Trần Thị Cổ Tích
.
bước rón rén kẻo giật mình trưa Huế
tôi trở về tìm trong-vắt-nụ-thời- gian
Hoàng thành xưa xốn xang màu rêu nhớ
sông Hương ngừng trôi sững một câu hò
tôi vén từng con sóng tìm em
tìm bóng dáng bạn bè
tìm giấc mơ dấu trong lòng Huế
thuở lá non tơ cứ tưởng đã xanh cành
em bỏ Huế đi đâu
để bao năm qua những con đường quên ngủ
hoa bâng khuâng ray rứt tím trên đồi
nhịp Trường Tiền nửa vòng cong lơ lửng
Túy Vân bạc đầu khản giọng gọi mùa xanh
siết tay Huế
siết tay những ngọt ngào rất Huế
phút yên bình
tôi cười khóc với… tôi xưa…
Watch “Biển Đông lặng sóng – Thoát Trung về văn hóa – TT. Thích Nhật Từ” on YouTube
Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Bỏ ra ngàn tỉ đến nơi này
Để truyền cho cái di đà đảng
Chỉ thấy ngậm ngùi thương nước tôi
Mô Phật!
Vị Hòa Thượng đã qua tuổi “Thất thập cổ lai hy” đau xót chứng kiến cảnh ngôi Chùa mà mình đã sống 50 năm qua, nay thành một đống hoang tàn đổ nát bởi những tay “buôn thần bán thánh” không biết luật NHÂN QUẢ là gì!
Chùa Liên Trì — Picture of the Year
“Xin thành kính chia buồn cùng Thượng tọa Thích Không Tánh. Nỗi đau của Thượng tọa cũng là nỗi đau của 86 triệu đồng bào VN. Xin cầu nguyện Chư Phật luôn gia hộ cho Thầy để Thầy tiếp tục xiển dương Phật pháp và dẫn dắt chúng sinh như Thầy đã từng làm trong suốt mấy chục năm nay.” Mô Phật!
“TỪ BI và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực ra là biểu hiện của sức mạnh.” (Dalai Lama 14)
VS
“Có một loại lực vô cùng mạnh mẽ, loại lực mà tới tận bây giờ khoa học cũng chưa thể tìm ra định nghĩa chính xác nào cho nó. Lực này bao gồm và chi phối mọi loại lực khác, thậm chí còn đứng sau vô vàn hiện tượng do vũ trụ vận hành mà chúng ta vẫn chưa thể lý giải. Đó chính là TÌNH YÊU THƯƠNG.” (Albert Einstein)
Thật chính xác! Năm RB đã bị 15 cây súng của… chĩa vào đầu và chuẩn bị bóp cò; nhưng nhờ vào “sức mạnh” của lòng TỪ BI BÁC ÁI mà RB đã tu tập được nên đã “đẩy được…” và mọi sự được an lành vui vẻ và rất rất là có được sự nể trọng quý mến cho nhau đối với cả “đôi bên” sau này. Đó là chân lý! Mô Phật Amen.
Watch “Trai Đàn – Xã Nhơn Lý – Chùa Giác Hải – 2016 Video 02 1/4” on YouTube
Thầy giảng bài này hay lắm. Nhưng còn vài chỗ hơi “khúc mắc”, RB xin đàm đạo cùng thầy ở đây có cùng “Xứ Nẫu” quê hương thân yêu của RB cùng tất cả quan khách quý trên toàn thể thế giới ở nơi đây và RB xin hỏi Phật giáo khác với Công giáo ở chỗ nào? Từ bi & Bác ái? Biển Đông & Formosa? Một nước lúc nào cũng giàu mạnh nhân ái so với một nước lúc nào cũng nghèo hèn đói mạt? Thầy có thấy sự khác biệt đó ở đây không ạ, tuy Từ Bi = Bác ái? Xin hãy cùng đứng lên cùng BIỂN… không ạ, vì lòng TỪ BI – BÁC ÁI!
Thành kính,
Mô Phật Amen
Xin thưa và góp ý cùng “ngài” rằng thật ra chúng ta không cần phải thoát Trung về mặt văn hóa, vì “văn hóa Trung”, Ông Cha ta đã thoát từ lâu rồi, nếu có còn thì chỉ còn “chút giông giống” (không đến nỗi.. lắm), chứ không phải để đợi cho tới tận hôm nay chúng ta mới cần phải “thoát…” như ngài giảng, xin lỗi. ĐIỀU QUAN TRỌNG và KHẨN THIẾT nhất hiện nay mà chúng ta cần phải (must) THOÁT, đó là TƯ SẢN (TS) hay CÔNG SẢN (CS) mà thôi thưa ngài, nếu muốn có một VIỆT NAM DÂN CHỦ muôn năm Độc lập, Tự do, Hạnh phúc và Giàu mạnh. Chỉ có một, only một mà ta phải chọn (TS hoặc CS). Đừng có “chơi” kiểu “Kinh Tế Thị Trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, phiền lắm!!!
