT BÉ GÁI.
Qua cơn sốc lo sợ chuyện thai có bình thường hay không, thì còn lại chuyện tò mò muốn biết thai là trai hay gái đã được giải đáp. Tôi cười ngất suốt đường trở về nhà.
Thấy chồng tôi đứng chờ ở cổng, từ xa tôi la lớn:
-Thêm một bà nữa rồi ông ơi!
Chồng tôi cũng cười ngất.
Chúng tôi đã có hai đứa con gái.
Thật lòng chúng tôi thấy hai người con là đủ rồi. Chúng tôi hoàn toàn không có ý sanh thêm. Khi biết tin có bầu, chúng tôi thoáng nghĩ nếu sanh được một “ông” thì cũng tốt, được chút an ủi để bù lại cái sốc là những chương trình dự định của gia đình khi không bị xáo trộn hết.
Cũng may mắn là tôi kết hôn với người chồng và gia đình chồng rất cởi mở trong chuyện sanh trai hay gái, nên tin đứa bé sắp chào đời lại là một BÀ được gia đình tiếp đón rất nhiệt tình và chia xẻ. Không hề có ai phiền hà chuyện vợ chồng tôi không có con trai nối dõi. Má chồng tôi còn nói đùa là nhà có tam nương quý lắm, sẽ ăn nên làm ra…
Con gái út của tôi, tội nghiệp, chắc biết thân nên đã là một đứa nhỏ rất dễ nuôi, rất ngoan. Cháu không kén ăn, không bịnh hoạn. Mọc răng, biết bò, biết đi, biết chạy… đều không hề ấm đầu sổ mũi.
Từ lúc mới sanh, cháu mặc toàn quần áo cũ của hai bà chị bỏ ra.
Lớn hơn chút nữa, đi học, thì xài toàn quần áo giày dép của bạn bè học chung lớp.
Chúng tôi ở Châu Âu, nơi mà con nít đứa nào cũng lớn lẹ hơn con mình. Biết chúng tôi tiết kiệm, ba má của các bạn học chung lớp với con chúng tôi hay gởi cho chúng tôi quần áo con cái họ lớn lên bận hết vừa. Con tôi thỉnh thoảng đi học hay mang về một bịt quần áo giày dép cũ. Tôi thấy tội nghiệp con tôi, hỏi nó phải xài đồ cũ không vậy có buồn không, có sợ bị tụi nó chọc không. Nó nói rất tự nhiên, con nhỏ nhứt lớp, con không bận đồ nầy thì ai bận. Mà phải bận, chớ nếu dụt thì là rác, phải đem đốt, thì vừa hoang phí vừa thêm ô nhiễm, tổn hại thêm cho môi trường.
Đở cái là không phải như tôi sợ, ngược lại, hình như chính vì con tôi mặc quần áo của tụi nó không nên tụi nó đứa nào cũng có rất nhiều thiện cảm với con tôi. Cháu là đứa được lòng của cả lớp. Dù lớp có trãi qua bao nhiêu trận tranh luận, bất đồng ý kiến, gạy gỗ, đứa nầy giận đứa kia, cũng chưa hề có đứa nào giận con gái tôi.
Hệ thống giáo dục ở đây có đặc điểm là một cô giáo theo dạy một đám trẻ từ lớp 1 tới lớp 6. Cô giáo của con gái út tôi sau khi dạy nó 6 năm đã thương mến nó tới độ đem nó về giới thiệu với con trai của cổ – giờ là “rễ út” của tôi.
Ở nhà, con gái út của chúng tôi nhận sự dạy dỗ của hai bà chị nhiều hơn của vợ chồng tôi. Các chị nó nghiêm nhặt với nó còn hơn chúng tôi. Không biết có phải nhờ vậy hay do tánh Trời sanh, mà đứa con nầy có tinh thần kỹ luật rất cao, rất siêng học, siêng tập luyện, đảm đang quán xuyến việc nhà cửa, bếp núc.
Và đặc biệt là nó tiết kiệm. Trời ơi! Nó tiết kiệm tới tôi phải khuyên nó coi chừng, phải phân biệt được giữa tiết kiệm và hà tiện, keo kiệt.
Ngoài giờ đi học, cháu đi làm thêm. Cháu vừa là nhân viên trực điện thoại cho một hãng tư, vừa là huấn luyện viên bơi lội cho thiếu nhi. Thú vui của cháu là giữ cho cột “tiền ra” của sổ băng trắng bóc. Chỉ cột “tiền vô” là càng lúc càng dài, vì đi làm lãnh lương, hay được Nội Ngoại dúi cho chút tiền cháu bỏ băng hết. Cháu rất đắn đo nếu phải mua sắm cái gì. Và nếu cực chẳng đã, cần phải mua cái gì lắm, luôn luôn là nó “rù” xin ba nó, chớ không nỡ, không đành lòng tự rút tiền trong băng của mình ra.
