Trần Thi Ca
(Kính tặng mẹ Nguyễn Thị Thanh)
đi qua đường Phụ Ngọc
mẹ đạp xe đèo con
cầu cũ[1] dầm mưa nắng
áo bay sờn tuổi xanh
*
đi về đồng lúa non
nước tuôn lành quê ngoại
vui bội lần biết khát
khoảng trời xưa “Bàn thành”[2]…
*
“kia là nàng cá nhép
quẫy thân mình long lanh
kìa đàn vịt ươm lông
thân thương ngùi nắng nỏ”
*
lũy tre vườn ven sông
đong đưa chòa bóng cát
ngủ quên thuyền lá reo
ngược dòng hay xuôi dòng?
*
quê hương mình đất võ
An Thái[3] niềm trông mong
ai qua cầu nón[4] ngỏ
vốc nước màu văn in…
Bai tho dien ta dung chat que huong Binh Dinh em dem
quê của mỗi người đều êm đềm trong trái tim, cảm ơn bạn Phulangsa
Thơ dễ thương,êm ả.
cảm ơn bạn Đào Văn Trí
Bài thơ dễ thương .
cảm ơn bạn Sông Hà Thanh.
Có một nhịp quê riêng tư nhưng thân thương,gần gủi với mỗi người chúng ta vì Nhịp quê cũng là nhịp quê hương
cuộc sống nhịp nhàng những sẻ chia, cảm ơn bạn Lê Tâm
Quê hương Bình Định mình trong thơ Nhịp quê rất nên thơ. Tình cảm mẹ con trong thơ chân chất mà cũng bao la vô cùng.
quê hương là niềm mong nhớ ngày về…, cảm ơn bạn Thảo
Nhịp quê êm đềm ,dịu dàng quá.
và chúng ta hãy giữ những nhịp quê êm đềm của riêng mình bên nhịp đập hối hả khác, cảm ơn bạn Thanh Thanh.
Cái cảm xúc mới là yếu tố thứ nhất làm nên vẻ đẹp của bài thơ.
và sự chia sẻ đến trong lòng bạn đọc có lẽ là yếu tố thứ hai vậy
Viết chân tình,cảm động
cảm ơn bạn Bắc Sinh động viên, chúc bạn an lành.
Một bức tranh quê hương thanh bình ,ngọt ngào .
và bất hạnh là chúng ta chỉ có một chiều đi về phía trước, quê hương thuở ấu thơ cua mỗi người cứ lùi xa mãi thôi, cảm ơn bạn Quang Dũng
Ten bai tho Nhip que hay
cảm ơn bạn Van Nguyen, chúc bạn an lành.
Thi ảnh, nhịp điệu, ngôn từ trong thi pháp không có gì lạ nhưng tình cảm đong đầy làm bài thơ dễ đọc
đi những con đường quen đôi khi có thể thấy một bông hoa dại nhỏ xinh, cảm ơn bạn Thinại.
Bếp đã xa nhà, đọc thơ TTC lại thêm nhớ quê và thèm được về quê để hưởng những êm đềm như thơ của quê hương Việt.
Cám ơn nhà thơ và cám ơn cậu Sáu đã gắn bức minh họa thật dễ thương cho bài.
chị Huynh Ngoc Nga luôn có quê nhà trong trái tim và trong những bài viết của chị, những người con xa xứ như vậy khi có dịp về thăm đường quê, xóm cũ… lòng sẽ nở rộ niềm vui, chúc chị và gia đình an lành.
Dùng nhiều từ lạ như “chòa bóng cát “…”màu văn in ” làm cho bài thơ thêm phần biểu cảm hơn.
cảm ơn bạn Manhkhoe, hi vọng từ lạ nhưng nhịp quê vẫn êm đềm…
Tôi thích cái tựa. Thích quá đi. Nó không lộ ra, không trần trụi như cái ngữ nghĩa hay dùng: “nhịp đập”, “nhịp sống”…v/v…Mà nó nhẹ nhàng hơn, tiếp nối hơn của những hồi ức, của những cái đã qua và những cái còn lại, xa và gần ẩn hiện…Nói thật lòng, với tôi bài thơ có hay, nhưng hình như vẫn còn thiếu, vẫn chưa chở hết được cái tựa, tôi đọc và chờ đợi ở TTC cái “nhịp” sâu lắng và tha thiết hơn là ở sự mô tả. Không biết đòi hỏi này có quá đáng không ta. Chúc vui. Hôm nào gặp.
dạ đúng là bài thơ còn nồng quá, cảm ơn anh Ngô Đình Hải đã động viên,em hi vọng sẽ sớm ngồi với anh và anh Sáu Nẫu nhà mình.
Đi mệt mà vui quá trời!?Nhìn thôi cũng đã hết mỏi cái chân?Cầu cũ đạp xe ngon lành?”Dưới cầu cá nhép vịt đàn bơi bơi…”Thấy thuyền tự hỏi ngược xuôi?Tre vườn bóng cát trời ơi quê mình!”Qua cầu nón ngỏ cái Tình…Đất Võ trời Văn in hình… bóng ai?”Định bảo Người làng An Thái ?Nhưng mà không phải dường đây người Miền…”
có những hoài niệm ấu thơ, cảm ơn chị aitrinhngoctran.
Miền quê và tình người trong thơ đẹp,êm đềm
mỗi người đều có những miền quê để nhớ về một khi nào đó, cảm ơn bạn Khungcuahep.
Nhịp thơ ,tứ thơ đơn giản nhưng đọc vẫn xúc động
cảm xúc của người ở xa quê nhà, cảm ơn bạn KThanh.
Hay
cảm ơn bạn MN động viên, chúc an lành.
Thơ thiếu mấy cái chú thích. Người không phải dân xứ nẫu sẽ không biết mô tê gì.
Cảm ơn bạn Văn Học, xin được gởi kèm chú thích ạ.
[1] Cầu Phụ Ngọc nằm trên đường Bình Định – Lai Nghi, nối đôi bờ sông Côn, kề đập Bẩy Yển, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, hiện cầu cũ đã hư hỏng, chỉ còn dấu tích, cạnh bên có một cây cầu mới thay thế.
[2] Các nhà thơ Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên, Quách Tấn trong nhóm Bàn thành tứ hữu có lần qua cầu Phụ Ngọc để lên An Thái, về thăm quê của nhà thơ Quách Tấn ở Tây Sơn.
[3] An Thái, thị tứ được hình thành cách ngày nay trên dưới 300 năm ở huyện An Nhơn (nay là thị xã An Nhơn), một vùng cư dân đông đúc với nhiều nghề thủ công như dệt, rèn, làm bún bên dòng sông Côn, bao quanh ba hướng còn lại là cánh đồng lúa phì nhiêu. An Thái cùng Đập Đá, Gò Găng, Cảnh Hàng là những địa phương nổi tiếng ở An Nhơn từ thế kỷ XIX.
[4] Nón lá Gò Găng, tên gọi có lẽ bởi nón được bán sỉ ở chợ nón Gò Găng (phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn). Nghề làm nón Gò Găng có từ thời Tây Sơn – Nguyễn Huệ. Ca dao có câu: “Cưới nàng đôi nón Gò Găng/Xấp lãnh An Thái một khăn trầu nguồn”