Mô Phật
Watch “HUE THUONG – VAN KHANH” on YouTube
Thật ra phía bên vợ của RB là gốc Huế đã vào sống ở Nha Trang từ lâu thời ông ngoại vợ, có cả một “di sản đồ sộ” ở Nha Trang trước 1975. Cả dòng họ theo Đạo Thiên Chúa “nòi”, đã có Cha, Sơ.. hiện đang ở ‘BôngKỳ’ và mỗi mùa Giáng Sinh (sau Thánh lễ) vẫn thường họp mặt sum vầy gia đình đầy đủ mừng Đại lễ Chúa giáng sinh ra đời (1time/year và dĩ nhiên RB là một trong những members of a big lovely family). Thành thật!
Cảm ơn Rong Biển đã giới thiệu bài hát Huế Thương, cảm ơn các bạn nguyễn văn sinh,nguyễn trí, Sông Hà Thanh,TT Hiếu Thảo, Thượng Hiền, Hoa Nguyen đã ghé đọc Về Huế.
nguyễn văn sinh
Cảm ơn bạn. Những đoạn văn này tôi đọc trong các tác phẩm của tác giả Từ An. Nhân thấy một vài đoạn mình thấy hay, ghi lại. Mời quý bạn xem qua. Phần còn lại trong các quyển Cát Bụi Hồng Trần, Tuần Trăng Vi Diệu…Những sách này mời các bạn vào trang web chuabenhdongian.com để xem và có gì trao đổi xin liên hệ với tác giả theo địa chỉ dưới đây:
Tác giả: Từ An
ĐT: 01275934607
Mê là tâm mê
Ngộ là tâm ngộ
Ngộ rồi biết không tâm
Không tâm còn chẳng có
Mê ngộ chỗ nào thành!
$$$
Tâm chạy theo cảnh
Cảnh lại sinh tâm
Đầu? Đuôi? Trụ xứ?
Chỉ bảo là lầm!
***
” Ai? ” Là chỗ sống chết!
Biết được ai, ai biết
Người này thõng hai tay
Vào chợ không còn mất!
@@@
Liễu sanh tức thoát tử
Đạt Lý là Sự thành
Sinh tử vốn không hai
Sự lý đâu trình thử!
&&&
Vô lượng lần sinh diệt
Dòng nhân quả luân lưu
Do mê mờ bản tánh
Thấy có ra có vào!
@@@
Chết đây lại sanh kia
Chúng sanh nhiều hay ít
Hình dung như bọt nổi
Biển nước chưa từng lìa
$$$
Pháp không sanh chẳng diệt
Tâm chưa từng đến đi
Đất bằng luôn dậy sóng
Chỉ tự mình phân ly
@@@
Tâm cảnh như hoa đốm
Lúc nào cũng lăng xăng
Chớ cầu tìm an ổn
Chỗ này hay chỗ kia
&&&
Bổn lai vốn là Biết
Lại muốn biết cái gì
Nên năng sở vọng lập
Có Phật có Chúng sinh
###
Không Thiền cũng chẳng Tịnh
Mật tu theo tâm mình
Tâm tâm chưa từng dính
Nói gì tu chẳng tu
^^^
Đạo không có đường vào
Vì nó không có cửa
Cửa là do mê lập
Bỏ vọng liền được vào
@@@
Tự tâm bạn bị điều kiện hóa nên sản sinh ra sự sự lý lý, rồi vô số vấn đề sinh ra, bạn bị cột trói bởi nó. Rồi cũng tự tâm bạn tạo tác học tập phương pháp để giải quyết vấn đề rồi cũng tự tâm bạn chứng đắc. Bạn đi tìm đạo sư để ấn chứng cho bạn, vì bạn không biết Đạo sư chính là Tự Tâm bạn, đầy đủ không thiếu thốn dù vô minh hay bất cứ phẩm tính nào
Hay quá! RB thay mặt chị “Về Huế” xin cảm ơn nguyễn văn sinh. Xin hỏi huynh là ‘Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất’ khác với ‘Giáo hội Phật giáo Việt Nam’ ở chỗ nào? Cảm ơn và mong gặp lại nơi đây, Xứ Nẫu thân yêu. Thân ái kính chào!
Đây là câu trả lời của “thành phần ngu dốt”:
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là giáo hội Phật giáo duy nhất hiện nay được công nhận và lãnh đạo bởi chính phủ Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam[1] và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, theo hiến pháp 1992 là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Giáo hội được thành lập sau Đại hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Quán Sứ, Hà Nội vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 nhằm thống nhất tất cả sinh hoạt Phật giáo của tăng ni, phật tử Việt Nam. Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ.
