Ngọc Bút
khuya bát ngát trăng vàng
vềqua bờ đê nhỏ
ôm cổ ngoại nồng nàn
tim say ngàn nhịp thở
con ngủ trên lưng ngoại
tóc chẻ đường ngôi thưa
sợi đen quen sợi bạc
mộc mạc hương dầu dừa
áo thơm mùi rạ ủ
mùa lú achín quê hương
tay con trên vai ngoại
kiếp nào còn vấn vương
cây tùng già một thuở
che bóng đời rêu non
dạt dào lòng biển ngoại
thương con hơn mẹ thương
thương con đời côi cút
ngoại tay bếtay bồng
phất phơ tà áo bạc
nước mắt hòa nước sông
về qua bờ đê nhỏ
khuya bát ngát trăng vàng
đêm muôn sao lấp lánh
dưới chân sỏi cười vang
dưới chân sỏi lăn tròn
ngoại bước cao bước thấp
quên rồi cơn đau nhức
giun dếkêu mỏi mòn
con quên con mất mẹ
trong vòng tay ấm êm
suốt đời thèm ngủ gục
không bao giờ lớn nên
nhưng trăng xưa đã chết
ngoại hết kiếp lưng còng
quê nhà thôi cũng mất
con một mình qua sông
không còn tay người dắt
không còn mắt đón đưa
ôi phố phường lạ hoắc
con buồn đến baogiờ
sương phủ mờ dángnúi
trăng soi đêm hư không
ngoại đứng ngoài đờ ikhác
dõi trông về xa xăm
và thấy con khôn lớn
và thấy con ngoan hiền
ngoại có còn nhòa lệ
như ngày xưa, đêm đêm…
(Quê nhà, Đêm Vu Lan, 23/8/1972)
Một bài thơ hay. Xúc động.
Cảm ơn Vũ Duy.
Quê ngoại; hình bóng ngoại chỉ những từ như thế cũng đủ làm tâm hồn ta xao xuyến.
Đúng vậy, thưa bạn T&T. Cảm ơn đã đọc.
Cõi thơ tưởng “bé mọn” mà thật mênh mông.
Trong mênh mông có bé mọn và trong bé mọn có mênh mông…
Cảm ơn bạn Nguyễn Trong Thi đã đọc.
Dì Ba nó viết về Mẹ, về Ngoại “thấm” lắm. Lần trước chị “cảm” cưng bài Hai người Mẹ, lần nầy cưng làm chị muốn “cúm” luôn vì sụt sùi nhớ Ngoại. Ngoại chị một đời cơ cực vì chồng, gia đình chồng và nhất là vì con với cháu. Mẹ của chúng ta và sau nầy đến đời chúng ta có lẻ cũng không thoát khỏi vòng tròn thương yêu của người phụ nữ Việt đối với những người thân yêu trong gia đình như Ngoại, như Nội của mình đó cưng.
Bao giờ đốt nhang cho Ngoại, nhớ cắm giùm cho chị thêm một nén nghen dì Ba.
Ủa chị Hai với chị Tư đi đâu khi nay sao mà để cho chị Ba với thằng em nhớ ngoại quá chừng trong mùa Vu Lan năm nay vậy. Nói thật chứ đọc qua bài thơ của chị Ba Ngọc Bút viết cách đây 44 năm sao mà thấy hay quý trọng và thương ngoại quá chừng chừng, làm cho RB nhớ bà ngoại của RB lắm. Nhưng may thay RB còn mẹ, thôi để cho mẹ RB (năm nay) mới vừa gần tròn đầy 90t nhớ dùm. Thật tình chưa bao giờ RB thấy má của RB thương và nhớ bà ngoại của RB tới mức độ như vậy. Trên bàn thờ lúc nào cũng đầy hoa quả bánh.. trái nước ngọt… Nhiều lúc làm cho RB “nổi quạy” vì có những lúc bận với.. “người yêu…hihi” mà má của RB cứ dặn mua cái này cái nọ.. về đặt trên “bàn thờ ngoại” nha con hihi. Nghĩ lại nhiều lúc thương mẹ của rb lắm lắm. Đúng ra là má của rb vì thương MẸ mà vào năm 1979 phải hy sinh ở lại với mẹ cho đến lúc Ngoại RB qua đời mới chịu tìm mọi cách vượt biên để đoàn tụ với chồng cháu con. Trở lại bài thơ chị viết cho Ngoại kính yêu quý của chị năm 1972 sao mà nghe