Huỳnh Ngọc Nga
Torino hôm nay không có nắng, trời đang giữa mùa xụân nhưng mây xám vẫn thỉnh thoảng đem mưa đến sớm đầu ngày khi các bà nội trợ chưa kịp ra khỏi nhà để làm phận sự “bà chủ, con sen “. Thực phẩm mua sắm hôm qua hảy c̣n nhiều, tôi chỉ cần suy tính để xem phải làm món gì cho cả nhà cùng vui vẻ trên bàn ăn với nhau mà thôi.
Chuyện bàn ăn hay chuyện ẩm thực là một đề tài có rất nhiều khía cạnh để bàn luận, vì nó đứng đầu trong “Tứ lạc “ (*) của cuộc sống phàm tục nầy, và phải công nhận rằng mỗi chúng ta đều có những sở thích khác nhau, từ đó sinh ra biết bao môi trường cho ta khai triển. Tôi may mắn không gặp khó khăn trong vấn đề nầy vì tôi vốn ăn dễ, hợp khẩu với hầu như tất cả mọi món ăn, mọi cách nấu. Nhưng khốn nổi, nếu trời cho tôi gặp một người bạn đời cũng dễ dàng như tôi thì chẳng có gì để tôi kể lể cùng các bạn. Đàng này, tôi lại gặp một “đức phu quân” khác tôi hoàn toàn mọi phương diện nên tôi mới có những giây phút dở khóc dở cười khó quên.
Trước hết, phải thưa cùng các bạn rằng ông xả tôi thuộc ṇi da trắng, tóc vàng, mắt xanh. Câu “hữu duyên thiên lư năng tương ngộ “ vậy mà đúng với tôi vô cùng, vì lúc còn ở VN, không biết tôi vô duyên đến mức nào mà dù cũng yêu đương rả rít như mọi người, nhưng cuối cùng tôi vẫn hát hoài bài ca “Lẻ Bóng “. Cuộc đời xoay chuyển, định mệnh đẩy đưa tôi làm người viển xứ với cái tâm luôn hoài vọng chốn quê nhà. Có xa xôi mới đo lường nổi nhớ nơi mình đă ra đi. Nắng trời tây làm tôi chạnh lòng nhớ những ngày mưa dầm đất trời nam; lạnh mùa đông Torino xui tôi ngậm ngùi thương cái nóng của Saigon những ngày hè oi ả. Tôi nhớ người, nhớ cả đường đi, nhớ tô canh chua, nhớ dĩa cá kho, nhớ quán bên đường, nhớ xe nước mía . . ., nhớ đến độ tưởng chừng có thể khùng điên bởi những thứ mà ngày xưa tôi thấy sao quá đổi tầm thường. Và cuối cùng tôi quyết định phải tìm mọi cách để trở về nơi còn đang cầm giữ trái tim tôi.
Đầu thập niên 80, luật pháp VN chưa cho những người ra đi vì lý do thời cuộc được trở về nếu không có quốc tịch của những quốc gia thân hữu. Không biết trời chiều lòng tôi hay tơ duyên đã đến ngày thiên định, tôi gặp chàng, một anh chàng giòng dỏi La tinh chính gốc nhưng lại mơ mộng những chuyện truyền kỳ xa thẳm phương đông. Chúng tôi cưới nhau chớp nhoáng sau sáu tháng kể từ ngày đầu gặp gỡ, nhanh hơn cả thời gian viển du của Marco Polo, tính từ lúc rời Venezia ra đi đến lúc từ châu Á trở về. Chàng cảm màu da vàng với vóc dáng đông phương của tôi, tin tưởng với một cô vợ Việt ít ra chàng sẽ nghe, biết được nhiều hơn về một nơi chốn mà chàng chỉ thấy bằng sách báo, TV qua một cuộc chiến tranh dài hơn phần tư thế kỷ. Tôi ưng chàng vì muốn có nhanh chóng chứng chỉ quốc tịch xứ sở nơi đây để sớm được trở về, và cũng vì vẻ hiền lành, sự chân thật của chàng, hơn thế nữa, chàng lại không hút thuốc, không uống rượu mà chỉ biết sách báo, văn học, nghệ thuật, thử hỏi tôi còn đ̣i hỏi gì nhiều hơn nữa? Vả lại, trái tim nào lại chẳng máu đỏ, thịt hồng?
Sau hôn lễ, tôi biết được tình yêu cũng không phải khó tìm với một ông chồng dị chủng. Dần dà với cung cách đối xử tế nhị của chàng, tôi thương chồng thật lòng lúc nào không hay. Nhưng hạnh phúc lứa đôi cũng có những khác biệt cá nhân mà bất cứ cặp vợ chồng nào cũng phải có, và dĩ nhiên, chúng tôi cũng thế, trong cuộc sống hàng ngày tôi khám phá ra chồng tôi là một người khó chịu ở bàn ăn. Điều nầy, trước ngày cưới mẹ và em chồng tôi đã “thông báo “ cho tôi biết rõ, nhưng tôi không tin và chỉ nghĩ đó là những lời đùa dọa một cô dâu mới, giờ tôi mới thấy đâu là hư, thực.
