Huỳnh Ngọc Nga
Trời sắp sang đông, từ năm giờ chiều đèn đường đã sáng, còn vài tuần nữa là đến Giáng sinh, hoa đăng xanh, đỏ chiếu rực trên tiền diện các tiệm, quán hai bên đường, không khí ngày hội như được mời gọi bằng những dòng người tấp nập mua bán khắp nơi. Hôm đó là ngày cuối tuần, cha bận việc nên chàng chở mẹ đi thăm ngoại theo thông lệ mỗi tuần và bây giờ là chuyến trở về.
Xe rời nhà ngoại chạy đuợc một khoảng khá xa, đến gần ngả tư đường Allamano và Sebastopoli chàng giảm tốc độ vì đèn lưu thông bật màu đỏ. Chàng thắng xe dừng lại, một chiếc Alfa đen chắn trước đầu xe chàng, một cô gái từ vệ đường ranh giới giữa hai chiều xe tiến ra giữa lộ, trên tay cầm bốn con ky màu vàng bằng nhựa. Thiếu nữ rất trẻ, mái tóc nâu vàng xoắn quăn đuợc cột gọn thành búi phía sau không làm cô “người lớn” hơn chút nào hết, ánh đèn đường soi chiếu làn da mịn, chiếc cổ cao, đôi mắt sáng, cánh môi hồng cũng đủ cho người nhìn đoán cô chỉ khoảng chừng trên dưới hai mươi là cùng. Trời chiều, gió thổi từng cơn lạnh buốt vậy mà cô chỉ mặc mong manh bộ váy áo của nhóm người “bô hê miêng” với một chiếc khăn len choàng quấn cổ. Đến trước chiếc Alfa cô ngừng lại bắt đầu thảy ky làm trò như những nghệ nhân xiếc. Cô thảy rất thành thạo đẹp mắt, những con ky lên xuống như một chuổi ky liên tiếp dính liền nhau trên đôi tay thoăn thoát của cô. Biểu diễn chừng một phút cô dừng tay bỏ bốn con ky vào chiếc túi đeo trước ngực và bắt đầu đi từng xe để xin tiền. Chủ nhân chiếc Alfa mắt ngó thẳng về phía trước như chẳng quan tâm đến người “nghệ sĩ” bên đường. Cô gái tiu nghĩu bước đến chiếc xe phía sau, thấy chàng mặt cô dường như tươi lên, khẽ nhoẻn miệng cười duyên cô xoè bàn tay ra, chờ đợi. Chàng lắc đầu vì không đem theo tiền và cũng vì không thích lối “làm ăn” giữa đuờng như vầy, cô gái dợm bước đi nhưng mẹ chàng kêu cô lại và mở hộp xe lấy ra hai đồng euro bỏ vào tay cô, bàn tay xanh xao gầy ốm như vóc dáng thanh mảnh của nàng. Nét vui thoáng hiện , cô nhỏ nhẹ hai tiếng cám ơn rồi đi nhanh về xe phía sau, đến xe thứ tư thì đèn xanh bật sáng, cô bước vội lên lề đường trước khi những chiếc xe nối đuôi nhau tiến về phía trước.
Xe chạy, mẹ chàng còn ngoái đầu nhìn lại để xem cô gái thế nào, mẹ chép miệng thở dài:
- Tội nghiệp, trời lạnh và tối như vầy mà phải đứng diễn trò. Không biết mỗi ngày cô ấy kiếm được bao nhiêu tiền?
Chàng nhún vai, cười:
- Sao mẹ khéo lo chuyện ngoài đường. Cô ta phải ăn mặc như thế để làm động mối từ tâm của mọi người mà dễ xin tiền, mẹ không nghĩ thế sao? Con không thích mình cho tiền dễ dàng như vầy, thiên hạ thấy được sẽ kéo nhau ra đường mở gánh xiếc làm mất trật tự đường xá hết trơn mẹ à.
Giọng mẹ thoáng vẻ không hài lòng:
- Con không được nói như vậy. Không ai muốn sống cảnh khốn khó cả, vì cuộc sống phải bất đắc dĩ làm như thế thôi. Chúng ta may mắn hơn người có đầy đủ áo cơm, phải biết thương những kẻ bất hạnh hơn mình. Vài đồng bạc đối với chúng ta chẳng là bao nhiêu, nhưng biết đâu đó là tiền để mua buổi cơm chiều cho cô ấy. “Miếng khi đói bằng gói khi no”, tục ngữ Việt Nam thường nói thế, mẹ dạy con bao nhiêu lần, con không nhớ sao? Đôi khi vì miếng ăn người ta có thể làm điều xấu, giúp người tránh được điều xấu đó là mình đem hạnh phúc cho người và cho ta, con biết điều nầy không?
Chàng trai biết mẹ sắp giận nên vội vả nói:
- Xin lổi mẹ, con quên.
Chàng quên thật tình, quên mẹ đã từng nói rằng người Việt là giống dân hiếu hòa, hay xẻ chia cơm áo, quên trong người chàng có nửa giòng máu Việt của mẹ đang luân chuyển chung với nửa giòng máu Ý của cha. Chàng đang nói với mẹ bằng giọng điệu quê cha, xứ sở của kỹ nghệ, của khoa học tân tiến, lấy máy móc, sản xuất làm chuẩn mực định đo cuộc sống. Một số người dân nơi đây đang cố xóa tan dĩ vãng những năm tháng đói nghèo vì chinh chiến, quên cả thời con cháu cựu đế quốc La Mã phải di dân tìm đất sống tận bên kia Mỹ châu xa thẳm. Chàng đang bị ảnh hưởng của Lega, một đảng phái kỳ thị chủng tộc Ý, làm mất đi bản tính hiền hòa cố hữu mà mẹ cha chàng đã uốn nắn chàng từ thuở còn thơ., đảng phái đó lợi dụng tình trạng một số di dân đến từ các nước kém mở mang ngày càng một đông để cổ động phong trào bài ngoại mạnh mẻ vì trong những di dân đó có một số thành phần bất hảo cướp của, giết người, buôn ma túy, nuôi gái mãi dâm, v.v…làm xáo trộn đời sống an lành của người bản xứ khiến họ đâm ra có thành kiến với người lưu lạc. Ngày trước chàng cũng biết chan hòa chia xẽ với mọi người lắm chứ, nhưng những con tàu lớn, nhỏ cứ lần lượt đưa di dân khắp nơi đến đây khiến tình hình kinh tế, chính trị nước Ý nầy ngày càng trở nên khó khăn hơn khiến chàng đâm ra ác cảm với những người ngoại chủng. Nếu không nhờ có mẹ và cha chàng……….
