Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘Hoàng Thanh Hương’

Hoàng Thanh Hương

.

Tôi gọi xóm tôi là xóm vũ phu. Ấy là tôi gọi thế, chứ xóm này có tên hẳn hoi. Bệnh đánh vợ nó lây qua đường không khí, đầu tiên là nhà Mãn, gã đánh vợ huỳnh huỳnh, tuần nào cũng đôi trận, lý do nào cũng chính đáng cả. Vợ đánh phấn nó bảo chỉ đi làm đĩ mới dồi phấn trắng dày mặt thế, vợ nó đón con về muộn 5 phút nó tát bốp má phải gắn ngay cho thị cái tội đứng buôn dưa lê với trai… Con vợ thua thằng chồng 5 tuổi, học chưa hết cấp 2, phụ tiệm làm tóc cho cô họ, thằng này làm thợ hồ đời bố truyền đời con. Làm theo mùa xây dựng. Hết mùa ngồi nhà vá xe, uống rượu vặt. Thằng này ghen bệnh hoạn, trong đầu nó lúc nào con vợ cũng có dấu hiệu sắp đi ngoại tình. Vợ nó đau lòng, uất ức nhiều lần bỏ đi nhưng nó tìm, năn nỉ cầu xin tha thứ, khóc lóc hứa sửa thói hư và ngoen ngoét luôn mồm chỉ vì “anh yêu em quá, anh lo mất em”. Bài này, mấy câu trơn nước bọt này chả cứ con vợ học hết lớp 2 mủi lòng, tôi tin chắc 90% phụ nữ nhà ta sẽ xuôi giận, sẽ tặc lưỡi cho qua chuyện, lại ậm ừ biện minh là do chồng nó yêu mình mới thế, thôi thì về cho con nó có bố, cho thiên hạ nó khỏi xầm xỉ xầm xì cái thứ gái bỏ chồng… thế là cắp giỏ trở về cùng chồng. Đàn bà cả tin, nông cạn là chuyện muôn đời, đặc tính giống cái thay đổi sao được. Tôi cũng đàn bà, có khi tôi còn dại bằng 10 con vợ thằng thợ hồ xóm tôi ấy chứ.

Một đêm cả xóm đồng loạt mở cửa lao ra đường nghiêng ngó, tiếng la hét kêu cứu chữa cháy, mùi khói, mùi xăng, mùi quần áo, đồ nhựa ăn lửa khét sặc. Nhà thằng Mãn nhốn nháo. Nhà thằng Mãn lửa cháy rừng rực. Tôi chạy tìm vợ nó. Không thấy. Tôi chạy tìm con nó. Không thấy. Chồng tôi theo mấy ông hàng xóm quần đùi lộc cộc tạt cát, tạt nước ầm ầm vào nhà thằng thợ hồ. Tôi chạy loăng quăng miệng gọi ời ời, đám đàn bà xóm tôi cũng chạy loăng quăng gọi vợ con thằng thợ hồ ời ời. Đến khi lính cứu hỏa đến được cái xóm nằm trong con hẻm nhỏ xiu ba lần cua trái – phải – trái thì nhà thằng thợ hồ đã như đống rác lún ngún những sợi khói mỏi mệt. Cả xóm nhem nhuốc về nhà lúc trời sắp sáng. Cả xóm buồn buồn, một nỗi buồn chẳng gọi được thành tên.

Tôi gặp Sa lần đầu vào một chiều, nó bắt quen với tôi khi hai chị em ngược hướng nhau trên đường đón con. Nhìn nó xinh xắn, gái một con nở nang trắng trẻo đằm thắm. Tôi bảo: Lúc nào rảnh lên nhà chị, cho con bé lên chơi với Nêmô. Nó vâng nhẹ rồi đi. Con bé Ti giơ đôi tay nhỏ xíu như bông cúc trắng vẫy vẫy làm trái tim tôi đập bình bịch. Tôi thèm một đứa con gái, khát khao. Nhưng bà bói bảo tôi kiếp này không có phước đậu thai con gái. Suốt đời làm chỉ nuôi trai thôi… À quên, tôi chưa giới thiệu tên mẹ Ti cho quý độc giả. Nó tên Sa, Võ Thị Phù Sa. Cái tên chẳng đụng hàng. Cái thời đầu năm 80 của thế kỷ 20 mà cha mẹ nó ở vùng nông thôn sông Hồng quanh năm lũ lụt đã biết đặt tên con đẹp thế thì cũng lạ đấy. Cái tên đẹp như nó. Nước giếng làng nó làm con gái đứa nào cũng da trắng tóc dài đen mướt. Mười tuổi đứa nào cũng biết bơi như nhái. Dòng sông yêu những đứa trẻ con nghèo khó. Hà bá chỉ ăn đứa xấu bụng, đứa ác. Phù Sa 18, nó theo cô vào Tây Nguyên. Cô nó có tiệm uốn tóc nhỏ trong chợ thị xã. Nó bắt đầu học việc. Nó trở thành ô sin, học trò, bạn tâm tình của cô.

Chồng bảo đêm qua đi nhậu anh gặp con Phù Sa, nó làm tiếp thị bia tiger, nhìn mãi mới nhận ra nó em ạ. Hả? Nó sao làm nghề đó được? Anh cho nó 200 ngàn, nó không lấy. Anh có hỏi được nó đang ở đâu không? Tôi nghe trong bụng ran ran. Thằng Mãn sau vụ đốt nhà, công an bắt rồi thả, nó bỏ xóm đi luôn. Xóm có nhà anh Đông bác sĩ, chị Hải kế toán ngân hàng, em Ngân giáo viên Anh văn thỉnh thoảng lại làm một cơn rộn ràng, rượt đuổi chửi hét chẳng khác gì phim Hồng Kông. Quanh quẩn những chuyện đời sống va chạm kiểu tiền vay tiền nợ, nhà anh nhà tôi, ghen tuông bóng gió, tự ti tự ái chồng thấp vợ cao, con anh con tôi con chúng mình. Đời là chuỗi luẩn quẩn những chuyện ái ố hỉ nộ, dân xóm đa phần theo Phật mà ai cũng chẳng thể tĩnh tâm lâu bền. Xóm có hơn 30 nhà, hơn nửa là công chức viên chức nhà nước, kẻ làm quan to thì lương lậu nhiều, nhà xe to, kẻ lính lác thì lương ba cọc ba đồng, sấp ngửa làm thêm mới đủ ăn. Nhà quan to cửa đóng then cài, chó dữ xồng xộc gầm gừ, xóm có việc chung nhồ ra nộp thùng bia, uống tượng trưng một ly rồi giơ tay chào như Tôn Trung Sơn, rồi chắp tay sau đít khệnh khạng về, quan to phải lo việc nước thời gian đâu mà tụ họp xóm giềng quê kiểng. Quan to về, các quan bé, lính lác, dân lao động tự do ngồi quây lại cụng ly côm cốp, hô vô vô, nói râm ran đủ thứ chuyện trong nước quốc tế, chuyện dân sự quân sự, chuyện ăn ở phúc phần… chả ai nhắc gì đến chuyện rượt đuổi chửi hét, đàn ông thằng nào cũng chứa một bụng sĩ diện. Cái gì xấu là giấu như mèo giấu cứt. Nhà báo, kế toán ngân hàng, giáo viên, hướng dẫn viên du lịch gặp cơn điên tiết của mấy lão thì cũng bầm da tím thịt, nhắm vào tay đùi lưng bụng còn giấu che bằng trang phục chứ vào mặt thì phấn kem tô đắp lên vẫn lồ lộ, lên cơ quan nói bị té xe, va cửa, đồng nghiệp ừ ừ xuýt xoa trước mặt, sau lưng xì xào lao xao đến hết tuần, hết tháng, hết năm, chẳng ai cắt phép chờ hết bầm vì chồng uýnh để đợi đi làm, thời buổi của khó người đông, sểnh ra là mất chén cơm hộp sữa cho con như chơi. Thế nên, cơ quan nào người cũng đông lúc nhúc nhưng làm việc chỉ nửa số ấy, còn một nửa cứ lượn lờ đến tháng nhận lương, săm soi, bóc móc nhau những chuyện vụn vặt đời tư. Tôi sợ hai từ đồng nghiệp, trải qua 4 cơ quan, tôi cảm nhận rõ giá trị của hai từ này, loại vô tư cả tin như tôi từng tai bay vạ gió mấy phen nên khiếp.