Chàng thường nói, chuyện ăn uống của chàng rất giản dị, không cầu kỳ đ̣òi hỏi như đa số đức ông chồng của bao người khác, và hơn thế, chàng không muốn trói chân buộc cẳng suốt cả ngày những người chàng yêu thương ở bốn góc bếp để làm món nầy, bày món nọ rườm rà, những người đó hôm qua là mẹ và em gái chàng, và hôm nay là tôi và ngày mai biết đâu sẽ có cả con gái chúng tôi nữa.
Tôi thấy, trong sự dễ dàng theo lời chàng nói, chỉ có một phần đúng sự thật. Đúng vì chàng không thích ăn những món phải nấu nướng cầu kỳ, nhưng phần còn lại thì quả thật “đức lang quân “ của tôi thuộc loại người có khẩu vị kỳ lạ, và sự kỳ lạ đó đã làm khổ tôi không ít trong thời gian đầu lúc mới “theo chàng về dinh “.
Riêng phần tôi, dù dễ ăn nhưng vẫn chuộng món ăn quê hương hơn món ăn của người bản xứ, trong cái thiên vị đó tôi lại còn muốn quảng cáo, giới thiệu hương vị bếp núc của VN với người chung quanh nơi đây. Vì vậy, ngoài việc làm vừa khẩu vị mình, tôi lại hay nấu món nầy, món nọ đó để đem biếu xén hàng xóm hoặc thết đãi bà con, bè bạn bên chồng. Trong nhà, ngày nào tôi cũng làm 2 loại thức ăn khác nhau, một cho chàng và một cho tôi, tuy có hơi tốn kém thì giờ nhưng “hả hê phu tướng, vui lòng phu nhân “. Người ta thường nói, “yêu chồng phải lụy vì chồng “, muốn làm “hiền thê “ tôi đành chịu khó một chút vậy. Và chàng, chàng há chẳng thường bảo là chàng hiểu và “đánh giá cao “ tình ỵêu của tôi qua sự “chịu khó “ đó hay sao? Ơi, con ruồi nó chết vì mật ngọt, mà lại là “mật ngọt tình yêu “ nữa nên mới phiền nhau như vậy đó.
Người Y’ thích ăn cà và sốt cà chua trong đa số các món ăn, nhiều như người Việt mình ăn nước mắm, vậy mà đó là thứ chàng sợ hãi nhất trên bàn ăn. Chẳng những thế, chàng còn cử kiêng nào carote, rau cần, mướp, dưa leo, củ hành, finocchio (một loại củ như củ hành nhưng to hơn và vị thơm ngọt, có thể ăn sống hoặc nấu chín), củ dền, bầu, bí. Ngay cả rau sà lách, nơi đây có ít nhứt sáu, bảy loại và không phải loại nào chàng cũng có thể ăn được. Thịt thì chỉ ăn thịt trắng (gà, thỏ) chứ không ưa thịt đỏ (bò, vịt), cá thì phải ít xương và ít mở.
Có lần chàng thủ thỉ với tôi, nếu giận hờn hoặc có điều gì tôi không vừa ư, chẳng nhất thiết phải ầm ĩ căi vă với nhau, chỉ cần tôi dọn trước mặt chàng những dĩa ăn có các món chàng kiêng cử là đủ để chàng biết “tội trạng “ của chàng và chàng sẽ theo đó mà tìm cách “chuộc tội “. Tôi nghe, lưu ý cũng như chờ dịp thử nghiệm xem người phương tây “hành “ và “thuyết “ có giống nhau không.
Và cơ hội để tôi đong đo tình yêu của chàng đã đến. Một hôm, sau buổi cơm chiều, vợ chồng tôi cùng ngồi xem TV rồi luận bàn chuyện thế sự qua phần tin tức. Cuối cùng chúng tôi dừng lại ở một đề tài tôn giáo với cuộc chiến tranh đẩm máu ở Trung đông và Ai nhỉ lan, đây là lúc đông tây chạm nhau vì là một đề tài tế nhị cần sự uyển chuyển trong cách phát biểu. Không hiểu chúng tôi “tế nhị “ thế nào mà buổi tối hôm ấy tôi đă giận dổi và viện cớ nhức đầu để đi ngủ trước, sau khi chúc chàng “buona notte”(**) thiếu một nụ hôn đi kèm như thường lệ. Như sợ chưa đủ để chứng tỏ cho chàng biết sự phản đối của mình, tôi dự định một chương trình nho nhỏ bắt chàng phải hiểu rằng chàng đă làm phật ý “nữ hoàng “ (danh hiệu chàng tặng tôi).