Cha chàng nhắc nhở chàng nhớ lại lịch sử di dân của dân tộc Ý, một dân tộc hào hùng trong quá khứ và một số người dân nơi đây như vẫn còn ngủ mê với những quá khứ hào hùng đó để miệt khinh đám di dân khốn khổ đang từ muôn phương tìm đến. Riêng cha thì trái lại, cha bảo chính những người ngoại chủng đó đang chống đở cho đất nước của chàng tránh khỏi tình trạng thiếu nhân lực, suy giảm sản xuất, và nhất là giữ mức quân bình cho dân số vì người dân nơi đây số sinh rất thấp trong lúc số người già lại gia tăng. Cha bảo cuộc sống thời nay không phải như thuở xa xưa, lúc mỗi quốc gia chỉ biết khư khư sống cho riêng mình mà phải biết nương tựa, giúp đở nhau, ít ra cũng phải tôn trọng những ký kết trên văn bản, hiệp ước quốc tế giữa các cường quốc và các xứ sở chậm phát triển. Lời cha có lý, cái lý của người dân một nước giàu mạnh đang ban phát ân huệ cho kẻ khác và có cả tình người, cha bảo bất cứ môi trường nào cũng có kẻ tốt, người xấu, nói theo cách của mẹ thì “mía sâu có đốt, nhà dột có nơi”. Cây mía mẹ nói không phải chỉ đơn thuần là một sản vật để ví von mà còn là một cái tên trong muôn ngàn cái tên khác để mỗi khi có dịp là mẹ nhớ một nơi mà mẹ đã bỏ ra đi. Chàng chợt nghe hối hận khi nói câu phủ phàng về cô gái lúc nảy mà quên rằng mẹ chàng cũng là một di dân từ phương xa đến.
Không biết ngày mẹ đặt chân lên đất Ý trời đẹp hay xấu, chàng chỉ nghe mẹ kể lúc đó mùa đông sắp tàn, trời vẫn còn lạnh giá, mẹ đem sang xứ người niềm đau của bông lúa nhỏ trời nam bị bứng gốc để theo gió bay tận trời tây. Bông lúa nhỏ nhoi quá nên không mang nổi hết nắng miền nhiệt đới sang sưởi ấm tâm hồn mẹ trong những ngày đầu phiêu bạt. Mẹ may mắn có dì dượng bảo trợ để không phải giải dầu cơ cực vậy mà mẹ vẫn khóc vì nổi nhớ thương về cố quận. Nước mắt đó được cha lau khô bằng mối duyên thiên lý, bằng sự chào đời của hai anh em chàng. Hơn hai mươi sáu năm qua rồi, mái ấm gia đình đã đem đến cho mẹ nụ cuời, nhưng cứ mỗi độ đông về trong nụ cười của mẹ như phảng phất đâu đây vẻ ngở ngàng trong mùa đông đầu của một cánh thiên di nơi đất lạ. Mẹ bảo phải đi xa mới biết nhớ nhà, phải lênh đênh đất khách mới biết quê hương mình là đệ nhất. Mỗi lần nói về nơi chốn đó mắt mẹ long lanh sáng, mẹ cười xa xăm, kể quê hương VN của mẹ có dáng thanh mảnh của một hình cong chữ S trải dài bên bờ Thái bình dương xanh ngát hiền hòa, có núi cao, sông dài, đất rộng mênh mông với miền trung như một đòn gánh mang hai đầu hai thúng lúa bắc, nam. Hai miền nam bắc đó xuyên sơn cách trở nên dù chung máu xương da thịt vẫn khác biệt bao điều, miền nam của mẹ không biết bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cũng như miền bắc xa xăm không có hai mùa mưa, nắng; tính người cũng chẳng giống nhau, Bắc uyên thâm cẩn trọng, Trung kiên nhẩn cần cù, Nam hồn nhiên quảng đại. Tất cả các tính chất đó tụ hội lại để dân tộc Việt của mẹ mang đủ đầy sắc thái của một nơi mà địa linh, nhân kiệt đã tạo nên biết bao trang sử oai hùng. Khác nhau vậy đó nhưng trên trái đất rộng lớn nầy có lẻ chẳng dân tộc của một quốc gia nào có danh nghĩa “đồng bào” như nước Việt ngàn thương của mẹ, vì dân tộc Việt cội nguồn con Rồng, cháu Tiên chung bọc trăm trứng của Tổ mẫu Âu Cơ sinh ra mà. Đó là huyền sử VN mẹ vẫn kể mãi cho anh em chàng nghe, còn những gì thực nhất của quê ngoại chàng vẫn được biết đến là từng món ăn Việt mẹ nấu hàng ngày hay trong những ngày giổ, Tết mang đậm tính dân gian mà mẹ vẫn đem theo trong cuộc sống đờì thường cho dù không trọn vẹn đủ đầy hình thức, làm sao đầy đủ được khi bên kia trời nam mọi ngườì nôn nao đón Tết với nắng ấm, mai vàng thì bên đây sương giăng, gió rét. Mẹ sống hòa nhập như hạt đường tan trong nước, đem ngọt ngào cho cha con của chàng để tạ tình người bản xứ và cố dấu trong tâm nổi nhớ nhung khi mỗi độ đông về.
Tuần lể sau cả nhà chàng lại đến thăm ngoại, trước khi đi không hiểu sao chàng lại nhớ đến cô gái thảy ky và cẩn thận bỏ vào túi vài đồng tiền lẻ, mấy viên kẹo gừng gủa người nhà bên VN mới gửi sang. Chàng nghe mẹ thường nói “tiết đông hàn ăn gừng ấm dạ”, hy vọng đứng giữa trời trống trải, chút vị gừng cay sẽ làm cô gái bớt lạnh lùng. Và cũng ở khúc đuờng của tuần trước, cả mẹ và chàng đều thấy cô gái, cô đứng co ro dưới gốc cây bên đường, xe chàng không ngừng lại được vì lúc đó không phải đèn đỏ để ngừng. Dưới ánh đèn đường, bóng cô gái khuất dần dưới những tàn cây, mẹ ngoái đầu nhìn lại như lần trước và cũng không thiếu tiếng thở dài, chàng trấn an mẹ:
- Tuần sau con sẽ canh đúng đèn đỏ để ngừng, con giữ tiền lẻ và mấy viên kẹo gừng trong hộc xe cho cô ấy kỳ gặp tới nghen mẹ.
Mẹ gật đầu, nhìn chàng, vẻ hài lòng hiện lên trong đôi mắt mẹ và trong mắt chàng mẹ cũng thấy ánh lên nét đợi chờ. Mẹ tự hỏi, sự quan tâm của cậu con trai xuất phát từ tâm từ nhân ái hay từ nhan sắc dễ thương của cô gái thảy ky bên đường và bà mỉm cười vì dù gì đi nửa thì đó cũng là dấu hiệu của tình người với nhau.