Minh họa: Lê Cù Thuần

Tôi gặp mẹ Ti tại nhà hàng Bum, nó chạy ào đến ôm chầm tôi, khóc tu tu. Chị ơi đời em sao mà khổ như chó. Tôi vỗ vỗ nó nhẹ giọng: “Chó cũng có con sướng con khổ”. Ngồi xuống kể chị nghe giờ ở đâu, con Ti đâu, đủ ăn không? Nó lại ôm chầm tôi, khóc tu tu. Tôi vỗ nó nhè nhẹ. Nó nức nức kể lể sau khi thằng Mãn đốt nhà, nó ôm con nhảy xe về quê, nhưng đi đến Quy Nhơn nhảy xuống, nó sợ về quê thằng Mãn tìm về gây sự, ở phố biển nó có con bạn làm nhân viên massage ở khách sạn T, nó ôm con ở nhờ nhà trọ của bạn. 5 ngày, 10 ngày, tiền hết, bạn nuôi không thấy khó coi, nó bảo bạn xin cho chân phụ bếp trong khách sạn, lương 100 ngàn/ngày. Nó làm được gần tháng, hôm nào về nhà cũng nhem nhuốc dầu mỡ, toàn thân ám khói ám mùi thức ăn, tay chân bong tróc vì nước ăn. Bạn nó thủ thỉ, xinh như mày đi làm massage với tao kiếm tiền dễ, trắng trơn sạch đẹp. Nó ngắm bạn, nó nghĩ hai đêm rồi chịu, nó nghĩ phố biển này là xứ người, có ai biết nó là ai mà ngại điều tiếng, nó bán lả lơi cười cợt kiếm tiền chứ không bán thân. Nghề mới. Nhan sắc sẵn, kĩ thuật bạn dạy, khéo léo trời cho nó nằm trong top đắt sô nhất của khách sạn. Nó và bạn như đôi chim cứng cánh tha hồ tung hoành và tích cóp. Nó gửi tiền về cho mẹ xây lại cái bếp, sửa lại cái sân, rào lại vườn chuối, đào lại cái giếng, mua cái xe máy Tàu cho thằng em đi học trên thị trấn, mua cho bố mẹ cái nệm kimdan, mua con bò cho mẹ thả bãi… Gần một năm làm ở khách sạn T, nó gặp lão, nó phục vụ lão – khách VIP, cao sang lịch lãm. Lão làm nó nhìn đàn ông bớt xấu xa. Lão và nó thành một đôi tình nhân già trẻ khập khẫng nhưng tình ấm áp mặn nồng. Nó thôi đi làm nhân viên massage, về huyện B mở quán cà phê nhạc Trịnh, xa rời chỗ đám đàn ông phố thị quen mặt biết tên để yên ổn với cuộc sống mới cùng lão. Tưởng đời sẽ yên, một đêm, một nhóm đàn ông đàn bà xông vào quán nó, đập phá tan nát mọi thứ, lột quần áo đánh nó rách bươm thịt da, mái tóc dài đen mượt bị sởn đến ót, con gái nó được con bé phụ bưng cà phê ôm kịp nhảy qua bờ rào chui vào bếp nhà hàng xóm nấp. Nó câm lặng chịu trận, không gào la, chỉ giơ tay đỡ đòn, nước mắt chảy thầm từ khóe mắt xuống mặt, xuống cổ, xuống ngực trộn với máu, bụi, đất mặn sạp, chát nghét trong khoang miệng. Lũ đánh ghen đi khuất, xe lão phanh két, hàng xóm cuốn chăn phụ lão bế nó lên xe đưa đến viện. Nó sống trong lo sợ, luôn giật thột khi nghe tiếng chân người vào nhà, tiếng xe đỗ sịch, tiếng phụ nữ gọi cửa, đêm nó không dám tắt điện ngủ, lão vẫn luôn ở bên nó nhưng lòng nó không còn yên ổn. Bác sĩ bảo nó cần yên tĩnh nghỉ ngơi, cần thay đổi nơi sống để quên. Ký ức vốn khó quên, ký ức hãi hùng càng khó quên. Một đêm, nó bồng con, khoác túi, bắt xe ngược về phố núi. Mặc lão tìm kiếm, mặc lão năn nỉ, hứa hẹn. Một đêm sau đó khá lâu, lâu đủ để tóc nó dài đến ngang lưng đen mướt, các vết rách thịt da ngày nọ đã mờ phẳng, lão nhắn: “Anh đã ly hôn, xong mọi thủ tục, em ở đâu, anh đón mẹ con em về!”. Nó không hồi âm. Nó bảo muốn tìm một người đâu khó gì trong mấy tỉnh miền Trung – Tây Nguyên này phải không chị, nhưng lão đã không tìm thì phải, hoặc lão không muốn tìm… nên em chẳng muốn quay về dù lòng em thương lão đứt ruột. Tôi hỏi nó hay tin gì thằng Mãn không? Nó bảo chồng cũ nó chết rừng hơn năm rồi, nó đi chặt thuê gỗ cho mấy thằng buôn lậu, bị cây đè chết. Sau khi đốt nhà nó cũng không đi tìm mẹ con em. Em không tính về với lão thật à? Thôi chị ạ, đời người là duyên nợ, em nợ lão đến đoạn đó là đứt duyên rồi, cái gì xong cho xong luôn để bắt đầu vào đoạn khác, vui buồn sướng khổ có căn kiếp rồi. Tôi ôm nó vỗ vỗ. Đàn bà sinh ra đã vốn khổ, mạnh mẽ mà sống em ạ. Đức năng thắng số. Nó khóc tu tu. Nó bảo lâu rồi em không khóc. Nó hỏi chị có hạnh phúc không? Tôi bảo chắc là hạnh phúc vì vợ chồng chị lâu nay ít cãi cọ đánh đập nhau. Trả lời xong tôi chợt thấy mình vô duyên, chả lẽ tôi – người đàn bà đã học hết bậc đại học, cử nhân luật, viên chức nhà nước, kết hôn 12 năm rồi lại chỉ bám vào một tiêu chí “ít cãi cọ đánh đập nhau” là “Hạnh phúc”?. Tôi chợt nghĩ đến mấy chị em công chức, viên chức trong xóm trên, mấy chị em bán buôn tự do nơi xóm dưới, mấy ả đồng nghiệp và bao người phụ nữ thân/sơ tôi gặp, tôi quen biết, tôi quan hệ giao du, họ có cảm giác giống/khác nhau khi bị chồng chửi đánh vì 1.001 lý do đúng/sai?. Đàn bà dĩ nhiên nhiều dạng, nhiều loại nhưng đặc tính cơ bản nhất vẫn là phức tạp. Xong cứ hằm hè nhau làm chi, mở mắt/nhắm mắt ngày trôi, đêm đã trôi, cuối cùng phận người cũng chỉ là tro bụi.

Read Full Post »

Nhạt Phai

Hoàng Thanh Hương

.

Nhạt phai

                                                          Truyện ngắn Hoàng Thanh Hương

1. Góc phố ẩm thấp, tăm tối như một nghĩa địa, cô ngồi dưới gốc cây to, ngước lên đám lá đang lắc lư ngỡ có cả ngàn hương linh đậu trên từng ấy lá thô lố mắt  nhìn xuống, lép bép miệng bình luận kẻ phờ phạc dưới đất. Cô gai gai toàn thân, chân nhừ nhức vì đôi dép dây bó thít, cái khăn quàng cổ như xiết ngược khiến cổ họng ngộp ngộp. Cô tưởng mình sắp chết ở nơi đây, chết đường chết chợ nơi góc phố ẩm thấp, tăm tối như nghĩa địa này. Cuối con phố là nhà anh. Khi người dân trong xóm phát hiện ra xác cô, họ sẽ hốt hoảng tri hô, sẽ dạt chạy tán loạn. Người sống luôn sợ hãi người chết, họ sợ các linh hồn và lý giải sự tồn tại của chúng một cách huyền bí, bất an. Kẻ ác thường không muốn tới những nơi linh thiêng. Họ sợ. Có những điều người sống giấu che được người sống nhưng người chết có thể biết rõ. Anh thể nào cũng đến, thể nào cũng nhận ra cô, xám ngắt, nhàu nhĩ dưới gốc cây quen thuộc đầu phố này. Cô chịu không thể đoán tiếp anh sẽ cư xử ra sao trước tình huống này, nhiều khả năng anh sẽ bỏ chạy về nhà, thất thần, ôm ngực sợ hãi, cô vợ anh sẽ chẳng hiểu gì cả, sẽ cũng thất thần sợ hãi. Kẻ sống thường sợ hãi những xác chết dù chúng vô hại ngay thời điểm ấy. Linh hồn cô sẽ bay đuổi theo bám riết lấy anh, đậu trên vai anh, chui tọt vào ngực anh tạo thành một quầng u ám giá lạnh, ngăn cản anh và cô vợ trên chiếc giường tân hôn mỗi ngày mỗi đêm. Nghĩ thế cô mỉm cười hả hê. Nghĩ thế cô chiu mày xấu hổ. Cô đấy ư. Người đàn bà thất tình thường đầu óc quay cuồng ám muội đen tối với trăm ngàn ý nghĩ trả thù kẻ bội bạc. Cô là đàn bà. Cô đang thất tình. Cô đang muốn chôn sống anh cùng cô ả đang bên anh hân hoan hạnh phúc tân hôn. Chiều sẩm sẩm, gió lạnh. Chiều tháng 10, trời tối nhanh hơn, cô ngồi đây đủ lâu. Người ta nói con phố này trước kia là nghĩa địa, nhà nào làm trên đất này cũng mời đủ thầy cúng, thầy phong thủy về van vái xin cầu, sắp đặt cổng cửa, bếp giường, tủ kệ để yên an cư trú. Cô nghe nhiều chuyện ma, xem nhiều phim ma, lúc sợ lúc không nhưng tạm hiểu ma cũng như người, có thứ ma lành hiền dễ thương, có thứ ma độc ác, quỷ quyệt chuyên hãm hại người sống. Ma cũng giống người, chiến đấu với nhau để giành những thứ chúng muốn. Nếu cô chết, cô sẽ là ma quỷ quyệt, cô sẽ khuấy đảo cuộc sống hiện tại của anh, bắt anh phải trả giá cho những gì anh và gia đình anh gây ra cho cô và đứa con đã chết. Cô ngước nhìn đám lá lắc lư trên cao, chiu mày tìm kiếm, hoài nghi trong đám lá kia có một chiếc là nơi linh hồn đứa con tội nghiệp của cô trú ngụ. Nó đang nhìn cô oán thán, nó đang trừng mắt giận dữ và nguyền rủa người mẹ độc ác nỡ dứt nó khỏi vòm bụng ấm áp, cắt đứt mạng sống của nó trong tích tắc bốc đồng ngu xuẩn. Cô rùng mình ngồi cô nép vào gốc cây, rên rỉ sợ hãi. Những xe máy rồ qua. Những ô tô vù qua. Chẳng ai để ý một ả đàn bà nhàu nhĩ đang ngồi đợi chết.

