Cao Thị Hoàng
.
Chuồn Chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm!
(ca dao)
Nắng vàng vọt cuối năm.
Tiểu Tử đứng một chân trên đầu bông cây Lác mọc ven đìa, mắt ngong ngóng về bờ Nam chờ Chuồn Tím. Chợt Tiểu Tử nghe tiếng trẻ con đùa giỡn, la hét vang dội ở góc đìa. Hình như chúng rượt đuổi bắt chuồn chuồn. Bằng mắt kép với 3 vạn con mắt nhỏ tụ thành, Tiểu Tử nhận ra Chuồn Tím sắp thọ nạn. Nhanh hơn gió, Tiểu Tử sử dụng thủ pháp Bích hổ du tường,lượn mình bay dựng đứng qua rào cứu bậu. Nhờ cánh trước, cánh sau có thể cùng lúc hoạt động độc lập, Tiểu Tử cụp đuôi xuống cho Chuồn Tím bấu vào, rồi thình lình quạt cánh bay ngược về phía sau; lũ trẻ lỡ trớn trố mắt nhìn theo ngơ ngác!
Chuồn Tím thút thít:
– Bậu coi, chiều nào bọn trẻ trong xóm cũng kéo nhau ra bắt chuồn chuồn, xỏ đít bằng cọng rơm, bằng cọng cỏ chỉ… thả cho bay và mang theo những thứ khủng khiếp ấy, để chúng coi hứng chí vỗ tay. Sau đó, chuồn chuồn chết! Hồi nảy, bậu cứu không kịp, em sụm bà chè rồi chớ chẳng chơi.
Mặt đìa nước lăn tăn, gió lao xao rừng Lác. Bầy chuồn chuồn đầy màu sắc bay đến hỏi han, đồng thời báo tin dữ:
– Bọn trẻ rình tóm được một số anh chị bay không kịp, chúng bắt từng cặp cụng nhau lỗ đầu, sứt trán; gãy cánh, rớt đuôi…banh xác! Một số còn lại, chúng đè đầu bắt cắn lỗ rốn – cái lỗ rốn sâu quắm đen ngòm, bốc mùi nghẹt thở. Trẻ kháo nhau:”Chuồn Chuồn cắn rốn mau biết bơi?”.
Chuồn Đỏ Tía đang thao thao kể chuyện, Chuồn Tím cắt ngang, hỏi:
– Mầy nói thiệt hả! Sao lạ vậy?
Tiểu Tử chen vào:
– Bậu không biết đó thôi, gây một hành động có thật: ”Chuồn Chuồn cắn rốn” nhằm tạo điều không có thật:”mau biết bơi”. Kết quả, hễ trẻ con hoặc ai đã trải qua ”Chuồn Chuồn cắn rốn” thì đương nhiên ”mau biết bơi”. Cách xây dựng niềm tin cho người nhát nước khi lần đầu xuống nước tập bơi.
Chuồn Đỏ Tía thốt lên:
– Con người ghê gớm thiệt!
Tiểu Tử tiếp lời như giải thích:
– Không ghê gớm sao gọi con người? Song, chuồn có cánh, người thời không. Ông bà ông vãi tự ngàn xưa, căn dặn ta né tránh con người bằng biện pháp cảnh giác:”Chuồn Chuồn có cánh thì bay / Có thằng nho nhỏ thò tay bắt chuồn”. (ca dao).
*
* *
Động vật trên toàn thế giới, đều bái chuồn chuồn đực là”sư phụ cưỡng dâm”. Vì vậy, ông Trời cấu tạo bộ phận sinh dục nằm ở giữa ngực chuồn chuồn cái; hẳn là ngăn chặn phần nào sự cưỡng dâm ấy. Có lẽ cũng phải thôi, bởi quỷ thời gian sống của chuồn chuồn quá ngắn ngủi, sau ba bốn năm làm thân con Cơm Nguội trên mặt nước và phải trải qua đớn đau chí ít trên 10 lần lột xác; con Cơm Nguội mới biến thành Chuồn Chuồn trưởng thành.Thế mà, trời không thương chỉ cho chuồn chuồn ngót nghét sống chưa đầy 2 tháng; hỏi sao nó chẳng gấp gáp ”yêu đi em, chiều hôm tối rồi!”.