Thời gian qua thật nhanh vào những ngày cuối năm, cứ như bánh xe nai của ông già Noel kéo ngày tháng bay mau để ông kịp thu gom quà cáp dành cho lủ trẻ đang háo hức đợi chờ trong đêm lể hội. Nếu ai hỏi chàng tin hay không chuyện ông Noel chàng sẽ đáp chàng tin hết tất cả những gì tốt đẹp mà các tôn giáo truyền lại cho thế gian nầy. Gia đình chàng là một cộng đồng bé nhỏ đa sắc màu, đa tôn giáo với những thành viên sống yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Cha mẹ chàng không nệ hà chuyện da vàng, da trắng, chuyện Chúa – Phật một nhà thì tại sao chàng lại phải thắc mắc vấn đề có hay không ông Noel đem quà cho trẻ giữa đêm Chúa ra đời. Cha bảo tôn giáo do con người tạo ra, lấy đó làm gốc để giữ nền nếp xã hội. Mẹ bảo trời cao cai quản muôn loài, Phật hay Chúa chỉ là danh xưng của đấng tối cao để làm đuốc soi đường cho thế nhân biết đâu là sai, trái để hành xử với đời. Theo mẹ lẫn cha, không có tôn giáo nào xấu mà chỉ có người hành đạo sai trái làm xấu mặt tôn giáo mà thôi. Với cha tin hay khôg chẳng quan trọng, cốt yếu là đừng hại người và đừng làm điều trái với lương tâm. Mẹ bảo phải tin, vì người có đức tin biết sợ làm ác và yêu điều thiện đức. Gia đình chàng có ngày vui mừng Phật đản, Vu Lan, ngày cúng giổ tổ tiên ông bà và có cả những ngày vui lễ Phục sinh, Giáng sinh . Bây giờ dù không còn bé bỏng nhưng anh em chàng vẫn nôn nao đợi đêm Giáng sinh trang trọng, đó gần như ngày Tết của quê mẹ xa xôi, ngày mà mọi người quần tụ bên bếp lửa gia đình khi ngoài trời băng giá. Chàng lại thơ thẩn nhớ cô gái thảy ky và tự dưng muốn biết cô ấy thế nào. Chiều nay từ viện đại học về, chàng lái xe đi ngược đường đến ngả tư cô vẫn hay đứng làm trò xiếc với hộp bánh nhỏ trong xe. Nhưng thật lạ, dù đã đậu xe bên lề gần đó để không phải án chắn lưu thông nhưng chàng chẳng thấy bóng dáng cô đâu hết, nhìn trước, ngó sau chỉ hoài công vô ích. Chàng quay xe về nhà, không kể gì với mẹ, nhưng một chút bất an len nhẹ vào hồn.
Những ngày sau đó mọi nghĩ suy về cô gái của chàng rồi cũng tan vào nhịp sống, chàng còn làm luận án ra truờng nộp vào những ngày đầu năm mới, bây giờ lại phải chuẩn bị quà sinh nhật cho thằng bạn thời trung học. Cái thằng Maurizio nầy sao khéo chọn ngày để ra mắt với đời, nhằm ngày Giáng sinh nó lại tu oa để hưởng ké ân sủng nhà trời, cứ mỗi năm lúc mọi người hoa đèn ăn lể mừng Chúa ra đời cũng là dịp nó thổi bánh mời sinh nhật bè bạn gần xa. Chàng và nó ở cùng chung cư, học chung trường từ tiểu học đến trung học, lấy xong bằng Tú Tài chàng vào Đại học thì nó lại thi vào ngành cảnh sát và mặc áo “bạn dân” từ mấy năm nay. Chiều nay như lệ thường hằng năm, chàng lên áo quần tươm tất, cầm quà đi thẳng đến nhà Maurizio trước khi nói với cả nhà rằng chàng sẽ về kịp trước lể nửa đêm để chung vui với ngoại và gia đình các dì, cậu.
Người nhà Maurizio đón chàng ở cửa, bạn chàng vẫn chưa về, bên trong nhà trang hoàng rực rở, ồn ào tiếng cười nói chen lẫn tiếng nhạc nhẹ phát ra từ chiếc hi-fi ở cuối phòng, vị hôn thê của Maurizio tiến đến bên chàng chào hỏi thân mật và nói:
- Chúng ta phải đợi thôi, Mauri mới gọi điện về nói là bận công vụ bất ngờ và sẽ về hơi trể một chút.
Nhưng chàng và mọi người không phải đợi lâu lắm, chỉ độ hơn nửa giờ sau thì Maurizio về đế nơi. Không khí nhộn hẳn lên trong lúc chàng cảnh sát trẻ vừa tháo khăn áo mùa đông vừa giải thích rõ ràng hơn lý do sự về muộn của mình:
- Mình xin về sớm rồi đó chứ, nhưng tới giờ chót xếp hạ lệnh đi tảo thanh “chị em ta” ở khu vực gần công viên Valentino, khoảng đường Massimo d’Azeglio. Xếp bảo, ngày Chúa ra đời thanh phố phải sạch sẽ. Bây giờ thì xong rồi, chúng ta bắt đầu vào tiệc nghen.
Maurizio kéo ghế ngồi gần chàng, bên kia là cô bạn gái của nó, vừa đưa dĩa bánh cho chàng nó vừa hỏi:
- Năm nay mầy có thể ở lại lâu hơn với bọn tao hay lại về sớm như mọi năm.
Chàng búng tay vào ly, trả lời:
- Bộ mầy muốn ông bà via của tao nổi dóa lên sao? Thông lệ nhà tao là đêm Giáng sinh mọi người trong nhà phải có mặt đầy đủ, mầy biết mà.
Maurizio gật gù ra vẻ hiểu biết rồi tặc lưỡi, nói:
- Nghĩ cũng tội nghiệp mấy cô nàng bị bắt chiều nay, giờ nầy đáng lẻ họ phải đoàn tụ chung vui với gia đình chứ đâu phải ngồi tù, ngồi trại như thế này, đa số họ là dân Đông Âu sang đây tìm việc kiếm sống, không hiểu làm sao lại lâm vào nghề nầy.
Và như sực nhớ ra điều gì đặc biệt, nó khẻ liếc nhìn vị hôn thê rồi ghé tai nói nhỏ với chàng:
- Có một con nhỏ tuy mặt mủi phấn son nhưng ra dáng con nhà đàng hoàng, đẹp và dễ thương lắm. Tao lén chụp được hình nó trong điện thoại di động đây.
Xoay qua cô bạn gái, thấy nàng đang tíu tít huyên thuyên cùng người ngồi cạnh, nó đưa tay vào túi áo lấy chiếc điện thoại di động nhỏ xíu ra bấm tìm hình đưa cho chàng xem. Chàng bỗng giựt mình khi thấy khuôn mặt nai tơ của cô gái thảy ky hiện lên, cũng mái tóc xoắn quăn búi ngược sau gáy, đôi mắt nai, chiếc mủi thanh tú, cánh môi hồng, làm sao có thể lầm được. Giật chiếc mày trong tay bạn, chàng hỏi tới tấp:
- Cô gái nầy tao biết, cô ta đâu làm “chị em ta”, cô ta thảy ky làm xiếc kiếm tiền trên đường đi Le Gru ở góc Sebastopoli và Alemano mà, coi chùng mầy bắt lầm người vô tội đó.
