Huỳnh Ngọc Nga
- Thanh và Thủy là hai chị em sinh đôi mồ côi lúc mới lên mười, cha mẹ mất trong một mùa lũ lụt miền sông Hậu. Một gia đình người Úc trong phái đoàn cúu trợ thiên tai quốc tế đã xin hai bé gái làm con nuôi và đem về Úc.
Mười năm sau, hai bé mồ côi ngày nào trưởng thành trên xứ người mang họ tên người nuôi dưỡng nhưng trong trí nhớ xa xăm cả hai vẫn còn hình ảnh về nơi họ đã sinh ra. Cả hai đều đẹp, nét đẹp Á đông thanh thoát dịu dàng nhưng tính tình họ lại trái hẳn nhau, Thanh thâm trầm sâu lắng, Thủy nồng cháy sôi động. Cha mẹ nuôi của hai cô giàu nhưng vô sinh nên thương hai nàng như con ruột, một đôi lần họ dẫn Thủy và Thanh về Việt Nam, viếng lại miền sông nước, nơi ngày nào đã cướp mất cha mẹ ruột của các cô.
Việt Nam cứ mỗi năm thường tổ chức các cuộc thi Hoa hậu người Việt hải ngoại. Thủy mau mắn xin phép cha mẹ nuôi được tham gia và rủ Thanh cùng hưởng ứng nhưng Thanh từ chối vì không thích những cuộc tranh đua như thế. Kết quả Thủy chiếm vương miệng Hoa Hậu Việt tại Úc và được về VN tranh giải Hoa Hậu VN trên thế giới. Thanh theo em gái trong chuyến du hành. Cả hai được cha mẹ nuôi cho một số tiền khá lớn làm lộ phí viễn du.
Về Việt Nam, trong khi Thủy bận bịu học tập nghi thức trong việc chuẩn bị cho cuộc tranh giải thì Thanh lẳng lặng về thăm quê nghèo, cô tìm tin tức người thân cũ theo trí nhớ còn sót lại sau bao nhiêu năm trôi dạt xứ người. Con sông nhỏ phải qua đò trên đường dẫn đến ngôi nhà cha mẹ ruột của Thanh vẫn còn đó, bà con chòm xóm bảo cứ đến mùa lũ lụt là nước sông cái lại theo giòng về sông nhỏ hăm doạ dân nghèo, đò chèo chống gian nan. Thanh nhìn con sông, ngắm chiếc đò, nhớ thẩn thờ cha mẹ. Một ý nghĩ thoáng qua, cô tìm quan chức địa phương dọ hỏi sự tình, tỏ ý muốn xây một cây cầu bắt ngang sông thay cho con đò chông chênh yếu đưối. Qua bao thủ tục rườm rà, nhiêu khê, giấy phép xây cầu được cấp phát. Cô đem tiền cha mẹ nuôi cho thuê người, mua vật liệu để ra công và việc xây dựng bắt đầu.
Thủy thi Hoa Hậu, vượt sơ kết, qua bán kết và vào chung kết. Đêm công bố kết quả có cha mẹ nuôi của cô từ Úc sang và chị cô ngồi dự dưới hàng ghế quan khách. Với sắc đẹp, tài ứng đối, nụ cười tươi, tất cả đã đem về cho Thủy chiếc vương miện Hoa hậu người Việt hải ngoại cùng với số tiền thưởng , tiền quảng cáo lên đến gần tỷ đồng tiền Việt. Đi đâu thiên hạ cũng nhận diện, trầm trồ gọi tên cô Hoa Hậu, Thủy hãnh diện, cha mẹ nuôi cô hài lòng, Thanh vui theo niềm vui của đứa em song đôi và không hề ghen tỵ.
Thanh đưa cha mẹ nuôi và em gái đi khảo sát việc xây dựng chiếc cầu, lúc đó vẫn chưa hoàn tất và đang cần thêm tiền để mua vật liệu lẫn gia công. Thanh ngỏ ý xin thêm tiền của cha mẹ nuôi để đắp vào sự thiếu hụt với số tiền cô ứng trước. Thanh cũng hỏi em xem cô có muốn góp phần hay không. Thấy cha mẹ nuôi gật đầu đồng ý chung sức góp phần, Thủy miễn cưỡng ký chi phiếu đưa tiền cho chị sau khi nhăn mặt, nói:
– Hai chị em mình giống nhau như hai giọt nước, nếu chị đi thi với em chắc cũng chiếm giải nầy,
giải nọ rồi chứ đâu phải bỏ công, bỏ của ra lo mấy chuyện xa vời nầy. Mình có còn ở đây nữa đâu mà chị nhọc tâm lắm vậy, việc nầy là việc của chính quyền sở tại mà.
