Huỳnh Phương Linh
Xuống xe lửa, An xốc balô vội vã theo dòng người ra bến xe bus tìm xe về nhà. Cô xìu xuống khi coi bảng giờ thấy gần bốn mươi phút nữa mới có chuyến kế vô làng. An nghĩ, thà lội bộ về còn hơn là đứng chờ, càng không muốn kêu má ra đón.
An muốn nhìn lại cảnh con đường đã gắn liền với khoảng đời thơ ấu của mình, mỗi tuần năm, sáu lần từ trong làng ra tỉnh học nhạc, học bơi.
Đâu phải đây là lần đầu tiên An đi bộ chín cây số về. Những lần má có ca trực thình lình, không đón được, và trễ giờ xe bus, phải chờ tới hơn nửa tiếng đồng hồ mới có chuyến kế, An cũng đã từng đi bộ về. An cười vu vơ khi nghĩ tới động lực để đi bộ hồi đó. Đi cho ốm bớt -dù An không hề mập- Cái đẹp lúc đó sao quan trọng dữ! Nó khiến An làm nhiều việc mà nghĩ lại cô vừa tội nghiệp mình vừa tức cười.
Chỉ mới tám, chín năm trôi qua mà sự thay đổi trong An quá lớn. Từ một người hồn nhiên yêu đời trở thành buồn bã, khép kín. An thở dài.
Cái chuyển biến nầy, má An là nguyên nhân.
Một điểm bình thường của má An, giống những bà mẹ khác, là nếu lỡ bị ai dí súng, hỏi một trong hai má con phải có một người chết, má sẽ lập tức chịu chết cho An được sống.
Ngoài điểm bà hy sinh tất cả vì An, mà An cho là bình thường -bà mẹ nào lại không vậy-, thì má An là người phụ nữ đặc biệt. Bà chỉ nhắm một đường cho con, đường khoa bảng.
Ở trung học, An và Frank là đôi bạn thương nhau. An nể Frank lắm vì phục ảnh bền chí, kiên nhẫn. An quý ảnh lắm vì ảnh hiền lành lại siêng năng, không bao giờ có ngày nghỉ học. An thương anh ấy, vì anh ấy thương An, dù An quá tệ nếu tin theo những lời rầy la hàng ngày của má.
Má không bằng lòng.
Má không đếm xỉa gì tới ý kiến, tình cảm của An. Má sáng suốt thấy được Frank không phải là người đàn ông có chí muốn tiến thân, sẽ không tương xứng với An. Má nhứt định buộc An phải bỏ anh ấy.
Chẳng những má rầy chuyện An thương Frank, má còn rầy lây qua An:
-Người ta đường cùng có thể đi ở đợ. Mầy vụng về, chậm chạp làm gì cũng không ra gì, muốn đi ở cũng không ai mướn. Mà ở xứ nầy cũng không ai mướn người ở. Bởi vậy phải học cho có cái nghề mà nuôi thân.
Và như chưa đủ làm sáng mắt An, bà còn bồi thêm:
-Tánh tình mầy quái đản, không ai chịu nổi. Bởi vậy đừng bắt chước cặp bè cặp bạn. Mầy có thương nó rồi cũng bị nó chán, nó bỏ. Cứ ở trong nhà lo học để khỏi bị chúng bỏ!
Chập chửng vào đại học, có vài người bạn khiến An rung động. Nghĩ bâng quơ vậy thôi, chớ làm sao An qua được mặc cảm về mình, khi bên tai lúc nào cũng văng vẵng lời má:
-Mầy xấu như ma. Môi thẻo ra xào được một chảo. Lại mũi lân, mắt hí, trán dồ. Chưn cẳng thì vừa thô, vừa to như cẳng voi cẳng bò. Người thì lùn xịt đầu đuôi chỉ một tấc. Người ta túng lắm lấy thằng chồng giàu, chồng nó nuôi. Mầy xấu như ma ai thèm rước. Chỉ còn con đường học. Mầy phải tự học, tự nuôi thân!
Giữa bạn học, biết mình xấu xí, tánh tình quái đản, khó gần gũi, An không có can đảm tới gần ai. An đã là người sinh viên giỏi nhưng cô đơn, tẻ nhạt nhứt khoa.
