Triệu Từ Truyền
ảo ảnh thực
.
Em là ảo ảnh ốc đảo của người chăn giữ tình yêu trong sa mạc
em của hiện thực xa vời
vì trong hàng tỷ bọt trứng mẹ biết chọn lựa ai?
trong hàng triệu mầm sinh cha không ngờ ai đua về tới đích
con gái của mẹ cha một quang tử vượt qua chặng vô thường đầu tiên
nhờ năng lượng của tương lai từ chàng trai si tình giục giã
chàng du mục trên sa mạc
.
em không tin sao
Khỏa thân trước gương em phải khẳng định
ốc đảo xanh mướt cỏ
giếng trong vắt
đồi cát đầy mật ngọt chà là
trái tim ấm xua tan đêm trường sa mạc
vuốt ve vỗ nhịp xua tan thống khổ trần gian
máu nóng tuần hoàn
bao dung muôn thú
nuôi dưỡng sinh linh
.
cám ơn ngày hạnh phúc sinh nhật em
biết ơn giây phút rời bỏ hư ảo mà tượng hình
hàm ơn cha mẹ
không quên nhớ ơn năng lượng tương lai
vẫy gọi từ chàng du mục.
.
Cỏ Lạ
.
giác mạc của mắt người
hết nhận màu sắc tươi
bãi cỏ như tóc rối
xám xịt tận chân trời
.
cỏ uốn lượn lao xao
sóng âm buồn thì thào
tai điếc thôi chia sẻ
lụi tàn cuộc tương giao
.
anh nguyện làm hòn đá
không mắt và không tai
em tan vào cỏ lạ
cùng tâm linh đắm say
.
những hạt hạ nguyên tử
cỏ và đá trao nhau
là tặng quà bất tử
sống không còn thương đau
.
“Tôi Tương Tác là tôi hiện hữu !”
Tiểu luận: Triệu Từ Truyền
Nếu con người sống chỉ cần biết thỏa mãn những nhu cầu sinh lý chắc chắn không có triết học, thế mà triết học ra đời từ buổi bình minh của nhân loại? vì con người khác những động vật khác là sớm tự hỏi :tại sao tôi sống, tôi hiện hữu? tại sao tôi chết? sau khi chết tôi ở đâu hay hoàn toàn tan biến? sống để làm gì mà vui thì ít còn đau khổ triền miên? Kiếm miếng ăn đầy lao nhọc, luôn bị ai đó đè đầu cỡi cổ, ai đó lừa gạt, phản bội, xúi dại? Từ những tai ách vĩ mô như : bão lụt; hạn hán; núi lửa, tuyết lỡ. động đất đến vi mô như: vi khuẩn, siêu vi gây bệnh dịch, bệnh trầm kha, kể cả hóa chất vô cơ…Thao thức trước hững khổ nạn ấy và tìm câu trả lời rốt ráo chính là triết học.
Từ Tây sang Đông trong hàng vạn năm qua con người tin rằng mình được sinh ra từ nhiều nguyên nhân hay do một nguyên nhân siêu nhiên nào đó, nguyên nhân ấy là các thần linh hay do một thương đế. Cuối cùng vài ngàn năm gần đây có vài học thuyết lý giải về con người, từ các tôn giáo đến các thuyết khoa học đương đại
Từ quan niệm nguồn gốc dẫn đến con người hiện hữu ra sao?
Tuy nhiên, hiện hữu là gì còn tùy thuộc vào quan niệm của cộng đồng và từng cá thể?
Các triết gia phương Tây thừa nhận hiện hữu của con người không tùy thuộc vào ý muốn con ngươi. Theo thần quyền cho rằng con người do Thượng đế sinh ra, theo duy vật còn người là vật thể khách quan. Tuy nhiên, khi Decarte nói tôi tư duy với hàm nghĩa tôi hoài nghi tất cả, chỉ khi nào tôi dùng lý trí chứng minh có thượng đế thì tôi mới tin.( nhằm phản bác tư tưởng cho rằng thượng đế là không thể chứng minh, vì ở ngoài phạm vi lý trí của con người). Decarte vận dụng duy lý để chứng minh bản thể là thượng đế, và vì vậy tôi chứng thực có tôi, (cogito ergo sum) viết theo nguyên bản tiếng Pháp là “ je pense donc je suis”, (Cogito ergo sum -tôi tư duy là tôi hiện hữu), câu nói nổi tiếng này đề cao ba ý nghĩa:
1/ Lý trí là hàng đầu, đề cao chủ nghĩa duy lý.;
2/Suy luận là phương pháp duy nhất đúng của hiểu biết;
3/ Dẫn đến lãnh vực tinh thần quyết định tất cả.
Cho đến thời điểm ấy, Decarte là một bộ óc xuất sắc nhất, tạo ra bước ngoặt tự quyết của con người, không mù quán trước thiên nhiên và thần thánh.