Maurizio nhăn mặt, có vẻ không tin:
- Thật không? Tao có thấy cô ấy thảy ky, thảy kiết gì đâu. Trời lạnh như cắt mà cô ta ăn mặc thật hớ hênh, đang đứng chùm nhum quanh đống lửa nhỏ cùng các “chị em ta” khác đó chứ. Có điều khi bị bắt, trong lúc các cô kia om xòm phản đối thì cô ta lặng lẻ khóc, tao thấy lạ nên lén chụp hình ả để đem về cho tụi bây coi. Hình như cô ta là người Romeni thì phải.
Chàng chợt nghe chút gì quặn thắt trong lòng, giờ thì chàng đã hiểu vì sao mình có sự bất an từ buổi chiều không gặp cô gái. Chàng bồn chồn hỏi bạn:
- Bây giờ cô gái nầy ở đâu?
- Ở Sở Cảnh Sát thành phố chổ tao làm chứ ở đâu. Mầy hỏi chi vậy? Không lẻ muốn đi gặp cô ta?
Chàng gật đầu, kể lại những gì mình nghĩ về cô gái trong lần đầu gặp cô thảy ky trên đường, kể luôn những lời mẹ trách , chàng thở dài nói với bạn:
- Có lẻ không kiếm được tiền độ nhựt qua ngày nên cô ấy ép buộc chọn cái nghề không vốn nầy. Mẹ tao nói đúng, những đồng tiền mình phung phí tiệc tùng, quà cáp, nếu xén bớt lại chút đỉnh có thể giúp được người khác không lâm vào cảnh khốn khổ như vậy. Tao muốn đi thăm cô ấy trước lễ nửa đêm, mầy đi với tao không? Tụi mình sẽ về nhanh mà.
Maurizio lưỡng lự:
- Tao mới về nhà, ngồi chưa nóng chổ mầy lại muốn tao đi nửa à? Mà sao mầy lại quan tâm đến cô bé đó vậy? Bộ cảm cô nàng hả?
Chàng bất ngờ nổi nóng:
- Không đi thì thôi, tao đi một mình. Bộ phải “cảm” mới tìm thăm “nó” được sao? Tao muốn làm một điều thiện trong đêm Chúa ra đời, chỉ vậy thôi:
Nói xong chàng xô ghế đứng dậy, Maurizio cũng đứng lên, mọi con mắt đổ dồn về phía hai người. Maurizio giơ tay lên giải thích :
- Các bạn chịu khó chờ thêm khoảng nữa tiếng nửa nghen, mình phải đưa thằng khó chịu nầy đi có chút việc riêng. Yên chí, mình sẽ về trước khi chuông giáo đường đỗ mừng Chúa ra đời và mừng…sinh nhật mình, hà hà……Giulia, cưng thay anh tiếp các bạn, anh sẽ kể lại mọi chuyện cho em và mọi người cùng nghe sau.
Nói xong nó quơ tay cầm mấy hộp bánh Pandoro, Panettone, một chai rượu vang để sẳn trên bàn rồi cùng chàng bước ra khỏi cửa, bỏ lại sau lưng gương mặt ngơ ngác của vị hôn thê và đám bạn bè.
Cả hai đến Sở Cảnh Sát độ mười lăm phút sau đó, Maurizio cho nguòi dẫn cô gái có hình trong máy di động lên phòng làm việc của nó có chàng đang đứng đợi. Chàng hồi họp chờ, không biết phải nói gì khi gặp nàng, cả hai đâu phải người quen của nhau. Cô gái đến, tóc tai bơ phờ, đôi mắt viền đen, môi son đỏ chót, một chiếc áo khoác ngoài của ai đó cho mượn phủ tạm trên bộ đồ mong manh ngắn củn cởn của cô, cô ủ rủ như người bịnh chưa dứt. Chàng chăm chú ngắm cô, đúng là cô gái thảy ky bên đưòng đây rồi. Maurizio hất hàm hỏi bạn:
- Phải người mầy nói đây không?
Chàng gật đầu thay câu trả lòi, xúc cảm nhìn cô gái:
- Cô là người thảy ky trên góc đường Alemano và Sebastopoli phải không? Sao cô không thảy ky nửa mà lại vào đây?
Cô gái ngó chàng, nét ngạc nhiên hiện rõ trong đôi mắt. Cô không nhớ chàng là ai nhưng đúng cô là người chàng đang muốn biết. Bằng giọng lơ lớ khẩu âm ngoại quốc, cô ấp úng:
- Không ai cho tôi tiền nửa cả. Tôi đói và có người xui tôi “đứng đường” kiếm khách để có tiền – Cô bật khóc – Tôi đâu muốn làm nghề nầy, tôi đâu muốn vào đây…..
Chàng ngó Maurizio như thúc bạn làm một điều gì. Anh chàng cảnh sát dịu dàng nói với cô gái:
- Cô an tâm, vài ngày nửa mọi việc sẽ được xét xử sao cho hợp tình, hợp lý. Cô sẽ không phả trở lại nghề nầy nửa đâu. Sẽ có cơ quan xã hội quan tâm lo mọi việc cho các cô. Chúng tôi đến đem cho cô và các bạn cô chút bánh, rượu mừng Giáng sinh.
Đợi Maurizio ngừng nói, chàng móc bóp lấy trong đó số tiền ít ỏi còn lại rồi đặt vào tay cô gái, chàng ngập ngừng nói:
- Tôi gửi cô chút ít để tiêu dùng khi cần. Mong cô lập lại cuộc sống mới, nhiều may mắn, hạnh phúc hơn.
Cô gái lúng túng cầm lấy, cô lí nhí cám ơn giống như ngày nào chàng nghe cô cám ơn mẹ chàng. Kim đồng hồ tường chỉ mười một giờ rưỡi khuya, Maurizio nhờ người đưa cô gái trở lại phòng giam. Cô khẻ cúi chào chàng và Maurizio kèm theo câu chúc :
- Buon Natale e grazie di nuovo. (Chúc mừng Giáng sinh và xin cám ơn lần nửa).
Chàng và Maurizio cũng chúc lại cô, gương mặt cô gái như sống động hơn lúc chàng mới đến và chàng cũng nghe nhẹ lòng hơn khi tiếng bạn chàng thúc hối bên tai:
- Chúng ta cùng về chứ? Hay mày muốn ở lại đây với cô nàng? Mọi người đang chờ chúng ta đó “ông tướng” à.
Họ về đến khu phố đúng lúc chuông nhà thờ gần đó vang đổ từng hồi báo hiệu giờ Chúa ra đời, trước khi mở cổng sắt chung cư, chàng xiết tay bạn :
– Cám ơn mày, Maurzio, nhờ có mày tao đã làm đuợc một điều tốt trong đêm Giáng sinh.