Thanh từ tốn nhìn em:
- – Hoa hậu chỉ có một người, không lý nào chị đi tranh với em? Chúng ta ra đi nhưng trái tim còn ở lại vì là nơi mình đã chào đời, nơi xương thịt cha mẹ tan lẫn vào đất, nước, phù sa. Ngày xưa nếu có chiếc cầu thì cha mẹ chúng ta đâu phải sang đò để bị nước cuốn giật chìm. Nước mỗi năm mỗi về, hơn mười năm rồi đò vẫn qua sông, chẳng có gì thay đổi, đợi chính quyền chắc còn lâu lắm, mình may mắn có điều kiện vật chất tốt, sao chúng mình không thử thi đua với khắc nghiệt của dòng sông?
Cuối cùng sau một thời gian dài thi công, chiếc cầu hoàn thành trong sự vui mừng của mọi người.
Một vị trưởng lão trong xóm đề nghị đặt tên là “Cầu Cô Thanh””. Nước dưới sông vẫn lững lờ trôi, lũ chưa đến mùa nhưng chắc không còn ai lo sợ chuyện sang sông. Thanh nhường cho cha mẹ nuôi cắt băng khánh thành. Trong làn gió mơn man, Thanh mường tượng đâu đây nụ cười hài lòng của cha mẹ. Nhin xuống giòng sông, lóng lánh phản chiếu ánh mặt trời, nước dưới cầu dường như chói ngời hơn cả vương miện hoa hậu Thủy đội đêm hội hoa đăng, Thanh thấy mình cũng đang đoạt giải, giải thưởng của tâm từ, lòng chia sẻ mà ngày xưa chị em cô vẫn hằng nghe trong những lần theo mẹ đi chùa nghe sư giảng.
Mười năm lại trôi qua, hai chị em thêm lần nữa trở về, vương miện hoa hậu đã chuyển trao cho người khác từ lâu, chiếc cầu vẫn còn đó. Thủy không còn trẻ đẹp như thuở nào nhưng tấm lòng của Thanh vẫn còn tươi thắm mãi theo bước chân những ai xuôi ngược qua cầu , “Cầu Cô Thanh”.
Một đám lục bình đang lặng lờ trôi dưới chân cầu, nào ai biết chúng sẽ trôi giạt bến bờ nào, nhưng để có được lúc trở về nơi khởi điểm phải chăng chúng cũng cần hai chữ cơ duyên. Và giữa những vật chất hữu hình, chiếc cầu vô tri như một dấu ấn mang đậm hai mối tình, tình người và tình quê hương.
HUỲNH NGỌC NGA
Torino, ITALIA – 25.04.2015
Cứ tin rằng cuộc đời vẫn còn có những người tốt để còn tin còn yêu.
A ha, vậy là Bếp có bạn đồng tâm rồi. Cám ơn DDiep nghen.
Chúc những ngày tin yêu vào cuộc sống.
Có được mấy cô hoa hậu nhân từ này thì thiệt là có hồng phúc.
Hi hi..Xuân Lan cứ tin thì sẽ có mà, tuy không nhiều nhưng chắc chắn là có mà.
Vui khoẻ nghen Xuân Lan.
Hai chị em, như hai giọt nước nhưng ẩn dưới tấm thân mẹ cha cho là hai giòng suy tưởng không hẳn đã giống nhau. “Nghiêng” bên nào ư, chắc là không vì “ mọi chúng sanh thảy đều có lý” cả. “Lành” cả trong lối kể chuyện nhưng tác giả HNN cũng rất tinh tế khi chỉ nhắc về cái “tánh”, cái “tâm” của chị với em qua câu nói: “Hoa hậu chỉ có một người, không lý nào chị đi tranh với em”. Ừ, mà chắc cô chị trong câu chuyện kể này cũng chẳng tha thiết gì việc chen đua với bất kỳ ai vì cô đang bận bịu với những chuyện đại loại như “thử thi đua với khắc nghiệt của dòng sông” này vậy.