Cùng đi trên lộ trình tự khái phá đó, Albert Camus, trên nền tảng triết học duy vật biện chứng nói chung, nói riêng là triết học hiện sinh vô thần do Jean Paul Sartre khởi xướng, Albert Camus, nhà văn triết gia và nhà hành động đã nói: “ je me revolte donc je suis”-( tôi nổi dậy là tôi hiện hữu) – Đây cũng là một phát hiện lừng danh, đúng cho chiều dài lịch sử của nhân loại tới tận ngày nay, một lịch sử người áp chế và bốc lột người. từ thương cổ ai cũng biết: người là chó sói của con người ( homo homini lupus).
Tuy nhiên, sự nổi dậy đó, kể cả từ Paris công xã đến cách mạng tháng 10, từ các nước thuộc địa đến các bộ tộc thiểu số của mỗi cộng động, nổi dậy đem lại vài thành tựu trước mắt song đâu cũng vào đấy, mạnh được yếu thua, giàu nô dịch nghèo, quyền lực chi phối tất cả. nước nhỏ thần phục nước lớn, Jean Paul Sartre trong tác phẩm Guồng máy (L”engrenage),) đã cảnh báo nước nhỏ khó bề độc lập thật sự.
Như vậy phải chăng chỉ tư duy thôi và nổi dậy thôi (bao hàm làm cách mạng) cũng không thể hiện hữu được!
Phải chăng nên tương tác nhân sinh mới thật sự tồn tại? nghĩa là tôi không chỉ tư duy, không chỉ hành động mà tôi còn tương tác đầy đủ tôi mới hiện hữu được.
Với những thành tựu mới của vật lý trên nền tảng của thuyết tương đối rộng của Albert Einstein và cơ học lượng tử của Marx Plant dẫn đến thay đổi nhận thức từ nguyên tử đến vũ trụ, từ hạ nguyên tử đến vũ trụ nhiều chiều không gian.
Từ bỏ chất liệu tư duy cũ, con người cần nhận thức đúng đắn hơn về không gian cong và thời gian cũng cong theo, nên phải hiểu lại diễn biến của lịch sử theo cách không chỉ là một đường thẳng tuyệt đối. Đồng thời cũng cảm nhận hết nỗi bơ vơ từ một con người đến một tinh cầu, kể cả một thiên hà vì tất cả đều nỗi trôi trong khoảng không, chẳng có chất ê-te nào trong không gian đở đần cả, tệ hại như cá phải bơi mà mất tiêu môi trường nước vậy. Tại sao vật thể hiện hữu trong khoảng không trống rỗng ấy được? bởi vì những viên gạch nguyên tử không phải là khối lượng nhỏ nhất tạo nên cấu trúc của vật thể, chính những hạt hạ nguyên tử với kích thước chỉ bằng một phần triệu của electron,@ nhỏ hơn nữa so với nguyên tử, ghê gớm hơn hạ nguyên tử chuyển hóa liên tục giữa hạt và sóng, nghĩa là có lúc là khối lượng và có lúc chỉ là năng lượng, nói theo cách người xưa là lúc có lúc không (sắc sắc không không), nên tự nó tồn tại không cần nền, dù ấy là nền của khí ete như những nhà bác học trước đây tin như vậy. Ngay nền nhà cứng chắc xét đến cùng cũng chỉ là những hạt ánh sáng (pho ton) mà thôi, do tương tác điện từ tạo ra. Trong nhân nguyên tử còn có lực tương tác mạnh (1) để cột chặt proton, neutron lại với nhau, giữ cho “viên gạch” nguyên tử bền vững cấu trúc thành phân tử, tế bào cho vạn vật tồn tại. Như vậy tương tác mạnh, hoàn toàn kềm chế tương tác điện từ trong nhân nguyên tử giúp nhân không dễ dàng phân rã trong tự nhiên. Tương tự như thế, trong nhân sinh tương tác bản năng dần dần bị những tương tác quyền lực, tương tác tri thức và tương tác tâm linh chế ngự, chỉ giữ lại bản năng tốt, nên từ hoang dã tiến dần lên văn minh.
Trong nhân sinh, các tương tác luôn bên nhau để duy trì tồn tại của con người, có lúc nâng đở nhau, có lúc triệt giàm mặt tiêu cực của nhau để tổng thể hiện hữu, tức là con người sinh tồn. Có một thiền sư xuất thân là một nhà vật lý người Châu Âu có cảm nhận “ nhìn ra toàn bộ không gian chỉ là những hạt li ti di động dầy kín mà thôi !”. nghĩa là con người, động thực vật, công trình xây dựng, đất, đá, núi, sông… xét cho cùng chỉ là những hạt hạ nguyên tử chuyển biến cùng khắp. Với góc độ tự nhiên, ấy là những hạt tương tác của năm loại tương tác vật thể: hấp dẫn; điện từ; mạnh; yếu và kích cở (hạt Higs).
