Huỳnh Ngọc Nga
CHƯƠNG I
GẶP GỠ
Trần xách ba lô bước theo sư Duy Trí, con đường từ chùa Ngọc Sơn lên am tĩnh tọa của sư ngoằn ngoèo khúc khủy như lối mòn của rừng rậm Amazonia bên châu Mỹ La-tinh. Hai bên vệ đường cây xanh phủ bóng, cỏ mai, hoa dại mọc đầy, bướm bay, chim hót hòa lẫn tiếng rì rào của gió, lá cây ngàn, thỉnh thoảng những bậc thềm được ai đó đẻo gọt sơ sài đủ cho khách bộ hành không bị vấp ngã bởi dốc cao gâp ghềnh rễ cây, đá tảng chen nhau. Có vài tiếng sột soạt trên cành cao, Trần ngước nhìn lên, tìm kiếm. Trên cao, một con vượn có bộ lông màu vàng nhạt ngồi giữa chảng ba một cây sao dầu đang khọt khẹt nhìn chàng như ngạc nhiên, như chào đón. Trần vui vẻ đưa tay vẩy vẩy nó, xa hơn một chút vài chú khỉ khác cũng đang níu cành đong đưa đùa giởn, không khí trong lành như thuở hồng hoang. Bước nhanh hơn để đồng nhịp với người đi trước, Trần hỏi sư Duy Trí:
- Ở đây yên tịnh thật, nhưng mấy con khỉ, con vượn nầy có phá phách lắm không anh?
Sư Duy Trí nhìn lên cao rồi quay sang ngó Trần, cười nói:
- Chúng nó hiền lắm, nhiều khi cũng nghịch ngợm đôi chút nhưng không hại ai, chú an tâm đi.
Rồi đưa tay chỉ con vượn màu vàng, sư nói thêm:
- Con vượn nầy rất đặc biệt, không giống mấy con đồng loại của nó đâu. Những lúc anh tụng kinh nó hay đến bên cửa ngó vào, im lặng cho đến khi anh xả tụng nó mới chịu đi. Thỉnh thoảng nó còn hái trái rừng đem đến bỏ ngoài am cho anh nữa chứ.
Trần ngạc nhiên, hóm hỉnh:
- Vậy sao? Hình như nó là vượn cái hả anh? Biết đâu con vượn nầy muốn anh thành ông Tô Vỏ (*) không chừng.
Nhà sư nghiêm trang ngó em, giọng trách móc:
- Anh là người cửa Phật, chú đùa như thế không nên.
Biết mình lở lời, Trần nhẹ giọng:
– Em xin lổi anh. Em không cố ý, chỉ vô tình nói năng theo thế tục mà thôi, đừng giận em nghen.
Và như còn thắc mắc, chàng tiếp:
- Anh tin thời buổi nầy có hậu duệ của Tôn hành Giả muốn nghe kinh để hoá giải kiếp thú không?
- Phật dạy chúng sanh – người, thú và muôn loài – đều có phần hồn và Đại ngã như nhau, tất cả chỉ là sự chuyển biến của căn nghiệp mà thôi. Nếu tin thì chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Không nghe tiếng Trần ứng đáp, sư quay nhìn Trần, hỏi:
- Chú mỏi chân chưa? Còn hơn đoạn ngắn nữa mới tới nơi. À, chú chưa cho anh biết lý do chú nằng nặc muốn lên chốn hoang dã nầy, để làm gì vậy? Thiếm và mấy đứa nhỏ không đòi theo chú sao? Nếu chú đến nhằm mùa kiết hạ an cư thì chắc anh không nhường chổ cho chú được rồi, kể ra chú cũng may lắm đó.
Trần nhăn mặt, rồi cười cười như không có chuyện gì quan trọng trong câu trả lời:
- Vợ chồng em vừa ly thân , hai đứa nhỏ ở với mẹ chúng. Em muốn thay đổi không khí cuộc sống nên “trốn phố lên rừng”, nhân tiện viết bài mới cho một tờ báo quen anh à.
Nhà sư dường như nghe chấn động, ông dừng bước, giọng thảng thốt:
- Mô Phật!!! Sao? Chú thiếm mà cũng vậy nữa à? Anh tưởng gia đình chú thiếm ít ra cũng khá hơn thiên hạ trong thời buổi nầy chứ. Vợ chồng có gì thì từ từ bàn bạc với nhau, việc gì đến nổi phải chia tay như vậy, chú thiếm không nghĩ thương mấy đứa nhỏ sao?
Trần cũng đứng lại, cúi mặt thở dài:
- Có những điều người ta chỉ thấy được sau hôn nhân, em đã cố gắng hết cách nhưng khi cái tình không còn nữa thì nắm níu cho lắm cũng chẳng ích gì, cải vả nhau suốt ngày chỉ làm khổ con cái thôi. Em chu cấp đều cho tụi nhỏ hàng tháng đấy chứ, ở với mẹ được săn sóc đầy đủ hơn ở với cha anh à, lúc chưa về đây em thường đến thăm chúng mỗi tuần.
Rồi như chán nản, chàng tặc lưỡi:
- Bây giờ em mới biết “Tu là cội phúc, Tình là giây oan”, phải chi em cũng tu như anh thì đở khổ rồi.
Họ lại tiếp tục đi, sư nhìn Trần như cân đo lời chàng than thở, lòng ông tràn ngập niềm thương cảm đứa em lắm trần tục lụy phiền:
- Không phải ai muốn tu cũng được đâu chú, mọi thứ trên đời nầy đều do duyên nghiệp tác tạo mà thành. Á, chú thành văn sĩ viết báo hồi nào vậy?
- Văn sĩ gì anh. Đi làm, vô sở những lúc rãnh, ăn cắp giờ của Cty viết bậy bạ chuyện người, chuyện ta rồi đem gởi báo, ai dè bài được chọn, từ đó em lai rai viết cho vui và chưa bao giờ hy vọng thành văn sĩ thứ thiệt. – Rồi bằng giọng nữa đùa nữa thật, chàng cười – Kỳ nầy lên núi, tìm được nơi thanh tịnh em sẽ cố gắng viết một “kiệt tác lớn” thử xem sao. Viết về anh hay viết về mấy con khỉ gió nầy nghen.
“Bịch”.., một nhánh lá xanh từ đâu liệng tới trước mặt hai người, Trần ngước tìm về hướng xuất phát và thấy con vượn vàng đang nhăn nhó khọt khẹt với chàng. Thì ra nó đang đi theo anh em chàng bằng cách chuyền cành trên những cây cao chạy dọc dài trên đường đến am tỉnh toạ. Sư Duy Trí gật gù bảo em:
- Nó đang chào mừng chú đó, viết về nó và tha cho kẻ tu hành này đi. Có gì vui đâu chuyện một ông sư với những tháng ngày lao tù khổ ải.
- Thì chính vì những gian truân đó mới đáng để em ghi chép lại cho mọi người hiểu vì sao một bác sĩ tài hoa như anh lại khoác áo sư ông, trốn thế gian tìm vui bên cửa Phật.
Sư Duy Trí bật cười khanh khách, tiếng cười vang vọng giữa ngàn cây như trêu cợt câu nói của cậu em từ xa mới về:
- Ai bảo với chú anh trốn đời tìm vui riêng bên cửa Phật. Chú có học mà còn nghĩ vậy thì người đời hẳn cho bọn thầy tu chúng anh là kẻ ăn bám thế gian mất rồi. Nhưng thôi, chú và mọi người muốn nghĩ sao cũng được, anh không bị động tâm đâu, chuyện tranh luận đúng sai nhân thế không là chuyện của cửa thiền chú à.
Nói xong sư im lặng bước, những bước chân chậm rãi nhưng khoan thai trên con đường ngoằn nghoèo, ngoằn nghoèo như nữa đoạn đời sư đã trải. Đã lâu lắm rồi, sư dường như đã quên những ngày tháng xa xưa, cái thuở mà hai anh em sư còn là những đứa trẻ ngây thơ sống êm đềm cùng cha mẹ dưới mái ấm gia đình. Cái tên Duy Trí bây giờ là tên nhà Phật, tên tộc của sư là Lê Trí, trưởng nam của đại phú Lê Trình, anh cả của Lê Trần, Lê Trung và cô em út Lê Trinh. Nói đến gia đình Lê Trình trước năm 75, vùng Rạch Giá – Hà Tiên ai cũng biết tiếng nghe tên, cái tên gắn liền với đất, đất cò bay thẳng cánh, cha truyền con nối với những đồng lúa vàng, ruộng muối trắng mênh mông.
Lê Trí tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa cùng lúc chiến cuộc nam-bắc ViệtNam đang hồi khốc liệt gần giai đoạn cuối, lệnh Tổng động viên khoác lên người chàng bộ quân y trước ngày miền nam thất thủ. Năm 75 quê hương thống nhất nhưng gia đình bao người lại khóc cảnh chia ly, đó cũng là cái giá nghiệt ngã phải trả của một dân tôc mà tổ tiên từ thuở hồng hoang đã bày chuyện phân chia sông, núi. Lê Trí vào trại cải tạo, bị di chuyển từ Nam ra Bắc, gia sản giòng họ bị tịch biên chỉ giữ lại được ngôi nhà hương hỏa. Bàn tay tài hoa của chàng ngày xưa dao, kéo, kim, chỉ cứu đời, cứu người qua các ca mổ xẻ giờ cầm cuốc, xuổng đào xới đất cứng, đá thô để biết thế nào là cách biệt giữa kẻ thắng, người bại sau ngày tàn cuộc chiến. Người vợ sắp cưới của chàng chưa đầy hai năm xa vắng đã gửi thiệp hồng vào tận trại giam báo tin ngày vui xuất giá. Bên ngoài, cha mẹ chàng dùng số tiền vàng còn giấu đuợc lo cho các em chàng vưọt biển. Nắm níu thằng trưởng nam còn trong lao lý đôi vợ chồng già cùng nhau ở lại chờ chàng, nhưng buồn trước sự mất mát gia sản của giòng họ nên cha chàng uất ức đến lâm bệnh nặng rồi qua đời không nhìn thấy mặt đứa con nào. Mẹ chàng tay bị, tay nải lặn lội từ Nam ra Bắc thăm con, nghẹn ngào báo tin nhà, đưa cho chàng mảnh khăn tang trắng, nhìn thằng con tiều tụy mà nước mắt bà lả chả tuôn. Tiền của, danh vọng, hạnh phúc gia đình chỉ một buổi đổi đời mà tan thành mây trắng, có còn lại chăng chỉ còn tấm lòng người mẹ muôn thuở tràn đầy tình thương con vô bờ bến.