Nói nào ngay, cũng có được một người chấm An, chủ động đeo đuổi An thì má không chịu, bởi anh ấy xuất thân từ gia đình má gọi là say xỉn.
-Nó học giỏi thì sao?? Rồi nó cũng giống ba nó, bữa nào nó giận mầy, nó uống vô vài chai, xỉn xỉn nó đập mầy bể mặt nghen con!
-…
-Làm sao mầy chắc được không có lúc nó giận mầy??
Đương nhiên là má có lý! Sau vài ba lần tin má kiểu vậy, An không còn tin vào phước mạng mình nữa. Ngày, giờ, mục tiêu sống của An dần dần khép lại gọn trong bài vở sách trường.
Được cái má vui.
Má bằng lòng lắm, rạng rỡ lắm ngày An đội mũ tốt nghiệp nha sĩ. An cũng vui lây khi thấy má phấn khởi lúc thuyết phục được An từ chối nhận việc làm để học tiếp lấy Ph. D, mãnh bằng tiến sĩ mà má nghĩ chỉ vậy mới cân xứng với sức của An.
An quen với chuyện tránh chọc má nổi giận vì An rất sợ, rất mệt mỏi khi má lớn tiếng nặng lời. An cần cái an tâm để thấy được yên ổn khi nghe má nói lời dịu hiền từ tốn với An, đứa con gái ngoan của má. An lạc quan khi thấy má cười. An vui niềm vui của má, nhắm mắt làm lơ mỗi khi trở về làng thăm má, gặp lại bạn bè cũ đã có chồng có vợ, con cái líu lo. An quyết không bâng khuâng ủy mị với cảm giác cô đơn mỗi khi nghe tin người bạn học năm xưa nào đó giờ mới có thêm đứa con… An đã có má. Niềm vui của An là má. An tin má.
Thế giới của An có má đủ rồi.
Balô trên lưng trĩu nặng theo đường dài. An đứng lại, nghĩ mình cũng không cần về gấp. Lần nầy là lễ Giáng Sinh, mình có gần mười ngày nghỉ mà. An ngồi xuống một ghế đá bên lề đường, lấy chai nước lọc ra uống.
Nghe tiếng xe hồng thập tự văng vẵng từ xa, An bồi hồi xúc động. Chiếc xe chỉ trong chớp mắt đã tới và phóng vút ngang qua An, khơi dậy trong An nhiều cảm giác. Làm sao An quên được những lần An theo Ba vô bịnh viện trên xe hồng thập tự, giai đoạn cuối trước khi Ba mất.
Đau đớn thay, phải đợi Ba ra đi rồi An mới thương Ba.
An dằn vặt với lòng, sao khi ở bên cạnh Ba, An có thể thờ ơ tới vậy, ghét Ba tới vậy.
Đã có lúc An giận má vì những nhiếc móc, chỉ vạch, trách cứ của bà đã triền miên nhằm tách An ra khỏi Ba. Như thể thương Ba, hiểu Ba là An phản má…
Má! Lơ mơ nghĩ tới Má , An chợt nhớ là xe hồng thập tự chạy về hướng nhà mình. Má đang ở nhà một mình! Bản năng tư nhiên khiến An đứng lên cắm đầu chạy. Nghĩ tới má già rồi đi đứng khó khăn… Má hay té… An chạy nhanh hơn. Sắp tới ngã quẹo vô làng, đường lên dốc khiến An gần hết sức, đã thấy như nghẹn thở. Đứng lại 1 giây rồi chạy tiếp, An mù quáng, không còn nghĩ tới khoảng đường còn lại ít nhứt cũng năm, sáu cây số, làm sao chạy được về tới nhà. Chạy bằng tất cả sức của mình lên đến đỉnh đồi thì An mệt lả, vừa muốn ói vừa hoa mắt.
Qua cơn hoảng hốt, chợt nhớ, sao mình không phone về hỏi má, An quỵ xuống, tháo balô, quýnh quáng móc điện thoại ra, bấm gọi.
-Má đây. Tới đâu rồi? Má ra ga đón nghen.
-Mô Phật. Má vẫn bình thường hả má?
-Ờ. Sao hỏi gì kỳ vậy? Sao không để má đi đón?