Tương tự như thế tương tác nhân sinh tạo nên sự hiện hữu của cá thể và cộng động người.
1/ Tương tác bản năng:Theo định nghĩa phổ thông bản năng là hành vi tự phát, vốn có của sinh vật trước một va chạm, kích thích trong môi trường sống, ý thức không chi phối những phản ứng của bản năng. Tuy nhiên xét theo chiều dài lịch sử thì bản năng cũng hàm chứa tập quán,quy ước cộng đồng vốn có, có thể xem là một loại ý thức hóa thạch.
Freude nhấn mạnh tương tác bản năng đến mức cường điệu , nó quyết định mọi hành vi của con người ta, nghĩa là con người không khác gì con vật, luôn hành động theo bản năng.
Theo tôi, phải chăng Freude không thấy hết vai trò những tương tác nhân sinh? Freude có nhiều trang lý luận sắc bén về bản năng ,dù vậy Ông không hề thấy rõ tầm quan trọng của nó . Bản năng quyết định sự tồn tại của nhân sinh giống y như tương tác mạnh của nhân nguyên tử, nếu nhân nguyên tử bi phân rã thì phân tử sụp đổ, cấu trúc tự nhiên bị đánh sập hoàn toàn, nghỉa lã cộng đồng nhân sinh bị xóa sổ.
Dù tương tác bản năng có vị trí quan trọng như thế, nhưng nó không hề là tương tác độc tôn, không phải như Freude cho rắng : “ ý thức như cái con rối mà vô thức và bản năng là kẻ đứng sau giật dây, điều khiển mọi chuyện.” Bởi vì tương tác Mạnh có thể bị phá vỡ, thì bản năng cũng có thể bị chế ngự hoặc xóa bỏ chúng hoàn toàn. Hơn nữa, có ý thức là có tương tác tri thức, tích lũy kinh nghiệm và lưu giữ thành tựu khoa học, công nghệ.
Freude cũng như các triêt gia trước đây đều nghĩ rằng nên tìm ra cái cốt tử là tìm ra chân lý. Đó là sai lầm tệ hại lớn nhất của các triêt gia trước khi có thuyết tương đối rộng của Einstein và thuyết cơ học lượng tử của Marx Plant.
Như vậy trong năm lực cơ bản tạo thành mô hình chuẩn, không có lực nào kém quan trọng hơn lực nào, nên không có lực tương tác đôc quyền trong tương tác nhân sinh. Trong cá thể của lãnh vực nhân sinh bên cạnh lực tương tác bản năng lả tương tác tâm thức.
Tương tác tâm thức là lực chi phối con người từ dòng năng lượng tâm linh. Song song với nó là tương tác tri thức là lực chi phối con người từ sức mạnh của lý trí, sẽ trình bày ở phần sau.
2/ Tương tác tâm thức: Có thể nói ngay rằng tâm thức là cơ năng hiểu biết của con người mà không cần sử dụng bộ óc. Tương tác tâm thức tạo ra thiền định,tịnh tâm, trực cảm …là lực thúc đẩy con người ngộ ra chân-thiện-mỹ, hoặc dẫn đến sáng tạo, nói chung giúp con người có hành vi siêu phàm; tạo ra những tài năng kiệt suất. Tương tác tâm thức là hiên tượng phổ biến ở con người, tuy nhiên độ đậm đặc rất khác nhau. Với những vĩ nhân, thi hào, văn hào, triết gia, nghệ sĩ sáng tác bậc thầy luôn có nồng độ tương tác tâm linh rất cao. Thấp hơn, là những nhà ngoại cảm, người dự báo và những người có linh tính…
Tương tác tâm linh tương ứng với lực tương tác yếu (dùng từ yếu để phân biệt với tương tác mạnh), không phải nó là lực kém nhất của các lực tự nhiên trong mô hình chuẩn của vật lý. Tương tác yếu không “yếu” chút nào hết khi nó có thể làm phân rã một số nhân nguyên tử, phát tán neutrino (1), tạo ra ánh sang của các định tinh. Như vậy chính nó, tương tác yếu, tạo ra ánh sáng mặt trời, nuôi sống bao sinh vật trên trái đất.Trong nhân sinh, Tương tác tâm thức tạo ra ánh sáng của tinh thần, hình thành văn minh và văn hóa của nhân loại như luân lý, đao đức, mỹ học (cái đẹp)…như khái niệm nêu trên. Sau đêm dài Trung cổ ở Châu Âu, người ta gọi ngay sau đó là thời kỳ Ánh Sáng, vì tri thức và tâm thức được cởi trói.