2. Căn nhà cuối phố, phòng bếp chộn rộn bước chân lui tới của người phụ nữ trẻ, cô nàng vừa rửa rau vừa hát, anh chồng đang băm thịt bò bầm bập để làm bò viên lá lốt. Chút nữa họ sẽ đón bố mẹ cô nàng sang ăn tối cùng. Họ sẽ tặng vợ chồng trẻ một chiếc xe hơi. Họ là một gia đình giàu có chuyên buôn bán hàng nội thất. Họ hào phóng và háo danh. Ông bố thích làm thơ, ông ta viết mỗi ngày một bài, nắn nót và nâng niu trong một cuốn sổ dày bìa đỏ chói, ông ta luôn tự hào khoe với mọi người rằng thơ cứu rỗi cuộc đời ông, thơ làm tâm hồn ông trong sáng tựa pha lê, thơ ca làm nên tên tuổi ông sau khi ông qua đời. Ông bỏ tiền thuê người biên tập, mua giấy phép xuất bản và in thùng thùng, đi đâu ông cũng mang theo một thùng kí tặng mọi người với dòng chữ nhà thơ, doanh nhân Trần Tí thân thương tặng… và một chữ kí bay bổng với gạch đuôi vuốt cong như mũi hài của các công nương Trung Hoa. Ông chỉ viết thơ tình. Tình yêu trong thơ ông xanh đỏ tím vàng và cả đen như đất nghĩa địa, cô từng đọc vài bài đăng trên vài trang báo tỉnh, bản tin ngành, đoàn thể nịnh nọt để xin tài trợ, hỗ trợ mỗi dịp 21/6, tết, lễ. Ông bao trọn gói mấy gã chủ bút trong tỉnh và mấy tỉnh lân cận, cứ thơ lão gửi là phải đăng, thơ anh Hai Tí lan tràn mặt báo, tạp chí tỉnh, doanh nhân Tí khoái ngây ngất khi trong những cuộc nhậu nhẹt họ tâng bốc một hai thưa dạ anh hai Tí nhà thơ của tỉnh, của khu vực, của quốc gia. Cô cười khằng khặc. Thơ gì mà như vè: Hôm nay em mặc áo xanh/ làm anh ngơ ngẩn tan tành tim non. Em ơi em nhớ anh không/ Em đi sao lại lặng không một nhời… Thế mà thiên hạ bâu quanh tung hô hay, hay, hay… rượu vang khui bụp bụp, dốc ừng ực xuống những cổ họng thắt nút cà vạt sang trọng, lóng lánh những vòng chuỗi vàng, đá, sa phia, lời tán tụng không ngớt trên những môi dày môi mỏng trong những tiệc tùng hội ngộ văn chương thơ nhạc do ông chủ trì tổ chức tại gia hay tại các nhà hàng VIP. Ông tuyển mộ một loạt các em giáo viên có chút năng khiếu văn chương, họ viết làng nhàng, phấn son đậm hơn câu chữ, ăn nhậu lúng liếng hơn cô đơn sáng tạo, một hội một thuyền đi đâu cũng ồn ào phe phẩy. Lão có 7 trai 1 gái, cô nàng là con gái út của ông. Cô nàng vừa xinh đẹp vừa hiền lành, cô nàng ít nói đến độ nhiều người trong khu phố tưởng nàng bị câm. Ông thương nàng nhất, học hết 12, nàng chẳng đậu nổi trường cao đẳng, đại học nào suốt 3 năm quăng quật ôn với gần hết thầy cô giỏi của thành phố, ông cho nàng học nghề làm bánh kem, nàng thích nấu nướng và làm các loại bánh. Ông mở cho nàng tiệm bánh sát công ty để tiện coi ngó nàng – đứa con gái bé bỏng yếu đuối, vừa để người công ty ra vô ủng hộ nàng bán buôn. Dưới nách cha, nàng thong thả, yên ổn với công việc thuận lợi, thu nhập ổn định. Nàng xinh đẹp, hiền lành, kiệm lời. Cha con nàng ngồi với nhau cả buổi tối nàng cũng chỉ gật, lắc, chớp mắt, cười, cau mày. Lâu lâu nàng nói dạ, không, kệ con. Ông gọi gần hết bác sĩ giỏi thành phố, gần hết bác sĩ tâm lý tốt của thành phố, ai cũng bảo nàng bình thường, họ đoán nàng không thích nói, vậy thôi. Anh làm nhân viên phòng kinh doanh công ty, khi mới yêu nhau anh vừa được nhận vào. Chỗ làm khang trang, môi trường làm việc chuyên nghiệp, lương cao. Anh hào hứng, nàng đầy hy vọng về một mái ấm hạnh phúc no đủ không phải tất tả ngược xuôi như mẹ cha anh và cha mẹ nàng ở quê. Năm thứ hai yêu nhau, anh lên chức phó phòng, anh hay cắp cặp cho ông chủ đi gặp đối tác, anh hay ôm thùng thơ của ông chủ đi các cuộc giao lưu thơ nhạc, anh lính cưng tận tụy, trung thành, biết khi nào im khi nào nói, ông chủ hay bảo anh xuống quán bánh con gái út ăn nhẹ uống cà phê cùng ông khi rảnh rỗi, ông hay gọi con gái đến ngồi cùng. Cả buổi ông nhìn qua nhìn lại họ và nói bâng quơ. Anh lúc đầu không để ý, sau hiểu ngầm ý ông chủ. Nhiều đêm nằm trong vòng tay anh, nghe anh kể chuyện cô hàng bánh – con gái ông chủ, cô chỉ cười không để tâm, vì giọng anh lúc ấy đầy chế giễu ông chủ háo danh và cô nàng câm lù khù. Những môi hôn của anh vẫn cuồng nhiệt và cô đắm chìm trong tình yêu anh mà chẳng mảy may nghi ngờ, buông lỏng cảm xúc, thể xác để làm hài lòng anh tận cùng.

3. Chiếc xe đỗ xịch, bố mẹ vợ anh dắt tay nhau, tài xế bê xách lỉnh kỉnh, mặt họ hân hoan, đèn điện sáng rực, mùi đồ ăn thơm lừng. Anh xăng xái chạy ra, cô nàng xăng xái chạy ra. Họ ào vào bàn ăn. Căn nhà tưng bừng vui vẻ. Anh cười to. Cô nghe rõ tiếng cười anh, tiếng cụng ly, tiếng ti vi phát chương trình bóng đá quốc tế, giọng bình luận viên nhanh nhảu hò hét. Bụng cô cồn cào như có gai. Cô cố lắng nghe tiếng vợ anh nhưng chẳng thể nghe. Thiên hạ bảo nàng đó không bị câm, nàng đó chỉ là không muốn nói. Đôi mắt nàng đó là một mặt hồ phẳng lặng, ai nhìn vào cũng thấy bình an. Cô muốn nhìn vào đôi mắt ấy một lần. Biết đâu cô sẽ thôi oán hận anh và nàng. Trong cuộc bỏ rơi cô chỉ anh mới là người tội lỗi. Anh tham lam, anh vụ lợi, anh thực dụng, anh đểu cáng tính toan mưu mô… Ông chủ cho anh vật chất, vị trí quyền lực để anh là chỗ dựa vững chãi cho đứa con gái bé bỏng yếu đuối. Ông chủ tinh khôn. Anh khôn ranh. Anh tàn nhẫn bỏ rơi nàng và bào thai 3 tháng để dìu cô nàng xinh đẹp kiệm lời, con gái út chủ tịch tập đoàn bất động sản Trần Tí vào hôn trường ngàn khách, quên cô vật vã trong uất hận. Tiếng anh cười to, theo gió tạt vào tai cô buốt nhức, máu cô sôi sục. Bước chân cô nhanh gấp tiến về chiếc cổng đen. Ngón tay cô trút lên nút chuông sự tức tối. Mắt cô đầy bóng tối. Tiếng chân dép anh. Cô biết chắc thế. Giọng anh ấm áp: Ai đấy ạ?. Mắt cô đầy bóng tối. Anh đứng trân trối, lắp bắp: Em đến đây làm gì? Để giết anh. Em… Anh mở cửa ra đây nói chuyện nếu không anh chẳng còn gì đâu khi tôi hét lên. Đừng em, anh ra đây. Tay anh run lập cập vặn chốt cổng. Anh nắm tay cô lôi bước sải cách xa chiếc cổng đen. Khu phố ắng lặng như bãi tha ma, gió hút hút trên các mái nhà nhấp nhô và tán cây um tùm. Mắt cô đầy bóng tối. Anh quỳ xuống năn nỉ xin cô về đi, mai anh sẽ đến phòng cô nói chuyện. Cô dứt khỏi hai tay anh đang nắm cổ tay cô trì níu, chiếc quần đùi trắng ánh lên trong đêm tối như màu khăn tang. Cô dứt tay anh lùi lại. Cô nghe anh hự hự, cô thấy rõ anh bật ngửa về phía sau ngay khi cô lao lên và lùi lại. Cô đứng nhìn anh quằn quại. Cô nhặt chiếc dép của anh đi ngang cổng, ném vào cửa. Tiếng động đủ lớn làm mọi người ngừng ăn chạy xồ ra. Bóng cô khuất dạng.