-Thôi má, con cũng về gần tới nhà rồi. Tại thấy xe hồng thập tự chạy về hướng làng mình nên con sợ.
-Con khùng! Làng mình hai chục ngàn dân mà mầy làm như có mình má.
-Thôi con tắt máy nghen má. Con muốn đi từ từ. Về trễ một chút má đừng trông nghen má.
-Ờ. Coi chừng trời như sắp mưa đó.
-Dạ.
Dường vô làng quanh co đồi dốc, chập chùng ở chân trời là những rừng thông ẩn hiện xa xa. An rã rời sau một cơn chạy bộ như bị ma đuổi. Hai gót chân đau nhói trên đôi giày cao gót, An khập khiểng từng bước, rán tưởng tượng mình là người nhàn hạ, tản bộ ngắm cảnh.
Đi ngang siêu thị, An khựng lại, tính quẹo vô mua một chai rượu về để bàn thờ Ba, nhưng vì chân đau, An làm biếng, đi thẳng.
Tới ngã tư, nhìn đường quẹo mặt dẫn đến nghĩa trang, nơi Ba đang nằm, An tự hứa với lòng mai sẽ rũ má ra thăm Ba.
Nhìn những giọt mưa đầu tiên rơi xuống, An bật cười, nghĩ chắc ông Trời cảm động vì mình nhớ Ba nên ổng khóc…
Đứng trước đường dẫn lên cổng nhà thờ của làng, An phân vân một chút. Còn vài trăm thước nữa đã về tới nhà, nhưng rồi An chạy riết lên trú mưa. Đẩy cửa vào, khựng lại, An hơi ngỡ ngàng vi bên trong đang có lễ cưới. Mọi người đang hát, tiếng mở cửa không làm ai để ý, An rón rén ngồi vào hàng ghế cuối cùng. Lén lén nhìn quanh, An nhận ra lác đác vài gương mặt quen. Chú Tom cô Gitte ba má thằng Mike ở đầu đường. Ông John bà Maire. Ông đốc tờ Mark (nổi tiếng không phải vì tài nghệ lương y, mà vì ông trung thành mấy chục năm với mái tóc dài xỏa vai cột lại bằng một cọng thun sau ót, nay đã bạc trắng hết rồi). An nhìn quanh, không thấy vợ ông đâu, An thầm nghĩ lát về phải hỏi má coi vợ ông Mark còn khoẻ mạnh không, hay là họ đã li dị rồi…
Nhìn lên hướng bàn thờ, An mĩm cười trìu mến nhận ra cô dâu là Ida, em gái út của Frank. Vậy là Frank phải ngồi đâu đó ở dãy ghế đầu, dành cho gia đình cô dâu chú rễ.
Nữa An muốn nhân người ta còn hát, chưa ai phát hiện ra sự có mặt của An, An sẽ lặng lẽ đứng dậy, đi ra, chạy trốn Frank. Nữa khác, An muốn ở lại và theo cái đám cưới nầy cho tới vãn tuồng.
An xúc động, dường như có một sức mạnh nào đó giữ chặt An trên ghế. Ngồi lặng người, đứng dậy không nổi, An tự nghĩ, thôi, cái chân đau…..
Ngồi ngắm Ida, An chạnh lòng buồn muốn rơi nước mắt, mới ngày nào Ida chỉ là em bé, đôi mắt to trong veo ngây thơ thánh thiện, nay đã là cô dâu.
An thấm thía thân phận cô đơn của mình hơn. Một bờ vai để dựa vào lúc mệt mỏi mình còn chưa có. Biết bao giờ!
An bối rối chùi nước mắt vì lễ đã xong, cô dâu chú rễ đã rời bàn thờ, bước xuống. Hai người mặt mày rạng rỡ chào khách suốt đường ra cửa. Gia đình, bạn bè theo sau cũng hân hoan không kém. Bà Lilian, má Ida, đi ngang nhìn sững, rồi ôm An hôn tới tấp lên trán lên tóc.
-Bác mừng quá. Bác không ngờ con đến với Ida hôm nay.