Dù có vai trò cốt tử như vậy, phần lớn tương tác tâm thức phải cùng song hành với tương tác tri thức để tạo ra cặp hợp lực tương tác nhân sinh hoàn hảo. Hơn thế nữa, hai tương tác nhân sinh có tính vi mô trên, chỉ có ý nghĩa khi con người đứng vững trên bề mặt hành tinh xanh, và cùng tồn tại trong một cộng đồng nhân sinh. Do vậy, cần lý giải hai tương tác có tính vĩ mô của nhân sinh: tương tri thức và tương tác quyền lực:
3/Tương tác tri thức: tri thức là hiểu biết, biết và hiểu bằng trực quan sinh động hoặc bằng nghiên cứu học tập. Tri thức là biết toàn thể lãnh vực hình thành văn minh của nhân loại vả hiểu toàn bộ kiên thức tích lũy của loài người từ thượng cổ đến ngày nay. Đặc điểm của tương tác tri thức là thuộc tính cộng đồng, toàn xã hội mới lưu giữ đầy đủ tri thức của nhân loại.
Tương tác tri thức hình thành nên khoa học, công nghệ và các ngành có thuộc tính của duy lý, của suy luận. Không có tương tác tri thức, loài người không có nền văn minh vật chất. Con người không hưởng thụ được tiện nghi, phương tiện trong sinh hoạt hằng ngày, trong giao thông vận tải, trong truyền thông… nếu không có tương tác tri thức Kỳ tích hơn nữa là làm biến đổi gien; thám hiểm vũ trụ; sử dụng tế bào gốc cứu các bệnh nhân v. v. ..
Tuy nhiên tương tác tri thức luôn luôn được tương tác tâm thức tiếp ứng năng lượng, kể cả năng lượng từ vật chất tối dẫn đến những thành quả vượt bậc kỳ diệu.
Tương tác hấp dẫn ( trọng trường) trong tự nhiên tạo ra trật tự cho mọi vật thể, từ thái dương hệ cho tới trên môt hành tinh, không bị xáo trộn để dẫn đến hủy hoại lẫn nhau. Động vât được giữ chặt trên bề mặt trái đất, quả táo của Newton không thể bổng dưng rơi ngược vào bầu trời. Mặt trăng không biến mất vào khoảng không vũ trụ. Nếu thân cây nhờ gốc có vô số rễ cắm vào lòng đất nên nó không bi hất tung lên không trung thì con người cũng có hàng tỷ cái rễ vô hình ( mắt thường không thấy được) , mỗi rễ là một hàng chuỗi hạt hạt hạ nguyên tử nối từ thân người tới tâm của trái đất. Do vậy những nhà vật lý đặt tên Graviton là hạt boson (hạt sứ giả) của tương tác hấp dẫn. Cũng một mô hình lực hấp dẫn đó, tương tác tri thức vận hành trong cộng đồng nhân sinh như trên đã nói.
Thế giới nhân sinh còn một tương tác nữa để tồn tại: tương tác quyền lực.
4/ Tương tác quyền lực:
Con người cô độc như Robinson thì không cần bàn về tương tác quyền lực, tương tác quyền lực chỉ triển khai sức mạnh trong cộng đồng. Tử nguyên thủy các bộ tôc đã tổ chức sơ khai, luôn có người chỉ huy trong một nhóm người, bên cạnh đó có phái viên của thần linh, phù thủy của thời kỳ đa thần. Thế quyền trương nở dần lên thành bộ máy nhà nước, thần quyền chuyển hóa rộng lên thành tôn giáo, đó là hai biểu hiên nổi bật của tương tác quyền lực. Tương tác quyền lực còn vận hành ở những cộng đồng nhỏ hơn, từ gia đình đến các hội, đoàn dân sự.
Trong tự nhiên đối ứng với tương tác quyền lực là tương tác điện từ (3). Từ nhỏ đến già , con người ai củng cảm nhận được quyền lực như thấy biết dòng điện, điện soi sáng và còn biết bao việc hữu ích cho con người.Nhà vật lý, còn biết rõ Tương tác điện từ cùng với những tương tác trong mô hình chuẩn, là những nhân tố cốt tử tạo ra môi trường thiên nhiên, nghĩa là tạo ra sự sống kỳ diệu.
Từ thượng cổ đến hiện đại, loài người có tương tác quyền lực mới mở rộng cộng đồng, mới tạo thành sức mạnh chống đỡ thiên tai, địch họa và những thế lực rinh rập hủy hoại nhân sinh. Tuy nhiên quyền lực. bao giờ cũng là con dao hai lưỡi . Giáo chủ và lãnh tụ anh minh luôn biêt tôn trọng tương tác vi mô: bản năng và tâm thức, đồng nghĩa với tôn trọng tự do và quyền làm người của mỗi công dân và giáo dân. Không thể xóa sạch bản năng con người để biên họ thành người máy, cũng không thể nhồi sọ tri thức để nô dịch tư tưởng con người, dù nhân danh bất kỳ một thiên đàng nào. Như vây là không cho những tương tác vận hành cùng lúc, vừa cầm chắc thất bại vừa biến thành tội đồ thiên cổ của nhân loại.