.

4. Bệnh viện đêm mùa thu, lạnh se se, lá vàng rơi ngoài cửa sổ, bụng cô trống rỗng, 30 cuộc gọi của cô, anh không nhận máy, không gọi lại. Cô chỉ muốn thông báo con anh đã chết. Mẹ anh đã nhận cuộc gọi của cô, bà gào lên: Mày là đồ sát nhân!. Mẹ cô nhận cuộc gọi của cô, bà kêu lên: Con ơi là con ơi! Cô nằm 3 ngày, một mình, mỗi bữa ăn một nửa cốc cháo từ thiện được mẹ chồng của cô gái trẻ nằm bên cạnh lấy hộ. Cô ta sinh con đầu lòng, chồng, và cả gia đình chồng chăm chút cưng nựng như vàng ngọc. Cô ứa nước mắt, úp mắt vào khăn quàng len. Cô ra viện, xám như xác chết. Cô đến công ty, anh đi công tác nước ngoài. Cô xuống quán bánh ngồi chờ. Hôm ấy cô chủ quán bánh đi nước ngoài. Cô bỏ vào Sài Gòn 3 tháng, vật vã quên anh, vật vã nhớ anh. Anh thay số. Văn phòng anh làm việc cô gọi đến ai cũng trả lời anh đi nước ngoài. Phòng anh trọ đã trả ngay sau hôm anh nói chia tay cô. Anh như biến mất khỏi thành phố, cô điên cuồng lồng lộn tìm anh. Facebook, zalo, line của anh ngắt chặn cô, cô đứng cả ngày nơi công ty anh theo dõi cũng không thấy bóng dáng. Sau này cô mới biết, ông chủ đã cho anh sang Thái học 6 tháng theo nguyện vọng của anh. Cái cách anh cắt đứt với cô thật độc ác. Chỉ đến tận ngày anh cưới cô mới biết bố cô dâu đã giành anh khỏi cô cho con gái ông ta. Ông ta đã lên kế hoạch để anh cắt đứt với cô, chạy trốn khỏi cô và trở về lặng lẽ tổ chức đám cưới với con gái ông ta. Họ nghĩ cô không hay biết, họ nghĩ đàn bà là giống hời hợt. Ngày cô tìm ra căn nhà của anh, cô đã khóc ngất. Bạn thân khuyên cô quên hết đi, anh không đáng hao tổn tâm sức như vậy, đàn ông thế gian thiếu chi. Nhưng cô không quên được. Nhắm mắt mở mắt cô đều thấy anh. Nhắm mắt mở mắt cô đều thấy giọt máu đỏ hỏn chao liệng như muốn lao bổ vào mặt cô.

.

5. Cô run rẩy quỵ xuống bậc thềm, nằm vật ra thở, nước mắt tự chảy, ngực như có đá tảng đè. Nhát dao này trả hết anh những đớn đau anh gây ra cho cô, lẽ ra phải là vài nhát để anh không bao giờ tỉnh lại để hưởng hạnh phúc có được từ những gạt lừa toan tính dựa vào đàn bà nhưng cô muốn anh sống, nhát dao này sẽ để lại sẹo mãi mãi để mỗi lần anh nhìn thấy, đụng vào sẽ phải rùng mình. Mai cô sẽ tới phường tự thú, tội danh cố ý gây thương tích sẽ phải bồi thường và đi tù. Mai, cô sẽ đi tự thú, lòng cô như một chiếc rổ rỗng. Chẳng nỗi sợ hãi, chẳng âu lo nay, mai hay mai nữa. Nhát dao của côgăm vào da thịt anh đêm nay, cô đã trả xong nợ ái tình với anh. Cô nằm im trên bậc thềm lạnh, lòng như chiếc rổ rỗng, cô ước được mẹ ôm vào lòng như khi còn bé, lúc bị sốt, lúc bị bọn trẻ con trong xóm bắt nạt khóc nhè chạy về nức nở mách mẹ, cô thèm một đứa bạn thân ngồi bên, uống rượu cùng, ngồi làm thùng rác để cô trút hết ấm ức, u uẩn trong dạ. Cô bấm máy, chuông kêu dài, cô kiên nhẫn đợi, bây giờ đã gần khuya, tiếng bạn khàn khàn: Chưa ngủ mày? Chưa! Đến nhà tao nghen, gấp! Ừa! Cô thở sượt, nhổm dậy, cô bật tất cả những bóng đèn. Căn phòng sáng hết những bóng đèn, ánh sáng xua đi những hơi hám lạnh lẽo trong các ngóc ngách của ngôi nhà lâu rồi cô chẳng vun vén trang hoàng. Tối nay, cô thấy nó thật cảm tình, ấm áp. Tột cùng nỗi căm ghét anh, giờ đây anh như số 0 trong cô. Cô móc 4 con dao Thái giơ lên ngắm nghía, cười ha hả. Mắt cô đầy ánh điện. Ánh dao lóa nhóa dưới ánh điện. Cô vứt chúng vào hộc bàn, sập mạnh. Điện thoại reng, số lạ, cô lưỡng lự, hoài nghi, cô nhìn đồng hồ, gần 0 giờ rồi. Cô bấm nút nghe. Anh đáng bị như vậy. Xin lỗi em. Xin lỗi em. Em đang ở đâu? Tiếng anh nức nở. Cô buông rơi máy. Chuông cổng reng reng. Bạn thân bước vào kín mít như ninja, nó ngó cô và thở sượt. Cô bảo: Tao đâm hắn 1 nhát. Mai xin đi tù. Bạn thân thản nhiên: Nó không dám kiện mày đâu, nó sợ mất đủ thứ, ở đó chống mắt lên coi. Nó sẽ ém re vụ này. Và kiểu đâm của mày thì nó chết sao được. Tao lại chả đi dép trong bụng mày. Dạy nó bài học vậy là xong, rũ hết, buông bỏ hết đi. Đàn ông thiên hạ thiếu gì. Có lấy lại được gì sau bao mất mát đâu chứ. Nó ngồi dựa ghế, nhìn cô đăm đăm. Nó là đứa con gái kì cục, ăn trường trường, không tình yêu, tình dục, suốt ngày công tác xã hội, suốt đêm đọc sách, học anh văn. Nó bảo: Phụ nữ có thể không có chồng nhưng phải có việc làm và bạn thân. Nó như cái cột chắc cô dựa vào những khi sắp ngã gục. Có bạn bè thân bíu vào khi chới với thì ngày mai hay ngày mai nữa có bất trắc gì lòng cũng thấy yên an. Đôi lúc bạn thân còn hơn cả chị em ruột. Cuộc sống, lòng người có nhiều đổi thay không lý giả nổi. Nhưng rồi ai cũng vẫn phải chấp nhận, cân bằng và sống tiếp. Chắc gì mình tàn tạ, đổ gục, thậm chí chết đi sẽ làm kẻ làm ta đau áy náy. Thời gian có thể làm nhạt đi mọi thứ. Tình yêu càng là thứ nhanh nhạt phai. Nếu anh làm côgục ngã thì nó lại cân bằng cô bằng những chia sẻ, nâng đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần, cô tin nó hơn tin Chúa trời, dù cô vẫn cầu nguyện chúa hàng đêm, vẫn kính chúa. Nếu không có nó, có thể cô đã hóa ma rồi. Cái tát của nó hôm nào khiến cô tỉnh ra, chẳng việc gì phải chết vì một kẻ cạn nghĩa bạc tình.

.