An ấp úng, nói thiệt:
-Con chỉ tình cờ vô đụt mưa thôi. Con mới về tới, không biết trước bữa nay là đám cưới của em. Con không có quà gì cho em …
Không để cho An nói hết, bà lôi An:
-Đi theo bác! Con phải về nhà dự tiệc bữa nay! Yên tâm đi, bác sẽ phone báo tin cho má con biết liền để bà khỏi chờ. Xong tiệc Frank sẽ lái xe chở con về. Ủa, chân con sao vậy?
-Da không sao, chắc chỉ bị trầy da.
Bà Lilian ngó quanh tìm Frank rồi tất tả chạy đến nhóm đang chụp hình kỹ niệm trước nhà thờ. Bà lôi Frank lại trước An.
-Má giao cho con nè. Chân nó bị đau đó, con lo cho nó đi.
Frank tháo balô trên lưng An xuống và đở An ngồi :
– Em về hồi nào? Chân bị sao vậy?
Frank ngồi xuống trước An, miệng hỏi, tay tháo giày An ra và tỉ mỉ săm soi cả hai chân, rồi ra xe hơi lấy hộp cứu thương. Nhìn Frank thành thục rữa vết thương, An ngạc nhiên, nhưng không dám hỏi.
-Sau khi ra trường cán sự điều duỡng, anh làm việc ở nhà thương tỉnh đã hơn 5 năm rồi. Yên tâm đi, vết thương nầy không nặng đâu.
Frank dán băng keo rồi mang giày trả lại cho An, anh hỏi:
-Em đi ra xe được không? Hay anh phải ẳm?
Frank nheo mắt, giọng nói đùa, nhưng An cũng đỏ mặt, lúng túng:
-Khỏi. Em muốn tự.
Ông Mark bỏ dở câu chuyện với mấy ông già ở bãi đậu xe, chạy lại hỏi An:
-Con về nhà hay tới tiệc? Cái chân vậy lái xe được không? xe con đâu?
-Dạ, xe con nằm garage rồi, lần nầy con về bằng xe lữa.
Ông Mark ngó quanh quất, hỏi:
-Bà Bình đâu rồi? Lâu quá tôi không gặp má con. Bả khoẻ không?
-Dạ khoẻ, cám ơn bác. Má con không tới đám cưới nầy. Con mới về thôi, chưa gặp má nữa.
-Vậy sao! Muốn ghé ngang nhà thay áo, cất đồ đạc không, tôi chở con.
Frank chen ngang liền.
-Cám ơn lắm, nhưng khỏi. Con sẽ chở An về nhà con.
Frank vừa nói vừa đỡ An đi khi thấy ba bốn người khác trờ tới tính hỏi chuyện.
-Lát nữa gặp nhau ở tiệc nghen, giờ con phải chở An về trước, cô ấy mệt lắm rồi.
Nhà Frank là một nông trại nhỏ với vài trăm con bò và những cánh đồng cỏ bao kín mấy ngọn đồi, vươn ra gần tới biển. Đã quá lâu không đến, An ngạc nhiên thấy trong khuôn viên đất nhà Frank có thêm mấy cái villa. Chắc là xây cho anh em Frank ra riêng, An nghĩ vậy. Xe vào nhà lớn, căn nhà rực rỡ giăng đèn kết hoa, Frank lái vô tận thềm để An không phải đi bộ nhiều. Ngừng xe, Frank lật đật chạy qua đở An lên mấy bậc tam cấp, khiến An vừa ngượng vừa tức cười.
-Thôi đi, đừng làm như em là công chúa.
Frank nói nhỏ, giọng buồn hiu:
-Em vẫn luôn là công chúa trong lòng anh mà!
An xém khóc. Frank cũng xúc động. Hai người lặng thinh không nói gì nhưng cả hai tận hưởng cảm giác ấm áp tràn ngập trong lòng. Đở An ngồi xuống salon, Frank hẹn.
-Ngồi đây nghĩ một chút đi. Lát nữa gặp nhau ở lều tiệc nghen. Em tự ra đó được mà, phải không?
An gật đầu. Frank tiếp :
-Anh phải ra cổng chờ bánh cưới tới rồi còn phải đi một vòng khui rượu đỏ, sau đó phải lo phần rượu khai vị…
An ngắt ngang
-Thôi đi đi. Em biết anh có nhiều chuyện phải làm mà.