Nay cháu đã được mười bảy tuổi. Vì nó trọng kỹ luật và rất đàng hoàng nghiêm minh, nên chồng tôi nễ nó nhứt trong nhà. Có nhiều chuyện tôi nói, hay hai bà chị nó nói, ổng không nghe, chúng tôi phải hăm “méc con Mai” ổng mới chịu nghe lời chúng tôi.
Tuần rồi hay tin má tôi bị cúm, tôi qua ở với bà để săn sóc bà. Khi bà khoẻ khoẻ lại cũng là lúc tôi bị lây bịnh cúm của bà. Trở về nhà, tôi bị đau nhức khắp mình mẫy, ho sù sụ, mệt mỏi vô cùng. Con gái út của tôi nặn nước cam cho tôi uống liên tục. Nó nấu ăn, dọn bếp, rữa chén… tất bậc làm hết những việc tôi phải làm để cho tôi được nằm yên nghĩ ngơi.
Đứa con gái thứ hai đang học ở xa, đòi về, tôi sợ nó bị lây bịnh rồi mất thì giờ học, uổng lắm, năn nỉ nó thôi đừng về mà nó có chịu nghe đâu.
Nằm hoài, tôi muốn ngồi dậy, con út cho phép tôi chỉ được ngồi trước computer vì nó biết tôi thích lục lạo trên internet.
Bữa nay tôi không có hứng thú kiếm chuyện trên internet để đọc, mà muốn viết những dòng nầy, để kính gởi quý ông kém may, lỡ mà phu nhân sanh ba, bốn bà liên tục, thì đừng vội thất vọng.
Biết đâu chừng! Con nhờ con cậy không đó.
Lễ Phục Sinh 2015
Huỳnh Phương Linh
Viết hoài viết hũy,cùng với việc rút kinh nhiệm cộng với tấm lòng cũng sẽ thành nhà văn chị ơi
Cách viết gần gủi dễ gần.
Thật hân hạnh. Mấy lời tâm sự không đầu không đuôi, lại đăng đã lâu mà còn được Bình 66 đọc.
Cám ơn Bình đã cho tôi can đảm viết nửa.
Linh
Tam Nương rồi tới Ngủ Long Công Chúa phải không Linh?
Thật không ngờ Anh Ba cũng chịu khó ủng hộ dùm cô Út Mén.
Không dám tới ngũ long đâu Anh Ba. Ba BÀ xúm lại dạy dỗ vợ chồng em cũng đủ cho hai đứa em khờ rồi, thêm 2 BÀ nữa chắc hết thở luôn. Thời buổi gì đâu mà con cái nó dạy, nó sữa mình từ chút. Làm cha mẹ vậy chớ nói gì cũng phải để ý, đừng để bị nó sữa lưng mà mất mặt…
Kính lời thăm chị và hai công chúa của anh.
Út Mén
Vô nhà chia buồn cùng Thơ đệ, đọc nhanh qua bài vở bấy lâu nay, chị bắt đầu “di hành” thăm bạn hữu đây. Thăm cưng trước nghen Linh.
Mọi người tiên đoán thế giới tương lai sẽ nằm trong tay phụ nữ, có thêm Tam nương là cưng có thêm niềm hy vọng góp mặt uy quyền vào tương lai đó. Má chị sanh tới 7 nàng mà chỉ có 2 chàng, ba má chị được chăm sóc kỹ càng hơn. Bàn tay phụ nữ là bàn tay tiên mà, hi hi…tự ca giới “ta” một chút, nhưng đó cũng là câu ông bà mình nói cưng à.
Cách viết rất gần gủi,do đó dù không phải là cây bút nỗi tiếng ,nổi bật nhưng mình vẫn thích đọc văn của chị
Sáng thứ bảy được đọc câu nầy, tôi sẽ vui cả ngày, cả cuối tuần. Cám ơn Khungcuahep nhiều lắm. Niềm vui bạn cho tôi lớn hơn bạn tưởng, vì hoạ may nó giúp tôi được tự tin. Thứ nầy tôi không có.
Cám ơn nhiều lắm.
Huỳnh Phương Linh
Ngôn ngữ viết đời thường dễ thương.
Cám ơn Kim.