Thật tình, chuồn chuồn cái dâm đãng hơn bội lần chuồn chuồn đực. Sợi chỉ xỏ qua lỗ kim, nếu lỗ kim nhút nhít thì sợi chỉ mần sao xỏ? Chuồn Chuồn cái không thuận lòng, đố cha chuồn chuồn đực nào cưỡng dâm được. Cớ sự là vậy, thiên hạ xấu mồm xấu miệng gieo tiếng ác nói nó cưỡng dâm. Đôi khi, ngược lại thì có.
Chuồn Tím lồ lộ phơi bày 10 đốt chạy theo đuôi, mỗi đốt có lỗ khí ửng hồng khiêu khích. Tiểu Tử lao tới, Chuồn Tím uốn cong thân bụng và ưởn ngực vế phía trước, bộ phận sinh dục nở rộng để cơ quan giao cấu của Tiểu Tử đút sâu vào bên trong. Tiếng vo ve phát ra theo đường bay lượn lên xuống mùi mẫn. Thời điểm đạt đỉnh, thân bụng Chuồn Tím cong như cánh cung; đôi cánh trước, đôi cánh sau căng cứng; những lỗ khí phát hơi như làn sương mỏng, cũng là lúc Chuồn Tím nhận dòng tinh từ túi tinhTiểu Tử bắn cực mạnh vào tận chốn thâm cung, toàn thân run rẫy chao nghiêng và cả hai dìu nhau sà xuống mặt đìa điểm nước. Cú điểm nước ấy, Chuồn Tím đẻ trứng. Vòng đời chuồn chuồn con bắt đầu: Trứng – Ấu trùng (con Cơm Nguội) – Chuồn chuồn trưởng thành!
Sau lần ân ái đó, Chuồn Tím thỏ thẻ kể chuyện cho bạn nghe. Chuồn Đỏ Tía bảo:
– Được Tiểu Tử lấy, mầy hạnh phúc hơn tau. Số tau toàn gặp cảnh mây mưa hội đồng, cả bầy vây lấy, cả bầy tranh cuộc. Lần nào tau cũng hụt hơi, dập ngực. Tức muốn ói máu!
– Chắc là tại thân hình mảnh mai duyên dáng và cái màu cánh đỏ tía vừa bắt ghét, vừa bắt yêu, rất hấp dẫn của mầy.
Chuồn Tím nói lời giải thích an ủi bạn. Rồi, nửa đùa nửa thật với bạn: Hay là, một ngày nào đó, tau cho mầy mượn chàng Tiểu Tử của tau xài tạm. Mình xài chung nhau cũng đặng cơ mà! Đời chị em mình ngắn ngủi phù du: Kiếp chuồn chuồn! Điểm nước, đã là xong nhiệm vụ truyền nòi giống theo lập trình sẵn có của ông Trới. Tình dục cũng chỉ nằm trong cải vòng kiểm soát của Thượng Đế, một Tiểu Tử hay một bầy Tiểu Tử có khác gì nhau khi làm chuyện ấy? Khác nhau, có lẽ là sự mệt lã; nhưng sự mệt lã nào không đem đến nguồn khoái cảm tuyệt cùng! Tau cũng vậy, nhiều lúc Tiểu Tử quần tau nhừ tử, điểm nước xong, tau nằm sải cánh lên cỏ và bất biết trời đất.
Chuồn Đỏ Tía giựt mình:
– Chết! Chết! Nghe mầy nói tau hoảng quá! Có ngày bọn trẻ nó rình gặp thì đời mầy tiêu.
Chuồn Tím thở dài:
– Biết sao bây giờ? Bọn mình chỉ sống theo bản năng trong cái khung thời gian định sẳn. Chẳng hiểu ”cái ta và cái không phải ta” là cái quỷ quái gì, thì hiện tượng của khách quan kia cũng chỉ là hư ngụy. Phật nói thương chúng sinh vạn vật, trong đó có bọn mình; nhưng thương mần sao mà vòng đời bọn mình chưa đầy 2 tháng? Thương mần sao mà để bọn mình quên mất”bản lai diện mục?”.