Giọng Frank khẩn khoản:
-Rời nhà thờ, mọi người còn ra biển chụp hình, ít nhứt cũng nữa tiếng sau mới về tới. Em rán nhắm mắt ngủ một lát đi. Anh thấy em mệt lắm đó. Em muốn uống gì không?
An lắc đầu. Frank hôn phớt lên tóc cô rồi quày quả đi ra.
An mĩm cười, nụ cười êm đềm mà mấy năm rồi An thấy mình không có. Dựa lưng vào ghế, An nhắm mắt, rán nghĩ ngơi một chút như Frank dặn.
Tự nhiên, An có cảm giác yên ổn như mình đã về nhà.
—————————————————————————-
Xe lữa ngừng ở một trạm dọc đường, hành khách lên mà An thẩn thờ không để ý. Mãi đến khi một người kéo valise tới dãy ghế đối diện An, chuẩn bị ngồi xuống, An mới hay. Cô mở ba lô lấy ra kiếng mát mang vào để không bị chú ý vì đã khóc.
Hồi nãy, từ trong làng trở ra ga, khi lên xe, muốn được một mình yên tịnh, An xuống hàng ghế chót, lựa dãy ghế quay mặt vô vách và mong bữa nay xe vắng, không ai xuống tận đây. Bây giờ thì An đã không còn được môt mình. Cô đành dựa đầu vào ghế như muốn ngủ.
Nhắm mắt lại, An thấy rõ ràng hình ảnh Frank đang đút cháo sữa cho con. Đứa bé ngồi trên cái ghế baby có mái tóc xoăn tít màu vàng nâu y như Frank.
An đã rất vui, rất bình an, rất hạnh phúc ngồi giữa tiệc, yên tâm chờ Frank lo xong việc của mình sẽ tìm An. Lòng An bồi hồi thương cảm. Cô có rất nhiều điều để hỏi Frank. Cô muốn được nghe lại giọng nói hiền lành quen thuộc của Frank. Chờ hoài, không thấy Frank tới, An nghĩ chắc Frank bận lắm. Cô đứng dậy đi tìm để giúp Frank một tay. Trước, những khi nhà có tiệc, bà Lilian đã chẳng từng nhắn An tới đó sao. Bà đã chẳng từng giao viêc cho An làm tự nhiên như An là một thành viên của gia đình đó sao.
Lòng An đã ấm áp bao nhiêu khi đi tìm Frank thì sững sờ bấy nhiêu khi thấy Frank âu yếm vỗ về đứa nhỏ.
An đã lặng lẽ ra về, không dám từ giã ai, vì sợ mình sẽ khóc.
Ra tới đường lớn, An đứng lặng nhìn về hướng nhà bà Bình. Chỉ còn chừng mươi phút đi bộ, An sẽ về tới nhà, sẽ gặp má.
Đột ngột An quay lưng, bước thật nhanh hướng ngược lại. Cô tìm trạm xe bus đi trở ra ga xe lữa. Cho dù không gặp giờ xe bus, An đã quyết trở lại ga dù có phải đi bộ, và dù trở về nhà mình cô cũng chỉ cô đơn với bốn vách tường và sách vở ngập tràn.
Noël 2014
Huỳnh Phương Linh
Chúc chị một năm mới an bình.
Giờ phút giao thừa thiêng liêng, được Minh Văn viết cho tôi, tôi muốn khóc đó Minh Văn à.
Cũng xin chúc Minh Văn đạt được tất cả những điều mong muốn cho xứng với công sức đã bỏ ra.
Chào thân ái, Phương Linh
Để chuộc tội bắt Bà Con đọc chuyện buồn hiu, kính mời Bà Con nghe vài bài nhạc xuân năm xưa :
Chúc mừng năm mới nhà văn xứ truyện cổ Andersan.
hih hì.. Đông Dương là người cuối nên tôi làm gan viết, chớ nếu sau bạn còn vài người chắc tôi lại trốn rồi.
Được gọi là nhà văn đáng lẽ tôi phải hãnh diện lắm. Không biết sao lai ngượng dữ vầy. Xin đừng ai nói vậy nữa hết. Tôi thấy là bị chọc quê đó.
Kính chúc Đông Dương năm mới van sự như ý.
