Cao Văn Tam
CHỜ BẠN
Rượu uống một mình đâu nghĩa lý.
Mấy hũ nằm im đợi bạn về
Rót chén cơ hàn trông ứa lệ
Mơ màng hư thực chuyện từ quy ?
16/7/16 (more…)
Posted in Thơ ca, tagged Cao Văn Tam on Tháng Bảy 30, 2016| 16 Comments »
Cao Văn Tam
CHỜ BẠN
Rượu uống một mình đâu nghĩa lý.
Mấy hũ nằm im đợi bạn về
Rót chén cơ hàn trông ứa lệ
Mơ màng hư thực chuyện từ quy ?
16/7/16 (more…)
Posted in Văn xuôi, tagged Lê Minh Hà on Tháng Bảy 28, 2016| 15 Comments »
Lê Minh Hà
Ở Sài Gòn thì thế nào cũng được. Ngủ dậy vặn lưng vung tay vung chân dăm cái rồi đạp xe dạo bộ, về tiện chân đá phải cái ghế hàng hủ tiếu đầu hẻm thì ngồi xuống, ăn xong quay qua hàng cà phê cùng kiểu ngồi như cóc bên cạnh làm một cốc. Cũng có khi về nhà tắm táp đóng bộ thẳng thớm rồi gọi taxi ra một tiệm ăn uống thật sự. Nhạc dìu dặt. Nước rì rào. Nhân viên đồng phục đồng diễn một vẻ mặt, một động tác bưng bê, cúi xuống đứng lên, chào và tiễn khách. Vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày, những khoảng đó thì nhiều, ở những tiệm đó rất dễ có cho mình một không gian chẳng có ma nào nếu không định có người. Bát hủ tiếu. Bát mì. Hay đĩa trứng bánh mì nướng kiểu Pháp. Rồi là cà phê. Đen không đường. Mấy chục năm rồi ông chỉ dùng đúng cái thứ đắng không dư hậu này. Mấy chục năm? Có lẽ cũng phải hơn nửa thế kỉ. Từ cái hồi thằng bé theo chị sen xuống bếp ngửa cổ chờ giọt cà phê nguội ngắt chảy từ đáy tách của ông bố xuống cái cổ họng bé nhỏ của mình rồi nhăn mặt nhổ phì phì. (more…)
Posted in Nghiên cứu và phê bình văn học, Thơ ca, Văn xuôi, tagged Nguyễn Kim Huy, Thanh Quế on Tháng Bảy 27, 2016| 9 Comments »
THANH QUẾ
Tôi quen biết Nguyễn Kim Huy trong một trường hợp khá lý thú. Vào năm 1987, Nhà xuất bản Đà Nẵng in tập truyện dài Rừng trụi của tôi. Nhà xuất bản cho in số lượng lớn (4 vạn quyển) nhưng giấy rất xấu, dã đen lại còn một mặt láng một mặt nhám. Các trang ở mặt nhám chữ câu bị mất, nhòe nhoẹt không đọc được. Cầm quyển sách trên tay, tôi uất đến phát khóc. Tôi đến nhà xuất bản để gặp các anh lãnh đạo đề nghị in lại. Các anh lãnh đạo cùng những biên tập khác biết tình hình này nên rút êm, chỉ để lại một biên tập viên mới toanh, mặt non choẹt người mảnh khảnh dáng thư sinh ra tiếp tôi.
– Ban Giám đốc đâu? Tôi hỏi.