Cùng trại cải tạo với chàng có một sĩ quan tuyên úy Phật giáo tên Nghiệp, ông đã để tóc dài lại theo năm tháng lao lung. Lê Trí ít khi thấy ông than thở như những người cùng cảnh ngộ, trái lại lúc nào ông cũng điềm đạm, thư thả trong mọi trạng huống chung của bạn tù. Mỗi tối truớc khi ngủ, ông ngồi thiền trong bóng đêm, sáng ông dậy sớm hơn bạn đồng trại để làm những động tác thể dục nhẹ nhàng. Thức ăn trại tù chẳng có chi ngoài rau luộc, thỉnh thoảng vài ba con tép mỏng, đôi miếng cá khô vậy mà ông không lộ vẻ gì sa sút dù ông chẳng “bề thế” hình thể hơn ai. Trong trại tù, ai cũng có thân nhân thăm viếng ít nhất một lần, nhưng Trí chưa bao giờ thấy ông đuợc quản giáo gọi tên để lên nhà họp mặt gia đình. Nhiều lần gần gủi ông để thì thầm tâm sự, chàng được biết ông là con rơi trước cửa chùa, được nuôi dưỡng và lớn khôn bằng lòng bác ái của thiền môn và thập phương bá tánh. Cảm ơn dưỡng dục, đứa bé bất hạnh tự nguyện học đạo từ bi để trở thành chú tiểu trẻ dù Hòa thượng trụ trì không ép buộc và muốn chàng đi tìm cha mẹ ruột của mình. Nhưng hiểu câu duyên nghiệp mà thầy hằng giảng dạy nên chàng chỉ chú tâm học đạo song song với những bài học của trường đời. Thời chinh chiến, lịnh tổng động viên không quên bất cứ ai cho dù là người thế tục hay kẻ tu hành. Đổ xong Tú Tài toàn phần, sau một thời gian ngắn đuợc đào tạo quân sự, chàng trở thành sĩ quan tuyên úy Phật giáo có mặt tại các Tiểu khu khắp bốn vùng chiến thuật của miền Nam. Tay chưa từng vấy máu ngừoi, miệng chưa từng giảng điều tai ác, nhưng chàng vẫn chẳng thoát khỏi luật chơi của trò đùa chinh chiến sau ngày miền Nam thất thủ và chàng đã gặp Trí trong gian lao của những người đồng cảnh ngộ. Họ thân nhau nhanh chóng bằng tình bằng hữu được liên kết bởi cái tâm lành của cả đôi bên. Thấy Trí hoảng loạn tinh thần sau ngày thăm của mẹ với tang cha cài trên tay áo, Nghiệp giảng cho Trí nghe chữ vô thường với câu hữu sanh hữu diệt; sự chuyển biến của tử, sinh, tan,hợp; dòng luân lưu giữa những xô bồ của nhân gian qua thành, bại, được, thua. Tất cả sẽ trở thành an tỉnh trong tâm hồn mỗi người nếu chúng ta nghĩ đó chỉ là hư ảo nhất thời để tự chế ngự bao vui, buồn, sướng, khổ quanh ta. Nghịch cảnh để tôi rèn tâm trí, để hun đúc nghị lực chứ đừng để nó hủy diệt tinh thần, ý chí của ta. Nghiệp khuyên Trí đừng thù hận những người đang làm khổ chàng mà hảy thương yêu và tha thứ cho họ vì tất cả chỉ là sự vay trả của chung nghiệp một đoàn thể và biệt nghiệp của mỗi cá nhân, lấy oán thù để đổi thù oán dân tộc sẽ chẳng bao giờ có được hòa bình cũng như cá nhân cũng khó tìm được sự thanh an. Trí lắng nghe say sưa những lời Nghiệp nói như một cậu bé thơ ngây nghe thầy giảng bài học đầu đời và dần dần chàng tự khám phá ra rằng tâm hồn chàng đang nhẹ bớt nổi đau thương cũng như những cực nhọc trại giam không làm chàng lo sợ nữa. Ước vọng duy nhất của chàng bấy giờ là được trở về để sớm hôm phụng dưỡng mẹ già và chờ đợi ngày gặp lại những đứa em trôi giạt phương xa
Nhưng nhà tu trẻ lại đuợc trả tự do trước Trí vào năm 1983. Ngày xuất trại, Nghiệp cho biết sẽ trở lại chùa xưa tiếp tục đời kinh kệ và làm những gì có thể để hoà nhập với giòng chảy của cuộc đời. Nghiệp nhắc lại nhiều lần với Trí rằng đi tu không có nghĩa là dứt hẳn liên hệ với thế gian, cũng không có nghĩa là trốn tránh trách nhiệm làm người. Tu hành theo sư có nghĩa là an tĩnh tâm hồn với Phật ở trong tâm cho dù sống giữa đời thường hay trong thiền tự, biết thương yêu và tha thứ, biết cho hơn nhận. Nghiệp ân cần mời Trí khi được ra trại nếu có dịp cứ đến Thanh Tâm Tự bên kia vùng Phạm thế Hiển, quận tám, Saigon để tìm chàng.
Năm 1986 Trí được trở về. Nhưng tất cả ra ngoài mơ ước của chàng khi về Rạch Giá, bước chân vào ngôi nhà cũ không thấy mẹ hiền mà chỉ thấy ảnh bà trên bàn thờ khói hương tẻ lạnh. Người đứng tên làm chủ ngôi nhà hương hỏa bây giờ là Dũng, đứa em bà con cô cậu ruột với chàng. Nó kể chàng nghe chuyện nhà trong thời gian chàng vắng mặt, mẹ chàng mất đã hơn ba năm trước khi chàng được thả, không ai báo tin cho chàng hay vì chẳng muốn làm chàng phải đau lòng thêm. Ngôi nhà được mẹ chàng sang tên cho cháu để khỏi phải bị tịch biên vì không người làm chủ. Dũng nói giấy tờ bây giờ làm lại khó khăn lắm và mời chàng cứ ở chung với gia đình cậu ta. Trí ngẩn người nhìn cảnh cũ, may mắn sao túi dụng cụ y khoa vẫn còn trong góc tủ, chàng ngắm đôi tay trắng của mình, với cái đầu hảy còn sáng suốt, chàng biết con đường phía trước không phải là ngỏ cụt chẳng lối ra. Ở lại với Dũng hơn một tháng, chàng thanh thỏa dứt khoát mọi gút mắt của cải trong nhà, bán đi một số tư dụng để được chút vốn nho nhỏ hộ thân rồi lạy bàn thờ cha mẹ, chàng mang túi dụng cụ y khoa từ giả nơi chôn nhau cắt rún, lấy xe đò lên Saigon, qua quận tám tìm lại cố tri.
Trí không ngờ chuyến đi đó là bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời chàng. Nghiệp đón Trí nơi thiền tự với áo nâu sòng, đầu trọc bóng cùng nụ cười rạng rỡ và Trí đã bị mê hoặc bởi cuộc sống đơn sơ, hiền lành nhưng hạnh phúc của chốn am thiền. Chàng như quên hết muộn phiền trần thế và trong những ngày tạm trú ở chùa cùng bạn, chàng quyết định chọn con đừơng kinh kệ để đi hết quảng đời còn lại cho dù bấy giờ chàng chỉ mới ở tuổi ngoài ba mươi. Theo lời khuyên của sư trụ trì và của Nghiệp, chàng xin đăng ký hộ khẩu tại đó và với kinh nghiệm của một bác sĩ y khoa ngày trước chàng làm đơn xin được phụ trách phân ngành y tế phường nơi cư trú. Ban ngày làm việc, đêm học kinh pháp, với trí tuệ và tâm linh chàng như đã tìm thấy được chính mình. Ngày Trí được làm lễ thí phát quy y, nhìn những sợi tóc rơi chàng mĩm cười nghe niềm thanh an len nhẹ vào hồn. Pháp danh Duy Trí ra đời từ đó. Vừa làm việc xã hội, vừa tu hành, Trí được mọi người nễ vì, yêu kính. Chàng cũng phải trải qua những kỳ thi giáo pháp và dần dần bước qua được những thứ bậc quan trọng trong giới luật nhà chùa.
Năm 2000, hòa thượng trụ trì chùa Ngọc Sơn thất lộc, sư Duy Trí được chính thức bổ về trông coi ngôi phật tự vùng xa nầy. Chùa nằm trên đường đi Blao, dưới chân một ngọn đồi nhỏ, qua khỏi triền đồi là một thôn bản dân tộc thiểu số. Từ bỏ chức bác sĩ y khoa để về Ngọc Sơn tự nhậm pháp, sư Duy Trí hết lòng chăm lo phật sự, ông xin phép chính quyền địa phương cho ông được giúp đở miễn phí dân trong vùng về mặt chẩn bịnh, cho toa và cất thêm 1 am nhỏ trên đồi dốc cao sau chùa để tu tỉnh trong những ngày an cư kiết hạ và hôm nay Trần đang theo chân ông “tạm lánh cỏi bụi trần” nơi chốn thâm sơn đó.