HPL
Mong một mùa xuân vui đến với tác giả
Cám ơn Gò -Găng nhiều lắm (xin được phép hỏi sự tích của tên Gò -Găng)
Kính chúc Gò -Găng năm mới cái gì cũng tồt đẹp, như ý.
HPL
Happy newyear nhé
Cũng xin chúc TNH năm mới được vạn sự như ý.
HPL
Sao buồn quá
Cám ơn Tamle dù thấy buồn vẫn đọc, còn góp ý kiến nửa.
Thân chúc năm mới vui vẻ, tốt đẹp.
HPL
Buon va de thuong
Chị chồng của tôi cũng tên Lyly. Bạn làm tôi nhớ chỉ quá.
Cám ơn bạn đã chia xẻ.
Kính chúc năm mới tốt đẹp.
HPL
Tác giả ở bắc âu ?
Đúng rồi. Tôi ở Danmark. Son Nguyen ở đâu mà nhận ra các địa danh thuộc Danmark vậy?
HPL
Đôi khi cuộc đời vẫn éo le như thế
Da đúng vậy.
Gặp éo le trong đời, tôi hay tưởng tượng như ăn bún bò phải có chút ớt cay tô bún mới ngon.
Kính chúc năm mới tốt đẹp
HPL
Người phụ nữ trong câu chuyện sao có nét giống mình quá ….
Xin phep duoc goi ten nhe´.
Thanh that chia buon voi Nga. Khong biet co an ui duoc Nga khong, khi xin cho Nga biet ddo dda la chuyen may chuc nam truoc. An gio hanh phuc lam, khi dda dut ra khoi duoc tu truong cua cuc nam cham co cai ten la MA´.
Thuong chuc nam moi nhieu may man hon.
Xin loi khong the bo dau, hy vong Nga doc duoc.
Linh (ke^´t ba.n nhe´?)
Cuối năm đọc một câu chuyện buồn
Xin loi Hoacomay da lam Hoacomay buon. Cung may Ong Chu dang cuoi nam. Thoi coi nhu buon mot chut “xo xui” cho sach se de buoc vao nam moi toan niem vui nghen Hoacomay.
Cam on Hoacomay du buon cung ran doc va ung ho “mam non” moi nhu´ len da sap he´o…
Huynh Phuong Linh
Sáng cuối năm Di Linh lạnh buốt,ngồi cafe một mình đọc và thương cảm cho số phận nhân vật
Men chao Khung Cua,
Hom qua toi dda viet cho Khung Cua hai lan, nhung roi deu xoa het, suy nghi lau lam van khong viet duoc vi viet sao cung thay trat.
Hy vong Khung cua chi mot minh khi uong ca phe. Hy vong Khung Cua co ai ddo de an Tet chung.
Kính chúc nam moi an lành, thanh tha?n.
Huynh Phuong Linh
Chúc chị Linh năm mới hạnh phúc an vui
Cũng xin kính chúc Nguyenhuy năm mới được an lành, hạnh phúc.
HPL
Có vẻ tác giả sống rất thật cùng nhân vật
Chắc “thật” là vì tôi nghĩ viết xuống -cũng giống như đóng phim-. phải nhập tâm, nhập vai…
(An cũng là bạn thân của tôi)
Xin chúc Maimai năm mới được toàn chuyện tốt lành.
HPL
Đúng là số phận
Tôi không tin dị đoan, nhưng tin mỗi người có một số phận.
Chúc Kim năm mới tốt lành.
HPL
Vậy là có thêm một cây bút mới.
Hôm qua viết tới đây tôi mắc cở quá, trốn luôn.
Được khen, nhưng tự thấy chưa xứng lắm nên hơi .. quê.
Dù sao cũng xin cám ơn Chip.
Còn có mấy ngày nữa Tết rồi.
Mến chúc Chip năm mới được mọi sự tốt lành.
HPL
Hay đọc những phản hồi dễ thương của chị Linh,giờ mới biết chị cũng là một cây bút “có hạng ” nha !
Được Quế Hương khen tôi mừng lắm. Tôi đã đọc gần hết những gì Quế Hương viết rồi. Rất cám ơn, và cũng rất xin lỗi đã đọc … khan trên internet, vì không có điều kiện mua. Cám ơn nhiều.
Kính chúc năm mới vạn sự như ý.