hay quá đầy cảm xúc, vô cùng cảm phục; trong khi năm 1971 (trước 1 năm đó), năm mà RB thi vào đệ thất (lớp 6) phải chịu điểm “trứng hột dịt” môn văn cũng chỉ vì cái đề thi ác nghiệt là “em hãy tả ngôi trường mà em đang ngồi thi và cho biết cảm nghĩ..” Ối giời mẹ cha ông bà ơi, hồi đó là một cậu bé “từ quê mới lên tỉnh” thi lần đầu mà có biết ngôi trường mình đang ngồi thi là như thế nào làm sao mà tả nó. Nhớ lại là khi đọc đề thi mặt RB tái mét run cầm cập vì đâu có bao giờ nhìn thấy ngôi trường đó bao giờ mà tả. Trong lúc bối rối và cho tới khi sắp nộp bài thi, RB mới quyết định làm bài văn tả về ngôi trường làng của mình, trường Tiểu học tên Bồ Đề thời đó. Vậy là bị lãnh một trứng hột dịt lộn tổ bố vì cho là “bị lạc đề” hihi, chị thấy có tức không huhuhehe. RB xin chào chị Ba ạ! RB tự hứa với chính mình là luôn luyện viết.. văn Việt tiếp… để phải thi “đỗ” vào “lớp 7” cho dầu năm RB có bước vào tuổi 70 hay 80.. chăng nữa hihi. Cuối tuần vui chị nhé! Thân mến. (Hẹn có một dịp nào đó RB sẽ kể về đề thi văn để tốt nghiệp Cử nhân “bên này” vào thập niên 1980). Chào chị!
“…
sương phủ mờ dáng núi
trăng soi đêm hư không
ngoại đứng ngoài đời khác
dõi trông về xa xăm
và thấy con khôn lớn
và thấy con ngoan hiền
ngoại có còn nhòa lệ
như ngày xưa, đêm đêm…
…”
Bài thơ hay lắm chị! Thanks.
PS: Thật ra RB cũng sắp làm đơn xin gia nhập vào Hội của “Những thằng già nhớ mẹ” của Nhà văn VTT
Cảm ơn Rong Biển đã có một cái còm rất dài rất tình cảm và đầy tâm sự. Mong có ngày được đọc tiếp tâm sự của RB. Mình cũng muốn tâm sự một chút là: thực ra có vài chỗ trong bài thơ mình muốn chỉnh sửa đôi chút, nhưng cuối cùng lại quyết định để y nguyên nguyên bản 44 năm trước, như một tình yêu dành cho ngoại không bao giờ phai.
Chúc mừng RB đã ở tuổi già mà vẫn còn co mẹ…
Hay lắm chị Ba. Nếu chị sữa, sẽ hay nhưng không xúc động bằng.
Rong Bển hiền đệ ơi,
Ngu tỷ mở cell đọc thây đệ kêu chi hai, chị Tư nghe đứt ruột nên dù bận túi bụi chị cũng ráng mở PC ngồi gõ cám ơn đệ vẫn nhớ mấy bà chị xa xôi.
Đọc mấy lời còm của đệ, chị mừng khi biết đệ vẫn còn cài hoa hồng đỏ, hoa hồng đỏ của đệ vậy là trưởng thượng hơn hoa hồng đỏ của chị rồi đó (má chị tuần tới mừng sinh nhât 88 tuổi). Cả dì Linh cũng hạnh phúc còn hoa đỏ để cài. Mẹ và Ngoại là hai bậc từ ân “tuy hai mà một”, trong Ngoại thấy Mẹ và trong Mẹ thấy Ngoại. Dì Ba không may vắng mẹ sớm nên Ngoại cũng là Nẹ hiền chăm chút cho dì.
Những ai còn nãi chuối hương , hãy cố gắng giữ cho chuối còn mãi trên cành để còn được hạnh phúc hưỡng hương thơm của chuối.
Chuyện đệ học văn, đệ kể nghe cũng duyên dáng lắm chứ bộ thua ai sao, tại chưa tới thời nên lúc đó đệ mới truân chuyên như vậy. Thử đi thi lại bây giờ đệ sẽ đứng đầu bảng cho mà coi, dám đi thi như xưa nữa không hiền đệ.?
RB xin cảm ơn chị Hai, chị Ba và chị Tư nhiều. Xin tặng chị Ba và President Barack Obama (tuy nội dung bài vọng cổ hơi có khác..)