Cuối cùng rồi cả hai cũng đã đến nơi, Trần thở phào nhẹ nhỏm, bao nhiêu năm quen đường đất phẳng phiu chốn thị thành chàng nghe mỏi rời đôi chân với dốc cao gập ghềnh sỏi đá . Chiếc am con như túp lều của những nông dân dùng để trông coi canh chừng ruộng rẩy. Hai bên vách am làm bằng ván mỏng, nóc tôn trắng được phủ bên trên những lớp giây mây rừng chằng chịt, phần sau am là vách đá, phía trước trống rổng chỉ có 1 tấm phên tre chắn ngang đở gió. Hai anh em bước vào trong, chẳng có gì hết ngoài một tấm ván đỡ lưng, một chiếc bàn con và một cái ghế đẩu, vài quyển kinh điển được xếp cẩn thận đặt ở góc bàn. Một bệ thờ có hình Phật tổ với lư hương, chuông, mỏ và một bóng đèn nhỏ được dựng ở phần vách đá. Trên nóc trần, một ống néon dài năm tấc, điện được chuyền từ dưới chùa đưa lên. Tại góc bộ ván, dưới đất Trần thấy một chiếc lò dầu với hai cái soong nhỏ, cạnh đó một cái rổ nylon với một cái chén và đôi đủa bên trong. Bây giờ thì Trần đã hiểu tại sao ông anh mình lại bắt chàng phải đem theo mấy gói mì ăn liền và mấy chai nước lọc. Sư Duy Trí kéo tay Trần dẫn ra bên ngoài hiên và chỉ về phía trước con đường bên hông am:
- Cách đây không xa, có một con suối nhỏ chảy ngang, nước rất trong và ngọt, khi cần chú cứ đến đó mà lấy thêm nước đem về dùng.
Trần nghiêng tai lắng nghe theo lời anh nói, có tiếng róc rách của suối đang chảy thật, chen lẫn đâu đây tiếng xào xạc của gió lá giao hòa; chung quanh am mấy lán lan rừng tỏa hương ngào ngạt, hảnh diện phô trương sắc thắm giữa màu xanh cây cỏ; vài hạt sương tan chậm còn đọng lại trên lá long lánh như bụi ngọc; ánh nắng ban trưa chen qua những tàn cổ thụ chiếu rọi những tia vàng óng ả như hào quang tỏa rạng khắp nơi. Trần ngẩn người chiêm ngưởng nét hài hòa của trời đất, trong phút chốc quên hẳn có mình đang là một điễm nhỏ trong bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ đó. Chàng sảng khoái buột miệng:
- Đẹp quá, thật tuỵệt vời. Em sẽ ở đây “tu” luôn không thèm về Ý nữa.
Sư Duy Trí gật gù:
- Đừng nói trước, chỉ sợ chú đâm chán đòi về trước mùa an cư kiết hạ của anh đó thôi. Thôi, gần tới buổi chuông trưa và giờ thọ trai rồi, anh phải về chùa đây. Cần gì cứ xuống dưới nhà trai tăng mà hỏi. Ban đêm nơi đây hơi lạnh, chú có mang theo mền trong ba lô phải không? Nhớ đốt nhang bàn Phật mỗi ngày ba lần nghen chú, nếu chú không làm thì cho anh biết để anh hoặc người trong chùa lên đốt.
- Anh an tâm, những thứ cần dùng, em có đủ cả. Chuyện đốt nhang bàn thờ Phật, em lo được mà.
Đợi anh xuống đồi xong, Trần bắt đầu cuộc sống mới của mình. Chiếc ba lô to kềnh được chàng lôi từ trong ra một khúc bánh mì, một hộp cá thu, muối, tiêu đầy đủ. Chàng chợt nghe tiếng chí chóe ngoài am, phía trước trống bộc nên chàng nhìn thấy rõ con vượn màu vàng ban nãy đang ngồi nhổm trước cửa ngó chàng, phía sau nó năm, sáu con vượn khác cũng đang nháy nhó chàng bằng những đôi mắt tinh ranh. Trần chợt chột dạ, trời đất, nếu cả đám nhào vô một lượt phá phách chắc chàng hết đường “tu” quá. Như nghĩ ra điều gì, chàng mở ba lô lấy ra một hộp bánh bích quy rồi cầm từng chiếc bánh liệng ra ngoài cho lủ vượn. Trần ngạc nhiên thấy con vượn vàng thản nhiên không lượm bánh trong khi mấy con khác nhảy lăng xăng giành giựt nhau kêu chí chóe, ngắm kỹ nó hơn một chút, chàng khám phá ra nó là con vượn cái. Trần cười, bẻ một khúc bánh mì đang định ăn đưa ra cho nó, thân thiện :
- Mời “cô” ăn chung cho vui.
“Cô” vượn nhăn nhó mặt, tay cào cào bụng, bộ lông vàng xậm khiến nó có vẻ khác biệt hơn đồng nó rất nhiều. Trần nghe vui vui, không thấy sợ nữa, chàng đứng dậy bước ra ngoài hiên, đến hơi gần “cô” vượn, cầm nữa ổ bánh mì giơ tay đưa cho “nàng” trong tư thế thủ, sẳn sàng chạy nếu “nàng” phản ứng mạnh. Nhưng “nàng” thật ngoan, đưa cánh tay dài nhận bánh và ăn liền không “làm khó dễ” gì Trần cả. Ăn chưa hết “nàng” đã nhảy đi về phía đồng bạn sau đó cả đám biến mất trên những cành cây rậm lá.
Buổi trưa hôm đó Trần đánh một giấc ngủ dài đến gần xế chiều mới thức khi nghe tiếng chí chóe khọt khẹt của lủ khỉ – vượn lao xao ngoài hiên. Nằm trên ván nhìn ra, Trần ngạc nhiên thấy một quả mít tố nữ đặt trước liếp cửa, cạnh đó con vượn vàng nhảy nhót ngó chàng như chờ đợi chàng ra nhận “quà”. Nhớ lời anh kể là “cô” vượn thỉnh thoảng hái trái cây rừng đem tặng, chàng sực phì cười, kể ra ở đây đâu đến nổi cô đơn như chàng tưởng. Và Trần nhảy phóc xuống đất, đi ra ngoài cầm quả mít lên ngắm nghía, “ đâu phải mít rừng “, chàng nhận xét rồi ngó “cô” vượn chàng hỏi:
- “Cô” hái trộm vườn người ta phải không? – và lắc lắc đầu tỏ ý không bằng lòng, chàng tiếp – Đừng làm như vầy nữa, tui không nhận đâu nghen.
“Cô” vượn không biết hiểu thế nào nhưng cô có vẻ hài lòng khi thấy Trần cầm quả mít đem vào để trên bàn, “cô” lăng xăng một chút rồi đu người lên cành cây gần đó, ngồi ngó chàng. Trần nghe vui vui, lấy tay vẩy vẩy “cô” nàng với ngụ ý làm quen. Nhìn khỉ, vượn hoài cũng chán, thấy nắng chiều chưa tắt hẳn, Trần lửng thửng bách bộ về hướng suối chảy. Càng đi tới trước phong cảnh càng hữu tình trong nét hoang sơ. Con suối nhỏ với lau lách mọc đầy, chỉ có một khoảng trống ven bờ chắc là nơi anh của chàng thường ra lấy nước. Đang đứng ngắm cảnh trời mây, chàng lại nghe tiếng sột soạt phía sau, quay lưng lại nhìn thì ra lại là “nàng” vượn vàng tử tế. Trần bắt chước gương mặt Tề thiên, chum môi, nhúm mủi lại ngó “nàng”:
- Anh mới đi có chút xíu mà “em” đã theo canh chừng rồi sao?
“Cô” vượn đưa tay gải gải mặt, ngó chàng chòng chọc rồi mon men đến gần chàng hơn một chút, Trần cười thân thiện, thử chìa tay ra trước mặt “nàng”, con vượn vàng tần ngần giây phút rồi đưa tay gải gải nhè nhẹ vào tay chàng, xong nhanh như chớp “cô nàng” phóng qua bên kia suối, biến mất giữa ngàn xanh. Trần cười, quay về am, lôi trong ba lô ra những thực phẩm khô làm phần ăn buổi chiều, ăn xong chàng chừa một khúc bánh để gần liếp cửa như chừa phần cho “cô” vượn rồi vặn đèn, mở máy vi tính để viết bài. Chàng chợt thừ người khi thấy ảnh hai đứa con chàng hiện ra trên khung hình, những gì chàng muốn quên bỗng trở về với nụ cười hai đứa trẻ trong đó. Đến giờ phút nầy chàng vẫn chưa hiểu mình đúng hay sai khi hạ bút ký tên vào tờ ly thân với vợ chỉ vì lý do bất đồng chính kiến, và càng nực cười hơn khi những chính kiến đó không dính dáng gì đến quê hương Việt-Nam của cả hai.