Hùynh Phương Linh
Sao khung cảnh Đan Mạch giống VN vậy
Đúng rồi. Tôi sống ở một làng quê. Tình bà con lối xóm ở đây cũng gần giống như bên mình : Cả làng quen biết nhau, qua lại thân mật từ đời cha tới đời con đúng như trong bài đã tả.
Kính chúc năm mới vạn sự như ý.
HPL
Phàn 2 Bình An chắc Bình An
Hình như cũng không mấy bình an đâu Minh Văn ơi.
Kính chúc năm mới được vạn sự như ý.
HPL
Buồn quá
Song Hà viết có hai chữ nhưng tôi suy nghĩ nãy giờ vẫn chưa biết phải viết sao. Chắc phải xin lỗi Song Hà, đã khiến Song Hà mất vui trong không khí nhộn nhịp của mấy ngày cuối năm.
Chúc Song hà năm mới vạn sự như ý.
HPL
Chị Phương Linh viết dễ thương lắm.
BNgan còm mới là dễ thương.
Nhờ những lời khích lệ nầy mà tôi mới dám viết thêm. Nhưng viết xong đưa Ba Me tôi đọc, bị chê. Ông Bà đang rán sữa chữa. Ông Bà sữa xong tôi sẽ xin kính mời Bác đọc.
Kính chúc năm mới vạn sự như ý.
Huỳnh Phương Linh
Mẹ và con gái muôn thuở vẫn có nhiều vấn đề nhiều người khai thác, ấn đề mở rộng hơn khi chen vào đó một chuyện tình.
Bếp đã được cô emH. P.Linh cho đọc trước phần 1 nhưng chưa biết kết cục ra sao. Chị chờ phần 2 nghen dì Tư nó.
Cho chị hỏi ngoài đề 1 câu, món sauce cà cưng làm hồi chiều tụi nhỏ quét sạch nồi không vậy?
Xin lổi, gỏ mau quá nên thiếu chữ sai từ hết trơn, xin đọc lại như sau:
“”Mẹ và con gái muôn thuở vẫn có nhiều vấn đề để mọi người khai thác, vấn đề mở rộng hơn khi chen vào đó một chuyện tình”
Phần 2 em viết một hơi trong nữa tiếng đồng hồ, gởi chị rồi, nhưng chưa biết có dám gởi Ông Chủ Xú Nẫu hay không.
Em dọn món spaghetti của chị dạy làm lên bàn, hù tụi nhỏ là má làm theo công thức chánh thống của người Ý. Chắc tụi nhỏ nghe, “nễ”, nên thấy rất ngon miệng, ăn hết sạch. Đề nghị chị viết vài món ăn Ý giới thiệu với Bà Con Xứ Nẫu. Chị làm dâu Ý ba mươi mấy năm rồi, có cả đống kinh nghiệm, không truyền lại thì uổng đó chị Hai.
Tứ muội
HPL gây ngạc nhiên cuối năm nghen !
Xin cho tôi tính như một lời khen đặng ăn Tết vui hơn một chút. Cám ơn nhiều.
Kính chúc năm mới vạn sự như ý.
Hùynh Phương Linh
Huỳnh Phương Linh viết cũng sắc nét lắm
Dù hơi ngượng, nhưng cũng mừng mừng. Xin cám ơn Mạnh Kim ủng hộ tinh thần tôi.
Kính chúc năm mới van sự như ý.
Huỳnh Phương Linh
Má vẫn là tất cả của con-Một lòng Tôn Kính yêu thương Nhưng với Tình yêu -Vẫn là con tim thổn thức buồn!Buồn phải xa và âm thầm cầu Người yêu được trọn vẹn vui sướng!Câu chuyện An bình an trong tâm quả khó!?Những giọt nước mắt thầm lặng đó…Minh chứng nỗi buồn chất chứa…Nhưng tất cả rồi sẽ qua..Tồn tại -Cứu cánh cuộc đời chỉ là HỌC……..!
Cám ơn em. Chi đã đọc đi đọc lại lời còm của em để hiểu hết ý em.
Sao khi không vắng mặt một thời gian lâu vậy? Thấy tên em trở lại chị mừng. Đừng có trốn nữa đó nghen!
Chúc em năm mới vạn sự như ý.
Chị Linh