– Dạ các ảnh đi họp hết rồi anh ạ. (more…)
Posted in Văn xuôi, tagged Trần Thị Hiếu Thảo on Tháng Bảy 25, 2016| 44 Comments »
Trần Thị Hiếu Thảo
(Phần tiếp theo)
Bắt đầu thư giãn nghỉ ngơi, cá nhân. Chú lấy cây đàn guitar ra đánh và hát vài bản cho đỡ buồn. Còn An đi ra ngoài. Chiều như vào sâu, đêm xuống dần, gió nơi này như lạnh hơn. An ra ngoài đứng nhìn bầu trời với muôn vì sao lấp lánh, lòng An trong bao cảm giác xa xôi mờ hồ. Anh nghe văng vẳng tiếng đàn chú Hùng chơi guitar vọng ra, anh thêm ray rức nhớ quê hương. Anh ôm lấy cánh tay mình cho đỡ nhớ: ông bà cha mẹ, bà con ruột thịt chòm xóm… Nhớ dòng Hương Giang, nhớ chùa Từ Hiếu nhớ cầu Tràng Tiền… Nhớ Bến Ngự cố đô… (more…)
Posted in Văn xuôi, tagged Đào Thị Thanh Tuyền on Tháng Bảy 23, 2016| 34 Comments »
ĐÀO THỊ THANH TUYỀN
Con tàu bị sóng đánh dạt vào bờ tối qua. Một người trong đội cứu hộ đã nói với cô như vậy. Họ còn bảo rằng, phải huy động một lực lượng đáng kể mới kéo được nó nằm ngay ngắn và khéo đến thế! Cô nhìn quanh. Biển êm, sóng cuộn nhẹ vào bờ rì rào, lao xao. Mặt trời chưa ngoi lên khỏi đường chân trời và dãy núi trước mặt vẫn còn dải mây trắng lờ lửng. Cô biết, nhanh lắm, chút xíu nữa thôi dải mây sẽ tan biến như nó không hề tồn tại – cả trong khoảnh khắc. Màu nước cũng sẽ xanh dần theo ánh sáng của một ngày hứa hẹn thời tiết đẹp. Tự nhiên có quy luật của nó tỉ năm nay rồi và luôn thách thức con người, từ một vật thể nhỏ trong lòng đất cho đến bầu trời bao la. (more…)
Posted in Mỗi tấm ảnh một câu chuyện, Nghiên cứu và phê bình văn học, Văn xuôi, tagged Nguyễn Lệ Uyên, Thân Trọng Minh on Tháng Bảy 21, 2016| 15 Comments »
Bài Nguyễn lệ Uyên
Thân Trọng Minh, Lữ Kiều hai cái tên gắn bó suốt chặng dài lao vào nghệ thuật bên cạnh ống nghe tim phổi lủng lẳng hai tai. Như vậy, ông vừa là người “cứu đời” vừa “ cứu người”: Một bác sĩ tận tụy, nhà viết kịch đào sâu vào tận cùng nỗi đau của thế hệ ông, lại vừa là một họa sĩ.
Tôi không và chẳng đề cập đến thiên chức “cứu người” của ông; nhưng về nghệ thuật, tôi đã từng viết về tác phẩm kịch “Kẻ phá cầu” từ cái nhìn của ông về cuộc đời phi lý, những phận người oằn oại tan chảy, một sự hủy diệt kinh hoàng từ những con người với nhau… Tôi cũng viết về những tùy bút, những bài thơ đặc lềnh những thao thức của ông… với sự chia sẻ của người cùng thời bị “lịch sử chọn” (chữ của Lữ Kiều). (more…)
Posted in Thơ ca, tagged Trần Thị Cổ Tích on Tháng Bảy 19, 2016| 32 Comments »
Trần Thị Cổ Tích
.
bước rón rén kẻo giật mình trưa Huế
tôi trở về tìm trong-vắt-nụ-thời- gian
Hoàng thành xưa xốn xang màu rêu nhớ
sông Hương ngừng trôi sững một câu hò (more…)
Posted in Uncategorized on Tháng Bảy 17, 2016| 13 Comments »
TRUYỆN NGẮN CỦA NHẬT CHIÊU
Thuở ấy trên núi cao có một cô gái tên là Ngây Ngô, bốn mùa im lặng, nhưng đôi khi từ cô ngân lên tiếng nụ hoa đang nở hay tiếng những chiếc lá vừa rơi xuống đất.
Nhớ thuở ấy, tôi là thú ăn đá.
Tôi là một con thú khổng lồ và luôn luôn nhai đá thành bụi. Luôn luôn? À không, khi nào đói thôi, khi đến bữa ăn.
Tôi không thuộc giống loài nào, không thuộc họ nào. Đứng riêng biệt một mình. Trên núi, sống một mình, lang thang kiếm ăn một mình.
Từ miệng tôi, bụi đá thường tuôn bay như khói và đôi khi cũng bắn ra lửa do đá lửa lẫn vào thức ăn và va chạm nhau, khiến người ta có thể lầm tôi với một loài rồng.
Dẫu sao đi nữa, bao giờ tôi vẫn là thú ăn đá, một sáng tạo chưa từng lặp lại của Thiên nhiên, của hệ sinh thái cực kỳ đa dạng trong thế giới xanh này.
Thú ăn đá có tôn thờ thần linh không? Xin đáp ngay là KHÔNG.