– Bọn mình gắng tu nhiều kiếp, có thể đến muôn kiếp – tùy duyên – mới họa hoằng thành người. Thành người, trời mới ban cho trí tuệ, có trí tuệ thì có suy nghĩ và ý thức về cuộc sồng. Nói đi cũng phải nói lại: Kẻ có trí tuệ mà rời xa thực tế, kẻ đó không thể sáng suốt. Tau với mầy thuộc về con vật không phải con người, đừng rờ mó váo cái hoàn toàn thuộc về Thượng Đế. Chơi cái đã, mầy nói cho tau mượn và tạm xài Tiểu Tử, nhớ nha!
Chuồn Đỏ Tía cất cánh bay đi, buông tiếng cười khanh khách!
*
* *
Trời gom nắng un khói để chuyển chiều.
Chuồn Tím đong đưa trên cành lá cỏ chờ Tiểu Tử. Thình lình, một bầy chuồn chuồn không biết từ đâu ập tới vây kín Chuồn Tím và luân phiên nhau cưỡng dâm. Chuồn Tím lên xuống điểm nước liên hồi, điểm nước đến lúc trời chiều dứt nắng và bầy chuồn chuồn thỏa sức bay đi. Chuồn Tím bơ phờ, nằm sải lai trên lưng cỏ trong cơn mê buồn ngủ.
Gió đồng nội thổi liu riu, Chuồn Tím thức giấc và nằm nướng. Cánh mỏi và ngực ê ẩm, rang nhức như muốn vỡ ra. Chợt có tiếng người ru con văng vẳng: ”Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng, bày vừa thì râm”. Chuồn Tím nghe lòng ấm lại. Hóa ra, chuồn ta sống trong cõi nhân gian nầy không phải là loại vô tích sự. Chuồn chuồn dự báo thời tiết giúp con người và tất nhiên, giữa trời với chuồn chuồn có sự giao cảm liên thông nhất định nào đó. Chỉ dấu mưa nắng của trời đất từ cánh bay chuồn chuồn. Nhưng chẳng thiếu những điều trái khuấy, khi kẻ nghèo khó ít đi buôn, người đời thường gọi vốn chuồn chuồn; nhà nào sinh toàn con gái, gọi rằng tổ chuồn chuồn. Thật ra, chuồn chuồn đâu có tổ – chuồn chuồn thích du tử, rài đây mai đó khắp bốn phương. Đời chỉ có thế: ngắn ngủi, cần chi xây tổ để buộc ràng? Chuồn chuồn gần gủi với người, tự coi mình bạn thân tuổi thơ của trẻ. Ở miền quê, có trẻ con nào chẳng gắn tuổi thơ êm đềm của mình với chuồn chuồn. Vậy mà, con người – nhất là trẻ thơ, đối xử với chuồn chuồn nhẫn tâm. độc ác. Nghịch lý ấy mãi mãi tồn tại, chẳng ai lý giải và quan tâm.
Rồi Chuồn Tím nhớ liệt tổ khi xưa truyền lại: Hình dáng chuồn chuồn giúp con người nghĩ ra mũ cánh chuồntrong định chế xiêm y triều phục thời phong kiến, nhằm phân biệt văn quan võ quan. Mũ cánh chuồn thuộc về quan văn từ thời nhà Tống bên Tàu, thuộc thời nhà Đinh khoảng 1059 đất Việt. Còn vì sao con người chọn cánh chuồn chuồn làm biểu tượng mũ cánh chuồn, thì liệt tổ không nói. Có lẽ, để giữ một lời nguyền gì đó với con người cũng nên?
Về sau, con người dùng trí tuệ trời ban, tiến hành nghiên cứu hình dáng và đặc tính của chuồn chuồn và đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ chế tạo máy bay hạng nhẹ – vinh danh máy bay chuồn chuồn – sản xuất ra các thiết bị do thám trong dân sự và quân sự; cứu người và giết người. Trị vì khó mà dễ, cai trị dễ mà khó. Từ chuồn chuồn phát minh và ứng dụng công nghệ khó mà dễ, sử dụng ứng dụng công nghệ ấy nhằm mục đích gì, cho ai? Dễ mà khó! Bản năng con người vốn vô cùng phức tạp, trí tuệ con người càng vô cùng phức tạp hơn. Con người ỷ mình có trí tuệ mà vạn vật không có, đã vĩ cuồng phá và thay đổi quy luật sinh thái, tạo biến đổi khí hậu từ hiệu ứng nhà kín…Khát vọng muốn nội soi, banh trời để tìm hiểu. Một số việc muốn thay trời cai trị trần gian. Một số loài biến mất, sắp biến mất…trong đó có chuồn chuồn, do bàn tay con người!