Maurizio vừa cười vừa lắc đầu, nói:
- Tao phải cám ơn mầy mới đúng. Mầy đã cho tao một ngày sinh nhật đầy ý nghĩa.
Chia tay Maurizio ở cửa nhà bạn sau khi chúc mừng sinh nhật nó và mừng Giáng Sinh, chàng phóng nhanh về nhà, người mở cửa cho chàng là mẹ, nét lo như còn đọng lại trên mặt khi mẹ nhìn thấy chàng:
- Mẹ tưởng con quên giờ về rồi chứ.
Chàng ôm hôn mẹ:
- Chuông đổ kìa mẹ ơi, con về đúng giờ Chúa ra đời đây. Chúc mẹ giáng sinh vui vẻ.
Mẹ và mọi người trong nhà cùng im lặng lắng nghe. Ngoài kia tiếng chuông vẫn từng hồi vang đỗ, đêm như sáng rực yêu thương nhân loại, đêm như dài không dứt tiếng chuông của Đêm Thánh Vô Cùng.
HUỲNH NGỌC NGA
Torino, ITALIA – 15.12.2009
Kính chúc chị và gia đình một năm mới an lạc.
Xin lổi Mai Hoa thật nhiều vì đã hồi âm quá trễ cho bạn nghen. Thiệt ra, Bếp tưởng đã phúc đáp hết cho mọi người rồi, ai dè còn thiếu Mai Hoa, lỗi tại Bếp “bỏ nhà” đi hoang lâu quá mới ghé về để thấy Moa đến viếng đó.
Cám ơn lời chúc bình an của bạn, mình đổi cho nhau ước muốn của Bếp y chang như vậy để trao về mai Hoa được không?
Các bạn xứ nẫu thân mến,
Chưa bao giờ Bếp bết bát như lúc nầy, cứ tưởng qua Noel rồi sẽ rảnh rang đôi chút, ai dè sau đó công việc lại càng đầy ắp hơn lên. Ngày trước con trai Bếp chưa đi làm xa, con gái chưa lấy chồng. gia đình quây quần bên nhau trong đêm Giáng sinh rồi những ngày sau chúng nó túa theo bè bạn, Bếp chỉ cần chuẩn bị cho tết tây. Bây giờ Noel là dịp để con trai Bếp về thăm (đi với bạn nó), con gái Bếp dẫn chồng về viếng, có cả sui gia nên ngày nào cũng là ngày “khói lửa mịt mờ” khiến Bếp đúng là tối tăm mặt mũi như dì Tư nó nói. Những lời còm mấy hôm nay đa số Bếp viết lúc nữa đêm về sáng (chẳng hạn như bây giơ đã gần 3 giờ khuya rồi) nên mắt mở hết muốn lên, vừa hồi âm bài của Bếp, vừa áy náy vì chưa ghé viếng bài của các anh , các bạn khác để viết đôi lời cho chẳng uổng công người viết và cũng là một cách cám ơn cậuSáu chủ nhà đã cho chúng ta có nơi trao đổi chữ nghĩa tâm tình với nhau.
Lá thư nầy Bếp viết vì cảm sự chia sẻ quá chí tình của dì Tư nó, Bếp phân trần để quý bằng hữu đừng phiền, đừng nghĩ Bếp thờ ơ với sự quan tâm của các bạn. Bếp sẽ cố gắng tranh thủ tói đa để đáp tạ tấm lòng của các bạn.
Ngày mai Bếp sẽ phải lôi con vịt 2 kí nằm trong tủ đá ra cho tan đá để chuẩn bị các giai đoạn quay nó dành cho bàn ăn đêm giao thừa tại nhà má Bếp, đó là món hơi cực nhọc, tốn thì giờ nhất trong các món tây ta mà Bếp lãnh phần nhận làm.
Hồi xưa còn nhỏ cứ Tết ta hay tây gì Bếp cũng mừng để được nghĩ học ở nhà “ăn Tết”, bây giờ già rồi, nghe Tết là phát rầu, rầu vì con đường phía trưóc coi bộ “gần đất, xa trời”, rầu thêm vì tốn tiền chợ búa, qua cáp ở thời buổi khủng hoảng kinh tề khắp nơi, và hiện tại Bếp đang rầu vì không có thì giờ hồi âm co bạn bè xứ nẫu.
Đôi hàng kể lể, mong được nụ cười hỉ xã của bằng hữu thân tình.
Năm mới bên ấy vui không chị ?
Chắc chị Nga bận tối tăm mặt mũi.
Tôi đã về Má tôi, hầu Bà mấy ngày, rồi vợ chồng về ở với Ba Má chồng mấy ngày. Nhiệm vụ đã hoàn thành nên giờ rãnh hơn chị Nga.
Xin thay chỉ kể Khungcuahep nghe chuyên ăn Tết ở Bắc Âu (khối Scandinavien: Nanuy – Thụy Điển – Phần Lan – Danmark).
Từ tháng 10 là các siêu thị đã bắt đầu lai rai bày hàng Tết, nhứt là vật liệu trang hoàng cây thông, đồ đạc loại có thể tặng nhau làm quà, giấy gói quà, nơ, đèn cầy đủ kiểu đủ màu đủ cở. Vô tháng 12 là khắp nơi giăng đèn kết hoa rực rỡ, nhứt là các shoppingcenter. Trung tâm càng lớn họ càng làm lộng lẫy để thu hút khách. Gần 25-12, trong các shopingcenter còn có ông già Noël vác bị đi vòng vòng phát quà, bánh kẹo cho trẻ con nửa.
Đêm 24 con cái thường tựu về nhà cha mẹ. Một năm về Ngoại thì năm sau về Nội. Đêm Noël ai phải ở nhà một mình là điều đáng thương, tội nghiệp nhứt trần gian nên có rất nhiều hội đoàn, người làm việc thiện nguyện tổ chức đêm Noël cho những người không có thân nhân bạn bè.
Đêm Noël họ thường ăn vịt quay. Họ nhét táo, táo Tàu vào ruột con vit, may lai rồi đẩy con vit vô lò. (con vịt của họ khô queo, dở ẹc hà. Tuy vậy chớ có một năm, tôi đãi ba má chồng của em gái tôi -người Danmark- tôi làm một con vịt xối mở thịt mướt rượt, ngon động thiên đình (tôi nghĩ vậy), thì trong tiệc, họ chỉ gắp 1 miếng 1, tôi cũng vậy, lịch sự gấp 1 miếng từ con vịt họ đem tới, tôi khen lấy lệ, họ cũng khen lấy lệ rồi sau đó vịt ai nấy ăn!) Họ ăn vịt với khoai tây ngọt. Ngon lắm. Bà con có thể lấy cách làm ở đây (cứ tạm nhờ Google dịch) http://www.arla.dk/opskrifter/brunede-kartofler/.