Đó là điểm khác biệt lớn giữa thú ăn đá và con người. Con người rất kiêu ngạo nhưng sẵn sàng quỳ mọp trước mọi thần linh.
Vậy nên không thể hiểu vì sao con người lại tự xưng mình là loài thượng đẳng, thậm chí tự tách mình ra khỏi thế giới, hành xử như thể mình từ đâu đó đến đây, có một thứ huyền bí gọi là linh hồn trong mình.
Trong khi đó, toàn bộ thế giới còn lại là vô hồn. Cũng tức là vô nghĩa. Sự im lặng của thiên nhiên, theo con người, chứng tỏ điều đó.
Trong từ điển của thú ăn đá, tất nhiên là chỉ ghi chép trong trí nhớ, thì con người và thần linh được định nghĩa rất đơn giản và rõ ràng:
con người: loài ăn tạp
thần linh: loài ăn khói
Tôi không bao giờ xem con người là cái gì khác hơn một thành phần của thiên nhiên, như mọi loài khác, không có ngoại lệ.
Và tôi biết thừa con người. Cái loài đó tham. Đòi rau quả từ đất, đòi cá tôm từ nước, đòi muông thú từ rừng, đòi từ trời chim chóc, vân vân và vân vân. Bao giờ cũng muốn chiếm đoạt nhiều hơn nữa.
Trong khi tôi và các loài khác luôn luôn tự biết thế nào là đủ.
Biết đủ. Con người là loài duy nhất không biết điều đó. Thế mới lạ!
Tôi ghét thần linh. Cái loài đó ảo. Sống tựa vào con người. Ngồi chờ lễ tế mà hít lấy khói hương.
Sao lại thế? Không một chút tự trọng nào cả.
Thú ăn đá là kẻ vô thần và tự hào điều đó. Vô thần, vô chủ và vô tâm:
Trong từ điển của thú ăn đá:
vô thần: không bịa ra quỷ thần, không tạo hình quỷ thần.
vô chủ: không để ai đứng trên đầu mình hay trong đầu mình.
vô tâm: không lo, không ngại, không phiền.
Ba từ đó có thể tóm tắt triết lý của thú ăn đá. Và triết lý đó chẳng có gì phức tạp. Cũng chẳng cần hệ thống.
Có lần thú ăn đá gặp người. Trò chuyện:
Người – Mi không có bầy đàn à?
Thú – Không. Theo thời gian, hết con thú ăn đá này thì đến con thú ăn đá khác. Bao giờ cũng một mình. Thiên nhiên không tạo ra hai con thú ăn đá cùng một lúc. Dù vậy, trí nhớ thì truyền lưu từ đời này đến đời khác.
Người – Không thể hiểu nổi!
Thú – Đó chỉ là một trong vô số trò chơi sáng tạo của thiên nhiên thế thôi.
Người – Mi có mơ gì không trong khi ăn đá?
Thú – Mơ gì?
Người – Mơ làm thú ăn cỏ, thú ăn kiến, thú ăn lửa… hoặc là thú ăn người chẳng hạn.
Thú – Vô tâm
Người – Đá có ngon không?
Thú – Đá là thứ tuyệt vời nhất để ăn, đối với ta.
Thuở ấy hầu như không có chiến tranh. Trên núi cao bốn mùa im lặng có một cô gái lặng lẽ hầu như không nói năng, được gọi là Ngây Ngô. Nhưng cô có thể hót như chim, reo như suối reo và có thể ngân lên thứ tiếng của bông hoa nở, chiếc lá rơi.
Thuở ấy, sống gần thú ăn đá là nhóm người thuộc bộ lạc Cầu Vồng. Họ tôn thờ cầu vồng nên tự gọi thế. Và họ sống trên một dãy núi gọi là Đại Non.
Thần núi hiện ra trước mặt bộ lạc.
Thần – Nếu thú ăn đá xơi hết dãy núi này, ta sẽ chết. Vậy là chính nó đang xâm phạm quyền lợi của các ngươi. Nó là nguy cơ lớn nhất. Các ngươi sẽ có ngày chẳng còn nơi trú thân. Tận thế đến nơi mà các ngươi chẳng biết gì!
Người – Vậy chúng tôi phải làm sao đây?
Thần – Hãy cứu lấy thần linh để tự cứu các ngươi. Hãy quyết chiến với thú ăn đá vì thần linh. Nhân danh thần linh mà chiến đấu.