Chuồn biểu tượng cho sự bình yên, cho không gian đa sắc màu vũ trụ, chứ chẳng phải chuồn theo kiểu ”Tam thập lục kế…”. Hỏi rằng trên hành tinh nầy, có nơi nào hình thành được cái làng Chuồn độc đáo, cái đầm Chuồn mênh mông và thơ mộng? Chỉ có Huế của Việt Nam. Chẳng biết từ lúc nào, một bộ phận dòng tộc chuồn chuồn đã tụ về sinh sống trong cái đầm thuộc quần thể phá Tam Giang. Người thấy dễ ăn dễ ở, dắt díu nhau theo gót chuồn chuồn đến đây lập làng. Từ đó, làng Chuồn – tên chữ An Truyền – nổi tiếng họ Đoàn, triều Nguyễn gọi ”Đoàn giặc” , ý ám chỉ cuộc nổi dậy của Đoàn Trưng, Đoàn Trực. Và, họ Hồ Đắc đã nở sắc khai hương lan tỏa khỏi làng. Điều thích thú về ẩm không chi bằng ”Rượu làng Chuồn” mà hương vị làm mê lòng bao đấng mày râu. Đầm Chuồn ngoài vẻ đẹp thiên nhiên điền dã, người khoái khẩu về thực không chi bằng món cá Kình cá Chuồnthịt thơm lừng…Chuồn là vậy, Chuồn của chuồn chuồn hữu ích cho người vô số kể. Bạn chưa tin? Thử một lần đến Huế, rồi một sớm rời Huế khoảng hơn 10 cây số, đi qua Quốc lộ 49 rẽ về hướng An Truyền, hẳn bạn sẽ rõ và tin Chuồn Tím chẳng xạo sự chút nào.
Nhớ có lần theo Chuồn Đỏ Tiá sang gặp Chuồn Ớt, nhờ coi mấy cái mục ruồi mắc dịch mọc lùm xùm trong mình. Chuồn Tim chăm chú nghe Chuồn Ớt giảng giải: Mục ruồi mọc ra như núi mọc cây cỏ, đất nổi gò. Nếu núi đẹp, ắt sẽ mọc cây cỏ đẹp. Nếu đất xấu, ắt mọc gò đồi xấu. Có chi mà băn khoăn lo lắng? Rồi Chuồn Ớt dặn dò kỹ lưỡng, rằng mục ruồi son ẩn quý tướng, nhưng phải là son đỏ như chu sa thì mới tốt; nếu không sẽ là ngược lại. Mục ruồi đen nếu lồ lộ là hung, nếu ẩn nơi kín là kiết, nhưng phải là đen nhánh, đen tuyền; nhược bằng chẳng được vậy, ắt gặp tai ương.Chuồn Tím đâm rầu, vì ở thành mép chỗ bộ phận sinh dục của mình có mọc một mục ruồi to tổ bố màu xám tro. Trên đường bay về đìa, Chuồn Đỏ Tía thấy Chuồn Tím đăm chiêu nên nói: Mầy để bụng chi những điều bá láp; coi là coi vậy thôi, chứ thiên cơ bất khả lậu.