Ăn xong khui quà. Tôi ghét chuyện nầy lắm lắm. Không ai thiếu gì hết mà bày đặt phải tặng nhau thiệt là lãng phí. Ghét nhứt là sau Tết, trở vô học, học trò sẽ phải kể nhà mình ăn Tết với ai, được quà gì… khiến tôi dù nghèo cũng phải rán có quà cho con, kẻo chúng không thể kể cho cả lớp nghe.
Ăn tráng miệng là cháo nấu nhừ bằng sữa, ăn với bơ, đường và bột quế, bảo đảm dỡ ẹc.
Đêm giao thừa dành cho bạn bè. Cả ngày ăn, chơi sơ sơ, chờ 12 giờ đêm đốt pháo bông, rồi nhảy đầm suốt đêm.
Phải tới năm thứ hai mươi mấy trở đi , con cái tôi lớn, bắt đầu có chồng, có bạn trai, hoà nhập hẳn vô xã hội, tôi mới theo tụi nó mà vui được chút chút niềm vui “ăn Tết”. Trước đó, Noël, năm mới đối với tôi chỉ là mấy ngày được nghĩ, không làm tôi xao xuyến chút nào.
Phương Linh
Thường chuyện Tết nhất dù bất cứ ở đâu đều là vấn đề truyền thống, tập tục, thói quen, bời vậy Khungcuahep cứ tưởng tượng mình vui Tết ta thế nào bên nhà thì bên Tây thiên hạ cũng rần rần đón Tếttây gần y changnhư vậy. Nghĩa là cũng lương tháng 13 lãnh ra cúng hết cho mua sắm qua cáp, ăn uồng.
Bên mình Tết tốn tiền lì xì cho con nít, bên đây tết/Noel Bếp phải chạy mua quà cáp cho mấy đứa cháu nhỏ trong gia đình. Ăn uống cũng tưng bừng những món ăn truyền thống, cũng mê tín dị đoan chọn món nào mang hên đến cho trọn năm mới, chẳng hạn người Ý đêm giao thừa họ thích ăn giò heo hoặc dồi xúc xích với đậu lentiche (một loại đậu nhìn thoáng qa gần giống đậu xanh của mình nhưng hạt dẹp chứ không tròn lắm).
Mấy năm nay tình hình kinh tế khủng hoảng hầunhư khắp noi nên thiênhạ hơi bớt mua sắm nhưng bàn ăn lúc nào cũng đủ đây.
Những năm còn thoải mái, chưa Têt pháo đã nổ rền vang, ngay Tết nên cẩn thận đóng cửa sổ để đền phòng pháo bay phóng lọt vào nhà. nhà thương lúc nào cũng có người đến xin cứu cấp chữa trị vì pháo làm bị thuơng (đôi khi gây hoả hoạn, tử vong nữa), giống bên mình hồi trước ghê nơi phải không khungcuahep?
Năm nay, Tết cận kề rồi mà cơ hồ Bếp chẳng nghe gì hết, họa hoằn lắm thỉnh thoảng mới nghe vài tiếng đìđụng lạt lẽo.
Tết bên mình nắgn chói chang, hoa màu rực rỡ, Tết bên đây ra đường phải quấn áo, choàng khăn, mấy hổm rày có nhiều nơi tuyêt rơi trắng xoá.
Đó, sơ sơ chuyện Tết trời Tây. Khungcuahep thấy thế nào, Ta viớ Tây Tết nào quyến rũ, hấp dẫn hơn hả bạn?
Tới giớ Bếp “thăng” rồi, chúc bạn v àgia đình nhưữg ngày thnág troưcu mặt luôn đầy nắng ấm, niềm vui..
Đọc, đương nhiên biết ai là “Bà Mẹ” rồi! Em cảm động lắm. Sẽ học chị cách dạy con. Cám ơn chị chia xẽ.
Đề nghị chị nộp đơn xin việc làm khác thích hợp hơn. Tấm lòng nầy, cộng với khả năng nầy mà chỉ ở dưới bếp nấu canh thì uổng quá!
HPL
Chị vừa ướp xong con vịt, buồn ngủ nặng con mắt quá chừng nhưng sợ nợ nần vướng víu 2 năm sẽ làm ăn không kha nên ráng ngồi gổ thanh toán nghĩa tình bạn bè cho xong để ngày mai yên lòng ăn Tết tây.
Đừng sợ chị thất nghiệp mà tìm việc mới cho chị mắc công nhỏ à. Ông bà mìnhnói “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, chị bám trụ làm Bếp mấy chục năm quen rồi, cái nghề tuy chẳng cao sang nhưng quan trọng lắm chứ bộ, đố cưng có ai sống mà không ăn và có ai ăn mà không cần Bếp, hi hi,,,khi bao tử no nê thì tấm lòng mới thanh thản mà nghĩ đến tha nhân, bởi vậy đừng kêu chị bỏ ông bà Táo dì Tư nó ơi.
Trước thềm năm 2015,mươn trang xứnẫu, mượn lời hồi âm cho cưng và bạn hữu, chị thân chúc tất cả một năm nhiều sức khoẻ (điều nầy quan trọng nhất), vạn sự cát tường.
Chúc xứ nẫu vườn thơ / văn ngập tràn hương sắc, chủ vườn “làm ăn khấm khá”, khách vãng lai nườm nuợp suốt tháng, quanhnăm.
Các bạn hiền của Bếp ơi,
Bây giờ đã hơn 4 giờ sáng, Bếp mới về sau buổi họp gia đình dịp cuối năm tại nhà cô em của Bếp, mệt nhưng vui vì vậy dù buồnngủ Bếp cũng vào thăm xứ nẩu để xem mọi người ăn Noel ra sao. Nhờ vậy bếp thấy chuổng Giáng sinh đổ mấy ngày nay rồi mà Bếp ch8ảng có thì giờ vui đáp cùng bằng hữu. Và cũng nhờ vậy mới thấy xứ nẩu ăn Noel cũng xôm tụ vô cùng. Bếp không ngồi nổi để gỏ hồi âm, quý bạn chờ Bếp ngày mai nha. (nhoại trừ tin buồn của gia đình ông Cao đình Thục)
Trước khi “thăng”, Bếp thân nến chúc tất cả bằng hũu xứ nẫu một mùa Giáng Sinh an lành, những ngày lễ cuối năm hạnh phúc. Qua tết tây chúng ta chúc nhau nữa rồi chờ tết ta chúc lần thứ ba nghen các bạn.
Dễ thương
Lời chúc của Phúc An mới thật sự dễ thương đó, Bếp chắc sẽ có nhiều chuyện dễ thương cuối năm/đầu năm với lời còm dễ thương của bạn.
Chúc Phúc An và gia đình 365 ngày nhiều An & Phúc.