Người – Vâng, nhưng làm sao đánh bại được nó?
Thần – Các ngươi là bộ lạc của Cầu Vồng. Vậy mỗi lần cầu vồng xuất hiện, các ngươi sẽ được tiếp sức, đủ mạnh để đánh tan thú ăn đá.
Và để cứu thần núi, bộ lạc Cầu Vồng mở cuộc chiến lớn với thú ăn đá.
Thật ra, chỉ con người tìm diệt thú ăn đá. Thú chỉ tránh đi chứ không đánh trả.
Và để diệt một đời thú ăn đá, con người phải đốt rừng, phá núi, xâm hại thế giới tự nhiên bằng những biện pháp không tự nhiên chút nào.
Trong bộ lạc có cô gái Ngây Ngô.
Ngây Ngô, mọi người gọi vậy vì bốn mùa cô không nói gì. Rất hiếm khi cô nói tiếng người. Cô chỉ thích phát ra tiếng chim hót, tiếng gió reo trong lá và đôi khi người ta cảm tưởng từ cô lan ra tiếng hoa đang nở và lá đang rụng.
Một hôm, cô gái Ngây Ngô lên tiếng, nói với bộ lạc Cầu Vồng. Rằng tại sao phải tiêu diệt thú ăn đá. Vì sau khi ăn đủ lượng đá trong đời, thú ăn đá tự vỡ tan thành đá. Thế nên đá chẳng mất đi đâu và núi chẳng mất đi đâu. Một thú ăn đá mới ra đời cũng thế.
Tuyệt đối chẳng cần chiến tranh.
Tuyệt đối chẳng cần đốt rừng phá núi.
Lời cô gái Ngây Ngô chẳng những không được nghe mà còn làm bộ lạc Cầu Vồng nổi giận. Pháp sư ra lệnh cô phải leo lên các dốc cao tìm cho ra thú ăn đá nếu không sẽ bị thiêu sống.
Buộc phải lên đường, Ngây Ngô bắt đầu leo dốc. Nhưng cô cũng muốn gặp thú ăn đá. Không phải để ra hiệu chỉ lối cho bộ lạc.
Giữa mọi người, cô là kẻ duy nhất không có ác ý với thú ăn đá.
Thú ăn đá có thể tin cô.
Sau nhiều ngày leo trèo khó khăn, cuối cùng cô gái Ngây Ngô cũng toại nguyện.
Cô nhỏ bé và chỉ đi một mình nên thú ăn đá không né tránh. Không những thế, thú còn cố tình đón đợi cô.
Ngây Ngô – Em không có ác ý đâu.
Thú – Ta biết chứ, cô bé. Một bông hoa cô còn không ngắt, sao có thể ác ý với ai. Nhưng cô có biết là cầu vồng sắp mọc rồi không?
Ngây Ngô – Vâng.
Thú – Lần này, tin vào cầu vồng sẽ giúp tiêu diệt ta, bộ lạc của cô sẽ hăng hái lên đây quyết chiến.
Ngây Ngô – Trước đây, mỗi lần nhìn thấy cầu vồng, em vui thích vô cùng. Vì cầu vồng đẹp hơn cả hoa, cả bướm. Em mê màu sắc và ánh sáng của nó nhưng em không tôn thờ nó như mọi người. Mọi người kính sợ nó và ra lệnh em không được nhìn ngắm nó. Họ nói Thần Cầu Vồng sẽ nổi giận vì khi nhìn ngắm như vậy, em tỏ ra bất kính và báng bổ thần linh. Họ nói ngay cả thần núi cũng tôn thờ Thần Cầu Vồng.
Thú – Sao mà người ta mê muội đến thế. Chính những giấc mơ đẹp của con người đã tạo ra cầu vồng. Vì mơ cũng là ánh sáng. A, ta có cái này chỉ cho cô xem.
Thế rồi, nắm lấy tay cô gái Ngây Ngô, thú ăn đá đưa cô vào một tàng cây lớn như thể đang nấp trốn một chuyện gì đó.
Mà đúng thế. Tàng cây ấy ở gần chân cầu vồng.
Từ vách núi, một cái bóng lớn đi ra, tiến về phía chân cầu vồng.
Từ chỗ nấp trên một cành nhánh, qua kẽ lá Ngây Ngô nhận ra cái bóng kỳ dị đó chính là thần núi Đại Non đã từng hiện ra ở bộ lạc cô.