6. Cô chạy xe bon bon trên những con phố chang chang nắng trưa, nhiệt độ mặt đường lúc này là 36 độ C, sau ba lần vải bịt bọc vhe chắn da thịt vẫn cảm giác nóng ran ran. Khí hậu biến đổi. Con người phải gánh chịu tất cả những hậu quả tồi tệ về môi trường do sự tàn phá vô trách nhiệm của mình với thiên nhiên. Cô nhớ bờ đê đầy gió, hai bãi bờ xanh thăm thẳm hoa màu, cô nhớ cây gạo già đứng chơ trọi giữa cánh đồng, cây gạo đầy ma theo đồn thổi bao đời của già trẻ lớn lên chết đi nơi cái làng quê nghèo bình yên ven sông Hồng, cô nhớ những vườn chuối phất phơ lá, mát rượi mùa hè, hương chuối chín thơm phưng phức len lỏi vào khứu giác, len cả vào những giấc mơ khát khao thoát ly đổi đời của bao đứa con gái xinh đẹp quê cô, bằng đủ mọi cách. Học giỏi cũng không giàu nhanh được, ra trường xin việc làm lụi cụi cũng chỉ đủ ăn thôi. Lấy chồng giàu. Thiên hạ có bao người tranh giành để kiếm chồng giàu. Cô nhớ Kiên. Anh nói đợi anh về. Nước Mỹ xa xôi, tình yêu thời internet, nụ hôn thời zalo, facebook. Cô quay cuồng với những chuyến công tác xã hội cùng bạn thân, những dự án thiết kế trang phục cho Tony shop. Ông chủ của cô muốn vắt kiệt sức cô với những đơn đặt hàng. Chiều nay, cô xin nghỉ làm. Tony bảo: Anh đưa em đi ngắm sông? Cô lắc đầu. Tony bảo: Hãy dựa vào vai anh! Cô cười lắc đầu. Cô chất một bao bánh kẹo sữa, dép mới về chùa Bửu Châu. Cô hứa với lũ trẻ hôm nay về với chúng. Trong túi đựng tiền lì xì cho lũ trẻ năm nay có thêm của Tony và Kiên. Lũ trẻ ào ra như bày ong, cô choàng ôm ôn, xoa đầu, bồng những đứa bé xíu lên ấp iu hôn nưng. Mắt sư cô rưng rưng. Mấy đứa lớn chia bánh cho bầy em. Chúng  đứng nép vào nhau đợi thử dép mới, chúng đứng quanh cô, sờ vào tóc cô, sờ vào áo cô, sờ vào da cô, áp người vào lưng, tay, đùi, lườn, ngực cô. Chúng gọi tíu tít mẹ Châu ơi. Tim cô tan chảy. Mắt cô đầy nước. Mắt sư cô rưng rưng. Cô ngồi giữa bầy trẻ, ôm đứa bé nhất vỗ nựng. Cô lặng lẽ ngước nhìn  cây vú sữa già trước sân chùa. Ánh nắng cuối ngày rơi xuống những cành lá xum xuê. Cô linh cảm trên những tán lá kia những hương linh đang nhìn cô, cười rúc rích, có thể con cô đang trên một chiếc lá, nó nhìn cô không còn oán hận, nó cũng cười rúc rích. Có thể nó đã thứ tha cho người mẹ đã bao tháng ngày qua sám hối niệm cầu. Đã bao mùa Tết, đã bao mùa xuân, hạ, thu, đông, dưới mái chùa, dưới cây vú sữa già, giữa những đứa trẻ thèm hơi ấm mẹ, cô thấy mình thanh thản, cô thấy mình không vô nghĩa. Bạn thân lúc nào cũng nói một câu: “Hãy cho đi để nhận lại”. Thời gian có thể làm nhạt đi mọi thứ. Tình yêu càng là thứ nhanh nhạt phai. Cô lại ngước nhìn những tán lá vú sữa xum xuê gió thổi xạc xào trong nắng quái. Chiều trôi êm êm./.

             .                                           

                                                                             H.T.H

Read Full Post »

Ngày không online

                                                          Truyện ngắn Hoàng Thanh Hương

Bây giờ con người cô đơn. Cô đơn ngay giữa đám đông. Ngồi sát bên nhau mỗi người một cái điện thoại lướt zalo, viber, facebook, xem những hình ảnh lạ, xem những video hot, đọc tin tức giật gân, tìm mua hàng hóa… trên cái màn hình nhỏ xíu đó cái gỉ cái gi cái gì cũng có, ảo/thật hiển hiện. Đôi khi muốn quay sang khều khều, nói một câu gì đó để kết nối nhưng thấy ai cũng chăm chắm vào cái màn hình xanh lét, thế là lặng im, thế là lại chúi mặt vào cái màn hình xanh lét lướt và lướt như một kẻ tự kỉ.

Ở nhà, 7 phòng. Phòng khách rộng thênh, bàn ghế bày biện sang trọng, ti vi màn hình phẳng 32inch nhưng chẳng mấy khi cả gia đình ngồi đủ 4 người. Có ngồi thì chồng xem tivi, vợ cắm mặt vào ipad, con trai lớn cắm mặt vào ipad, con trai nhỏ chơi với mèo trên thảm. Chẳng ai nói với ai. Mùi nhang thơm thầm lặng lan tỏa khắp không gian, Phật ngồi trên ban thờ cao cao hiền từ nhìn 4 con người. Ông bà tổ tiên ngồi trên ban thờ cao cao hiền từ ngó lũ con cháu im lặng với những thú vui riêng của mình. Căn phòng yên tĩnh quá, chỉ có tiếng grừ grừ của con mèo Anh lông ngắn trắng muốt. Mấy chục phút ngồi thế rồi ai tản về phòng người đấy. Chồng hoặc nàng lại bật tivi phòng ngủ xem film trên các kênh Movies, HBO, HTV, VTV, GTV. Phim nước ngoài Á, Âu đủ loại, đủ trò hấp dẫn. Xem chán rồi ngủ, ti vi cứ nói oang oang. Ngày trước nàng hay bày các trò để nối kết các thành viên gia đình, bây giờ nàng cũng bận rối. Nàng đi làm về, phóng xe vào phòng tập yoga, giờ tập kết thúc muộn, nàng ăn kiêng giữ dáng nên chồng và các con cứ tự ăn tối trước. Cả ngày chỉ còn mỗi bữa tối là đủ mặt, giờ thiếu nàng. Rồi những tiệc tùng gặp gỡ làm ăn, đối ngoại, bạn bè sinh nhật, họp lớp các cấp của chồng, của nàng…  Nàng thấy cô đơn giữa bao điều ồn ã náo nhiệt, hân hoan. Nàng thấy cô đơn giữa đông đúc bao người thân/sơ. Nỗi cô đơn làm lạnh mọi giác quan, làm tê liệt cảm xúc. Nỗi cô đơn khiến nàng thờ ơ với mọi vui buồn, đua tranh thế gian.

Hôm nay, anh đi công trình ngoài tỉnh. Hôm nay, nàng đọc một cuốn sách. Đề từ có câu “Chim thú có rừng, cá tôm có biển còn em có anh”. Nàng chợt xúc động. Câu nói chạm vào tim nàng, đúng tâm tư nàng. Chỉ có những xa vắng như bây giờ nàng mới thấm thía nàng cần anh… Xa rồi gần. Gần rồi xa. Cảm giác của những thời điểm đó nàng hiểu rõ nhưng vẫn chới với khi đối diện. Khoảng cách có giá trị đo lòng người. Nàng chưa bao giờ quen được cảm giác phải xa cách. Khi người ta trẻ người ta dễ quên hơn những nỗi buồn, sự thất vọng, thất bại và khó tha thứ cho những lỗi lầm người khác gây ra cho mình. Ngược lại khi người ta già, người ta luôn ghim chặt nỗi buồn vào tim, day dứt về sự thất bại nhưng lại dễ thứ tha hơn trước những điều người khác làm mình thất vọng, đau đớn. Nàng hay bị gặp khó khăn trong cuộc sống, từ bé đến giờ chẳng mấy khi sung sướng. Nàng chưa bao giờ trúng số dù vẫn mua vé số cầu may suốt 10 năm qua. Nàng đọc nhiều danh ngôn, kiểu như: Khó khăn là một phần của cuộc sống và nếu như không chia sẻ khó khăn bạn sẽ không mang lại cho người yêu mến bạn cơ hội để yêu bạn nhiều hơn”… đọc thuộc làu, ngấm vào ruột gan đấy nhưng khi đụng vào khó khăn thì lại tự giải quyết. Nàng thích chia sẻ những niềm vui của mình cho mọi người hơn là những phiền phức. Nàng đang già đi. Già và sẽ rụng như lá vàng mùa thu. Mà mùa thì về nhanh lắm còn nàng thì chẳng biết có kịp tái sinh mình sau những va đập, bon chen, thờ ơ, vô cảm, bệnh hoạn của nhân gian hay không?