Đọc bài của HNN cũng tựa như buổi ban sớm đứng ngắm một bông hoa mới nở ngoài hiên.
Hai ngày bận bịu không vào xứ nẫu, hôm nay trở lại nghe được khích lệ bởi lời tử tế của Nhuận Đức.
Nếu Hai Chị em hân hạnh được NĐ coi là hoa mới nở bên thềm thì những lời khích lệ đó là những giọt sương mai làm hoa thêm sắc thắm,
Cám ơn bạn hiền nhiều lắm nghen.
Chúc mọi an lành trong cuộc sống.
Công việc nhà đã ổn chưa ,thưa chị !
Dạ, cám ơn anh đã quan tâm chia sẻ. Câu thăm hỏi của anh làm Bếp vô cùng cảm kích.
Mọi việc đã tạm ổn anh à, giờ là lúc chị em Bếp phải tận tâm chăm sóc cho nải chuối ba hương còn mãi trên cây tỏa hương để con cháu nó mừng.
Chúc anh và gia đình mọi sự an lành nghen.
Mong chị Hai khỏe lại.
Dì Ba nó an tâm đi, dù thế nào đi nữa cuộc đời vẫn trôi về phía trước, chị phải khoẻ để nương theo đó mà tiếp tục… trôi cùng cưng và bè bạn xứ nẫu chứ.
Nhớ giữ gìn sức khoẻ cho cưng và cả nhà nghen dì Ba,
Giữa những trang báo đầy rẫy chuyện cướp,giết,lừa phỉnh,câu chuyện ngăn ngắn này như một dấu lặng làm cho cuộc sống bon chen mệt mõi có chút quân bình,dù chỉ là một chút xiu xíu.
Bếp vốn sợ chuyện dữ vì hơi yếu bóng vía, cứ coi sách báo hay phim ảnh, dữ dằn là trước sau gì Bếp cũng nằm chiêm bao “thấy” chuyện vủ lực Bếp và khó an tâm ngủ lại lắm.
Tụi mình bắt chước Trịnh Công sơn để ngâm nga ” …”em ơi đưng tuyệt vọng” trước cảnh đời “hằm bà lằng” nầy đi Kim Hiền.
cám ơn Kim Hiền đã ghé qua và thân ái tặng lời còm.
ù
Chúc an vui nghen.
Giá mà cuộc đời thật có nhiều mẫu nhân vật thiện tâm như vậy. Nhưng…
Coccoc nên vui đi vì người tốt trong cuộc sống dù ít ỏi nhưng không thiếu đâu. Bếp đã thấy và nghe rất nhiều tấm lòng nhân ái của người Việt hải ngoại trong cũng như ngoài nước.
Cococ biết nũ tài tử Kiều Chinh không? Cô ấy đã đem tiền về xây trường học, làm cầu đường một cách nhiệt tâm.(ngoài cô 1ây ra, chắc chắn còn nhiều người khác làm y như vậy mà,…)
Ngoài ra, đọc báo, nghe tin Bếp cũng biết Saigon có rất nhiều nơi phân phát cơm miễn phí., những cơ quan nhận trẻ mô côi nuôi dưỡng, v.v…
Những tấm lòng vàng đó chứng minh rầng cuộc sống dù nhiêu khê “ô nhiễm” vẫn còn “thở” được lắm chứ chưa đển nổi khaăc nghiệt xấu xa lắm. Cứ tin sẽ thấy mà Đào Trí.
Cười lên đi, và tin tưởng lên đi bạn à.
Coccoc ơi, có chứ, có không ít những người như Coccoc mong ước lắm chứ.
Bếp biết nữ tài tử Kiều Chinh đã từng về quê giúp dân nghèo xây cầu đường, trường học.
Cũng như Bếp biết Saigon có rất nhiều địa điễm giúp đỡ miển phí các buổi cơm trưa cho người lao động bằng tiền của của những Mạnh Thường Quân đương thời.
Đó là chưa kể những cơ quan từ thiện nuôi trẻ mồ côi, giúp người già yếu (ca sĩ Phi Nhung là một trong những nhân vật từ tâm đó).