Cái miệng to tối ngòm đang làm gì vậy? Cái miệng hố thẳm của bóng thần núi suýt làm Ngây Ngô bật ra tiếng thét kinh hoàng nếu thú ăn đá không nhanh nhẹn che miệng cô.
Cái miệng hắc ám ấy đang bắt đầu nuốt cầu vồng. Và dải màu sắc long lanh ấy cứ trôi vào hố miệng phàm ăn.
Một chốc sau, chẳng còn lại gì trên bầu trời ướt mưa.
Đã no nê thỏa thích, cái bóng đen to lớn trở về vách núi, nhanh chóng biến mất.
Ngây Ngô – Tại sao hắn phải ăn cầu vồng?
Thú – Đó là thứ thần phàm ăn tục uống. Khói hương dù thừa mứa từ đám người mê tín, hắn vẫn ăn thêm cầu vồng. Ngoài ra, hắn tin rằng làm vậy, con người càng thần phục hắn hơn.
Ngây Ngô – Tại sao hắn phải gây ra chiến tranh?
Thú – Tự suy nghĩ đi, cô bé. Cô đâu có ngây ngô.
Ngây Ngô – Bây giờ thì em phải trở về.
Thú – Bộ lạc không chào đón cô đâu.
Ngây Ngô – Em biết.
Và rời khỏi tàng đại thụ, cô bé đi xuống. Đi xuống nơi không có ai chào đón cô.
Giữa đường đi xuống, dưới những chiếc lá đỏ nhẹ nhàng rơi, cô bé Ngây Ngô nằm chết. Ai giết cô? Không ai nhận.
Nằm trên cỏ hoa, cô im lặng như vẫn thường im lặng, như thiên nhiên vẫn thường im lặng.
Thuở ấy trên núi cao
bốn mùa thanh vắng
có hay không một cô gái tên là Ngây Ngô?
Posted in Văn xuôi, tagged Hoàng Thanh Hương on Tháng Bảy 14, 2016| 21 Comments »
TRUYỆN NGẮN CỦA HOÀNG THANH HƯƠNG
Gió như biến mất mấy đêm này, quạt trần hỏng, điện nửa tiếng mất một lần. Tùng nằm ngửa nhìn chòng chọc vào cánh quạt. Tùng ngồi dậy dựa lưng vào tường. Quay nhìn cửa trước sân đồn không gian đen đặc. Quay nhìn cửa sau hai cây trứng cá to là hai khối đen im lìm dọa dẫm kẻ yếu bóng vía. Bộ phim ma cà rồng xem hôm nghỉ phép nhà mẹ nuôi hồi lại trong cái đầu nhiều tưởng tượng của Tùng. Rùng mình ôm gối. Đồng, Chu, Vui ngủ không phẩy tai. Bữa rượu tối với đoàn khách văn nghệ sĩ tỉnh không tác dụng với mớ dây thần kinh lằng nhằng trong não Tùng. Hơi thở ngạt mùi men mà mắt trâng trâng. Đào đang làm gì? Nghĩ gì? Về ai? Đào đang ngủ hay căng mắt đọc tài liệu cho công trình đang nghiên cứu? Đào có chờ như đã hứa… Tùng cầm điện thoại bấm bấm và send. Mặt điện thoại hắt thứ ánh sáng xanh chói vào mắt. Mắt nheo. Mắt cay. Tùng không đợi hồi âm. Thoát nguồn. Đào chắc đã ngủ lâu rồi. Đồng hồ đeo tay chỉ số ba. Điện vẫn bị cắt. Âm thanh rừng ma quái. Ngực trái Tùng thình thịch. (more…)
Posted in Thơ ca, tagged Hồ Thế Phất on Tháng Bảy 12, 2016| 7 Comments »
Hồ Thế Phất
Ảnh sưu tầm trên internet
.
Chợt trời hé nắng tan mưa
Áo xuân chưa mặc nghe mùa đã hoa
Giao thừa ngồi đợi người xa
Rượu nồng chưa thấm như là đã say
Khói hương phảng phất màu mây
Mờ như khói sóng dâng đầy mắt trông
Đoàn viên rượu đợi phai nồng
Người xa xôi quá đành không thể mời
Thôi thì uống cạn đơn côi
Sao càng uống lại càng bời nhớ thương
Người xa cách mấy màu sương
Xuân chờ nghe ứa cánh hường dung nhan!