Một lần, nàng rủ chồng cà phê đầu khu phố, quán cà phê của cô Vi, 30 tuổi, ly hôn, nuôi con gái 5 tuổi. Cô Vi xinh xinh, hay mặc quần đùi sát bẹn, áo hở nửa ngực, khi nói chuyện mắt nhìn trô trố, môi mọng căng. Chồng gọi trà gừng, nàng gọi cà phê đen nóng đường kiêng. Thời buổi thức ăn, đồ uống dư chất hóa học, ai cũng sợ bệnh tật. Nàng nhìn ánh chiều vàng vọt rơi xuống mặt đường, con đường quen thuộc mỗi ngày đi/về mấy bận nhưng ngồi nhìn nó lúc này, trong một góc quán buồn tẻ, nhạc mì ăn liền kiểu: “mai anh ra đi em phải làm sao, vì sao anh nói chia tay em thế anh?”… nàng bỗng buồn lụi xụi. Nàng ngó mặt chồng, nhìn bộ râu quai nón sợi bạc, sợi đen chen chúc rậm rạp. Chồng nàng ngó ngực cô Vi lấp ló tưng tưng sau mỗi lần đi ra, đi vô, cúi xuống, đứng lên lấy hàng, trả tiền, dọn bàn, tiễn khách. Nàng hơi hơi buồn. Cả xóm đàn ông ai cũng thích cô Vi. Cả xóm đàn bà ai cũng ghét cô Vi. Vài gã trong khu phố đang bị nghi lén lút hẹn hò với cô Vi, cho tiền cô sắm xe máy, mua điện thoại, nuôi con… Các bà vợ cấm các ông chồng qua quán cô Vi. Các ông chồng không qua quán theo ý các bà vợ, để yên nhà yên cửa. Họ có số điện thoại cô Vi, họ mời cô đi nhậu, đi hát karaoke. Ở khu phố này chẳng mấy bà vợ theo chồng đi nhậu, đi hát hò. Cô Vi tửu lượng rất khá, uống ăn duyên dáng, nói cười duyên dáng. Chồng nàng từng nhờ cô Vi tiếp khách đối tác Hà Nội hai lần, anh về khen: “Con bé trình độ phết, học hết đại học luật đấy em”. Nàng thì không thích, không ghét cô Vi. Cô ta chẳng làm gì khiến nàng ghét. Nàng có cả đám bạn bè ly hôn, phụ nữ đâu phải sống đơn thân là đều xấu xa hết. Các bạn nàng chẳng cần đàn ông bên cạnh, họ làm việc và làm việc, kiếm tiền nuôi con, chăm chút nhan sắc. Tụi nàng có nhóm bạn nữ thân thiết chia ngọt, xẻ đắng bên nhau tháng ngày. Có đứa 7 năm sau ly hôn vẫn ở vậy, bao nhiêu người tới tán tỉnh nó đều từ chối. Lý do “không thấy hợp”. Chúng nó chỉ muốn bình thản sống một mình, là chính mình. Nàng ghét những đứa đàn bà, đàn ông nhìn ngó, bình phẩm, dèm pha, buông lời thiếu tôn trọng về những phụ nữ ly hôn. Mỗi người mỗi số phận, mỗi hoàn cảnh trớ trêu, mỗi cay đắng… Họ nuốt hết vào lòng, tự ti và tự tin sống tiếp quãng đời tiếp theo bằng cách vượt qua mọi thị phi. Mồm thiên hạ độc hơn rắn độc. Những phụ nữ ly hôn như cô Vi, như những bạn nàng họ chẳng làm gì tổn hại đến thiên hạ. Thực ra họ chẳng quan tâm đến bao bàn tán lao xao của thiên hạ. Nhiều trong số phụ nữ li hôn, đơn thân nuôi con, đơn thân lao động kiếm sống bằng chính sức lực của mình còn hơn khối đứa phụ nữ có chồng mà bồ bịch lằng nhằng mì tôm. Trong mắt nàng cô Vi, bọn bạn đơn thân họ là những phụ nữ hiện đại, mạnh mẽ, dũng cảm thời 4.0, họ chả cần danh hiệu giỏi việc nước, đảm việc nhà. Thực tế họ giỏi hơn nàng và những đàn bà có chồng khác nhiều thứ.

Cô Vi gặp nàng lúc nào cũng khiêm nhường một chị, hai chị không đáo để, đanh đót đốp chát như với mấy bà, mấy chị trong khu phố. Cô Vi bảo đàn bà ai cũng như chị thì tổ dân phố này văn hóa nhất phường này từ lâu rồi. Cô Vi bảo em thích chị, chị phúc hậu và mạnh mẽ. Cô Vi kéo ghế ngồi sát nàng bảo chị không giống số đông đàn bà ở khu phố này, rồi cô thao thao kể cô M giáo viên trường T, nhà cuối đường đi mồi chài ông sếp doanh nghiệp này, ông đại tá đơn vị nọ, ông giám đốc cơ quan kia, ả nhậu nhẹt, đú đởn, hẹn hò Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng cùng lúc với 3 gã già mà gã chồng lái xe taixi có biết gì đâu. Cô lại kể, mụ N công chức, đảng viên nhà giữa tổ dân phố, được cái chân dài, mông to chứ cái mặt gãy gập, môi mỏng lét. Chồng làm cán bộ ở huyện, đầu tuần đi, cuối tuần về, mụ làm việc thì kém nhưng giỏi nịnh sếp, nịnh cả họ hàng nhà sếp nên sếp tạo mọi điều kiện cho đi học hết lớp bồi dưỡng này đến lớp nâng cao kia, sếp hứa thăng chức nay mai, thỉnh thoảng sếp đi Sài Gòn, Hà Nội, chả biết là vô tình hay ngẫu nhiên trùng khớp mà thời gian đó ả có đơn xin nghỉ phép đi khám bệnh, xin về quê giỗ chạp, cưới gả, thăm ốm người thân… hóa ra thiên  hạ nhiều mắt, nhiều tai và cả nhiều chuyện thiệt. Nàng nghe cô Vi kể há hốc mồm hỏi thiệt hả? thiệt không?… Cô Vi bảo: Em nói sai em chết như con rết liền. Em biết đầy chuyện của người trong khu phố mình, em không đụng ai thì đừng ai đụng vô em, không thì lành làm gáo, vỡ làm muôi ngay chị nà. Em bán cà phê chứ không bán trôn nuôi miệng. Em chúa ghét cái bọn đạo đức giả chị nà. Lũ ấy quen thói suy bụng ta ra bụng người chị nà. Nàng ngó cô Vi lom lom, nàng ở khu phố này 8 năm rồi mà cái cô giáo T và cái mụ công chức N kia nàng không nhớ mặt ngang, mũi dọc thế nào. Còn cô Vi về đây thuê nhà chưa đầy năm mà sao biết nhiều chuyện thế. Nàng nhấp nhấp ngụm cà phê, ngắm cô Vi. Nhìn sát gần, cô Vi rất xinh, da trắng hồng, múp míp, mắt long lanh, khuôn miệng đầy đặn, hồng căng. Phật dạy, tướng tại tâm sanh. Nhìn tướng này không phải tướng kẻ bất nhân, vô đạo, tầm thường.

Hôm rồi, chị H bảo nàng: Em coi chừng chồng đấy, nó hay qua nhà con Vi. Nàng cười cười: Kệ anh ấy chị ạ, trai ham sắc, thân ai nấy chị ơi. Chồng nàng háo sắc thì sao chứ, bản năng giống đực, trai mê sắc, gái ham tài, đàn ông gã nào chả thế, trước mặt vợ, gã nào tử tế, có ăn có học, văn hóa ổn ổn thì nể vợ, tình huống đi chung với vợ mà thấy gái ngon thì mắt lơ lơ chỗ khác lừa cho vợ vui bụng, gã nào cục súc văn hóa lùn thì vợ ngồi đó cũng kệ, vợ là đinh gỉ, vợ là vợ, ông là ông, gái ngon ông ngắm tí lãi lỗ gì mà ngại, lãi lỗ gì mà nhăn nhó cau có. Thế nên làm đàn bà kết hôn với người ta rồi trong nhờ đục chịu. Chứ chả lẽ vì chồng cứ thích nhìn gái đẹp mà giận, mà bỏ được à. Ghen thế làm gì cho hại não. Còn đàn ông, thấy thằng nào ngắm vợ, tán tỉnh vợ vài câu qua điện thoại là như bò bị chọc đít, nhảy dựng lên mạt sát, hù dọa, thậm chí đánh đập vợ vì ghen. Cái mà người ta gọi là bình đẳng giới ấy, cái mà biểu quyết cao phấn đấu để bình đẳng giới ấy ở đâu thì đạt chứ ở khu dân phố nàng ở thì còn lâu lẩu lầu lâu mới chạm chỉ tiêu. Nàng là đàn bà còn thích ngắm cô Vi, huống chi các ông già, ông trẻ trong khu phố. Nó đẹp ngọt ngào. Đàn bà là giống hay ghen ghét đố kị, thấy ai hơn mình là cay cú, tìm mọi cách dèm pha, hãm hại. Mồm nhiều đàn bà độc như rắn rết, làm khốn khổ biết bao người trong thiên hạ nhưng thời gian sẽ làm sáng tỏ trắng/đen. Ông bà dạy: Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Đàn bà đẹp như Vi khổ vì thị phi là chuyện thường. Nó bảo: Cả khu phố này có mỗi chị thương em. Nàng cười khùng khục khen cà phê nó chế ngon. Nàng là cái thứ đàn bà đa cảm, dễ thứ tha, cả tin. Chồng đã chối trăng, chối trời là đâu có nhìn ngực cô Vi. Nàng bảo không sao, không sao chỉ là nhìn thôi mà, nói thế nhưng nàng vẫn hơi hơi buồn. Nàng là thứ đàn bà cả nghĩ. Có hôm ngồi nghe vài bản nhạc buồn ở cái quán buồn tẻ của cô Vi, nghe cô Vi kể chuyện đời cô khốn khổ, khốn nạn với thằng chồng cũ ham đề, cờ bạc, rượu bia, lấy hết tài sản theo gái, chuyện người này người kia ăn ở hiền hậu toàn bị lừa tiền lừa tình, chuyện những kẻ dối gian, tham lam vẫn sống nhơn nhơn, ăn trắng mặc trơn, lòe bịp thiên hạ với những vị thế xã hội a,b,c. Nhiều hôm ngồi với cô Vi về nàng chẳng thiết nói năng, ăn uống. Cái hôm, anh nhìn trộm ngực cô Vi, nàng hơi hơi giận về nằm ôm sách đọc. Chồng nàng chẳng để tâm, ôm máy smart phone lướt lướt rồi ôm gối ngủ ngáy ò ò. Cuộc sống nếu cứ cố chấp và bắt bẻ nhau hoài thì chán như con gián, chồng nàng bảo thế. Rồi chồng lại bảo em phải hiện đại lên, cởi mở ra, anh chỉ yêu em thôi, chỉ luôn muốn làm em hạnh phúc, xinh đẹp, tươi vui… Đàn bà là giống phổi bò, gan thỏ. Nói ngọt là lọt đến xương, nghe đàn ông nói cái miệng thôi cũng sướng chả cần biết chồng có thực bụng thế, có thực làm thế để biến mọi thứ thành hiện hực không, nhưng mà tin đắm say, tin như tin vào Phật, Thánh, Chúa… Nhưng nếu chẳng có những thứ trách móc, bắt bẻ, hờn giận ấy liệu nàng có biết mình đang còn yêu hay đã ít yêu, hết yêu chồng. Mẹ nàng bảo con cần có cái nhìn thiện cảm hơn với đàn ông. Đàn ông, đàn bà gì cũng có dăm bảy loại. Thế giới là của muôn loài. Thích nghi thì sống. Nàng cũng là loại đàn bà thích nghi cao. Chồng ngáy ò ò, ti vi nói suốt từ 19h. Nàng đọc sách. Sách là bầu bạn thủy chung với nàng mỗi khi nàng không thú vị với những va đập cuộc sống ngoài cánh cổng sắt. Sách dẫn nàng đến một thế giới không xa lạ với thế giới thực nhưng dầu gì cũng yên ả hơn, vì ở đó đều là những câu chuyện đã qua, những phận người đã khép lại, có thứ đã biến mất như tro bụi trong gió. Nàng chợt nhận ra cả tuần rồi nàng ngủ không ngon. Chồng nàng vẫn đang ngáy ò ò…