Trần lắc lắc đầu như để tìm lại sự tỉnh táo trong tâm hồn, có cái gì đó trong đôi mắt hai đứa trẻ khiến chàng nhớ những tháng năm đầu vợ chồng hạnh phúc. Thứ hạnh phúc đơn sơ của hai kẻ giạt trôi trên đường vượt biển tìm đất dung thân lánh xa miền đất đang đổi chủ, đổi màu cờ. Đồng thuyền, đồng cảnh, đồng tuổi trẻ với bao mộng ước tương lai, họ đến với nhau dễ dàng như cá nước gặp nhau trong mùa trăng sáng. Nhưng trăng không sáng mãi một tháng ba mươi ngày nên tình của họ cũng không tròn theo con dấu đóng của chính quyền trên tờ hôn thú. Sống nơi xứ người họ như cây non bị bứng rể trồng nơi đất lạ, vì sự sinh tồn cây vươn rể hòa nhập vào đất mới, lấy chuyện quê người làm chuyện tranh đua đời mình. Cái xứ Ý nơi họ dừng chân đã thành rồi quê hương thứ hai của họ, những đứa con ra đời rành rẻ mì ống, pizza hơn thịt kho, mắm mặn. Cái quốc tịch của xứ sở Dante, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Garibaldi, v…v… cuốn hút họ trong nhịp đấu tranh chính trị sôi nổi với những đảng phái tả, hữu của chính truờng. Bây giờ là lúc chữ đồng tâm rạn nứt khi chàng theo tả mà nàng lại ngả về hữu. Ban đầu vợ chồng chỉ tranh cải xoàng trong những buổi ăn khi coi TV vào giờ tin tức, dần dần tình thế căng thẳng hơn khi họ cầm phiếu đi bầu và cuối cùng mọi việc thật sự khó khăn lúc vợ chính thức có chân trong đoàn thể cánh hũu, cứ mỗi tuần đi họp nhóm, mỗi tháng đi họp đảng, đó là chưa kể một đôi lúc vợ lại tổ chức họp hành ngay chính tại nhà bất chấp sự khó chịu của ông chồng theo cánh tả. Hai đứa con mà ngày xưa họ bảo như keo sơn gắn bó tình chồng vợ thêm nồng ấm, ngày nay chúng không còn đủ hiệu lực làm chất dính để cứu vãn sự tan vỡ của mẹ cha. Ở những xứ tây phương nầy không có chuyện “chồng chúa, vợ tôi” cũng không có câu “phu xướng, phụ tùy” mà chỉ có sự ngang hàng bình đẳng, thứ bình đẳng để cá, nước lìa nhau khi ai cũng cho cái lý thuộc phần mình. Cả hai đồng ý hạ bút ly thân sau ngày vợ Trần được đoàn thể hữu phái đề cử ra tranh ghế chủ tịch Hội đồng Quản trị Hành chánh Thành phố nơi họ đang ở.
Trong thời gian chờ đợi Tòa hòa giải để quyết định chuyện ly dị hay không, những đứa trẻ được Tòa ủy nhiệm cho ở với mẹ chúng và Trần phải chu cấp một khoản tiền cho chúng hàng tháng. Trần nhường nhà cho vợ tự do hội họp, chàng mướn một căn hộ nhỏ để ở rồi lấy những ngày phép thường niên của sở làm để nghĩ dài hạn một tháng về Việt-Nam thăm anh và viếng mộ mẹ cha. Buồn đời, chán tình, hai thứ đó chưa đủ sức để Trần dứt bỏ những phiền lụy thế gian như ông anh mình nhưng chàng cũng muốn thử tìm cho mình một nơi thanh tịnh để thư thả đầu óc tự phê phán những chuyện đúng, sai đã qua. Lúc nãy sư Duy Trí đã bảo chuyện đúng, sai không là chuyện ở cửa thiền mà nay chàng lại tá túc chốn thiền môn thì quả chẳng phải lẻ chút nào nếu cứ để đầu óc nghĩ suy hoài những gì sai, đúng. Thôi, viết bài mới cho tờ báo Viên Giác có lẻ dễ dàng hơn ngồi nhớ mãi chuyện tình cảm khó khăn của đời chàng. Nghĩ đến việc viết bài cho báo Trần nghe vui vui trong dạ, từ bao lâu nay, viết văn đã thành rồi là những cơn nghiện ngập với chàng dù chàng tự hiểu khả năng viết lách mình chẳng bằng ai hoặc có khá hơn đi nữa thì muôn đời “văn chương hạ giới rẽ như bèo” như lời thi nhân Tú Xương đã nói. Viết quan trọng đối với chàng như cơm ăn, nước uống; viết để thấy quê hương dù xa nhưng vẫn gần trong gang tấc, viết để nuớc mắt nhớ cội nguồn chan hòa tưới thắm chuyện ngày xưa; viết để tự răn mình, nhắc người câu kinh điển; viết để kể chuyện đời ta, đời người và viết để đừng quên tiếng “nước tôi” đầu đời dù đang sống bằng ngôn ngữ ngoại nhân.
Trần mở ba lô lấy thuốc xịt muổi ra xịt khắp am, giăng mùng để đó rồi ngồi vào máy vi tính, tay chống càm suy nghĩ đề tài để bắt đầu vào chuyện. Như sực nhớ ra điều gì, Trần nhìn ra ngoài liếp cửa, phần bánh chàng để ban nảy không còn đấy nữa, bóng tối nhạt nhòa đã trùm phủ khắp nơi nhưng ánh điện của ngọn đèn néon tỏa một màu trắng xanh thanh dịu ra tận ngoài hiên cho chàng thấy “cô” vượn vàng đang ngồi thu nhỏ một góc dưới gốc cây sao dầu bên cánh liếp, miệng “cô” nhai nhóp nhép miếng bánh mì trên tay. Trần chăm chú nhìn con vượn, nó cũng nghênh mắt ngó lại chàng, Trần bất chợt nhớ những chuyên ma quái của Bồ tùng Linh và thầm nghĩ nếu giữa chốn hoang sơ như vầy có thú rừng, hoa dại, đá xanh nào tu luyện ngàn năm để hiện ra giúp chàng nguồn cảm hứng viết một “kiệt phẩm” để đời thì hay biết bao nhiêu, con vượn cái nầy chỉ biết ăn rồi ngó chứ chẳng biết họa thơ, tạo hình dưới trăng như những nàng liêu trai kiều mỵ của văn sĩ họ Bồ, tiếc vô cùng. Đêm dần xuống thật nhanh, Trần nhìn đồng hồ đeo tay thấy đã gần mười một giờ khuya mà chàng chỉ mới gò gẫm đuợc dăm ba câu vào đề cho chuyện một chàng thất tình đi phiêu lãng. Cơn buồn ngủ ở đâu chợt đến, có lẻ sau những giờ leo núi khiến chàng nghe mệt mõi hơn ngày thường. Trần dẹp vi tính, uống thêm ngụm nước rồi tắt đèn đi ngủ.
Tiếng chim kêu ríu rít ngoài liếp cửa am đánh thức chàng dậy khá sớm hơn lệ thường lúc còn ở nơi phố thị. Hơi lạnh miền núi khiến chàng nghe dễ chịu với sự ấm áp trong chiếc mền nĩ bọc vãi dù. Trần gối hai tay dưới đầu, ngó nóc mùng và nhớ…., nhớ mênh mông mà chẳng biết nhớ gì rõ rệt. Lâu rồi, kể từ ngày vợ chàng ham hội họp chính trị đi sớm, về khuya, chàng đã quen mỗi khi thức dậy không choàng tay qua bên kia gối để tìm hơi ấm của nàng, vì có tìm cũng ít khi gặp, vậy thì bây giờ có gì đâu để nhớ. Chàng nhắm mắt lại, lắng nghe tự sâu trong tận cùng tiềm thức và bất chợt nhận ra mình đang tưởng nhớ một mùi hương, mùi hương của phấn hoa hòa lẫn hương da thịt đàn bà. Trần phì cười một mình, chất đàn ông phàm tục vẫn đeo theo chàng sau ngày ký giấy ly thân và như bị quỷ ma phá phách ở chốn am thiền, chữ ái dục lại quấy rối chàng bằng nỗi nhớ một mùi hương.
Hồi chuông đại đồng buổi sáng dưới Ngọc Sơn Tự vang dội những âm thanh trầm ấm khến chàng sực tỉnh, nhớ lời anh dặn, chàng nhảy xuống đất mặc áo chỉnh tề rồi đến đốt nhang trên bàn thờ Phật, xong chàng buớc ra cửa để ngắm cảnh bình minh trên đồi. Mặt trời cũng đã thức, từ xa xa bên kia đồi, nữa trái cầu tròn đang hiện ở trên cao, chói lòa rực rở. Trần dang tay, hít thở làm những động tác thể dục đầu ngày, bỗng chàng nghe tiếng sột soạt của những bước đi trên lá, tưởng con vượn vàng tìm đến nên chàng không quan tâm và tiếp tục tập bài quyền khí công. Nhưng chàng bỗng dừng lại khi thấy từ lối nhỏ phía con suối một bóng người xuất hiện. Trần đưa tay dụi mắt, ngạc nhiên nhìn vì nếu chàng nhớ không lầm thì sư Duy Trí đã bảo là nơi đây không có nhà cửa của ai ngoài cái tiểu am đạm bạc nầy. Sự ngạc nhiên biến thành thích thú khi người đó đến gần và trước mặt chàng là một cô gái thật trẻ đẹp, trên tay xách một giỏ đầy những mít Tố nữ và những nhánh lan trắng muốt.
Trần khẻ gật đầu chào khi thiếu nữ dừng lại trước mặt chàng, nàng duyên dáng cúi đầu chào lại, má ửng hồng, đôi mắt rụt rè nhìn chàng như ngại ngùng, như e thẹn làm Trần ngây ngất. Trần định mở lời hỏi han thì cô gái đã cất giọng bằng tiếng Kinh rõ ràng:
- Thưa ông, tôi đi lạc, nhà tôi ở bên kia đồi, đường này có tìm xuống bên đây đồi được không?