5/ Tương tác quy mô: Cộng đồng nhân sinh phải có số đông nhất định nào đó mới giúp cho những tương tác trên đây có tác dụng đáng kể. Tương tác quy mô trong nhân sinh là phản ánh tương tác trương nở với hạt Higgs trong tự nhiên (thiên nhiên),(5)Những nhà vật lý đã nhận thấy có hạt hạ nguyên tử tương tác với hạt Higgs trương nở gấp 40 lần; Cỏn hạt ánh sáng( photon) khi tương tác với Higgs tử chỗ không khối lượng trở thành có khối lượng, trong hiện tượng siêu dẫn. Vì có khối lượng nên photon chỉ có thể di chuyển trong một khoảng cách ngắn nhất định, khác với tính chất của sóng. Ví dụ trong tương tác tri thức, nếu số ít nhận thức đúng không làm cộng đồng hành động đúng được, ít ra phải hơn 50% số người của cộng đồng.
Đến đây có thể kết luận: Hiện hữu là tương tác đầy đủ. Phải chăng những học thuyết giản lươc chỉ nhấn mạnh một tương tác hoặc hai, ba tương tác đều hủy hoại nhân loại? Cụ thể như sau:
1/ Chỉ tương tác bản năng dẫn đến vô chính phủ, loải người trở thành bầy thú hoang dã;
2/ Chỉ tương tác tâm thức dẫn tới con người sống trong hang động, ở rẽo sâu, núi cao dần dần lụi tàn như loài khủng long;
3/ Chỉ tương tác tri thức dẫn đến sùng bái khoa học, công nghệ; dẫn đến các tà thuyết như chủ nghĩa chủng tộc, chủ nghĩa bành trướng, chạy đua vũ trang chế tạo bom hạt nhân,bom vi trùng… …cuối cùng tự hủy diệt sinh vật và trái đất; loài người tự sát;
4/ Chỉ tương tác quyền lực dẫn đến sung bái lãnh tụ, giáo chủ, trương nở tham vọng vô hạn; trương nở chủ nghĩa khủng bố; châm dầu vào lò lửa chiến tranh…cuối cùng xã hội là những trại lính, con người là những nô lệ ở địa ngục trần gian.
Mổi tương tác nhân sinh đều cộng hưởng với nhau, đều là nhân tố hình thành hiện hữu của nhân loại, những nhân tố đều có vai trò ngang nhau, vị trí quan trọng như nhau. Nếu vì lý do nào đó, một nhân tố tương tác bị xem thường, lập tức xã hội bị xáo trộn gây đại loạn, làm con người khốn khổ, ly tán. Đừng bao giờ dùng lý trí can thiệp vào cách vận hành ngẫu nhiên của những nhân tố tương tác. Lịch sử loài người đã minh chứng biết bao trí tuệ tư duy theo kiểu thủ lợi mà ngỡ rằng đó là chân lý, gây tang tóc, khổ đau toàn cầu, cuối cùng những tà thuyết ấy đương nhiên sụp đổ. Tôn trọng tương tác nhân sinh là thái độ nhân bản nhất.
Phải chăng nên nói: “ tôi tương tác là tôi hiện hữu”.
Paksong, cao nguyên Boloven, mùa thu 2014-
Triệu Từ Truyền.
Chú thích:
(1 Lực tương tác mạnh gắn kết quark trong hạt nhân nguyên tử và làm cho vật chất vững bền nói chung.
(2)Lực tương tác yếu chi phối toàn diện sự vận hành của neutrino, làm cho một số hạt nhân nguyên tử phân rã và phát tán neutrino.
(3)Lực tương tác điện từ diễn tả electron tương tác với proton trong hạt nhân nguyên tử để tạo nên các nguyên tử và phân tử của các hóa chất trong bảng tuần hoàn Mendeleïev cũng như của các tế bào và gen sinh vật..
(4) Tương tác hấp dẫn của Trái Đất tác động lên các vật thể có khối lượng và làm chúng rơi xuống đất. Lực hấp dẫn cũng giúp gắn kết các vật chất để hình thành Trái Đất, Mặt Trời và các thiên thể khác; nếu không có nó các vật thể sẽ không thể liên kết với nhau và cuộc sống như chúng ta biết hiện nay sẽ không thể tồn tại. Lực hấp dẫn cũng là lực giữ Trái Đất và các hành tinh khác ở trên quỹ đạo của chúng quanh Mặt Trời.
(5) Khởi đầu tất cả đều không có khối lượng, do tương tác với trường Higgs mà vật chất mang khối lượng, nặng hay nhẹ tùy theo cường độ tương tác lớn hay nhỏ của chúng, càng tác động mạnh vật chất càng có khối lượng lớn.
Triệu huynh thân kính,
Muội cám ơn những lời chỉ dẫn của huynh chứ có đâu dám giận ông anh của mình. Viết bài mà được người thực lòng phê phán là cai may của người viết, đâu phải lúc nào muội cũng có được sự may mắn đó đâu.