Ngày hôm sau, đợi chàng về ở buổi cơm chiều như thường lệ, tôi sửa soạn một dĩa gỏi gồm dưa leo, carote, rau cần, ớt ngọt, cải bắp, củ hành, củ kiệu trộn chung với tôm, thịt gà, ba rọi, đậu phông, nước mắm, rau răm. Món nầy bà con, bạn bè hai bên Viêt – Y’ ai cũng thích, chỉ trừ chàng chưa từng để mắt tới mà thôi. Trong thâm tâm, thật ra tôi không cố ư “hành tội “ chồng tôi, nhưng tôi muốn nhân cơ hội nầy để biết tình chàng đối với tôi nhiều ít bao nhiêu và để thử xem lời nói của “ai kia “ có đi đôi với việc làm hay không, vì buổi sáng trước khi đi làm, chàng dường như đă nhận ra sự giận dỗi của tôi chiều hôm qua nên chàng đă dịu dàng giải hoà với tôi bằng cách hứa chấp nhận tất cả những gì tôi nấu nướng hôm nay để thấy lại được nụ cười của tôi.
Chúng tôi vào bàn ăn bình thường như bao lần khác, hôn và chúc nhau một buổi ăn ngon. Mang khăn ăn vào cổ, chàng bỗng khựng lại khi thấy dĩa gỏi nằm “chễm chệ “ trước mặt chàng. Hôm nay không có spaghetti trộn dầu (thay vì trộn sốt cà hoặc bơ như bao người thường), cũng không có bánh mì nướng ăn chung với món thịt nứong vĩ mà chàng ưa thích, chỉ có cơm chiên, gỏi và súp măng tây, toàn những thứ chàng “đại kỵ “.
Dĩa gỏi với đủ màu xanh, đỏ thật đẹp dưới đôi mắt tròn xoe mở rộng của chàng. Chàng nhìn tôi chăm chăm để tỏ sự ngạc nhiên và bỗng sực nhớ ra, chàng chợt hiểu, không nói gì hết chàng mĩm miệng cười méo xệch và bắt đầu giờ “đền tội “. Chậm chạp như đứa bé lên hai lần đầu tiên cầm dao, nỉa, chàng đưa từng miếng gỏi vào miệng một cách khó nhọc. Một nỉa gỏi đầu đă trôi khỏi cổ họng, chàng uống vội một ngụm nước như uống thuốc đắng và tiếp tục nỉa thứ hai, thứ ba…Tôi nhìn chàng, hài lòng, thầm nghĩ đến chiến tích của mình, dự định “chương trình “ mới sắp tới để chàng bỏ tật “ khó, dễ “ trên bàn ăn cũng như để chàng quen dần với món ăn quê vợ.
Giữa lúc tôi còn đang “lên kế hoạch “, bỗng tôi lo ngại khi thấy gương mặt chàng đang bình thường chợt đỏ bừng lên như trong cơn sốt, rồi một hai tiếng ho đầu tiên vang lên, tiếp sau đó là những tiếng ậm ự “đau khổ “ phát ra trong cổ họng chàng. Chưa kịp chờ đợi lâu hơn, chàng đă cho tuôn ra hết những gì có được trong dạ dày với nước mắt, nước mũi đồng hành. Tôi thật sự hoảng hốt trước sự việc xảy ra quá nhanh, đứng dậy rót cho chàng ngụm rượu “amaro “, tôi dẹp vội vả dĩa gỏi vào góc bếp. Tôi vuốt ngực chàng như ngày xưa má tôi vẫn làm với chị em tôi mỗi lần bắt chúng tôi uống thuốc đắng. Tôi hôn chàng khi nước mắt tôi tuôn trong tiếng nấc, chưa bao giờ tôi thấy mình độc ác như lúc nầy. Tôi ngượng ngập :
- Mình tha lỗi cho em. Em chỉ muốn thử xem mình yêu em nhiều không chứ không cố ư làm mình khốn khổ như vầy.
Chàng cười, lấy lại vẻ tự nhiên, gật gù :
- Món ăn nầy ngon thiệt há em? Em “tha tội “ cho anh chưa?
Tôi vẫn khóc, vì hối hận mà cũng vì cảm động trước tình yêu của chồng tôi. Chàng vuốt tóc tôi, âu yếm :
- Nín đi em, có gì đâu, đừng khóc nữa, anh đă giữ lời hứa mà. Chúng mình hòa nhau nghen.