Ở nơi nàng làm việc, đàn bà gần chục ả, vài ả ghét cay ghét đắng nàng, vì nàng đi làm bằng xe hơi, nàng có nhiều giầy và túi sách đẹp, vì nàng sáng mặc 1 bộ váy, chiều mặc 1 bộ váy, vì nàng làm việc vì đam mê. Ở nơi nàng làm việc có những đàn bà lượn lờ loanh quanh, ngồi nhóp nhép quà vặt buôn chuyện thiên hạ rồi về, nói xấu sau lưng kẻ khác, lương chẳng mất một một cắc, cuối năm bình bầu thi đua danh hiệu vẫn kêu leng keng. Ở nơi nàng làm việc có những đàn bà làm việc quần quật, đến 20h tối phòng họ vẫn sáng đèn, họ yêu công việc của họ, họ cứ làm và làm. Họ nói với nàng có nhiều cách để thấy cuộc đời ý nghĩa, trong đó có cách làm được gì thì làm hết mình, có ích cho mọi người, cho đơn vị. Ở nơi nàng làm việc có đàn bà ra khỏi phòng không tắt điện, hoang phí hết thảy mọi thứ từ giấy, bút, mực in… nhắc nhở nó cẳn nhằn bảo đồ của nhà nước chứ có phải của nhà mình đâu mà tiếc, kệ đi… Cuộc sống có nhiều loại người, nhưng nàng luôn tránh né những đàn bà vô duyên, nhạt nhẽo, thụ động và lươn lẹo. Nàng thích những đàn bà xinh đẹp, tích cực. Bên họ nàng như được truyền thêm năng lượng tươi mới. Nhìn ngắm họ, nghe họ nói, thấy họ làm việc máu trong nàng lại nóng lên và nàng lại hăng hái muốn làm những điều có ích cho cuộc đời, chẳng cần đợi cuối năm hay năm sau, hay năm sau nữa được ghi nhận, khen ngợi.

Cô Vi chuyển nhà sang khu phố mới, cách khu phố nàng hai con hẻm. Chồng mới của cô giàu, là đại gia ngành xây dựng, quen biết toàn quan to cấp huyện, cấp tỉnh nên công trình lớn/nhỏ gã đều có phần. Cô Vi đẹp ngồn ngộn, duyên dáng, ngọt ngào, tươi tắn chiều chuộng chồng. Cô được gã cưng lắm. Đàn ông khu phố buồn buồn. Đàn bà khu phố mừng mừng. Nàng đi chợ thi thoảng gặp cô Vi lái xe hơi đi mua đồ ăn. Cô Vi rủ rê nàng cà phê. Cô Vi bảo cả khu phố ấy em quý mỗi chị. Cả phố thấy nàng và cô Vi đi cà phê với nhau túm tụm, xì xào. Đàn bà chết không bỏ được tật đố kị và nhiều chuyện. Cô Vi một bước lên bà chủ, ăn sung mặc sướng, sẵn tiền bạc của chồng tiêu xài, cô Vi đã xinh giờ càng xinh nõn nà. Đời đàn bà đâu cần ước mơ nhiều, khát vọng nhiều, chỉ cần có một bờ vai vững chãi cho mình dựa khi tủi buồn, thiếu thốn là phước đức tu tích bảy đời, bảy kiếp rồi. Cô Vi chắc tiền kiếp tu tập chỉn chu, phúc phần cha mẹ đầy đặn. Trời chẳng khi nào lấy hết của ai cái chi, càng chẳng tuyệt đường ai bao giờ nên người người trần thế ai ai cũng ơn trời, cầu trời thương cứu khi khó khăn, khốn cùng. Nàng xin trời cho sức khỏe dẻo dai để làm nốt những việc nàng thích. Nàng có kế hoạch khi già nàng sẽ đi Sa Pa ngắm tuyết, hai vợ chồng nàng sẽ uống trà nóng bên hiên một khách sạn cổ kính.

Chồng nàng đi công trình về. Nàng rủ anh đi biển vài ngày. Anh bảo những ngày đi biển sẽ không online. Điện thoại tắt. Vợ chồng nàng đi chơi đảo, đi lễ chùa, đi công viên, đi cà phê, đi tắm biển bình minh, hoàng hôn… hai vợ chồng nàng nhâm nhi trà nóng bên hiên một khách sạn cổ kính, nghe sóng biển xô bờ dào dạt, ngửi mùi biển nồng mát, nghe hơi thở nhau đều đều, ngắm biển đêm lộng lẫy.

Bây giờ con người cô đơn giữa những máy móc, giữa những vô số điều ảo/thực.

                                                                   Gia Lai, tháng 3/20201

                                                                             H.T.H

Read Full Post »

  Bóng chiều

 

 

         Truyện ngắn Hoàng Thanh Hương

 

 

Thái Phiên photo

  1. 1. Góc phố ẩm thấp, tăm tối như một nghĩa địa, cô ngồi dưới gốc cây to, ngước lên đám lá đang lắc lư ngỡ có cả ngàn hương linh đậu trên từng ấy lá thô lố mắt nhìn xuống, lép bép miệng bình luận kẻ phờ phạc dưới đất. Cô gai gai toàn thân, chân nhừ nhức vì đôi dép dây bó thít, cái khăn quàng cổ như xiết ngược khiến cổ họng ngộp ngộp. Cô tưởng mình sắp chết ở nơi đây, chết đường chết chợ nơi góc phố ẩm thấp, tăm tối như nghĩa địa này. Cuối con phố là nhà anh. Khi người dân trong xóm phát hiện ra xác cô, họ sẽ hốt hoảng tri hô, sẽ dạt chạy tán loạn. Người sống luôn sợ hãi người chết, họ sợ các linh hồn và lý giải sự tồn tại của chúng một cách huyền bí, bất an. Kẻ ác thường không muốn tới những nơi linh thiêng. Họ sợ. Có những điều người sống giấu che được người sống nhưng người chết có thể biết rõ. Anh thể nào cũng đến, thể nào cũng nhận ra cô, xám ngắt, nhàu nhĩ dưới gốc cây quen thuộc đầu phố này. Cô chịu không thể đoán tiếp anh sẽ cư xử ra sao trước tình huống này, nhiều khả năng anh sẽ bỏ chạy về nhà, thất thần, ôm ngực sợ hãi, cô vợ anh sẽ chẳng hiểu gì cả, sẽ cũng thất thần sợ hãi. Kẻ sống thường sợ hãi những xác chết dù chúng vô hại ngay thời điểm ấy. Linh hồn cô sẽ bay đuổi theo bám riết lấy anh, đậu trên vai anh, chui tọt vào ngực anh tạo thành một quầng u ám giá lạnh, ngăn cản anh và cô vợ trên chiếc giường tân hôn mỗi ngày mỗi đêm. Nghĩ thế cô mỉm cười hả hê. Nghĩ thế cô nhíu mày xấu hổ. Cô đấy ư. Người đàn bà thất tình đầu óc thường quay cuồng ám muội đen tối với trăm ngàn ý nghĩ trả thù kẻ bội bạc. Cô là đàn bà. Cô đang thất tình. Cô đang muốn chôn sống anh cùng cô ả đang bên anh hân hoan hạnh phúc. Chiều sẩm sẩm, gió lạnh. Chiều tháng 10, trời tối nhanh hơn, cô ngồi đây đủ lâu. Người ta nói con phố này trước kia là nghĩa địa, nhà nào làm trên đất này cũng mời đủ thầy cúng, thầy phong thủy về van vái xin cầu, sắp đặt cổng cửa, bếp giường, tủ kệ để yên an cư trú. Cô nghe nhiều chuyện ma, xem nhiều phim ma, lúc sợ lúc không nhưng tạm hiểu ma cũng như người, có thứ ma lành hiền dễ thương, có thứ ma độc ác, quỷ quyệt chuyên hãm hại người sống. Ma cũng giống người, chiến đấu với nhau để giành những thứ chúng muốn. Nếu cô chết, cô sẽ là ma quỷ quyệt, cô sẽ khuấy đảo cuộc sống hiện tại của anh, bắt anh phải trả giá cho những gì anh và gia đình anh gây ra cho cô và đứa con đã chết. Cô ngước nhìn đám lá lắc lư trên cao, nhíu mày tìm kiếm, hoài nghi trong đám lá kia có một chiếc là nơi linh hồn đứa con tội nghiệp của cô trú ngụ. Nó đang nhìn cô oán thán, nó đang trừng mắt giận dữ và nguyền rủa người mẹ độc ác nỡ dứt nó khỏi vòm bụng ấm áp, cắt đứt mạng sống của nó trong tích tắc bốc đồng ngu xuẩn. Cô rùng mình ngồi nép vào gốc cây, rên rỉ. Những xe máy rồ qua. Những ô tô vù qua. Chẳng ai để ý một ả đàn bà nhàu nhĩ đang ngồi đợi chết.