Vinh danh thiên chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm
Cám ơn Đông Dương với lời lành trong kinh thánh. Chúa hay Phật trên cao đang chờ chúng ta đi tiếp con đường thiện mà các Ngài đã vạch ra, năm 2015 hy vọng sẽ là năm bình an cho tất cả hén Đông Dương.
Chúc bạn và gia đình đón chào năm mới vui như pháo Tết.
Chắc giờ này chị Hai đang túi bụi ở Bếp. Mong một Giáng Sinh an lành ấm áp cho chị và gia đình.
Dìi Ba nó ui,
Chị đúng là túi bụi càng cua mấy ngày nay và còn túi bụi dài dài đến ngày con trai lên đường. Chị không dám than, vì cực nhưng vui và vô cùng hạnh phúc nên chị hài lòng lắm, chỉ than không có giờ hồi đáp bạn bè thôi.
Chị thấy bài mới của cưng rồi nhưng cho chị hẹn vào thăm trê trể hơn mọi lần nghen cưng.
Thằng Tôm Càng biết lật , biết nẩy chưa ? Hun nó giùm chị 2 cái thiệt kêu nghen.
Em kính chúc chi Hai và gia đình một đêm Giáng Sinh bình yên, hạnh phúc!
Út Hoàng ơi,
Nhờ cưng và bạn bè chúc an vui nên Giáng sinh nầy chị vui hết cở nhưng cũng mệt hết cở thợ mộc luôn (chắc tại Út quên chúc chị vui nhưng khỏe re đó, hi hi..)
Gần Tết ta rồi, cây kiểng trồng trọt năm nay ra sao rồi út?
Má khoẻ chưa? Cho chị kính lời thăm tía má nghen.
Hay.
“Nặng tình nặng nghĩa”
Hoa ơi, “nàng” làm Bếp tối nay ngủ ngon vì câu bình “nặng kí” như trên rồi đó nghen.
Cám ơn Hoa thật nhiều và chúc Hoa một năm mới tình nghĩa tràn đầy với những người thân mến của Hoa (dĩ nhiên nặng thiệt là nặng nha )
Cầu mong hồi chuông giáng sinh mang lại niềm an bình cho toàn thể chúng sinh đang chịu nhiều bất hạnh,cơ cực.
Đó cũng là ước mong chung của những ai còn có tấm lòng biết quan tâm đến tha nhân. Chỉ tiếc là bên cạnh đó thế gian nầy còn có quá nhiều ngườ chỉ thấy họ mà thôi.
Cám ơn sự chia sẻ của bạn, chúc Khung cuahep và gia đình một năm mới an lành, hạnh phúc nha.
Đại Muội Huỳnh Ngọc Nga , Huynh đề nghị Liên HQ cử muội làm đại sứ nhân ái đoàn kết nhân loại, bài viết cho thấy muội có một gia đình hạnh phúc, yêu đất mẹ cũng là yêu nhân loại, chi tiết thật quá như những trang nhật ký đầy cảm xúc, muội rất chịu khó viết, chúc mừng.! Huynh hy vọng muội viết truyện dài về bối cảnh riêng, sẽ hay và để đời được.. Tuy nhiên, Huynh xin nhắc một chút:
– truyện nên cấu trúc lại, cho nổi bật thông điệp của nhà văn; bỏ bơt chi tiết ngoài chủ đề;
– Có nhà văn châu Âu nói về truyện rất chính xác, Nhà văn là viết về một trong những sự kiện có thể xảy ra (xác suất),nhưng chưa xảy ra bao giờ.
Chúc Giáng Sinh và Năm mới hạnh phúc & thành đạt!
Triệu đại huynh kính mến,
Đang buồn ngủ, đọc mấy lời đề nghị của huynh làm muội vừa tức cười vừa tỉnh ngủ liền. Muội chờ được LHQ chấp nhận chức vụ anh đề nghị đây, dù chỉ là đại sứ trong bóng tối (không lương) như cánh tả Ý ngày trước khi chưa đủ phiếu nắm chính quyền nhưng họ cứ thành lập chính phủ riêng y như thật và gọi đó chính phủ trong bóng tối, hi hi…nghe cũng oai và hách lắm đó huynh.
Muội vui phá đáp tạ tấm lòng của huynh dành cho Chuông Đêm Giáng Sinh cũng như cám ơn thật nhiều những chỉ dẫn cách viết huynh khuyên muội. Muội không nghĩ sẽ làm nhà văn, chỉ viết như để có nơi chia sẻ với bạn bè chuyện người, chuyện ta và nhất là để đừng quên chữ Việt (may phước muội viết hoài như vậy mà cứ bị sai lỗi chính tả hoài đó huynh thấy không?).
Muội có cái tật không bỏ được, đó là tật nói/viết dài dòng lê thê, kể lễ con cà con kê. Nói chung chung thích ôm đồm thu trăm mối về một đầu sợi tơ dù biết sẽ dễ làm nhàm chán người đọc.Nay anh đã lưu ý như vậy thì muội cũng thử cố gắng xem sao.
Chúc huynh cùng gia đình 365 ngày an lành, vạn sự như ý và dồi dào sáng tác thơ văn
Chào chị Nga,
Một tiếng chuông thánh thiện đánh thức con người từ những cơn mê muội…
Chúc chị đón Giáng Sinh vui vẻ cùng gia đình và những người thân..
Dân & Elena dễ thương ơi,
Hai cô cậu ở bển có nhớ Natale Ý không? Năm nay Ý ăn lễ đìu hiu hơn những năm trước nhiều lắm. Dù biết đó là tình hình khủng hoảng kinh tế chung khắp nơi nhưng nhìn vẫn thấy buồn buồn chi chít.
Đón giao thừa Tây vui vẻ nghen “đôi trẻ”.
Chị kính lờì thăm mợ Hai và cả nhà.
Chúc hai em sáng tác/dịch đều tay.
Chào đồng hương, hình như ở nơi chị người ta chuẩn bị Giáng sinh hằng tháng trước, và điều này làm cho con người gần gũi và cảm thông với nhau nhiều hơn như câu chuyện chị kể. Cảm ơn chị đã giới thiệu cho bạn đọc xunau một câu chuyện nhẹ nhàng và nhiều ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh. Chúc chị và gia đình Giáng Sinh an lành.
Ciao đồng hương,
Mấy hổm rày Bếp mệt ngất ngư vì những ngày hội họp gia đình, cái đầu bị thiếu ngủ nó cứ quay quay như muốn bịnh nên Bếp thư từ cho bạn bè chậm trễ, cũng chưa kịp ghé thăm đáp lễ đồng hương. Xin lỗi bạn hiền nghen.
Chuyện Bếp kễ chỉ là những mãnh vụn trong cuộc sống hằng ngày mà chúng ta thường hay bắt gặp ở bất cứ nơi nào. Cám ơn đồng hương đã chịu khó chia sẻ, đó cũng là một cách đồng hương khuyến khích Bếp tiếp tục lượm lặt vá víu những mãnh vụn đó chuyển tải đến bạn bè.