Các bạn thân mến, kể từ hôm đó, tôi đă học thêm một bài học về tình yêu thương chồng vợ. Tôi hiểu rằng tình yêu tuy có sức mạnh vạn cân, nhưng cũng đừng lợi dụng nó khiến người mình yêu phải từ bỏ những sở thích, thói quen riêng để làm theo ư mình, trái lại, chấp nhận được những khác biệt đó cũng là cách chúng ta vun tưới cho tình gia đình ngày thêm nồng thắm. Hạnh phúc trên bàn ăn đôi khi cũng không phải khó tìm, chỉ hơi đổ chút mồ hôi thế thôi, phải không các bạn?
Huỳnh Ngọc Nga
Torino – Italie, 30.5.02
Chú thích :
(*) Tứ lạc : tức 4 sự việc đưa đến cho người sự thích thú. Theo quan niệm của
người Tàu, th́ đó là : ăn, ngủ, tiêu hóa và yêu đương.
(**) Buona notte : tiếng Y’ có nghĩa là “chào buổi tối” dùng thay cho câu “chúc
ngủ ngon “.
Chị quả thật là một người vợ tuyệt vời.
Vợ hiền không “hành” chồng như vậy BNgan ơi. Có thể đứng về phe tóc dài, BNgan và các bạn nhìn Bếp là “hiền phụ”, chứ phe tóc ngắn nếu gặp bà xã như Bếp họ sẽ tìm bàn ăn nhà khác mà “đăng ký” hoặc ra phương tố cáo là vợ cố ý đầu độc chồng cho mà coi, hi hi..
Cám ơn BNgan đã ghé thăm và tặng lời ưu ái.
Vui khoẻ nha.
Tình trên bàn ăn ngẫm nghĩ lại bền hơn cả nhiều thứ …tình
Tu Quang có nghe ông bà mình hay nói “Tình yêu của người đàn ông thường đi ngang qua cái bao tử, còn đàn bà mới đi ngang qua trái tim” không? Bởi vậy Tu Quang khi nhận xét rằng tình trên bàn ăn bền hơn cả nhiều thứ tình cũng không sai. Cha mẹ, anh em, cháu chắt gì gì khi hội tụ thì cái bàn ăn là nơi ngồi lại vừa hàn huyên, chuyện vãn vừa nhận tấm lòng của người nội trợ trong gia đình (ngược lại người nội trợ qua buổi ăn cũng đã triều mến tặng tình thương của mình đối với người than), vừa cho cái dạ dầy hỉ hả no nê. Khi ấm bao tử thì cái gì cũng vui hết hén Tu Quang.
Cám ơn bạn hiền đã ưu ái 2 lần ghé thăm.
Chúc Tu Quang luôn ngon miệng, hạnh phúc trên bàn ăn gia đình của bạn nha.
Viet de thuong qua co Nga oi
Nguyenmai mới thiệt là dễ thương vì cho Bếp lời khích lệ quá ư ngọt ngào.
Không ở gần nhau để đãi Nguyenmai một buổi, nhưng trên “ảo tính”, Bếp làm một đĩa gỏi khác tặng Nguyenmai nghen, nhưng bạn phải ăn hết một cách ngon lành giùm Bếp chứ đừng bắt chước ông xã Bếp làm Bếp hết hồn nghen.
Cháu thích đọc truyện của cô vì nhẹ nhàng mà tính hướng thiện rất cao
Ui cha, cháu Sigma của Bếp, con làm cô trưa nay ăn hết nồi cơm vì được con thổi phồng bao tử rồi.
Cô cám ơn con nhiều về qua tăng tinh thần con trao nghen.
Chúc con luôn ngon miệng trên bàn ăn gia đình.
Vừa ăn sáng muộn vừa “nhâm nhi” Tình trên bàn ăn.
T&T “nhâm nhi” trên bàn ăn nhà Bếp, , hy vọng không bị “đầy hơì” nghen, hi hi. (ăn nhâm nhi chậm rãi đễ tiêu lắm)
Cám ơn bạn hiền đã ghé thăm nha.
Chào muội,
Truyện nhẹ nhàng, huynh đọc rất thích.
Cảm ơn Huỳnh muội.
Chúc muội và cả nhà vui.
Trần huynh kính mến,
Muội ít khi dám viết chuyện nặng nề vì không phải sở trường của muội huynh à.
Cám ơn huynh đã không quên tiểu xí muội.
Chúc huynhvà đại tẩu nhiều sức khoẻ, an vui.
Tình cảm nhẹ nhàng mà nồng thắm
Vì đó là tình yêu chân thật của vợ chồng nên mới có được sự nhẹ nhàng, nồng thắm đó Hoa ơi.
Cám ơn Hoa đã ghé thăm bàn ăn nhà Bếp nghen.
———-
Hôm nay Bếp dùng máy của Yến (em gái Bếp) nên địa chỉ hơi lạ, đừng ngạc nhiên nghen Hoa:
Truyện viết rất nhân hậu
Nhờ ông xã Bếp nhân hậu nên chuyện mới được Mikilo thấy nhân hậu chứ Bếp ác quá chừng mà, phải không bạn?