Nhìn bộ áo quần sặc sở những tua viền của người miền núi trên người nàng, pha chút ngạc nhiên khi thấy cô gái nói tiếng miền xuôi quá thông thạo Trần đoán có lẻ nàng từ một trong các bộ tộc người Thượng bên kia đồi, chàng vui vẻ đáp:
- Đúng rồi. Cứ theo con đường nhỏ nầy lần xuống cô sẽ gặp chòm xóm cùng chùa Ngọc Sơn. Cô chưa từng đến đó lần nào sao?
Thiếu nữ ngập ngừng rồi nhỏ nhẹ trả lời:
- Dạ chưa. Nhà em ở bên kia đồi, em sống với dân trong bản và chưa từng đi đâu xa. Hôm nay, em tròn mười tám tuổi mới đươc phép đi ra ngoài ranh giới bản tộc.
Trần ân cần:
- Chúc mừng sinh nhật cô.
và không văn vẻ, chàng mạnh dạn nói luôn:
- Tôi tên Trần, cô tên gì, xin vui lòng cho tôi biết để dễ dàng xưng hô.
Cô gái lộ vẻ lúng túng, đáp:
- Tên trong bản tộc của em là Sa-Leng, nhưng cha mẹ nuôi em người Kinh nên thường gọi em là Hoàng Mai.
- Hoàng Mai, hoa mai vàng, hoa của mùa xuân, tên cô đẹp đấy chứ.
Hoàng Mai cười tũm tĩm:
- Có chắc đó là tên một loài hoa không hả ông? Em chỉ nghĩ nó là tên của riêng em là đủ rồi. A, đây có một tiểu am, để em dâng hoa trái lễ Phật – rồi ngó chàng chăm chú, nàng hỏi – Ông là người giữ am nầy hả?.
- Tôi chỉ xin ở tạm vài ngày thôi cô à. Nhà tôi ở xa lắm.
- Xa lắm là bao nhiêu? Nơi đó có nhiều khác biệt hơn ở đây không hở ông?
- Khác nhiều lắm cô à – và bằng giọng tán tỉnh chàng dọ dẫm ý tứ cô gái – cái khác biệt nhất là nơi đó không có Hoàng Mai.
Không biết thiếu nữ có hiểu ẩn ý của chàng không nhưng nàng không nói gì hết, chỉ lặng lẻ một chút như suy nghĩ điều gì rồi bất ngờ nói:
- Thôi, em trở lại thôn bản đây. Em không muốn xuống bên kia đồi nữa. Chào ông nhá.
Trần hốt hoảng trước hành động như chạy trốn đó, giọng chàng khẩn khoản:
- Cô Hoàng Mai ơi, ngày mai cô có trở lại đây nữa không
- Ông hỏi chi vậy? – Cô sơn nữ cười với đôi lúm đồng tiền duyên dáng, giọng trở nên ranh mãnh – Nếu con đường nầy nó nhớ em thì chắc em sẽ trở lại.
Và nàng đã trở lại thật vào ngày hôm sau dù con đường chưa biết lên tiếng nhớ nhung người lạc bước, nàng bảo đến để dâng hoa cúng Phật chứ không phải để tìm xuống bên kia đồi nữa. Trần kính nễ anh và sợ tội cùng Phật trời nên không dám đứng chuyện vãn với nàng trước cửa am với cái tâm trần tục của chàng, họ sánh bước ra bên suối, kẻ hỏi, người đáp, hôm qua còn ông với cô, hôm sau đã anh với em như quen biết tự thuở nào. Hoàng Mai rất dạn dĩ với đôi chút tò mò khiến Trần nghĩ nàng tìm trở lại vì muốn biết cái “xa xôi” nơi chàng đang ở mà thôi. Một ngày, rồi hai ngày và những ngày kế tiếp cô gái đều đặn tìm đến thăm chàng trai phố thị. Trần khám phá thêm là Hoàng Mai hay liếng thoắng như trẻ con, đã thế còn thêm ranh mãnh, tuy nhiên đó cũng là một cô gái rất ngây thơ, dễ thương, cái dễ thương trong sáng của một đóa mai rừng chưa vướng mùi vật chất nơi phố thị. Núi rừng đã đẹp, có Hoàng Mai bên cạnh Trần thấy cảnh sắc rực rỡ thêm lên. Họ trao đổi nhau cảm nhận những khác biệt về cuộc sống giữa thành thị với núi rừng, giữa hoang dã thiên nhiên và phù phiếm thế nhân. Quên khoảng cách tuổi tác trên dưới gần hai mươi năm dài, Trần kêu Hoàng Mai bằng em và xưng anh như còn trai trẻ, cô gái cũng chẳng cân đo năm tháng tuổi đời, cứ theo đó mà tuôn chảy đối đáp như tri kỹ, tri âm tự thuở nào. Nói về mình, nàng cho Trần biết cuộc đời của một đứa bé mồ côi từ thuở nhỏ, được một đôi vợ chồng ngươi Kinh không con đem về nuôi nấng, thương yêu như con ruột. Họ canh tác đất vùng cao để trồng mít tố nữ và quả bơ làm nguồn lợi sinh nhai. Vì vậy, tuy là sơn nữ nhưng chịu ảnh hưởng của cha mẹ nuôi, lại được đến truờng học chữ nghĩa miền xuôi nên Hoàng Mai mang nhiều tính chất miền đồng bằng trong ngôn ngữ và cách sống .
Mỗi lần gặp nhau, nàng luôn mang theo hoa trái rừng để tặng chàng, nào mít Tố nữ vườn nhà, nào bơ, nào sim rừng sần sùi nhưng ngọt mát. Những quả mít Tố nữ khiến Trần sực nhớ đã mấy hôm không thấy bóng con vượn vàng, bánh chàng thường dành cho nó trước cửa am cũng còn đó, lủ khỉ cũng bặt tăm. Trần đem những thắc mắc đó nói với Hoàng Mai, nàng nữa đùa, nữa thật cười, nói:
- Biết đâu em là vượn chúa nên thấy em, chúng nó sợ trốn mất hết rồi.
Trần cũng cười theo nàng, hóm hĩnh:
- Nếu em là vượn chúa Bạch Viên, anh sẽ là chàng Tôn Các. Chỉ sợ em không dám theo anh xuống núi thôi. Em biết chuyện Bạch Viên – Tôn Các không?
Hoàng Mai vô tư đáp:
- Sao lại không? Chuyện con vượn bạch tu thành người và kết duyên cùng chàng Tôn Các có hai mặt con, sau bị thiên đình phạt tội là yêu tinh quyến rũ người trần thế, đúng không anh? Cha mẹ nuôi của em thường kể em nghe chuyện nầy hoài. Đúng rồi, anh đâu phải người tu hành, chắc anh lên đây để tìm Bạch Viên hở anh?
Trần lúc đầu chỉ định đùa cợt cùng cô gái, nhưng trước sự trong sáng của nàng, chàng hầu như bị chinh phục để trở nên thành thật như gả trai mới lần đầu biết đắm say tình ái. Không dấu diếm gì hết, chàng kể cho nàng biết lý do tại sao chàng mượn nơi hiu quạnh nầy làm chổ tạm trú chân. Hoàng Mai lắng nghe với đôi mắt mở to vì kinh ngạc, nàng không tin chuyện vợ chồng bỏ nhau dễ dàng dù đã có hai mặt con, nàng bảo:
- Bản tộc em, vợ chồng ở với nhau đến chết, không được bỏ nhau nhất là khi đã có con với nhau . Người Kinh của anh không quý trọng tình gia đình sao?
- Sao lại không, nhưng em có tin chắc là những gia đình sống bền chặc nơi thôn bản của em, người phụ nữ thật sự được thoải mái, hạnh phúc không bị áp đặt bởi quyền lực nào không? Tình cảm gia đình chỉ có khi tự do cá nhân được tôn trọng, nhất là tự do của người đàn bà. Phụ nữ xóm làng em có được bao nhiêu ưu tiên trong cuộc sống?
- … Ơ. ơ..em không biết chuyện tự do của người phụ nữ vì bản tộc em mọi quyết định đều do người chồng, người cha hay ngừơi anh phán quyết.
Chợt dưng cô gái cúi mặt nhìn xuống nhìn giòng suối, cô im lặng một chút rồi thở dài:
- Như em đây cũng sắp phải vâng lịnh cha nuôi em để làm vợ ông trưởng bản dù em không yêu ông ta.
Giọng Trần như thảng thốt sau câu nói của Hoàng Mai:
- Vậy à? Sao em không nói trước cho anh biết?
- Để làm gì? Anh có giúp gì được cho em không?
- Biết đâu đấy – Trần cười cười – Không chừng anh bắt cóc em đem về Ý hoặc rủ em trốn xuống thành phố với anh , như Bạch Viên – Tôn Các vậy đó.
