Mộc Miên Thảo
- Bên lũy tre
Tiếng gà trưa
Xao vọng hồn quê
- Tờ kinh
Hương rã
Con chữ tọa thiền
- Mặt hồ
Chiếc lá rơi
Trăm con sóng gợn
- Bên cửa thiền
Sương rơi
Đóa quỳnh cười nắng khuya
- Mắt nắng
Giọt sương chao mình
Hỏi tìm nguồn cội
- Đóm lửa
Trên đồi vắng
Hoàng hôn rơi.
- Trang giấy
Cánh đồng chữ
Tôi gieo mầm thơ.
- Vớt vạt nắng chiều
Trong mắt em xưa
Về hong tình cũ.
- Sóng mắt
Tôi,
con còng gió
Giấc mơ dã tràng.
- Mặt hồ
Tà dương rũ bóng
Soi tuổi thơ qua.
11.
Tiếng ve
Không níu nổi chiếc lá
Thu rơi.
12.
Đêm lạnh
Dế mèn cựa cánh
Xé toạcbình minh.
(Mộc Miên Thảo – 8/2015)
Chị dốt thơ nên ko dám bình. Chúc em vui vẻ và tinh tế như nhịp điệu của thơ.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Haiku
Vậy theo tác giả qui luật thơ Haiku nằm ở đâu,hay chỉ là 3 câu là thành thơ Haiku ?
Nên đặt tên là thơ 3 câu,vì theo chỗ biết có giới hạn của tôi thì thơ Haiku có 17 âm tiết thì phải.
Viết theo trí nhớ, tặng Anh bài Haiku đạt giải nhất (2007?) của nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã:
Xó chợ
Chiếc lon rỗng
Hạt mưa mồ côi.
Chúc Anh vui.
Thả nổi nỗi cảm xúc…làm cho câu thơ rất phiêu
Thơ Hai ku hình như có qui luật riêng của nó. Qui định rất rõ về số câu chữ thì phải ?
Dịch giả, nhà văn… Nhật Chiêu có viết, trích lại gửi tặng Anh đọc cho vui:
“Ra khỏi đường hầm, con tàu đưa ta vào ánh sáng. Vẫn là thiên nhiên thôi, nhưng dường như ta chạm vào một cõi miền khác, mới hơn, lạ hơn, tuyệt hơn.
Kinh nghiệm đó giống như là ĐỌC thơ Haiku. Và BÌNH thơ Haiku cũng vậy.
Là phát hiện ra cái ánh sáng tuyệt trần khi ta vừa ra khỏi đường hầm của bóng tối tâm thức.
Tôi thật sự kinh ngạc khi lần đầu đọc bài thơ haiku của Buson:
Hana chirite
Ko no ma mo tera to
Nari ni keri.
Hoa đào rơi
giữa cành cây ấy
mọc lên ngôi chùa.
(Nhật Chiêu dịch)
Tất nhiên, ta biết, khi hoa đào đi rồi đã bay đến tận cánh hoa cuối cùng thì chỉ còn trơ trụi cây cành. Thì khi ấy lộ ra cảnh chùa, lộ ra “cửa không”. Dẫu là vậy cái thường ấy và cả vô thường ấy vẫn làm ta kinh thán. Như thể là chân như trong một sát na bỗng dưng lộ diện, như một tặng vật bất ngờ trao cho ta”…
Những câu thơ hay.
Qủang bá cho thơ Haiku làm chi thế tác giả ơi , vì bài thơ cũng đã đậm đà bản sắc việt nam và thơ cũng đã việt hóa,không còn là thơ haiku nữa
Tôi đâu có đi làm công tác “quảng bá”, nó đã tồn tại khá lâu rồi. Và, liệu phải đọc bằng âm Nhật 5-7-5) mới là Haiku?
Thơ mà bạn…
Đọc bài số 1 muốn chảy nước mắt.
Cá nhân tôi thích cách hình luận của Thu Tứ khi dùng “tiếng gà rừng” (Nguyễn Đức Sơn) và “tiếng gà nuôi” (Huy Cận, nếu tôi nhớ không lầm). Và, tiếng gà trưa bên lũy tre… làm bạn xúc động là niềm vui thật sự của tác giả.