Giáng sinh qua rồi, Tết tây sắp đến, đồng hương chuẩn bị “dzô, dzô” 100% chào năm mới cùng bạn bè chưa?. Nhớ đừng xỉn quá mà bà xã ở nhà nhăn nhó đó nghen.
Chúc đồng hương 365 ngày của năm 2015 nàng thơ luôn bay bổng.
Bao nhiêu năm đi xa vẫn đau đáu một tình quê, một bản sắc văn hóa Việt.Em thật nể phục chị
Ui chèn đát ơi, đừng “ca” Bếp quá làm bếp mắc cở đó nghen Thanh Thanh,. Bản sắc văn hóa thường tìm thấy ở đa số tất cả những người ra đi khi tuổi ngoài 30 vì đã sống và thấm nhuần quá lâu văn hoá quê nhà chứ không riêng gì Bếp đâu. Thiệt tình, lúc sau nầy bếp thấy mình hơi “bị” mất gốc vì bếp nghe pizza và spaghetti cũng không phải khó ăn nhưnhững năm đầu mới làm cô dâu xứ Ý.
Tuy vậy, đuợc Thanh Thanh nễ Bếp cũng cười tủm tỉm thích chí lắm đó nghen. Cám ơn niềm vui Thanh Thanh tặng Bếp nha. Đáp lại, xin chúc bạn nhữngngày tới an vui, hạnh phúc.
Em nghĩ tôn giáo nào cũng vậy thôi,cũng hướng con người đến với cái thiện
Kính chúc chị và gia đình giáng sinh ấm áp
Bếp cũng nghĩ sự thật là như vậy đó Hoàng Hoa, chỉ có người hành đạo xấu chứ không có tôn giáo nào xấu cả. Nếu không làm sao các đáng khai sáng có được nhiều người nghe theo để tạo thành một khối nói về tâm linh mà chúng ta gọi là tôn giáo.
Bếp cũng đáp tạ lại Hoàng Hoa bằng những lời chúc an lành cho mùa lễ cuối năm.
O noi nao cung vay,cung co nhung nguoi tot va nhung tam long vang
Cau mong mot mua giang sinh an lanh den voi tat ca moi nguoi.
Đúng đó Bình An ơi, xấu tốt trộn lẫn với nhau giữa cuộc đời nầy, ở đâu cũng vậy. Bởi thế, chúng ta đừng nên nhìn phiến diện một chiều ở bất cứ mọi trường nào là hay hơn hết.
Bình An chúc bình an cho mọi người là đúng quá rồi. Bếp nhận lời chúc và cám ơn bạn cũng như mong Bình An luôn mãi được an bình.
Kính chúc chị một mùa giáng sinh ấm áp,hạnh phúc
Được Thanh Quang chúc lành như vậy, chắc chắn là Bếp sẽ có nhiều an vui trong những ngày lễ cuối năm rồi.
Minh trao đổi cho nhau lời chúc tốt nghen, nhận giùm Bếp ước mong thấy Thanh Quang cùng gia đình nhiều an vui hạnh phúc cho nhữngn gày tháng trước mặt nha.
Giá ai cũng sống hồn hậu như vậy nhỉ.
Tại Ca Dao không chịu nhìn chứ cuộc sốngnầy người hồn hậu cũng nhiều lắm, chẳng hạn như Ca dao vậy đó vì chỉ có người hồn hậu mới thấy người khác hồn hậu thôi. Ông Phật bảo “Tâm mình sao thì thấy vạn thể cũng đồng với tâm” là vậy đó Ca Dao ơi.
Cám ơn Ca Dao và chúc mọi an lành, hạnh phúc cho tuơng lai nghen..
Chào Nga Tỷ,
“Chuông đêm giáng sinh” gõ…bằng lòng nhân ái,nhèh eẹ bên thềm Chúa sinh âm vang, sâu lắng…
-Chúc Tỷ-Quynh và Gia đình, đón Giáng sinh đầy tiếng cười hạnh phúc-yêu thương.
Xin lỗi Tỷ, bị nhảy dấu, đệ xin đính chính.là “nhè nhẹ…”nghen.
Thơ đệ của ngu tỷ,
Vào xứ nẫu sau nhữngngày lu bù “khói lữa” (vì bếp núc), ngu tỷ nhận ta thêm lần nữahai chị em mình thêm lần nữa có những cái gần giống nhau. Đệ coi đó, bên đây chị cho Chuông Đêm Giáng Sinh thì bên đó đệ cũng kéo Hồi Chuông Tình Đêm Noel, hi hi..cái điệu nầy bà con xứ nẫu nghe chuông của chị em mình điếc con rái luôn, vì chuông kéo liên hồi mà…
Cám ơn lời chúc của hiền đệ nghen. Ngu tỷ cũng chúc đệ và gia đình nhữngngày cuối năm an lành, hạnh phúc. Một năm 2015 vạn sự như ý và chờ Tết ta tỷ sẽ chúc tiếp theo luôn (còn tới gần 2 tháng mới tới Nguyên đán).
30 nam van chua nguoi ngoai sao ?
Hơi nguôi nguôi rồi Van Thanh ơi.
Những lần về sau nầy Bếp không tìm lại được hình ảnh ngôi nhà củ của mình (vì đã bị phá ra để làm đường, làm cầu qua bên kia kinh Đôi, kinh tàu Hủ), không tìm lại được những người thân quen cũ (một số người lưu lạc tha phương, một số chết vì già, bịnh). bếp ngô ngác như khách lạ du lịch chứ không nghe cảm giác đứa con trở về nhà nữa.
Lần đầu tiên về VN (1995) khi trở lại ý, Bếp khóc ở phi trường trước lúc lên máy bay. Lần thứ nhì, Bếp không còn khóc, lần thứ ba, bếp nôn nao về ý vì nhớ má Bếp, nhớ chồng, lần thứ ba, thứ tu bếp đếm ngày để về Ý vì…hết tiền xài. Vậy đó van Thanh à, cái tình hoài vọng ttheo tháng năm bay, không phải tại xa mà quên chỉ tại cảnh vật và con người thay đổi nên làm cái tâm mình cũng đổi thay theo. Không biết như vậy Bếp có đáng trách không?
Van Thanh đã hỏi một câu làm Bếp ..ngậm ngùi tự xét lại lòng bếp và…thở dài.
Van Thanh vui khoẻ và cùng gia đình hưởng những ngày cuối năm an vui nghen.
Kính chúc chị giáng sinh an lành
Cám ơn người dưng cùng họ, Bếp cũng xin chúc Huỳnh Hùng cùng gia đình nhữngngày cuối năm an lành hạnh phúc (Giáng Sinh qua hồì giờ đêm rồi, Bếp về xứ nẩu hơi muộn nên nói chúc nhữngngày cuối năm là vì vậy đó)