Chúc Kim cuối tuần vui vẻ.
Linh
Sự chân tình làm cho mọi người có thiện cảm với bài viết của chị HPLinh.
Cám ơn Dang Vu nhắc nhở. Tôi nghe lời bạn, sẽ rán giữ cái chân tình nầy để được có bạn bè. Xin cám ơn.
HPL
Những chia sẻ dễ thương,chân thành. Kính chúc chị và gia đình,nhất là tam nương sức khỏe,hạnh phúc.
Xin cám ơn Bác Song Hương nhiều.
Đang viết cho Bác Song Hương, ba chồng tôi đi ngang, hỏi có phải là Tôn Nữ Song Hương không. Nếu phải, ông gởi lời chào (Ông Nguyễn Đức Giang).
Kính
Huỳnh Phương Linh
Thì ra hạnh phúc và quan niệm về hạnh phúc cũng đều do mình tạo ra và quyết định
Quả là đúng chính xác như vậy! Một tỉ phú muốn lo rầu thế nào cũng có chuyện để lo rầu. Còn mình, phó thường dân vậy chớ muốn vui chắc chắn là có chuyện để mình vui. Vậy tội gì nghĩ tới chuyện không vui phải không Mamaiyeuthong.
Linh
Chị Linh viết dung dị, đi vào tim người dễ dàng. Đọc là biết chị hạnh phúc, nên không cần chúc, chị Linh há?
Cám ơn em. Đã được email của chị chưa?
Chị Linh
Mới chỉ một gái,nhưng đọc truyện của chị Linh thấy cũng an ủi phần nào.
Tuy không phải trọng nam, nhưng chị cũng chúc em lần sau đưọc một ông cho chồng em có bạn.
Chị Linh.
Thật vui khi đọc những dòng tự sự chân thành của chị. Nhưng quan niệm trọng nam khinh nữ có lẽ rất khó xóa bỏ đối với những quốc gia bị ảnh hưởng bỡi tư tưởng khổng giáo như ở VN. Còn lỡ sinh toàn con gái thì cũng đành chịu vậy. Con mình chứ con ai !
Anh nói chính xác. Con mình chớ con ai! Tôi nhớ hồi sanh cháu thứ hai, khi nó vừa ra đời, nghe nói nó là con gái, tôi có vài phần ngàn giây thất vọng. Nhưng rồi vì cái tích tắt thất vọng nó mà tôi thương nó biết bao nhiêu lần nhiều hơn, do ân hận, như để đền bù, chuộc tội ….với nó.
C1m ơn anh chia xẻ quan điểm.
Huỳnh Phương Linh
Viết dễ thương,nhưng người Việt chúng ta vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ lắm lắm….
Hy vọng thêm một hai thế hệ nữa, ý tưởng nam quý hơn nữ nầy sẽ không còn. Tuy vậy, tôi cũng phải nhìn nhận, có nhiều lãnh vực con trai được nhờ hơn con gái, như khiêng vác nặng, làm những việc cần phải mạnh tay, bền sức…
Đôi khi thích đọc những sẻ chia chân tình như vậy làm trang web bớt khô cứng ,dễ chịu hơn.
Tôi thấy rất cám ơn anh Hiển lập trang nầy và cám ơn các bạn. Nhờ Xứ Nẫu, cuộc sống của người ở xa xứ trở nên ấm áp hơn.
Cám ơn Vân Hạc nhiều lắm.
Huỳnh Phương Linh
Tôi có hai đứa con trai,lòng vẫn thầm tự hào so với các gia đình khác chỉ toàn con gái. Nhưng có một người bạn cảnh báo đôi khi có thể đó là điều bất hạnh. Tự thấy phân vân quá.
Trời! Người bạn nào bi quan dữ vậy! Hoa yên tâm. Có biết bao nhiêu người thanh niên, đàn ông mà tình cảm tràn ngập trong lòng. Chuyện nầy chưa chắc phe phụ nữ mình dành độc quyền được đâu.
Chỉ là đàn ông hiểu lầm rằng diễn tả tình cảm là ủy mị, làm hao mòn cái chất “đàn ông” của mình nên dấu, không dám biểu lộ ra.
Ước gì các ông biết nói thành lời ý nghĩ trong lòng mình với vợ con, ba má. Được vậy, người thân sẽ hiểu quý vị hơn, được hạnh phúc hơn gấp mười lần quà cáp tốn kém.
HPL
Cũng phải học tập tinh thần lạc quan,cỡi mở của tác giả.
Phải nói làm sao để cám ơn Chip động viên tôi đây?