Hoàng Mai cũng cười nhưng đôi mắt cô như sáng hơn lên và cô từ giả Trần để về thôn bản dù nắng chưa ngả sau đồi như những ngày gặp gở trước. Hôm sau cô không đến, Trần nghe như thiếu vắng một cái gì. Tính ra đã hơn một tuần chàng làm cư dân ở góc núi hoang sơ nầy, sư Duy Trí đôi lúc lên thăm em buổi sáng và chưa lần nào sư bắt gặp Trần trò chuyện cùng Hoàng Mai, Trần cũng không thuật lại cho anh mình nghe cuộc tao ngộ kỳ thú giữa núi rừng. Trần vẫn tiếp tục gỏ bài trên vi tính vào những chiều khi một mình chiếc bóng giữa am thiền, thỉnh thoảng đọc lại những gì đã viết chàng chợt nhận ra mình đang kể lại chuyện mình và đóa hoa mai. Lủ khỉ lại kéo đến nhưng cô sơn nữ vẫn bặt tăm, Trần cũng cố ý chờ gặp lại nàng và cả con vượn màu vàng óng ả. Một đôi khi ngồi tựa tay chống càm để tìm ý tứ hành văn, chàng như gặp trong ký ức sự tương đồng kỳ lạ giữa Hoàng Mai và con vượn vàng, cả hai đều có đôi mắt nhìn chàng một cách trìu mến, cái tinh ranh quan sát của “cô” vượn sao hao hao giống vẻ trêu đùa dọ dẫm của Hoàng Mai vô cùng và khổ thay, chàng lại thấy cả hai cùng dễ thuơng mới lạ lùng làm sao. Trí tưởng tượng phong phú của chàng nhập nhằng giữa nàng vượn và cô sơn nữ lắm lúc khiến chàng phì cười một mình trong am tĩnh lặng. Trên bệ thờ, tượng Phật hiền hoà nhìn chàng như soi rọi tâm thức của kẻ phàm phu. Hình ảnh vợ con Trần đang dần dần nhạt nhòa theo sương khói chốn núi đồi, tiếng chuông đại đồng dưới Ngọc Sơn Tự vẫn đều đều vang vọng mỗi ngày.
Nỗi chờ mong của Trần được thỏa mãn khi buổi trưa giữa tuần thứ hai Hoàng Mai lại xuất hiện bất ngờ, cũng bên bờ suối, cũng tay nảy đầy hoa trái để dâng cúng Phật nhưng khuôn mặt nàng đầy nét không an. Trần chăm chú nhìn cô gái lúc cô đang liệng những hòn sỏi nhỏ xuống nước, chàng hỏi:
- Có chuyện gì không mà mấy hôm nay em không đến đây vậy, Hoàng Mai? Ba mẹ nuôi em vẫn khỏe chứ?
Cô sơn nữ không trả lời Trần mà đột nhiên hỏi:
- Anh thấy em có thể sống được nơi miền xuôi không?
- Chỉ sợ em lại nhớ núi đồi và không chịu đựng nổi những bon chen chốn thị thành mà thôi. Em có ý định rời bỏ nơi nầy sao?
- Mùa trăng sau trưởng bản sẽ đưa lễ sang hỏi em làm vợ của ông ta. Trưởng bản nói thầy sóc đã đuợc thần linh bảo phải chọn em làm vợ để giữ yên tịnh cho núi đồi nầy
- Cha mẹ nuôi em là người Kinh, không lẻ cũng theo thói tục của địa phương sao?
- Ông bà ở đây trên ba mươi năm rồi nên “nhập gia tùy cục”, nếu trái tục lệ sẽ khó sống hòa nhập với chung quanh anh à, vả lại em chỉ là con nuôi
Và bất ngờ, nàng hỏi nhanh như sợ nếu không nói sẽ không còn dịp để mở lời:
- Anh cho em theo anh được không?
Trần trợn mắt ngó Hoàng Mai, ngở mình mê ngủ, tưởng chừng mình lờ lệch đôi tai, chàng hỏi lại:
- Sao? Em muốn theo anh về xuôi à?
Cô gái thản nhiên gật đầu, không lộ vẻ ngập ngừng hay xúc động chi hết:
- Anh đã bỏ vợ, tức anh là người không bị ràng buộc. Em theo anh, có gì không ổn đâu. Lúc trước anh hỏi em có muốn xuống núi theo Tôn Các không, anh quên rồi sao?
- Em theo anh bỏ cha mẹ nuôi em đành à? Trần dọ dẫm hỏi lại cho chắc chắn hơn.
- Em không muốn bỏ người ơn, nhưng nếu ở lại em phải làm vợ ông chúa bản. Em chọn con đường tự do của em, sau này em sẽ trở về thăm cha mẹ nuôi của em. Điều quan trọng là anh có chấp nhận cho em bước vào đời anh không mà thôi.
Con suối vẫn róc rách chảy, từ buổi hẹn đầu đến buổi gặp gở hôm nay, cũng tại dòng nước nầy, vỏn vẹn chỉ có mười hai ngày không hơn không kém. Trần bàng hoàng trước đề nghị của cô sơn nữ dù đó là điều chàng mơ ước ngay ngày đầu quen biết nàng và không ngờ nó đến nhanh như vậy. Anh chàng Tôn Các ngày xưa chắc chắn phải chinh phục nàng vượn trắng Bạch Viên khó khăn hơn chàng nhiều. Chàng nghe mình tội lỗi, lên am thiền thay vì tỉnh tâm viết lách, tự kiễm điễm mình nay lại dụ dỗ gái tơ. Nhưng mà nào phải chàng dụ dỗ ai, tự nàng năn nĩ xin núp bóng tùng đấy chứ. Và cái am của sư Duy Trí chàng có dám làm nơi hò hẹn bao giờ đâu. Chàng thở phào khi tự biện minh được những điều u ám. Chàng cũng không nghĩ sẽ cưới Hoàng Mai làm vợ, cưới sao được khi tờ hôn thú với vợ chàng vẫn còn bên trời Ý xa xôi, cưới sao được khi chàng đâu muốn dại dột tròng đầu mang gông thêm lần nữa. Nghĩ cũng lạ, con gái nhà ai mà bạo gan, bạo phổi thật, mới quen có vài ngày, cột đã đòi theo trâu. Riêng chàng thì mèo nào chê mở, dại gì chàng từ chối miếng mồi thơm như mít Tố nữ này, nhất là trong lúc chàng đang “đói” từ ngày cùng vợ chàng hát bài “đôi ngả, đôi ta”. Chàng tặc lưỡi, quyết định làm thêm một chuyến phiêu lưu tình ái dù vết thương cuộc hôn nhân đầu vẫn còn nhức nhối trong tâm, nếu lở xảy ra chuyện gì chắc cũng chẳng đến nổi nào vì Hoàng Mai đã bước qua tuổi vị thành niên. Trần làm nhanh bài toán chi thu, hơn thiệt trong đầu rồi gật gù bảo cô gái:
- Thế nầy nghen, anh sẽ đưa em về Saigon nhưng anh không thể đem em về Ý được vì còn rất nhiều lý do hành chánh lỉnh kỉnh khó thể giải quyết. Nếu em đồng ý thì chúng ta sẽ sống chung không ràng buộc, mỗi người vẫn có tự do của riêng mình và em thoát được tay ông chúa bản.
Hoàng Mai nói như reo:
- Em cám ơn anh, em thích sự sòng phẳng đó. Anh cho em nơi và giờ hẹn đi.
Sự việc xảy ra quá bất ngờ khiến Trần ngơ ngẩn, chàng phải nghĩ kế hoạch dàn dựng chuyện để từ giả ông anh tu hành sao cho anh chàng không thắc mắc việc “hạ sơn” quá sớm của chàng. Ngần ngừ giây lát, chàng bảo:
- Trước chùa Ngọc Sơn dưới chân đồi, cách đó không xa, về hướng Saigon có một cột cây số. Ngày mốt, đúng giữa trưa, giờ thọ trai của chư tăng trong chùa, em hảy đến đấy chờ anh. Nếu anh nhớ không lầm thì xe các tuyến du lịch hay xe chở khách đường xa luôn chạy ngang qua đó, chúng ta sẽ về Saigon bằng một trong các chuyến xe ấy. Ngày mai em đừng đến đây, anh sẽ về chùa tìm hòa thượng trụ trì thông báo việc anh rời tiểu am nầy.
Và Trần thu xếp ba-lô để xuống đồi, chàng chừa một số bánh còn lại để trước cửa am sau khi đã đưa mắt sục sạo tìm “nàng vượn” khắp nơi nhưng không gặp, chỉ có một lủ khỉ con lăng xăng nhảy nhót tranh nhau giành giựt số bánh đó mà thôi. Không hiểu sao tự dưng chàng thấy có một cái gì thân quen gần gủi với con vượn vàng một cách lạ lùng và nghe thiếu vắng khi ra đi mà không gặp nó.
Sư Duy Trí không lộ nét ngạc nhiên nào như Trần tưởng khi nghe chàng tỏ ý muốn sớm trở lại Saigon, dường như ông đã tiên đoán được chuyện đi, ở bất thường của chàng, hoặc ông đã tập được sự trầm tỉnh của tính an nhiên nơi cửa Phật trước mọi biến chuyển chung quanh. Ông chỉ cười nhẹ nhàng, dặn dò , khuyên nhủ em trai ông đôi câu về chuyện ly hôn giữa vợ chồng chàng như lời huấn từ của cha đối với con, cuối cùng ông nói:
- Mọi sự trên đời nầy trói buộc nhau do duyên nghiệp, nhưng một phần cũng do chính nơi ta. Hạnh phúc hay không tùy ở tấm lòng và cách đối xử với nhau, đôi khi ta phải đi tìm nó chứ không phải ngồi chờ nó đến. Hảy độ lượng với người và khe khắt với mình một chút để giải quyết chuyện nhà một cách có tình hơn rồi chú sẽ không cần lên tiểu am của anh nữa. Đây là nơi thiền định chứ không phải là nơi trốn chạy như chú tưởng đâu.
Trần vâng dạ cho anh yên tâm rồi ở trọ tại chùa ngày đó chờ hôm sau lên đường về Saigon. Lấy lý do phải đón xe đúng giờ thường lệ của tuyến đường, Trần từ giả nhà sư lúc giờ thọ trai sắp đến và yên tâm biết không có đôi mắt nào dõi theo khi chàng rời cổng tam quan. Nhìn về hướng Saigon, cách chùa một quảng không xa, Hoàng Mai trong bộ đồ sơn nữ đang đợi chàng bên cột cây số, Trần nghe nao nao một cảm giác lạ kỳ về cô gái, đúng là chuyện như mơ, tự dưng lên núi gặp sơn nữ rồi rũ nhau đi trốn như một cặp nhân tình mà chẳng biết cội nguồn, gốc rễ của cô ta và cũng chẳng có một tiếng yêu, một lời thề non nước chi hết, y như chuyện liêu trai thời đại. Cuộc đời chàng đã bao lần lao đầu vào chuyện phiêu lưu nhưng chưa lần nào có chuyến phiêu lưu khó hiểu như thế này.