Dẫu rằng bạn nói cứng, nhưng Chuồn Tím vẫn đắn đo: Nào tự nhiên, đâu ngẫu nhiên mà mục ruồi mọc chỗ nầy không mọc chỗ khác. Như chuồn chuồn Bạc, ba con mắt đơn và ba mắt hình lục giác tụ thành con mắt kép; trong lòng mắt kép mọc mục ruồi thì y như rằng, tình duyên lao đao lận đận. kẻ thứ 3 chen vào tan nát ”hôn nhân”. Bạn mình nhóc đứa thay ”người yêu” như thay áo.Nhìn kỹ, đứa nào đứa nấy đều có mục ruồi mọc ở vành tai… Thật ra, mọi sự vật, mọi động hoặc tịnh trong trần gian đều có ứng chứng; cái ứng chứng đó gọi là ”điềm”; cái ”điềm” ấy gần như là hiện tương báo hiệu. Bọn con nít, bắt chuồn chuồn thường dùng các ngón tay chúm lại, tõe ra. Người sắp chết, các ngón tay tõe ra chúm lại, bàn dân thiên hạ gọi ”bắt chuồn chuồn”. Sự đời, thôi thì ”Có cúng có thiêng, có kiêng có lành” vậy!
Miên man nằm nghĩ lung tung, Chuồn Tím không để ý bọn trẻ đang rình và rắp tâm chúm ngón tay bắt bất ngờ. Chuồn Tím thúc thủ và đành thân ”chim lồng, cá chậu”, chờ sáng mai bọn trẻ hành hạ bằng những trò chơi chúng thích.
Tiểu Tử và Chuồn Đỏ Tía bay trong tâm trạng thản thốt, cố moi mọi ngõ nghách tìm Chuồn Tím trước khi trời sụp tối. Sương là đà khắp mặt đầm, những con Cơm Nguội nhai ngầu nghiến Bọ Gậy, âm thanh phát ra rào rạo. Cả hai bay gần rã rời cánh, vẫn không tim được dấu vết của Chuồn Tím.
*
* *
Những tia nắng ban mai xuyên qua chuồng trâu ngã màu vàng lốm đốm mặt sân. Bọn trẻ đứa ngồi chồm hổm, đứa đứng chỏng khu đít, vỗ tay hò reo kích động giúp Chuồn Tím cụng lộn với Chuồn Lửa. Tiểu Tử và Chuồn Đỏ Tía đậu trên chái lá, mấy lận định nhào xuống cứu Chuồn Tím nhưng không thành. Cả hai rơi nước mắt và bất lực nhìn Chuồn Tím đuối dần giữa đấu trường nghiệt ngã và sinh tử. Bọn trẻ nhìn thấy hai con chuồn chuồn đa sắc màu rực rỡ, vội lấy vợt chụp lên chái lá. Cả hai hú hồn bay trối chết. Khi quay lại, Tiểu Tử và Chuồn Đỏ Tía thấy con gà mái dầu đang mổ xác ăn Chuồn Tím và Chuồn Lửa. Than ôi! kẻ thắng, người bại, đều chết thảm như nhau!
Ba hôm sau, người ta rút bọng tháo đìa bắt cá. Nước cạn dần và đìa chắt khô nước. Một cú đánh chí tử vào đới sống của chuồn chuồn. Bởi, nước là nguồn sống, là nơi sản sinh và nuôi dưỡng Cơm Nguội lớn lên và trưởng thành chuồn chuồn.
Chuồn Đỏ Tía ôm Tiểu Tử vào lòng , lẩm nhẩm:
– Chuồn Tím ơi! Tau mượn và xài tạm Tiểu Tử một lần, duy nhất một lần – Lần đầu cũng là cuối!
Cái bụng thon dài của Chuồn Đỏ Tía rướn cong như vành thúng, đón nhận bộ phận sinh dục Tiểu Tử thọc lút cán vào lỗ huyệt giữa ngực. Toàn thân Chuồn Đỏ tía run bắn lên. Cả hai móc sát nhau, đảo mấy vòng trên thành đìa, như nuối tiếc bầu trời trong xanh và mây trắng bay lang thang về nơi vô định. Chợt Chuồn Đỏ Tía dùng toàn lực còn lại, đẩy Tiểu Tử lên cao rồi bổ nhào xuống mặt đìa điểm nước đẻ trứng. Nhưng nước cạn đìa không còn mặt.Cả hai ôm nhau rơi tự do và câm phập xuống đáy đìa giẫy chết trong bùn sình.
Không còn nước để điểm, chuồn chuồn tiêu vong!