(more…)

Read Full Post »

Nhân ngãi

 

                                         Truyện ngắn Hoàng Thanh Hương

Thái Phiên

.

Tháng cô hồn, ai cũng e ngại, ai cũng kiêng cữ. Dậu nghe mẹ dạy hồi còn bé xí rằng tháng 7 âm lịch “ai còn mẹ thì đừng làm mẹ khóc/ đừng làm buồn lên mắt mẹ nghe không?”. Dậu nghe thế, hiểu sơ sơ nghĩa là phải thương mẹ nhiều, không được làm mẹ buồn, mẹ khóc thế mới là con cái hiếu thảo. Dậu nghe người già kể rằng hàng năm cứ tháng 7 âm lịch Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các linh hồn ma quỷ về trần gian hưởng lộc bố thí, cúng dường của người trần từ ngày 2 đến 14. Ai có người thân đã mất, tháng này sắm sanh cúng lễ chu đáo để báo đáp tình nghĩa. Hương linh lang thang không ai thờ cúng thì các gia chủ đều sắm cho mâm lễ ngoài sân mời đến hâm hưởng mà thỏa mãn, không quấy phá gia chủ… Rồi mẹ dặn Dậu phải kiêng tắm khuya, kiêng phơi quần áo ngoài trời đêm, kiêng đi chơi khuya, kiêng nói to gọi nhau í ới trong đêm vắng, kiêng khua chén khua đũa chập tối, mờ sáng… thôi thì bao nhiêu là kiêng cữ trong tháng cô hồn để tránh ma tà xâm phạm đến nhà cửa, bản thân. Ở đời Dậu chả sợ ma, cũng chả biết ma dạng hình gì, phim ảnh chiếu tùm lum mỗi nước mỗi kiểu ma quỷ, dữ hiền, ghê rợn có hết nhưng đấy chỉ là tưởng tưởng của mấy vị nhà văn, nhà đạo diễn, quay phim còn ma thật Dậu chả gặp bao giờ, dầu cũng từng mong. Dậu chả sợ ma. Dậu sợ người, họ là ma đầu đen. Những kẻ trước mặt Dậu vừa miệng mồm ngọt nhạt như kem như kẹo đấy, Dậu vừa đi khuất lưng, vừa vắng họp là cong môi tâu hớt, phê bình văng vãi. Nên Dậu thích vắng họp, để tìm ra kẻ đối đầu với mình. Miều sẽ nói lại không sót dấu phẩy nào những lời vài kẻ phê bình vùi dập Dậu nơi những cuộc họp dài lê thê chán như con gián với những mặt người quanh quẩn, buồn tẻ. Ma đầu đen đáng sợ gấp tỉ lần ma tưởng tượng. (more…)

Read Full Post »

Nhân ngãi

Truyện ngắn Hoàng Thanh Hương

Tranh đinh trường chinh

Tháng cô hồn, ai cũng e ngại, ai cũng kiêng cữ. Dậu nghe mẹ dạy hồi còn bé xí rằng tháng 7 âm lịch “ai còn mẹ thì đừng làm mẹ khóc/ đừng làm buồn lên mắt mẹ nghe không?”. Dậu nghe thế, hiểu sơ sơ nghĩa là phải thương mẹ nhiều, không được làm mẹ buồn, mẹ khóc thế mới là con cái hiếu thảo. Dậu nghe người già kể rằng hàng năm cứ tháng 7 âm lịch Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các linh hồn ma quỷ về trần gian hưởng lộc bố thí, cúng dường của người trần từ ngày 2 đến 14. Ai có người thân đã mất, tháng này sắm sanh cúng lễ chu đáo để báo đáp tình nghĩa. Hương linh lang thang không ai thờ cúng thì các gia chủ đều sắm cho mâm lễ ngoài sân mời đến hâm hưởng mà thỏa mãn, không quấy phá gia chủ… Rồi mẹ dặn Dậu phải kiêng tắm khuya, kiêng phơi quần áo ngoài trời đêm, kiêng đi chơi khuya, kiêng nói to gọi nhau í ới trong đêm vắng, kiêng khua chén khua đũa chập tối, mờ sáng… thôi thì bao nhiêu là kiêng cữ trong tháng cô hồn để tránh ma tà xâm phạm đến nhà cửa, bản thân. Ở đời Dậu chả sợ ma, cũng chả biết ma dạng hình gì, phim ảnh chiếu tùm lum mỗi nước mỗi kiểu ma quỷ, dữ hiền, ghê rợn có hết nhưng đấy chỉ là tưởng tưởng của mấy vị nhà văn, nhà đạo diễn, quay phim còn ma thật Dậu chả gặp bao giờ, dầu cũng từng mong. Dậu chả sợ ma. Dậu sợ người, họ là ma đầu đen. Những kẻ trước mặt Dậu vừa miệng mồm ngọt nhạt như kem như kẹo đấy, Dậu vừa đi khuất lưng, vừa vắng họp là cong môi tâu hớt, phê bình văng vãi. Nên Dậu thích vắng họp, để tìm ra kẻ đối đầu với mình. Miều sẽ nói lại không sót dấu phẩy nào những lời vài kẻ phê bình vùi dập Dậu nơi những cuộc họp dài lê thê chán như con gián với những mặt người quanh quẩn, buồn tẻ. Ma đầu đen đáng sợ gấp tỉ lần ma tưởng tượng. (more…)

Read Full Post »

Hoa nở muộn  

   Hoàng Thanh Hương

Nhà văn Hoàng Thanh Hương

Mờ sáng, cả xóm bị khua dậy bởi tiếng la oang oảng của mụ Ng, thường thì mụ la lớn mấy xóm giềng cũng chả buồn quan tâm nữa. Nhà ấy đánh nhau như cơm bữa. Những ngày đầu, nửa đêm gà gáy xóm còn người này người kia lao sang can gián, che chắn. Sau riết quen tuồng ai cũng phát ớn. Xóm giềng mặc kệ nhà Ng chí chóe. Mụ ấy chanh chua, nói dối như cuội, đánh bạc, cá độ, ăn nhậu bê tha, chồng mụ chán ngấy, con cái chán ngấy, cãi đánh tối ngày… lại đâu vào đấy. (more…)

Read Full Post »

Nơi rừng lặng gió

 

 

TRUYỆN NGẮN CỦA HOÀNG THANH HƯƠNG

tay 1

Gió như biến mất mấy đêm này, quạt trần hỏng, điện nửa tiếng mất một lần. Tùng nằm ngửa nhìn chòng chọc vào cánh quạt. Tùng ngồi dậy dựa lưng vào tường. Quay nhìn cửa trước sân đồn không gian đen đặc. Quay nhìn cửa sau hai cây trứng cá to là hai khối đen im lìm dọa dẫm kẻ yếu bóng vía. Bộ phim ma cà rồng xem hôm nghỉ phép nhà mẹ nuôi hồi lại trong cái đầu nhiều tưởng tượng của Tùng. Rùng mình ôm gối. Đồng, Chu, Vui ngủ không phẩy tai. Bữa rượu tối với đoàn khách văn nghệ sĩ tỉnh không tác dụng với mớ dây thần kinh lằng nhằng trong não Tùng. Hơi thở ngạt mùi men mà mắt trâng trâng. Đào đang làm gì? Nghĩ gì? Về ai? Đào đang ngủ hay căng mắt đọc tài liệu cho công trình đang nghiên cứu? Đào có chờ như đã hứa… Tùng cầm điện thoại bấm bấm và send. Mặt điện thoại hắt thứ ánh sáng xanh chói vào mắt. Mắt nheo. Mắt cay. Tùng không đợi hồi âm. Thoát nguồn. Đào chắc đã ngủ lâu rồi. Đồng hồ đeo tay chỉ số ba. Điện vẫn bị cắt. Âm thanh rừng ma quái. Ngực trái Tùng thình thịch. (more…)

Read Full Post »

Tự cảm

Hoàng Thanh Hương
    tải-xuống1
Sáng nay
sáng của những thức giấc ngóng chờ (more…)

Read Full Post »

Hợp đồng đẻ thuê

 Hoàng Thanh Hương

Cô gái và hoa sen - Nguyễn Sáng

Cô gái và hoa sen – Nguyễn Sáng

Mưa, nhỏ nhỏ thôi nhưng thời tiết cũng bớt nóng nực, nàng ngồi vò đầu rối bù, cơn đau đầu làm nàng không thể nằm yên nghe bản nhạc bình thường nàng thích. Nàng nhắm mắt tưởng tượng. Khuôn mặt anh lo lắng, chén nước trà ấm có chút gừng tươi xắt lát, ánh mắt buồn buồn, bàn tay vụng về xoa ngực nàng, môi áp vào má ấm áp…

(more…)

Read Full Post »

Older Posts »