Người Danmark thấy cám ơn lắm thì hay nói vầy nè: Tusind tak! /tú-sin-tắt/ (Cám ơn một ngàn lần).
Tú-sin-tắt Chip nghen.
Linh
Viet de thuong
…còm cũng dễ thương…
…mà còm cũng dễ thương…
Xin men chao BNgan, aitrinhngoctran, Moc Mien Thao, youme, Chi Ba Ngoc But, Thu, Kim Huy, Nguyen Minh Tien, Savi, Nguoi Nhon Ly va Xuan Vinh.
Rat cam on cac ban dda chiu kho ddoc va gop y kien. Toi that long cam on dda dduoc chia xe cam giac voi cac ban. Am ap lam!
Toi ddang khong o nha toi. Phai xai may cua em chong, toi khong tien viet nhieu. That ngai. Xin loi cac ban.
Mot lan nua, xin cam on.
Huynh Phuong Linh
Trai mà chi gái mà chi ai mà có nghĩa có nghì thì hơn
Hoan hô Xuân Vinh.
Có con gái ngoan hiền thì trai hay gái gì cũng quí ngang nhau.
huhuhu… sao Người Nhơn Lý kỳ thị tụi tôi (phái nữ) vậy.
Phải ngoan hiền mới ngang được với mấy ông sao!
Những sẻ chia thú vị.
Cám ơn Savi thông cảm.
Nói vậy chứ cũng…..thất vọng.
Rat rat xin loi. Ban toi tam mat mui nen khong the viet cho ban dang hoang duoc.
Xin dung that vong, uong lam. Muon viet nhieu hon nhung khong duoc. Xin loi nghen.
linhh
Một tự truyện dễ thương
Cám ơn Kim Huy.
Tui cũng có tam nương nhưng chưa nghĩ thoáng như vậy nên cũng hơi buồn buồn.
Tôi dám chắc là ngày Thu hưởng hạnh phúc được tam nương của Thu lo lắng cho Thu không còn xa đâu. Đừng vội buồn.
Linh
Chuyện thật dễ thương. Chúc Linh mau khỏe.
Cám ơn chị Ba.
Em hết cúm rất lẹ, nhờ cách: cứ 1 hay 1 tiếng rưỡi đồng hồ em đáng răng một lần (đánh với kem đánh răng và sút miệng kỹ lắm lắm lận)+uống nước chanh liên tục+tắm hoài (mỗi lần tắm thay đồ sạch từ trong ra ngoài).
Bà con cô bác nếu bị cảm cúm hãy thử làm vậy, hy vọng mau hết.
em Linh
Cách viết tự nhiên gần gủi.
Cám ơn youme nhiều.
HPL
Bị cảm mà tác giả cũng cố mà viết, cho mình và cho trang nhà, thương tác giả. Mấy cháu gái, quà trời cho của gia đình chị đó. Nhiều người mần không có.
Phải chi còn trẻ, thêm 2 nữa cho tròn ngũ long, càng hay!
Chúc tác giả nhiều niềm vui.
Bao nhiêu đó đã bận tối tăm mặt mũi rồi! Nếu tới 5 bà chắc lo không nổi đâu anh ơi. Nhiều khi bận quá, tôi nghĩ tới hế hệ ông bà mình có toàn 5, 7 người con trở lên, không biết làm sao cho nhà cửa yên ổn, hay thiệt.
Cũng xin kính chúc anh được vui, được như ý.
Huynh Phuong Linh
Cũng sướng ăn của đồ thừa?Của mình còn nguyên là Vua nhất hạng!Hạng cao-Tài lộc vào ”Băng.”..Con gái nào dở thua thằng con trai?-Con trai được cái làm Oai?Con gái được Lợi tựa vai đỡ buồn?Vậy làm con gái sướng hơn?Tam nương-Ngủ Long gì cũng Phước Lớn?
“Con trai được cái làn oai
Con gái được lợi dựa vai đở buồn…”
Hay lắm ATNT!
Đâu bữa nào em viết thơ của em đi. Em có khả năng làm tho, nói ra có vần có điệu hay quá mà!
Cám ơn em. Chị Linh
Nhà ai toàn con gái,xem qua cũng thấy an ủi chút chút !
Thưa “Bác”,
Xin tha lỗi tôi tò mò. Đã suy nghĩ lắm, không biết tên Bác chọn là gì. Bích Ngân? Bạt Ngàn? hay… Bác Ngạn (Nguyễn Ngọc Ngạn)?
Cám ơn Bác chia xẻ.
PLinh