Phương châm của Giáo hội là: “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội.”[2]
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Giáo_hội_Phật_giáo_Việt_Nam
Hihi.. đọc thấy mắc cười quá hahah!
Bài thơ da diết quá.
thơ mềm như một dãi lụa vắt ngang dòng hương giang !!!!!
Huế là một dòng chảy không ngừng trong thơ ca và âm nhạc. Huế được tưới vào dònh cảm xúc của người thơTTCT rất miêm mang sâu đậm và nữ tính cùng ý thức của yêu thương… Xin tặng nữ thi sĩ một bông hồng trong giấc mơ hihi
Tình thân!
Thơ chị cũng như tranh thủy mạc …. chỉ chấm phá vài nét mà xao xuyến.
Thơ TTCT nhẹ nhàng mà rất sâu sắc. Viết về Huế như vậy là rất mới,những tứ thơ đó ít người cảm nhận được
Cảm ơn admin xunauvn.org NQH đã cho đăng lại bài thơ Về Huế. CT cũng rất vui và cảm ơn các bạn , các anh chị em đã vào đọc và cùng ” về Huế ” với CT.
Tác giả chỉ dùng một ít tính từ cảm xúc mà đã phục dựng nên xứ Huế rất nguyên bản rất đặc sắc.
Bài thơ đọc thích lắm chị à.
Những nét rất Huế được tác giả khám phá tất cả chỉ trong vòng vài câu thơ. Tài thật.
Đời người là những “chuỗi chu kỳ” trong cuộc sống với những khoảng thời gian khác nhau mà ta thường gọi là những “có không, không có” hay là về mặc tâm linh (có vẻ nghe như có chút mê tín dị đoan) mà theo quan niệm dân gian ta thường gọi là (những cái) “nhạp” (tức là những gì xảy ra theo chu kỳ giống như những gì nó đã từng xảy ra trước đó). Bài thơ “Về Huế” là thuộc dạng “chu kỳ” như RB đã nói ở trên. Sau đúng hai năm “được đặc biệt đăng lại”, đọc lại bài thơ vẫn hay như ngày nào. Đúng là thời gian trôi quá nhanh chị Cổ Tích nhỉ, mới ngày nào đọc “Về Huế” của chị đây, mà đã hai năm rồi; nhưng những gì thuộc về kỷ niệm thì thật là khó quên. Và như một “chu kỳ”, RB xin thân ái chào chị ạ với lời comment “vẫn như xưa”:
https://xunauvn.org/2014/07/18/ve-hue/#comment-92708
Chúc chị luôn vui khỏe, tươi trẻ và đẹp đẽ… Quý mến!
PS: Chị có tin không, VN rồi đây, tính theo “chu kỳ”, sẽ như là “một Tây Tạng” vậy? [A Di Đà Phật]
Comment cũ hay mới của Rong Biển cũng đều rất chân tình làm mình xúc động. Chúc RB vui nhiều và giữ mãi tình yêu văn chương. Chuyện “chu kỳ” như Tây Tạng mình mong sẽ không bao giờ xảy ra.
Về Huế là về với những kỉ niệm nhớ thương đong đầy phải không nhà thơ !
Cái cảm giác “sông Hương ngừng trôi sững một câu hò ” thật ấn tượng. Đó là một khám phá mới về Huế chăng ?
Cảm ơn bạn Đào Trí đã ” ấn tượng ” với câu thơ trong Về Huế.
Thơ mộng mơ như là xứ Huế.
Bai tho co nhav den dia danh Tuy Van. Ban da ve noi do roi chu ? Do cung la noi toi da sinh ra va lon len voi biet bao nhieu la ky niem em dem
CT đã đến Túy Vân khi còn học ở Huế, và đã có một bài thơ hoài niệm: Lảo đảo Túy Vân đăng trên trang nhà, bạn h-giang ạ. Chúc mừng bạn vì đã có một quê hương đẹp tuyệt vời.
May chuc nam khong tro ve tham que huong. Nho Hue rat nhieu. Cam on bai tho cua ban,mot bai tho hay
VỀ HUẾ…Rón rén nhẹ…Thời gian em bỏ ĐI…Giấc mơ thầm thì…-Sông Hương câu hò ngẩn ngơ…Sóng TÌM bóng ngày xưa…Hoàng thành rêu NHỚ…Thuở lá non tơ…Con đường quên ngủ…-Nỗi CHỜ…Ray rứt hoa tím đồi THƠ ”Nhịp Trường Tiền MỘT VÒNG CONG lửng lơ!”TÚY VÂN Bạc đầu khản giọng gọi đó!Siết tay đan nhau buồn gọi ĐÒ…Ơ…Huế thơ….!
Chỉ rón rén nhìn Huế, nhưng khoảnh khắc rón rén ấy Huế mới chính là Huế.
Huế mơ ,Huế mộng. Huế càng đẹp hơn qua thơ củ chị Cổ Tích.