Muội không nghĩ như huynh rằng cúng ta thiếu triết học nên văn chương chúng ta tụt hậu trên thế giới mà chỉ vì chúng ta ảnh hưởng nhiều bởi thuyết vô thường của Phật giáo, không cho hữư thể, hữu vi là quan trọng mà chỉ nhắm vào phần tâm linh vô ngã.
Muội đọc kỹ Tương Tác của anh, và thây rõ ràng Tương Tác luận nằm trong sự sống, nằm trong nhân và quả, đi và đến (không biết có đúng vậy không huynh?).
Muội đang thời kỳ bận rộn túi bụi vì nhữnglý do không tên, nhưng muội đã hứa sẽ có lúc đáp tạ đôi lời với những quyển sách mà huynh và các bạn đã ưu ái tặng muội năm ngoái. Dĩ nhiên muội sẽ nói cho huynh nghe muội nghĩ gì về Tương Tác của anh, hi hi…chỉ hy vọng với cái đầu ngờ nghệch làm biếng suy nghĩ của muội, muội thay vi giúp huynh như huynh mong muốn thì có thể muội sẽ làm anh cười bễ bụng với lốì nhận xét ngu ngơ của muội mà thôi.
Huynh kiên nhẩn chờ đọc ở một ngày thật xa nghen. (Ngô Đình Hải cho muội trả nợ vào lần về kỳ sau lận đó, không biết năm nào đây huynh ơi?)
Triệu huynh thân kính,
Muội cũng như vài bạn đã còm trên đây, muội thích thơ của huynh hơn văn vì tính muội vốn làm biếng suy nghĩ khi đọc bài tiểu luận của anh.
Muội nhớ lại TƯƠNG TÁC anh đúc kết về tương tác trong ái tình, chính trị, tôn giáo, khoa học thực nghiệm…..và cho rằng “…trong từng sinh thể con người, những tương tác ấy tụ lại với cường độ khác nhau tạo ra bản chất người có nhiều cấp độ….”
HHa ha..nếu vậy muội cứ tương tác với cuộc sống chung quanh muội bằng cách sống hết lòng, cư xử hết tình là được rồi hén huynh?
Muội chúc muộn huynh và gia đình những ngày trưcớ mặt thanh an nha.
Huynh vốn luôn làm thơ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tính từ bài thơ đăng báo đầu tiên (thoát khỏi thơ học trò) là năm 1962 -tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong Sài Gòn, ký bd Triệu Cung Tinh đã hơn nửa thế kỷ rồi. Cám ơn muội là một trong số ít người thật lòng yêu văn học. Một số khá đông chỉ dùng văn học làm phương tiện trang điểm mà tôi! Huynh xúc động vì có một độc giả thấu cảm sâu sắc tiểu thuyết Tương Tác như Muội. Đăc biệt muội không giận ghét Huynh vì góp ý quá nặng tay cách viết của Muội, xin lỗi Muội và mong Muội luôn viết, Huynh luôn hoan nghênh bài viết chân thật của Muội, vì ấy là nền tảng của văn chương.
Nhân đây, Huynh nói thiệt tại sao văn chương Việt Nam tụt hậu so với toàn cầu vì không có cốt lõi là triết học.Điều này Socrate đã nói; Lưu Hiệp đã viết trong Văn Tâm Điêu Long; Jean paul Sartre đã làm, Muội dư biết mà.Huynh biết viết triết học khó vô cùng, ít ai cùng tư duy, thậm chí không đủ sức sẽ tẩu hỏa nhập ma. Muội yên tâm, ngoài làm thơ Huynh cũng có khiếu triết học từ thiếu niên, ấp ủ Tương Tác Luận gần 40 năm rồi. Huynh tin rằng tiếp nối dòng chảy Hiện Tượng Luận ( Fenomenologia de Husserl) la Tương Tác Luận đó, giúp Huynh đi không tệ đâu! Chúc Muội 2015 thành tựu & hạnh phúc!
Chào anh Triệu Từ Truyền,
“Ảo ảnh thực”-thực đầy mộng, tràn cả cảm xúc buồn xói mung miên thật hay, em rất thích.
Chúc anh TTT và gia đình Năm mới 2015 luôn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và an vui.
Cám ơn nguyen ngoc tho, chúc 2015 an lành, thành tựu.
bại này viết tặng sinh nhật cho một cô giáo tiếng Anh.
Dù sao cũng like anh về con đường đi mới.
Cám ơn Đông Dương, chúc an vui.
Chúc nhà thơ triết gia một năm mới đầy sáng tạo
Chúc Kim Phú thành tựu & hạnh phúc trong năm mới.