Cái nick của bạn nói lên nhiều điều.
Xin cảm ơn và chúc vui.
Một phong cách thơ độc đáo. Nhưng làm chủ nó không hề dễ
Rất đúng anh ạ.
Trước tôi thích những câu đại loại như:
“Giữa mùa thu tàn
Vươn lên từ rác
Một cành Triêu Nhan”
(Thơ: Bashoo – Nhật Chiêu dịch)
Nay, mấy câu nầy của anh làm nguồn hứng khởi:
“Chầm chậm bướm ơi
Chút hương nầy
Hoa chưa trao làn gió”
(Phổ Tuệ)
Chúc anh vui.
Ôi thơ
Mộc Miên Thảo
Cánh đồng bất tận
Chị có hứa, MMT và nhiều người mong đọc thơ chị. Chờ mãi…
Kính chúc chị an vui, viết đều.
Bài nào cũng có ý nghĩa sâu xa
Thơ hay
Mười hai câu ý tình người Mười hai câu gói cuộc đời bể dâu!”Hồn quê, lũy tre ao sâu Gà trưa ,ve dế tiếng sầu ngày trôi…Tà dương ánh nắng mặt trời Chiều thu đông tối phận đời lá hoa!Lá rơi hoa rụng tình xa Tọa thiền tâm đỉnh du ca cõi miền…”
Một cách chia sẻ, góp vui… rất thường xuyên và không lẫn vào đâu của chị “aitrinhngoctrana”.
Chúc chị an vui luôn.
Bai thu 3 hay,y nghia sau sac
Mỗi người một cảm nhận riêng, khác. Và, từ đó… thơ… ra đời!
Xin cảm ơn “Nguyệt Mai”.
Thơ hay.
Thơ hay thì chỉ vài chữ cũng hay.
Chỉ vài chữ… cũng đã là ưu ái.
Cảm ơn “Cóc Xanh” & chúc vui!
wow!… Rất ấn tượng và thú vị. Tôi thích nhất bài số 6 ( Đóm lửa) và bài số 11( Tiếng ve). Có điều “trình làng” cùng một lúc 12 bài, vô tình làm “loãng” cái chiều sâu của mỗi bài, hơi uổng! Thêm nữa, một số từ để miêu tả tuy hay, nhưng có tính cách “tượng trưng” như:”Mắt nắng, Vớt vạt nắng chiều, Sóng mắt…” đặt ở câu đầu bài Haiku, hình như chưa “ổn” lắm, phải vậy không ta? Hôm nào về SG, nhớ mang theo thuốc nhức đầu để uống cà phê nói chuyện Haiku với anh Nhật Chiêu nhe!…Thân.
Xin cảm ơn Anh Ngô Đình Hải với nhận xét sâu sắc. Mong có dịp được uống cafe, trò chuyện với Anh và Anh Nhật Chiêu. Chắc thú vị lắm!
Có lần, trong bài “Hỏi…”, MMT dùng một bài Haiku làm bài dẫn. Đã lục tìm nhiều nơi nhưng không thấy bài dịch của Anh Nhật Chiêu, đành dùng bài của Nguyễn Nam Trân, đại loại thế nầy:
“Những đóa Triêu Nhan kia
Giờ đây cũng không đủ
Bầu bạn với ta đâu”
(Bashoo)
Hôm nào có dịp, Anh hỏi Anh Nhật Chiêu giùm nhé.
Chúc Anh vui, viết đều.
Những bài thơ đọc được. Cảm ơn tác giả
Tôi thích dòng thơ nầy đã lâu. Nay, có chút duyên làm tôi hứng khởi viết vài bài cho vui.
Cảm ơn anh đã ghé qua đọc.
Thơ Haiku nhưng việt nam hóa rồi
Có 1/3 bài là đọc hay
1/12 thì tác giả đã vui lắm rồi anh.
Cảm ơn.
Làm thơ theo khuôn phép thật là khó
Và, viết “ngoài khuôn phép” chắc gì đã dễ ạ?