Xin đáp lại tấm lòng của Mikilo bằng hai chữ cám ơn nghen.
Lối viết đơn giản nhưng đọc lại hay.
Một câu còm ngắn nhưng đủ sức bắt Bếp phải ngồi gỏ hồi âm lúc gần 3 giờ khuya để cám ơn lời khích lệ tử tế của Quang Dũng. Bếp sẽ cố gắng thật nhiều để tiếp tục viết sao cho không phụ lòng của các bạn.
Chúc QD mọi sự an lành nha.
Hay cho câu… sẽ cố gắng.
..Bếp đã nói cốbgắng là sẽ cố gắng thiệt mà, chỉ sợ Bếp thiếu khả năng làm vừa lòng các bạn mà thôi.
Quang Dũng cũng cố gắng chịu khó nếu đọc nhằm những bài Bếp viết lở như không được như ý bạn nghen.
Tình trên bàn ăn là …là cái tình bền vững nhất đó chị !
Champa nói đúng ý Bếp vô cùng. Cái bàn là cơ bản gia đình vì là nơi hội họp chung của mọi thành viên trong nhà, nơi tào lao trao đổi vui buồn cho nhau., nơi cho và nhận. Vì vậy nó quan tyrọng vô cùng. Chúng ta thử xa nhà để thấy thiếu thiếu hương vị, không khí bàn ăn thử xem sao? Nó buồn buồn, nhơ nhó làm sao phải không Champa?
Vì thế, Bếp thường nói, cái bếp và bàn ăn là nơi cột chân, cột cẳng Bếp với ông xã và mấy đứa nhỏ đến trọn đời.
Vạn tuế bàn ăn gia đình nha Champa.
Vậy thì chị Nga là một người vợ thật tuyệt vời (hình như đây là tự truyện phải không chị ?)
Ui, Kim Phú đừng nói như vậy mà Bếp mắc cở đó. Bếp chỉ là 1 bà vợ bình thường thôi, chữ tuyệt vời xin nhường cho các bậc hiền phụ khác, chứ “hành” chồng cái kiểu của Bếp thì không bị kêu là “ác phụ” là may lắm rồi, hi hi..
Đúng đây là tự truyện đó Kim Phú. cái tật khó ăn của ông xã Bếp tất cả làng trên xóm dưới ai cũng đều biết vì vậy anh ấy ít chịu tham gia hội họp bạn bè, họp gia đình thì Bếp phải làm món riêng đem theo cho ảnh để khỏi phiền người thân. Có điều, mang tiếng khó ăn nhưng những món ảnh ăn lại rất dễ làm nên bếp cũng không ta thán chi hết.
Đa tạ lời tử tế của bạn, chúc nhiều hạnh phúc trên bàn ăn nghen Kim Phú.
Tình yêu đa hình đa thanh,đa sắc quá chị ha !
Gọi chung chung đó là tình yêu hữu tình đó Diệu Thu. Mà đã là hữu tình thì nó làm mình mệt lắm bạn hiền ơi.
Cám ơn Diệu Thu và chúc bạn có một tình yêu như ước muốn nghen
Không nhiều kịch tính nhưng dễ thương
Thiệt như bạn nói hả Huy Kim? Vậy thì Bếp vui biết bao.
Cám ơn Huy Kim nha.
A, hình như Bếp mới “gặp” Huy Kim lần đầu phải không?
Tình yêu….và thử thách. May mà bà chị đã chịu nén lòng.
Danghuyvinh thân mến,
Bếp có cái tật thích thử lữa để biết vàng thật giả ra sao. Hú hồn, lần thử lữa đó là vàng thật, nếu không chắc đâu dám kể mọi người nghe “chiến tích” của mình.
Cám ơn bạn đã ghé thăm nha.
Viết nhẹ nhàng dễ thương,đôi khi người đọc chỉ cần có vậy.
Nguyễn Trọng Thi thân,
Lần đầu tiên Bếp tiếp bạn tại nhà đây. Bạn mới mà nghe được những lời ưu ái như vậy làm Bếp sụt sịt rồi nè .
Cám ơn Trọng Thi và hứa sẽ cố gắng viết sao đễ được nhận hoài những viên kẹo ngọt ngào của bạn.
Hay qua,nhu mot bai hoc ve gia dinh va nhung moi quan he ve cuoc song
Quang Trong làm Bếp hỉ hả quá chừng dù biết rằng bạn đã tử tế mà khích lệ như vậy.
Từ chuyện trên bàn ăn, Bếp học thêm rằng trong cuộc sống nầy những chuyện dù nhỏ nhặt nhất cũng cần có sự tế nhị trong cách cư xử với nhau.