Mình nghĩ khi một tác phẩm văn học ra đời thì nó có đời sống riêng. Một khái niệm triết học cũng vậy,chúng ta có thể dẫn giải theo vô số hướng. Nếu cùng nhìn cùng nghĩ theo một hướng là điều bất khả tư nghì.
cam on kien giai cua Nguyen trong Thi. Cam on
Đời sống là sự kết hợp của tất cả các sức mạnh của sự tương tác
Đọc ,hiểu để đi đến thực hiện là vô cùng khó khăn .
Xin cảm on anh đã cho em được đọc bài viết ,như một khai mở chói sáng them tâm thức còn quá miên man.
Chúc anh luôn an lac .
miennha quy men, chia se cua ban that dung luc, giup anh nghien cuu toi noi toi chon luan thuyet moi nay. Chuc an vui va thanh dat.
Thán phục sự đầu tư công kỷ cho bài viết của anh
cam on dong thuan cua Bang lang. Chuc vui
Cám ơn bạn cho ý kiến.
Đọc và comment cũng là tương tác.
Cám ơn Mai Hoa cho một thí dụ về Tương Tác. Nhân tiện TTT xin phép nói với bạn đọc ý nhỏ sau: Thái độ khoa học là trước khi thảo luận một đề tài gì ai cũng cần hiểu khái niệm do tự thân đề tài đặt ra. Bài viêt có đinh nghĩa rõ khái niệm tương tác. Vui lóng đọc lại bài một :’từ tương tác tự nhiên đến tương tác nhân sinh”.không thể mỗi người một đinh nghĩa mà thảo luận đươc. Cám ỏn quý bạn đoc.
Ở nhiều nước,triết gia cũng là nhà thơ.
Cám ơn bạn, nhận định của Khungcuahep cũng chính là quan điểm sáng tác của tôi.Triết học là tầm nhìn, là tư duy rốt ráo mọi lãnh vực, không cần làm thầy đời ai. Chúc ban an vui & thành tựu.
Thăm Anh!
Xa anh – lại được “gặp nhau” ở đây – cũng vui rồi! Biết Anh vãn… rất sung mãn với cuộc sống qua Thơ & Văn – càng vui hơn!
Tôi thích bài ngũ ngôn – nhiều đoạn hay & gần gũi …
Thơ & Văn – rốt lại là để điểm tô cho đời thêm tươi thêm đẹp giữa cõi u buồn, hữu hạn!
Anh cũng đã “góp phần” cho Tình Yêu & Tình Người – rất nồng nhiệt!
Chia vui & chúc Anh những ngày cuối năm vui vẻ bên “nàng …thơ duyên dáng”! MVL
Chào nhà văn Mang Viên Long thân quý, Rất vui đọc những lời chân tình của anh. Thế hệ chúng ta đầy đau thương & nghịch cảnh, còn gặp nhau & đọc sáng tác của nhau là diễm phúc rồi. Chúc anh mạnh giỏi & viết nhiều nữa.
Thú thật mình cũng không hiểu mấy. Thơ thì đọc thích hơn
Kính chúc anh năm mới an bình
sinh ra trên cõi đời, đã là do tương tác. Gặp gỡ và hút chặt vào nhau, do tương tác…
Rời xa, cũng do tương tác,
và lãng quên, lặng thinh…cũng là một loại tương tác !
Nguyen KB thân mến, em nhận đinh chính xác lắm. Tuy nhiên tương tác là cần vận hành đúng chỗ và phát huy đồng bộ, nếu chỉ nặng một phía và coi nhẹ phía khác lập tức bị hủy hoại ngay. Ấy là tinh thần tương tác, có phải vậy không em?
Giữa những bài thơ và lí thuyết tương tác có mối tương quan như thế nào anh Truyền ơi ?
chúng tương quan với nhau như hai mặt của đồng tiền vàng vây. Ban vui lòng tìm đọc ” Tâm Linh & Sáng Tác” của TTT, sẽ nói rõ hơn. Chuc an vui!
Lam nha tho hay hon lam triet gia anh Truyen oi
Minh cám ơn lời khuyên chân tình của Lôc Vừng. chúc thành đạt!
Bai tho hay,tu tho manh me ma sau lang
Cám ơn Van Chu đồng thuận với thơ TTT. Chúc an vui!
khong hieu lam nhung thay anh Truyen that uyen bac
Thanh Tri mến, với bộ óc trong cơ thể đang dần lão hóa, phải nghiền ngẫm khối tư liệu đồ sộ & cập nhật thành tựu mới của nhiều lãnh vực để sáng tạo luận thuyết, lao nhọc không kém gì những nhà vật lý trong phòng thí nghiệm ở châu Âu.TTT chỉ ao ước xóa bỏ mặc cảm V.N. không có triết gia., tạo tầm nhìn mới cho dân tộc. Cám ơn những lời động viên của bạn, chúc an vui!
Là tác phẩm triết học đơn thuần hay chỉ là dẫn nhập cho lý luận văn học mới vậy anh Truyền ?
Đông Dương quý mến, theo TTT. mỹ học (lý luận văn học) và triết học là hai mặt của một đồng tiền kim loại. Chúc ân vui!