Bài “Tân Cổ Giao Duyên – Đêm Buồn Nhớ Ngoại – Thanh Tuấn” on YouTube
“…
sương phủ mờ dáng núi
trăng soi đêm hư không
ngoại đứng ngoài đời khác
dõi trông về xa xăm
và thấy con khôn lớn
và thấy con ngoan hiền
ngoại có còn nhòa lệ
như ngày xưa, đêm đêm…” NB
Cảm ơn Rong Biển đã gởi bài vọng cổ. Giọng Thanh Tuấn hơi điệu đà, nhưng bài vọng cổ nội dung cảm động, chỉ có điều không giống cách xưng hô của người miền Nam: cháu thường xưng “con” với ông bà nội ngoại, không xưng “cháu” như người miền Bắc…
Em sẽ nhớ. Mong an lành cho chị và gia đình. Em kính lời chúc sức khỏe bà ngoại sắp nhỏ nhân mùa Vu Lan.
Ba ma cua em ngheo nen Ba Noi Ba Ngoai hay dam duoi ddut nhet cho chi em cua em. Gio hai Ba dda khong con. DDoc tho chi, nho thuong hai Ba lam chi Ba Ngoc But oi.
Linh vẫn khỏe chứ?
Có cảm giác đây là một trong bài thơ hay nhất của Ngọc Bút
Cảm ơn cảm nhận của Sông Hà Thanh.
giá mà ngoại đọc đươc bài thơ này…..Giá mà.
Phải rồi, Anh Trung. Giá mà…
Rưng rưng khi đọc thơ.
Tác giả cũng rưng rưng đáy Áo Lụa…
Lời thơ thiết tha quá. Xin sẻ chia cùng chị nhân mùa vu lan
Cảm ơn sự chia sẻ của Khungcuahep.
Hay wa.
Cảm ơn.
Thơ viết về ngoại gọi là hay cũng chưa đúng. Bỡi vì thơ đầy ắp yêu thương đầy ắp nỗi niềm và đó chính là trạng thái cao hơn cả việc làm thơ….
Với NB, cảm xúc luôn luôn đi trước câu chữ Gò Găng à. Cảm ơn đã đọc.
Đêm hư không…Núi trăng sương Con qua sông…Lạ phố phường!*Nhớ quê hương…Nhớ bóng Tùng!-Nhớ ngoại con!Nhớ vô cùng!…Hình ảnh con-Ngủ trên lưng…Ngoại yêu thương…Bồng bế bồng…*Áo ngoại thơm Mùi rạ rơm…Ủ đời con-Vui tận hưởng…Nhìn con lớn…Thấy con ngoan…Nhòa lệ dường…?Ngoại vui mừng?*Con buồn buồn…Côi cút sống!Nhớ Cội Tùng! -Bóng ngoại thương…
Cảm ơn lê ngọc duyên hằng. Bạn có họ hàng gì với aitrinhngoctran lúc trước không?
Cách so sánh rất hay. Tùng đâu chỉ là tượng trưng cho người quân tử ,một ông ngoại, bà mẹ già cũng có thể là cây tùng cây bách tỏa bóng mát xuống đời con
Cảm ơn Nguyễn Hiền. Ông bà ngoại là hai cây tùng của đời NB.
Thơ ngũ ngôn viết khó hay, nhưng trong bài thơ này thơ 5 chữ lại trở nên một lợi thế, từng câu từng câu ngắt khúc như quặn đau, chuyển tãi hay nội dung nhớ ngoại của bài thơ.
Vì nỗi quặn đau ây là có thật, lúc viết bài thơ này NB còn rất trẻ chỉ viết theo cảm xúc nên cũng không để ý đến “kỹ thuật làm thơ” 5 chữ hay 7 chữ hay lục bát hay tự do… Cảm ơn NT Ca Dao.
Cảm động quá chị Ngọc Bút ơi.
NB cũng cảm đông vì những lời của Minh Hương.
Bài thơ hay mùa Vu Lan.
Cảm ơn Nụ Tầm Xuân.
Vu lan đọc thơ viết về ngoại. Bài thơ đầy nước mắt khiến tôi cũng nhói lòng.
Người viết bài thơ này đến nay cũng còn nhói lòng nữa mà Thương Hiền, dù đã 44 năm rồi…
Sự hy sinh của ông đúng là cách hành xữ của thái sơn,của cây tùng cây bách
Cảm ơn Quí Hải đã đọc.