Cám ơn Quang Trọng đã tham gia vào bàn ăn cùng vợ chồng Bếp nghen.
Chúc vui khoẻ.
Chị Hai ơi, đúng là hạnh phúc có đủ mùi vị… Chúc chị mãi mãi hạnh phúc với vai trò BẾP yêu quý của anh nhà.
Dì ba Ngọc Bút ơi,
Cưng phê một câu nghe mùi nhà bếp quá chừng (vì có chữ vị trong đó) . Ông xã chị thì ảnh thích mùi giấy sách báo hơn mùi đồ ăn đó cưng.
Riêng chị bây giờ đang nhớ mùi tô canh chua và tộ cá lóc thơm ngon của cưng đãi chị hôm nào đây nè.
Thăm dược Ba và ấy đứa nhỏ nghen.
Chúc cưng mau khoẻ để tiếp tục làm thơ.
Cũng là một kinh nghiệm vàng phải không chị Nga !
Kinh nghiệm “hột xoàn” đó Anhuy (vàng rẽ hơn hột xoàn mà, hi hi..).
Tuy nhiên phải nói là cuộc sống nầy cần có những cơn bảo nho nhỏ như vậy để giúp chúng ta sống hiểu nhau hơn hén Anhuy?
Cám ơn bạn hiền đã ghé và chúc mọi an vui nha.
Một câu chuyện tình yêu đẹp.
Bếp phải đem câu nầy của huynh Sino nói kể lại cho ông xã Bếp nghe để ảnh mừng mới được, không chừng anh ấy dám kếu Bếp làm thêm dĩa gỏi nữa để chứng minh với huynh rằng mối tình đẹp thêm nhờ “tái diễn” màn kịch “ép ăn”, hi hi..
Chúc anh và cả nhà vui khoẻ, những buổi ăn ngon.
chào chị Nga,
bài viết đọc lâu rồi, giờ đọc lại vẫn thấy vui vì chuyện kể rất có duyên.
sự việc tưởng nhỏ…nhưng nếu “hành” chàng thêm vài lần nữa thì có lẽ ….chắng nhỏ chút nào. May đã dừng lại kịp và … nhận được một …”triết lý” sống đơn giản mà quan trọng.
chúc chị có nhiều niềm vui và những sáng tác mới
Dân&Elena ơi,
Coi vậy mà mau ghê hén hai em, mới đó mà đã hơn mười mấy năm rồi. Chị nhớ lúc cậu gữi chị Tia Nắng mùa Đông, chị đọc xong rồi tự dưng cảm hứng gõ bài nầy liền một hơi. Vì vậy phải nói cậu là người đở đầu cho cái bàn ăn nhà chị đó.
Riêng chuyện “hành” chồng thì cậu mợ yen chí đi, chi đâu có dại “hành” hoài để chồng sợ mà đi tìm bàn ăn khác đâu nè, hi hi..
Chị cũng chúc hai em vui khoẻ để cho chị và bạn bè thưởng thức thêm những bài viết hay nghen.
Quý bằng hữu ơi,
Hai ngày nay Bếp bận tối ư mày mặt, sáng nay mở máy thấy bàn ăn của Bếp hiện giữa trời xứ nẫu.
Bếp sẽ hồi đáp các bạn ngày mai nghen, vì bây giờ phải đi chợ, chiều đi thăm má Bếp về khuya lắm..
Hiển ơi,
Sao chị thấy có nhiều chữ “ư” vô nghĩa trong vài câu trong bài vậy cậu? Chắc cũng tại đổi font hén? Hy vọng bà con mình khi đọc sẽ thông cảm giùm vì bài viết nầy là 1 trong những bài khởi đầu cái ghiệp viết của Bếp nên dùng font VNCentur lúc đó (chưa có font Uncode).
Cám ơn quý bạn nha.
Chị Nga ơi từ VNCentur chuyển sang Uncode toàn bộ dấu sắc ,chữ i,chữ o và nhiều chữ khác…đều biến mất. Tương tự như vậy toàn bộ chữ ” ý ” biến thành chữ ” ư ” vô nghĩa. Em phải mất hơn 1 giờ để vừa đọc vừa đoán vừa chỉnh sửa cho bài viết mà vẫn còn sót vài lỗi đó chị.
Thưa bà con,
Chợt nhớ, xin được nói dai, xin bà con đừng chán, xin rán đọc.
Tôi đã phạm sai lầm lớn, là hồi đám con tôi còn nhỏ, tôi tập cho tụi nó cái gì cũng phải ăn, không được kén chọn, không được chê khen.
Nghĩ lại ân hận vô cùng.
Đứa thì ăn trái cây có chất chua bị ngứa cổ, sặc sụa, ói. Đứa thì bị mụt trắng do không chịu được cà tomat và chuối, chảy máu cam do kỵ chocolat….