CAO THỊ HOÀNG
Tháng 2 năm 2014
Hấp dẫn -Khoái chí -Cái khoái của trẻ con đi bắt Chuồn chuồn…Cái khoái của Người đọc tận tường đời sống sinh hoạt..Cũng dễ thương..Nào phải ”chuồn ”trốn mất tiêu đâu phải không chị Cao..Hoang thị huyền?Ấn tượng tên Chị nghen!
Ảnh minh họa ”Chuồn chuồn điểm nước” gây sốc và trần trụi
gấp bội lần tác giả viết thành câu chữ.(Một bức ảnh đắc địa cho bài viết)
Rõ ràng, chuồn đực ”thọc lút cán” vào nơi cần thọc ở giữa ngực chuồn cái.
Cùng lúc đó, chuồn cái dùng đuôi ”đè đầu cỡi cổ” chuồn đực (không thể
nói rằng ” chuồn đực cưỡng dâm). Sự khoái lạc ấy, vẽ thành hình trái tim: giây phút yêu thương tuyệt vời!
Trong truyện, tác giả đã quan sát và đặc tả chính xác, không hư cấu.
Biết đâu, đó là cái cớ để tác giả chuyển tải thông điệp?
Thành công của Cao Thị Hoàng, là biết ”nhường và dành” khoảng trống
cho người đọc suy tư…Có thể lắm chứ?
Thưa cô,
Anh Sáu Nẫu tài thiệt, tìm ảnh minh họa ”hết sẫy”. Mấy nhỏ bạn em
nhìn ảnh chuồn chuồn, đứa nào đứa nấy ”mặt thì ửng hồng,
miệng thời cười nghiêng cười ngửa”.
Cảm ơn cô.
Chúc cô vui.
Những ý phía sau c6u chuyện con chuồn chuồn mới thật hay
Chào Cafebuon,
Mong một ngày đẹp trời nào đó, em được mời cafevui.
Cảm ơn Cafebuon.
Chúc vui.
Em cứ viết theo kiểu của mình còn ai sốc cứ sốc. Không có nhà văn nào lại đi chìu hết độc giả được. Vả lại, nhà văn là sáng tạo để đem cái đẹp, cái chân, cái thiện đến với độc giả chứ không thể viết theo độc giả, đó là chứ nói còn không ít độc giả có thẩm mỹ thấp.
Tôi ủng hộ ý kiến của nhà văn Trần Văn Bạn.
Và, cũng có lần – nếu tôi nhớ không lầm – nhà thơ Triệu Từ Truyền
đã từng khuyên tác giả Cao Thị Hoàng như thế.
Theo tôi, em nó (CTH) khiêm cung thôi, chứ kiểu viết thành cá tính
và lối đi riêng biệt, không dễ gì ”mấy ai dạy dỗ, khuất phục được cô ấy”.
Thưa chị,
Cảm ơn chị dành sự ưu ái cho em.
Chúc chị vui.
Chào anh Trần Văn Bạn,
Em cảm động về những lời khuyên của người đi trước
giúp kẻ đi sau. Một tấm chơn tình.
Em biết, bạn đọc nói gì thì nói vẫn ưu ái và cảm thông
đứa em gái tập tành viết lách.
Riêng anh, nhớ còm nhắc chừng chừng em nha!
Cảm ơn anh.
Chúc anh vui.
Hiện thực quá nhà văn ơi !
Chào Thành Văn,
Em cảm ơn anh chia sẻ.
Chúc Anh vui.
Cái câu cuối mới là hay.
Chào Maimaiyeuthuong,
Muôn đời chuồn chuồn điểm nước (có nơi gọi đáp nước)
là để mần cái thiên chức ”sinh con đẻ cái” truyền nòi giống.
Nước không còn, mặt đìa khô cạn, chuồn chuồn…chết thôi!
Đó lẽ đương nhiên, Maimaiyeuthuong ơi!
Cảm ơn Maimaiyeuthuong.
Chúc vui.
Nhiều ẩn ý thật.
Chào T&T,
Em viết truyện ”chuồn chuồn” cà tửng,
nhằm quên cái rầu khi mùa màng thất bát.
Được anh chị đọc và chia sẻ, em vui lắm.
Chẳng ẩn ý gì, T&T ơi!
Cảm ơn T&T.
Chúc vui.