Hoàng Mai nhoẽn miệng cười, đưa tay vẫy khi thấy Trần từ xa tiến đến, chiếc gùi sau lưng cô nặng oằn hoa trái, lan rừng, sim tím và mít tố nữ, chuối nàng hương; trên tay cô một nãi xách áo quần gọn ghẻ, nắng trưa gay gắt khiến má cô hồng một màu dễ thương, không biết cô nghĩ gì chỉ thấy mắt cô long lanh sáng niềm hy vọng. Trần đến, khẻ nhăn mặt nhìn gùi giỏ trên lưng cô, chàng nói:
- Em đem theo những thứ nầy làm chi cho nặng, về Saigon muốn gì cũng có, bỏ hết xuống cho nhẹ đi em.
Cô sơn nữ chớp mắt, nét vui dường như tan biến trong khoảnh khắc, cô ngần ngừ giây phút rồi ngoan ngoản để Trần tháo giỏ gùi đặt xuống bên đường, cô tiếc nuối nhìn những thứ trong giỏ, nhẹ thở dài nói với Trần:
- Đây là tất cả những thứ thân quen của nơi em sinh ra, Saigon dù có nhưng cũng không thể so sánh được. Nhưng thôi, trước sau gì em cũng phải mất nó. Bây giờ mọi việc em sẽ nghe anh thôi.
Trần hài lòng, nhẹ vuốt tóc cô, chàng như thấy lại nét ngoan ngoãn dịu dàng của vợ chàng trong những ngày đầu hai đứa mới yêu nhau, cô sơn nữ nầy mai sau sẽ thế nào đây, vẫn mãi ngoan hiền hay lại làm khổ chàng bởi những phù phiếm chốn thành đô, nhưng dù sao đi nửa, ít nhiều chàng cũng phải có trách nhiệm và bổn phận đối với cô nàng. Họ đứng đợi chừng mười lăm phút thì xe khách trờ đến, thấy có người bên đường xe ngừng lại,, mở cửa cho cả hai bước lên. Trên xe đã chật đầy người, băng ghế phía gần tài xế còn một chổ trống và một chổ cho anh lơ, Trần và Hoàng Mai được ngồi vào hai chổ đó, anh lơ ngồi bẹp xuống bực thang bước gần cửa. Lần đầu tiên Hoàng Mai thấy cảnh chen chúc, lấn áp để có một chổ ngồi, xe có máy điều hòa không khí nhưng hơi nhẹ không đủ tỏa mát cho mọi người, mùi mồ hôi của anh lơ và bác tài gần đó hăng hắc lan vào mũi Hoàng Mai, cô ngoảnh đầu nhìn lại phía sau như để tìm hương những đóa lan rừng cô vừa vất bỏ bên đường trong giỏ gùi tội nghiệp. Cánh cửa xe đóng lại, chiếc xe phóng nhanh về phía trước, phía trước có cuộc đời mới của nàng và của Trần, người “tiền duyên” thiên định.Và chiều hôm đó, đôi bạn đặt chân xuống trước cơ sở chính của hảng du lịch Saigon Tourist tại trung tâm thành phố Saigon.
Như một truyện cổ tích hiện đại.
Cũng có thể như chuyện cổ tích như Cafebuon nhận xét, nhưng nếu bạn kiên nhẩn “đi theo” Hoàng Mai thì sẽ thấy nó tương đối hiện đại và hơi ….một chút.
Hi hi…Bếp viết theo kiểu “câu khách” đó, đừng trách Bếp lấp lững khó ưa nghen., tại muốn dụ dỗ Cafebuon đọc tiếp 2 chương sau ấy mà.
Bút pháp nhẹ nhàng
Cám ơn Nguyễn Thanh nghen. Viết bài mỗi người một phong cách, Bếp viết như vậy từ lâu quen rồi nên có thể chỉ hợp với những độc giả thích tính cách nhẹ nhàng như Nguyen Thanh mà thôi.
Một ngày thứ năm an lành nha N:Thanh.
Thế giới tu hành trong truyện thật thanh tịnh, chả bù….
Moi lan Bep ve VN, Bep thich di chùa de tìm khong khi thanh an. Thuong thuong Bep hay di nhung chùa nho nho, nghèo nghèo, hoac o ngoai o hoac o nhung mien xa pho thi. Nhung ngoi chùa do còn giu duoc nhung net thanh tinh nhu Go Gang muon do. Nho di nhungn gày thuong chu dung di nhung ngày le hoi vi luc do dong dao tin huu vieng chùa lam nghen Go Gang.
Nhung chùa o mien que cung de thuong lam, hoi lao xao vi gan chom xom nhung day nhung moc mac than tinh. Go Gang co di thu lannao chua?
Em thich doc nhung recomment hien hoa cua chi lam chi Nga oi
Troi dat, Meomeo da doc va da còm nay lai quay tro lai tham va tang “quà” cho Bep lan nua do ha? Sao mà de thuong qua vay co nuong? Bep phai làm mon gì de cam on Meomeo day?
Meomeo co thuong thì thuong cho trot, nho kien nhan doc them 2 chuong cuoi nghen, hoi chan thiet nhung se co ngac nhien trong phut cuoi do Meomeo.
Một cái nhìn nhẹ nhõm về cuộc đời.
Càng ve già Bep càng nhìn doi mot cach nhe nhang hon luc còn tre do anh Xaque, co le tai thay va biet rang cuoi cung thi tat ca chi la hu vo thoi nen Bep co gang hoc buong xa de khong vuong ban tam hon. Coi vay chu cung co doi khi bi ma am nen Bep cung vong dong san si du lam anh oi.
Cam on anh da vieng Ngoc Son Tu nha.
Đạo và đời đôi khi có khoảng cách khá xa
Theo ngu ý của Bếp thì trong Đời có Đạo và ngược lại trong Đạo có Đời .
Đời sanh ra Đạo, Đạo biến hoá Đời.
Khoảng cách giữa Đạo và Đời có hay không và xa hay gần là tùy Tâm mỗi người nhận định, hay nói đúng hơn là tùy duyên hợp giữa vô minh và giác ngộ, không biết anh Trần thức có cùng quan điễm với Bếp không?
Lối viết rất “lành ” ,và đầy thiện tâm .kính chúc chị nhiều thành công trên con đường văn nghiệp
Bạn T&T nhận xét trúng ý mình,viết rất hồn hậu.
Song Hươngvà T&T chắc chắn là hiền và hồn hậu lắm nên mới nhìn nhìn Bếp như vậy phải không?
Thật ra Bếp viết để có dịp bung xổ những gì mình nghĩ, mình thấy, để không quên chữ nghĩa quê nhà chứ không dám nghĩ đó là con đường văn nghiệp của mình T&T ơi.
Cám ơn tấm lòng của hai bạn thật nhiều nghen.
Chào đồng hương. Tôi tiếp khách ở nhà xong ghé qua thăm chị đây. Tuy có hơi chậm chân một chút vì đọc từ từ và phải dừng lại để…thở tại truyện hơi dài. Và cũng tại nóng ruột chờ hai chương tiếp theo nên lần này, tôi xin được theo học… thầy Nhật Chiêu mà “tám” một chữ cho truyện này thôi: “THIỆN”!…hihihi. Mong chị vui khỏe.
Ciao đồnghương,
Xin lổi đã làm đồnghương thở ..không kịp khi theo chàng Trần lên núi. Bếp biết viết chuyện dài khó “câu” khách vì thời buổi “thời giờ là tiền bạc” nầy cà kê dê ngỗng thường khiến người đọc ngáp dài, nhưng cái tật thích lê thê của Bếp muốn bỏ mà bỏ không được nên đành phải để đồng hương và bạn bè ..thở dốc thôi, đừng phiền nghen.
Hôm qua ghé nhà đồng hương “khất Nợ”, nghe đồng hương đòì thêm lãi mà Bếp hoảng hồn đây, cái điệu nầy chắc Bếp trốn Nợ không dám ló mặt về thăm các chủ nợ nữa rồi.
Chúc đồng hương vui khoẻ và hỉ xã làm bài thơ “Tha Nợ” cho Bếp nhờ đi.
Khong moi me cho lam nhung doc lai thu vi
Comay nói như vậy là đủ cho Bếp hăng hái đi tiếp “đường xưa lối cũ” rồi.
Cám ơn bạn thiệt nhiều nghen.
Đọc truyện của Huỳnh Ngọc Nga, tôi nhớ thời đẹp nhất của tôi quá!
Một sáng chúa nhật thật êm đềm trong lòng!
Hoàng đại huynh thân mến,
Hôm nào huynh kễ mọi người nghe về thời đẹp nhất của huynh nghen.
Hôm nay thứ hai rồi, tiểu muội chúc huynh vui như chủ nhật.
Mối tình êm ả
Coi vậy mà không êm ả tí nào hết Himlam ơi.
Nếu còn kiên nhẩn đọc tiếp 2 chương sau bạn sẽ thấy “đời không như là mơ”.
Cám ơn Himlam đã đến viếng HM nghen.
Viết dễ thương
Cám ơn “quà” tặbg ngọt ngào của An Huy gửi nha.