Phải để ý mới thấy là do đồ ăn.
Xin bà con để ý, trong nhà, ai “có gì” hãy rán nhớ lại toàn bộ thức ăn đã ăn hôm qua, viết xuống (kẻo quên) rồi CẤT KỸ cuốn sổ đó, để lần sau xảy ra nữa, mình mới lấy ra so coi thứ nào giống nhau gây ra phản ứng.
Xin đừng đơn giản kết tội các cháu hư, kén ăn, ỏng ẹo, khó chịu.
Huỳnh Phương Linh
DỊ ỨNG
Thưa chị,
Không phải đơn giản là anh không thích.
Anh phản ứng như vậy là cơ thể anh bị dị ừng với những thứ đó đó chị.
Em còn nhớ Bà Nội em khuyến cáo con cháu trong nhà đừng ăn cà tím, vì nó “độc”, “phong”, bởi Nội ăn bị “nổi mề đai” đầy người. Em tới nhà bạn ăn cơm với cà tím nướng dầm nước mắm tỏi ớt thấy ngon nên thèm lắm. Qua Danmark, tự đi chợ nấu ăn và chỉ ăn một mình không cần vì ai hết em ăn toàn cà tím không mà đâu có bị gì đâu. Thì ra, chỉ là Nội bị dị ứng với nó thôi.
Con gái lớn của em chỉ cần ăn cà tomat hoặc chuối là bữa sau trong miệng có “mụt trắng” (aphter/blister).
Ý em muốn kể, mong bà con để ý, nếu cơ thể có gì trục trặc, hãy nghĩ tới hôm qua đã ăn gì. Rất có thể là do cơ thể bị dị ứng với thứ đó. Hãy đợi cho qua cơn, khi nào khoẻ, bình thường hẳn, hãy thử ăn trở lại món đó để biết có phải đúng nó là thủ pham hay không.
(Có điều, khi làm thí nghiệm thì ăn chút chút thôi, đừng ăn no với nó, mà bị gì rồi chưởi em xúi dại..hihi..)
Em Linh.
Dì Tư của sắp nhỏ ơi,
Thiệt tình lúc đầu bên chồng chị đâu ai nói v1iơ chị về tật dị ứng ăn uống của ông xã chị, chỉ nói là ăn khó mà thôi nên chị mới nghĩ bụng dùng tình cảm thay đổi sự khó khăn đó của ảnh, ai dè…
Nói thiệt dì nó và các bạn cùng nghe nha, bị lần đó chị chưa tởn đâu, sau nầy còn bắt ép mấy đứa con của chị ăn theo ý chị nữa đó.Thằng Tâm thì không nói gì, vi nó dễ ăn như chị, còn Elisa nó giống tía nó, kén chọn tùm lum. Có một hôm chị bắt nó ăn cá (nó ghét cá lắm), chị hăm he cho đến lúc nó phải ăn mà vừa ăn vùa khóc đó cưng. Ông xã chị nhìn con nhỏ khóc ảnh chịu không nổi, ảnh rầy chị quá chừng, hi hi…lúc nầy thương con hơn thương vợ nên “dám” la chị , hết sợ “nữ hoàng” rồi. Chị cũng thấy tội nghiệp nó nên không ép nữa.
Từ đó về sau,trên bàn ăn mỗi người ăn mỗi món khác nhau. Cực bà Bếp nầy vô cùng, ví dụ như món cơm chiên Dương châu, thằng Tâm không ăn đậu petitpois , con Elisa không ăn tôm khô, chị phải chiên 3 giai đoạn cho mỗi người (món nầy ông xã chị không ăn, nếu không thành 4 giai đoạn). Tuy nhiên thét thành quen, nên cực mấy miễn cả nhà ăn được là chị nghe hết mệt liền, chỉ mệt khi nào làm cực mà bị chê hổng ngon rồi bỏ mứa mới tức mà thôi.
Chị cám ơn dì Tư đã góp ý nghen.
Câu chuyện như một bài học luân lý,đơn giản mà cần cho cuộc sống
Meomeo ơi, một lần đủ cho Bếp nhớ tới già, đó là bài học để đời dạy Bếp hiểu thêm rằng “cuộc sống nầy cần tôn trọng sở thích của người khác”.
Và đúng như Meomeo nói, có những chuyện thật đơn giản tưởng như chẳng có gì nhưng nó rât cần cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Vậy là hai đứa mình đồng điệu, đồng cảm hén Meomeo bắt tay nhau cái rụp nghen.