Anh Truyền thân,
Chiều nay, trời lạnh em về nhà sớm.
Đọc ”ảo ảnh thực” và ”cỏ lạ” như gậm nhấm từng hạt buồn của kiếp người
trong cõi nhân gian đầy rẩy đau thương.
Cả 2 bài thơ đều hay và tâm trạng.
Chúc anh vui, giữ gìn sức khỏe.
Cao Thi Hoàng th. th. , anh thật tình không muốn em đọc hai bài thơ này vì sẽ làm em buồn, thông cảm cho người tri kỷ! Tuy nhiên, anh rất vui vì H. không trách anh mà còn đọc kỷ từng chữ. Chúc em vui & luôn rộng lượng.
Lac loi vao day duoc doc hai bai tho hay cua mot nguoi viet van ky cuu,thu vi
Cám ơn bạn hy vong chúng ta có thể tương tác với nhau thông qua lời chữ.
Chào nhà lập thuyết Triệu Từ Truyền,
Tôi xin phép được gọi anh như thế, gọi một cách chân tình và tử tế. Bời, khi
đọc những bài anh viết, tôi phát hiện ra niềm say mê và khát vọng trở thành
một Triết gia của anh.
Tôi trân quý và cổ vũ niềm say mê và sự khát vọng ấy.
Ở bài ”Tôi tương tác là tôi hiện hữu” của anh, tôi đề nghị anh suy ngẫm
chính chắn và có chiều sâu câu nói:
”Je pense donc Je suis” (Descartes)
Thận trọng khi đặt vấn đề và am tường vấn đề khi mình đặt.
Tích lũy vốn liếng, tạo nền tảng vững, bền chí, vững tin…anh sẽ thực hiện
được điều anh khao khát.
Đừng sợ tuổi cao, chỉ sợ mình không đủ trí tuệ và niềm say mê.
Vì quý anh, tôi nói lới chân tình, nếu mạo phạm xin anh thứ lỗi.
Cám ơn chân tình của chị Định Tường, đọc nhiều lần góp ý của chị tôi cũng thiệt tình trình bày với chị như sau:
– Ngay thời niên thiếu, tôi luôn tự hỏi tại sao Việt Nam không có triết gia? Trong lúc Viêt Nam khá nhiểu nhân tài đủ mọi lãnh vưc như ai cũng biết.
– Thời trung học tôi học ban B, rất mê nghiên cứu triết học và làm thơ, vì hoàn cảnh riêng tôi không ngồi ở giảng đường liên tục, luôn có bạn giúp ghi chép bài giảng của quỷ thẩy như Trần Thái Đỉnh, Nguyễn văn Trung, Lý Chánh Trung…tuy nhiên tự nghiên cứu là chính.
– Không dấu chị, sau 1975 tôi tốt nghiệp Nguyễn Aí Quốc, và đứng đầu lớp, ở đó tôi có dịp nghiên cứu sâu hơn duy lý phương Tây, biên chứng Hegel, biện chứng tự nhiên của Engel, biện chứng Marx ..dĩ nhiên ngoải mục đích yêu cầu chính của 2 năm học.
Tin rằng chị và quý đọc giả bao dung cho những người nghiên cứu triết lý đôc lập, để hàng chục năm sau, thậm chí hàng trăm năm sau dân tộc không bị nô dịch về tư tưởng và triết học. Đa tạ và kính trọng. TTT
Triết gia Triệu Từ Truyền,
Tôi thích gọi anh như thế, xin miễn chấp.
Thật ra, tôi rất thích những người như anh, dám xông vào chỗ khó khăn
nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong lúc bao người tìm kiếm danh lợi, anh quay
lưng lại, đi tìm lập thuyết. Lời động viên thì ít, tiếng thị phi thì nhiều. Tôi quý
anh: một con người dũng cảm.
Hãy bấm ngón chân xuống mặt đật, chắc bước Tương tác.
Một Triết gia Triệu Từ Truyền, tại sao không?
Tôi trân trọng và cảm ơn lời chân tình của anh.
Tuổi cao, sức già, trí hưu, thường lẫm cẫm. Mong lượng thứ.
Thích bài thơ Ảo ảnh thực của anh Truyền
Chúc Champa vui khỏe, mình cũng thích nó, một bạn ở Mỹ mới dich ra tiếng Anh,
Hằng năm ở Quy Nhơn đều có hội nghị quốc tế về hạt của chúa. Giá như anh Truyền đem báo cáo này tham dự thì biết đâu có những kiến giải mới….Sự tương tác giữa khoa học và văn học !
cám ơn Meomeo, chủ đề của hội nghj ây là vật lý hiện đại. Một lần nữa, Cám ơn tấm lòng bao dung.
Thơ hay nhưng bài nghiên cứu khó hiểu wúa.
cám ơn Khungcuahep, chúc an lành!