Bạn có kiên nhẩn theo HM thêm 2 chương nữa không? Để thấy cuộc đời thương không dễ chút nào hết An Huy à. (nhưng Bếp viết thì dễ thương thiệt không? hi hi..)
Tôi thích đọc bài này vì nó yên ả, lành như lời kể chuyện. Mà hồi xưa còn bé chắc ai cũng thích được nghe kể chuyện. Cảm ơn tác giả Huỳnh Ngọc Nga.
Hi hi..vậy là Nhuận Đức cho là Bếp đang kể chuyên đời xưa phải không? Chết rồi, có nghĩa là không thực tế, có nghĩa là “món” Hoàng Mai chỉ dành cho thực khách có tâm hồn trẻ thơ hả Nhuận Đức? Thực ra bài nầy Bếp viết ằng cái tâm giận dỗi cuộc đời của người lớn đó Nhuận Đức ơi.
Lâu lâu đắm mình vào không khí truyện cổ điển lãng mạn cũng hay
Huỳnh Hùng cứ đọc tiếp sẽ thấy vô lý hơn lãng mạn, nhưng trong cái vô lý đó Bếp gửi bao ý nghĩ về lắm điều nghịch lý của cuộc đời nầy.
Cám ơn bạn đã ghé và cho đôi lời nhận xét nha.
Dang cho xem nhung phan tiep theo chi Nga oi
Ua, sao ky vay cà, den hom nay Bep moi thay còm cua Dangthanh, chac tai nhung nluc còm khuya lo khuya lac, Bep buon ngu nen khong thay Dang thanh do, xin loi ban nghen.
Dangthanh cu doi, Hoang Mai Bep da gui gam cho SauNau khi Tran roi VN roi,, vì vay nhung phan tiep theo là tham quyen cua chu nha Nau do ban oi.
Cam on da quan tam theo doi Hoang Mai va xin loi lan nua ve su cham tre hoi am nay.
Chuc ban moi an binh vui khoe.
Cậu Sáu Nẫu ơi là cậu Sáu Nẫu,
Chị dặn cậu khoan post Hoàng Mai khi chi chua “trả nợ” cho mấy huynh đệ trong Xứ Nẫu đã tặng sách, tặng nhạc cho chi vậy mà cậu đành lòng hại chị rồi cậu Sáu sắp nhỏ ơi. Các anh MDT, TTT, CQV và đồng hương NDH đừng phiền khi thấy Bếp nhận quà mà chưa “lại quả” nghen. Thiệt tình Bếp đang kẹt giỏ bài vở, thời gian không có mà công việc cứ lung tung (dù là việc không tên), thêm vấn đề sức khoẻ nên bếp đành “khất nợ” cùng chư huynh đệ, đến 1 ngày nào rảnh rảnh, Bếp sẽ “lại quả” cho quý vị nha. Đừng nghĩ Bếp vô tâm với bạn bè, đọc sách, nghe nhạc rồi quên người tạo tác nghen.
Chị “rầy” Sáu Nẫu nhưng cũng cám ơn cậu đã sợ chị bị mọingười quên mà ân cần post bài giùm chị. Không dám hứa nhiều sợ mắc “quai” nhưng sẽ có 1 ngày chị viết về cậu đó nghen nhỏ.
Bếp sẽ hồi âm cho các bạn viết phản hồi từ từ nghen vì bây giờ Bếp phải xuống thăm ông bà táo đây, gần tới giờ cơm rồi.,
Nhẹ nhàng, đôn hậu, tính cách của muội họ Huỳnh
Hi hi..Trần huynh lại cho tiểu muội ăn kẹo ngọt ngào nữa rồi.
Anh vui khoẻ để tiếp tục tặng kẹo cho muội 2 chương sau nha.
Mình thích cách viết nhẹ nhàng,hiền lành của chị HNNga.
Hoa biết Bếp sắp đi ngủ không? Đọc câu còm ngắn ngủi dễ thương của bạn chắc đêm nay Bếp ngủ ngon lành rồi đó Hoa ơi.
Cám ơn Hoa nhiều và chúc vui khoẻ nha.
Đất nước mình sao quá nhiều nỗi phân ly
Chắc tại tổ tiên mình dạy bài học đầu tiên cho con cháu bằng sự phân ly 50 người về đất biển, 50 người ở lại đất núi cao đó Rio.
Điều quan trọng là chúng ta biết tìm cách để sửa đổi bài học của Tổ tiên, nhưng không biết đến bao giờ dân mình mới thực hiện được ước mơ thuận thảo đây Rio ơi.
Mô tả cuộc sống đâu phải chỉ một dạng thức hệt như thực, có thể “hồn bướm mơ tiên ” kiểu cổ điển như Hoàng mai cũng là một phong cách viết chăng ?
Cám ơn Nguyen Thanh Minh đã hiểu mà còm một câu đúng ý Bếp vô cùng.
Cuộc sống thực ngoài đời viết ra thường hay bị đụng chạm, đôi khi sinh mích lòng nhau nên Bếp thjuờng theo phong cách cổ điển cho chắc ăn dù biết cần đổi mới để thay đổi “khẩu vị” cho thực khách (độc giả).
Chủ nhật hồng nghen bạn .
Chua doc toan bo cau chuyen nen rat kho danh gia
Vậy thì Nguyenthuvan chịu khó đọc tiếp thêm 2 kỳ nữa rồi vui lòng cho bếp biết cảm nhận của bạn nghen.
Bếp cám ơn trước sự kiên nhẩn của bạn hiền.
Lối viết dể thương nhưng tính cách của Hoàng Mai có lẽ ít phù hợp với một cô gái dân tộc.
Huynh Ngoc Nga khong viet so sài âu ta, không hop ly. Ban có thê yën täm theo doi.
Dì Tư sắp nhỏ ơi,
Chị không có tiền trả công quảng cáo cho cưng đâu nghen.
Letam nói cũng có lý thiệt, hi hi..bếp chưa từng tiếp xúc với cô gái dân tộc nào hết nên phong cách Hoàng Mai có vẻ hơi phố thị phải không? Biết vậy nên Bếp chêm vào là cha mẹ cô người Kinh, cô được đi học hết bậc tiểu học và ảnh hưởng nhũng chuyện kể của cha mẹ nuôi khá nhiều. Hy vọng những chi tiết đó vớt vát được phần nào sự thiếu sót hiểu biết của Bếp vè nếp sống người miền núi nhất là của cô sơn nữ nầy.
Cám ơn lời chân thật của Letam nghen. Bạn sẽ tiếp tục đọc 2 chương tiếp chứ?
Moi chuong 1
Day chac la chuyen dai phai khong chi Nga ?
Phải gọi là chuyện “vừa vừa” thôi Meomeo ơi.
Thiệt ra, lúc đầu Bếp định dùng đề tài để viết thành chuyện dài, đem “nó” ra kể chuyện mắt tấy tai nghe những điều nghịch lý trong cuộc sống chung quanh của Bếp. Nhưng khi ông chủ Bút tờ báo Bếp cộng tác hối bài để in tuyển tập “Những cây Bút Nữ Viên Giác 2” hồi năm 2013, Bếp lúc đó kẹt bài nên đem “nó” ra tóm tắt lại cho nhanh để kịp hạn gửi bài thành ra “nó” bị thu ngắn, giản lược nhiều chi tiết cho đúng số trang hạn định. Vì vậy, bài viết không được hoàn chỉnh lắm Meomeo à.
Meomeo kiên nhẩn chờ thêm 2 chương tiếp nghen.
Chào Nga tỷ!Chi tiết cô vượn vàng tặng “trái mít” tố nữ trước cửa phòng chàng Trần trên am Ngọc Sơn thật đắc địa, đúng là “duyên” khởi đầu giữa khung cảnh “đao-đời” cứ thơm lâng lâng, toả bát ngát thành cuộc tình… “Hoàng Mai” thât đẹp, đọc thật lôi cuốn!
Thơ đệ ơi, đệ thật là tử tế, lúc nào cũng động viên cho chị lên tinh thần để tiếp tục viết.
Con vượn nầy còn mắc nợ chùa nên trả bằng mít Tố Nữ , còn chị em mình không biết nợ gì với xứ nẫu mà cứ tự nguyện nhào vào đấy để “nhã” chữ mấy năm nay hén hiền đệ.
Cách viết dễ thương,dù hơi cổ điển
Dogan có biết là hồi xưa bạn bè trong sở làm của Bếp kêu Bếp là gì không? Là “cái bình cổ” của viện bảo tàng vì những quan niệm, cách sống cổ lổ sĩ của Bếp đó. Bởi vậy được Dogan cho là Bếp hơi cổ điển Bếp mừng lắm vì biết mình vẫn là mình, chưa thay đổi theo năm tháng theo cuộc sống trôi giạt xứ người.
Cám ơn Dogan và chúc mọi an lành nhưb ý.
Cách viết yên ả,nhẹ nhàng
T&T ơi,
Bếp viết theo kiểu cách đàn bà hay thương vay, khóc mướn nên có lẻ sẽ hơi nhàm chán đối với những ai đã đọc bài của bếp. Thỉnh thoảng Bếp cũng muốn viết “quậy” một chút, nhưng tập hoài mà viết không đuợc nên thôi đành theo đường cũ mà đi, chỉ hy vọng bạn bè thương mà không than chán là mừng lắm rồi.
Cuộc sống nầy quá nhiều sôi động đôi khi làm ta mệt mỏi, Bếp mong những yên ả, nhẹ nhàng như T&T nhận địng về cách viết của Bếp sẽ mang lại phần nào chút vui êm trong những giờ phút thư giản của quý bạn mà thôi.
Cám ơn T&T đã ghé thăm Hoàng Mai, T&T kiên nhẩn theo Hoàng Mai hạ sơn kỳ sau nghen.