Truyện chị Huỳnh Ngọc Nga viết, tui thấy LÚC NÀO cũng “có hậu”, không khác chi cụ Nguyễn Du hai trăm năm trước dàn xếp cho “Kim-Kiều tái hợp” bên cạnh bà vợ cả là Thúy Vân. Trong lãnh vực điện ảnh người ta thường gọi đó là “happy ending” của phim ảnh Hollywood. Chắc chị Nga đã biết rồi là cái hay của các kết thúc “có hậu” là khiến cho người đọc (hay người xem, nghe…) bớt bi quan về lòng người.
Mong đọc tiếp những sáng tác mới của bà chị tui.
Vậy là Quế Sơn cho Bếp được lên chức chị thiệt rồi hén, cám ơn hiền đệ nghen, kêu QS bằng hiền đệ Bếp thấy “oaì” hơn kêu là “hiền hữu”, hi hi.
Hiền đệ nói đúng, ngu tỷ rất sợ những chuyện buồn, từ chuyện thật ngoài đời đến truyện viết hay chuyện phim. Nếu biết kết cuộc buồn ( phim/truyện) ngu tỷ ít khi dám ghé mắt tới vì sợ bị ảnh hưởng buồn theo (điễm nầy hơi giống Huỳnh Phương Linh) nên tránh trước. Có lẻ nhờ vậy Bếp thường lạc quan yêu đời hơn bi quan ta thán dù biết đời buồn nhiều hơn vui (ông Phật bảo đời là bể khổ mà). Và nhờ lạc quan nên ngu tỷ thấy xứ nẫu thật tuyệt và bạn bè xứ nẫu ai cũng tốt, cũng đầy thiện cảm hết, .
Cám ơn hiền đệ đã tặng ngu tỷ những nguyên vật liệu ngọt ngào để ngu tỷ tiếp tục cố gắng nghề bếp nghen.
Nhớ cho ngu tỷ và bà con xứ nẫu sớm đọc thêm những tác phẩm viết/dịch hay của hiền đệ nghen.
Viết đơn giản mà cảm động
Minh Văn lúc nào cũng tử tế với bạn bè nên khích lệ Bếp những lời tốt đẹp như vậy.
Để xem, đáp lại tấm lòng của bạn, Bếp phải làm món gì để mời bạn ghé nhà cùng vợ chồng Bếp ẩm thực đây? Cho Bếp biết để Bếp chuẩn bị nguyên vật liệu nghen Minh Văn.
tình yêu là sự săn sóc lẫn nhau. Hạnh phúc của người vợ thực, là săn sóc chồng, con. Bài viết có duyên. Chúc người viết khỏe, vui
Võ Xuân Phương ơi,
Hơn mười mấy năm rồi, mỗi lần có dịp đọc lại bài nầy là mỗi lần Bếp thấy thương ông xã Bếp thêm , hi hi.., cái nầy nói thiệt, xin đừng cười Bếp nghen. May là lúc đó chưa có mấy đứa nhỏ, chứ nếu không tụi nó dám nghĩ là “má ác quá, không thương ba chút nào hết”.
Ông bà mìnhnói, thương quá, chăm sóc quá cũng làm khổ “người ta” đó bạn à. Vậy chúng ta chỉ nên thương vừa vừa thôi để “thiên hạ” còn hơi mà thở há Phương?
Cám ơn bạn đã ghé ngồi vào bàn cùng vợ chồng Bếp.
Bạn cũng vui khoẻ nha.
Có lẽ do lỗi chuyển đổi font chữ nên rất khó đọc.
Tu Quang ơi,cám ơn bạn đã góp ý. Mình đã bỏ ra hơn một giờ để chỉnh sửa do font chữ không tương thích. Bây giờ thì đọc dễ hơn rồi phải không ?
Tu Quang ơi, thứ lổi cho Bếp vì chuyện đổi font chữ nên vừa làm bạn nhọc nhằn khi đọc.
Khổ một nổi Bếp không biết cách chyển đổi font nên phải “hành ha ” bạn đọc và chủ nhà xứ nẫu . Bếp còn nhiều bài viết bằng font VNI Centure chưa gữi lên xứ nẫu, cái đà nầy chắc Bếp dẹp các bài có loại font nầy luôn quá.
Một lần nữa xin lổi bạn và cám ơnTu Quang đã chịu khó ngồi vào bàn ăn cùng gia đình Bếp.
Hiển ơi,
Chắc cậu “sùng” chị về mấy chuyện chuyển đổi font lắm phải không? Xin lổi nghen hiền đệ dù thiệt tình cũng không phải lỗi của chị (lỗi tại font theo thời thay đổi).
Những bài viết bằn VNI, saunầy chị sẽ nhờ bạn bè bên đây chuyển giùm rồi chỉnh lại đàng hoàng trước khi gữi cho cậu để cậu đở cực như cái bàn ăn quái ác nầy.
Làm AC quả không thong dong chút nào hén nhỏ?
Cám ơn cậu nhiếu và cho chị gữi lời thăm mợ nhà nghen.