Mộc Miên Thảo
.
MƯA
.
Đi,
về
giữa phố
điềm nhiên
Lặng
nghe
mưa
rót
nỗi niềm
vừa đan
Giọt nào rơi giữa truông ngàn
Giọt nào rớt giữa đa đoan phận người
Về, ta nhặt ánh trăng trôi
Gói vào thơ, gửi cho người, cho ta…
.
THƠ
.
Chút thơ tôi,
lặng lẽ tìm
đất sống
Tôi
âm thầm
gieo hạt giống
vào thơ…
.
SAY
.
Quơ tay níu cả sơn hà
Rót cho đầy chén chuốc ngà ngà say
Buồn vui trong cõi trần nầy, có – không?
.
Tặng “Gió”, trong một ngày buồn)
.
NGHE THU
.
Ta nghe trong giấc mộng thường
Đêm im bặt
tiếng buồn vương ngô đồng
Bên trời chiếc lá ngóng trông gọi mùa.
Những bài thơ rất hay !
Dạ, xin cảm ơn thi sĩ Ngũ Yên đã ưu ái động viên ạ.
Thích bài thơ Say
Dạ.
“phá luật” cũng là một cách làm mới hay, nhưng sao lại chọn 6/8 hở tác giả?
Dạ thưa, không phải chọn mà là… đưa đẩy đến ạ. Nếu nói quá một chút thì cái chất thiền của Haiku (5-7-5) hòa vào hồn Lục bát Việt (6-8-6 hay 6-8-8), thiết nghĩ, cũng tạo nên nét riêng ạ. [Nhớ đâu đó rằng: “Dầu rằng, “lục bát 3 câu” khó có thể so với sự vi diệu thoải mái như thơ Haiku (Nhật Bản), vì bị trói buộc bởi vần, nhịp của thể thơ…]
Xin gửi tặng bạn vài bài tiêu biểu của cố Thi sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Tôn Nhan:
“Lửng lơ chẳng biết bao giờ
Không tin vào Thực chẳng ngờ vào Hư
Rằng không rằng có đều ừ”
Hay:
“tay còn một đoá sen vàng
giơ lên cho chín mươi ngàn cùng coi
không ai mỉm chút môi cười.”
Tôi lại thích chút nầy của cố nhạc sĩ thiên tài Phạm Duy:
“ra đi ngờ biết trở về
nghe hơi thở của đồng quê, nhớ nhà
chia tay và hội ngộ là tất nhiên!”
Hay cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn:
“sâu trong ánh mắt khóc cười
chia đều cho nỗi phận người thân ta
vẽ giọt rượu nhỏ nốt la ơi tình”
Và cả cố thi sĩ Bùi Giáng:
1.
“Đương thì nhật nguyệt trôi qua
Tha hương cố quận lạc hoa một nhành
Trường miên nguyện ngủ dưới ngành tùng trăng .
(trích trong: Hán Tự Hài Cú-Ngô Văn Tao-Nxb Văn Nghệ Tp.HCM-1994)
2.
“và trong suy tưởng buồn vui
mang tên thiên hạ ngược xuôi cà khìa
gặp nhau lõa thể chia lìa Khỏa thân.”
(Bùi Giáng)
Sau nầy, Anh Nguyễn Lương Vỵ (từ 2005) đã cảm hứng làm ra “lục bát hai câu rưỡi”:
ba câu nghĩ cũng hơi nhiều
mần hai câu rưỡi thử liều hòa âm
cù thằng câm…
Nhân đây, MMT xin góp thêm một bài “3 câu” nữa góp chút vui:
Giao mùa & có-không
Trăng treo lơ lửng ngọn tre
Trời treo lơ lửng nửa hè sang thu
Tôi nằm say giữa tít mù… có – không.
(MMT – 8/2014)
Bài Mưa nghe thật hay.
Những bài lục bát của anh Mộc Miên Thảo nghe là lạ. Bài “Nghe Thu” độc đáo.
Dạ.
Thơ MMT nhắc nhiều đến nỗi buồn nhưng vẫn trong veo một niềm yêu !
Dạ, cảm ơn.
MMT xin chân thành cảm ơn Quý anh/chị em đã ghé qua, đọc, chia sẻ cảm nhận và ưu ái góp lời động viên cho. MMT tự xem đó là những tương tác quý báu, thân thương, chân tình mà… bất cứ một người viết thơ – văn nào cũng… rất thích và lấy làm hãnh diện ạ. Thật lòng, MMT chỉ mới tập tành nên còn học nhiều hơn nữa từ Quý anh/chị em ở đây.
Đối với riêng mình, MMT một lần nữa xin nói lời cảm ơn chân thành đến Anh TRẦN BẢO ĐỊNH vì những chia sẻ thật sâu sắc của Anh. MMT xem đó là lời động viên chân tình mà… hứa sẽ cố gắng hơn.
Xin cảm ơn tất cả và chúc Quý anh/chị em an vui luôn.
PS: Nếu sư huynh của MMT (anh “nguahoang” – Nguyễn Đăng Trình) đã gọi anh là “huynh” thì cho MMT kính quý gọi anh bằng “đại sư huynh”, Anh TRẦN BẢO ĐỊNH nhé!
Lấy tên một loài cỏ làm bút hiệu cũng là một cách thể hiện cá tính thơ
Dạ thưa, cả hoa và cỏ ạ!
Mong những hạt giống thơ vừa gieo sớm nảy mầm
Dạ, sẽ cố gắng. Xin cảm ơn.
Ai biểu muốn “níu cả sơn hà” làm chi để rồi hư không ?
Dạ, thế mới “say” ạ!
Đọc thơ MMThảo như nghe từng giọt tí tách, tí tách…từ cõi xa xăm lắm!
Vô thường!
Dạ, rất thích nghe mưa “từng giọt tí tách”… ạ. Hay làm sao!
Bài thơ 3 câu tách ra có lẽ đọc dễ chịu hơn !
Dạ, còn tùy ạ!
Thơ Mộc Miên Thảo đơn giản nhưng có ý
Thích chút “đơn giản” đó ạ!
Thơ 3 câu là lạ
Dạ.
Thơ lặng lẽ…nảy mầm.
Bao giờ vươn được thành cây?
Thôi thì ngày ấy còn vời vợi xa
“Nẩy mầm” nghe thấy lớn ra…
Chút để vui, bạn “cafebuon” nhé!