Theo Bếp, bất kỳ ở đâu, thời nào cũng có người tốt hoà lẫn trong những bon chen, xấu xa của của xã hội. Phải tin những tấm lòng vàng đó Cocococ à, chứ nếu không chắc chúng ta sẽ chết vì những nhiêu khê của cuộc đời nầy.
Vậy đó, Coccoc đừng bi quan quá nghen.
Thôi chết rồi, Bếp buồnngủ quá nên viết lung tung hết rồi. các bạn Đào Trí và Coccoc cứ đọc và nghĩ Bếp viết chung cho cả hai bạn nghen (để khỏi mắc công vie71t lại ấy mà). Xin lỗi hai bạn nnha.
Khúc ruột quê hương xa vạn dặm.
Vẫn còn đau đáu nỗi quê nhà.
Tại Bếp xa quê khi tuổi cũng sắp già nên muốn quên mà quên không được hai chữ quê hưong đó Hoa à. Bởi vậy nhớ đâu viết đó để gọi là chia sẻ nổi niềm với những ai đồng cảnh tương lân.
Cám ơn sự ưu ái của Hoa nhiều lắm nghen.
Chúc bạn hiền vui khoẻ.
Tôi thích chữ “tâm từ” mà chị đã nhắc trong truyện. Có tâm từ thì những chuyện từ tâm sẽ ngày nảy nỡ sinh sôi chăng ?
“Tâm từ” Bếp “cóp” trong các cuốn kinh Phật mà Bếp thường đọc đó anh Đào Trí à.
Đúng như lời anh nói, “Tâm từ” với “Từ tâm” vẫn thường đi đôi với nhau như lời Phật dạy.
Cám ơn anh đã ghé thăm Hai Chị Em .
Chúc anh và cả nhà mọi an vui,
Cho dù bài nầy không đăng tên tác giả, đọc xong, tôi cũng có thể sẽ đoán được do chi Huỳnh Ngoc Nga viết. Dấu ấn của chị đậm quá!
Dì tư, về “nhà” chị cho kẹo,
Chiếc Cầu như là vĩnh cửu! Trái tim Thanh khiết mang sự nhớ thương Tình yêu quê hương Cội nguồn Chiếc cầu nghĩa cử tấm lòng thiết tha!Nhan sắc người rồi phôi pha!Tình cảm vẫn là tất cả quí yêu !Những gì để lại mang nhiều ”Ý nghĩa cuộc sống lòng yêu mãi còn.?”
Chào “cô nương”, chào người tốt bụng của xứ nẫu vì vẫn luôn theo dõi động viên tinh thần các tác giả của những bài viết.
Bếp nghĩ Aitrinhngoctran cũng là người có “tâm từ” theo cách nhận xét của Bếp về bạn đó,
Thanh an nghen “cô nương”
“Tâm từ”.
Khánh Nguyễn thật tử tế.
Bếp sẽ chuyển đến “cô Thanh” từ tâm của bạn
Chúc K,Nguyễn mọi sự an bình nghen.
Tình quê hương tràn đầy nhưng …cấu trúc câu chuyện có lẽ còn thiếu điểm nhấn .
Bình nói thật chính xác, Bếp viết rồi đọc lại và thấy nội dung & hình thức nó lủng củng làm sao ấy (như vấn đề thời gian cô Thanh xin giấy tờ, tiền nong chi phí xây cầu có vẻ suông sẻ thái quá so với thực tế ngoài đời…v.v..) nhưng lúc ấy cái đầu Bếp không an, thì giờ không có nên cứ gõ chung chung và chờ được giúp đỡ chỉnh sửa lại cho đàng hoàng hơn. Bây giờ Bình là người đã “chỉnh” đúng cho Bếp rồi đó, cám ơn bạn nghen.
Chúc Bình và gia đình mọi an vui và chờ được sự nhận xét chân thành của Bình về các bài Bếp viết sau nầy nha.
Cách viết thật “lành “.
Cám ơn Kim nghen, “viết lành” ai cũng có thể viết được nếu muốn, Bếp đang học để có” tâm lành” (ít ra qua cách viết) vì Bếp thấy mình còn nhiều sân si trong cuộc sống nầy lắm,
Kim vui khoẻ và có được những điều lành trong đời nha.