HUỲNH NGỌC NGA
Tháng 11.2003
Cuối tuần gia đình tôi được mời ăn cơm khách tại nhà Isabella để mừng sinh nhật cô con gái gia chủ vừa tròn mười tám tuổi. Nhà bạn tôi giàu, cái giàu của những kẻ lăn lộn chốn thương trường. Tôi cũng không biết tại sao Isabella lại chịu khó kết thân với vợ chồng tôi, nhũng kẻ nghèo không thân thế. Có lẻ chồng chị mê những bức tường ngập đầy các kệ sách của chồng tôi, cũng có thể chị thích những món ăn VN mang hương vị của một miền đất mà chị chưa hề đặt chân đến nhưng đã từng nghe tiếng biết tên qua những cuộc biểu tình chống chiến tranh vào thời chị còn khoác áo sinh viên. Chúng tôi quen nhau cũng đã hơn mười mấy năm nay, thời mà chiều chiều cứ gần đúng giờ tan học là tôi và chị đều đứng trước cổng trường để rước con về nhà. Laura –con gái chị – và Elisa – con gái tôi – học cùng lớp; nhà chúng tôi ở cùng vùng, đi cùng đường và những câu chuyện vãn vu vơ dần dà đã kết tình hai bà mẹ. Tình thân đó tiếp nối bằng những buổi cơm cuối tuần khi ở nhà tôi, lúc nhà chị cho đến nay hai cô con gái đã vào tuổi thành niên và cái tình đó cũng tăng dần theo năm tháng.
Chúng tôi đến hơi sớm theo lệ thường để tôi giúp Isabella một tay trong việc bày biện bàn ăn. Chị bảo mời cơm ngừơi Ý ít khi họ đến sớm mà chỉ có mặt đúng lúc ngồi vào bàn ăn nên chị càng yêu mến hơn nữa tính tự nhiên thích giúp bạn trong khung cách gia đình của người Việt.
Khách khứa chưa ai có mặt, con trai tôi xin phép Isabella ngồi vào computer để chơi trò chơi điện tử, hai ông chồng kéo nhau ra balcon bàn luận chuyện thời sự. Mấy hôm rày tình hình ở Irak có vẻ căng thẳng, những vụ khủng bố xảy ra liên tục, hai ngày trước một xe tải chứa mìn đã tông vào trại lính Ý tại Nassiriya làm chết mười chín binh sĩ và nghe đâu hôm nay thi thể những người bạc phước nầy sẽ được đưa về quê hương của họ. Tôi nghe tiếng chồng tôi phàn nàn ông Thủ tướng nhà giàu Berlusconi về việc a dua theo ông đồng minh tỷ phú Bush đưa quân vào xứ người với lý do không chính xác; tiếng Mauro – ông chồng của bạn tôi – hăng hái phản đối bảo rằng đó là nghĩa vụ quốc tế phải chung lực cật lực nhau chống Saddam Hussen, chống vũ khí hóa học mà nhà độc tài nầy đã cố tình dấu diếm. Bây giờ Saddam đã vào tù, vũ khí hóa học không tìm thấy nhưng những mỏ dầu của Iak thì vẫn còn đầy và dân Irak thì phân chia năm phe, bảy nhóm, xã hội ô tạp nhiễu nhương gấp mấy lần thời Saddam, phương tây phải đóng vai cảnh sát để ổn định thế tình.
Laura than thở cùng tôi trước khi quay lưng đưa Elisa vào phòng riêng để thăm chú chó cưng của cô nàng :
– Mimi bị viêm gan bác ạ, bác sĩ bảo chắc không qua khỏi, cháu lo lắm.
Giọng cô bé buồn buồn, mắt long lanh ướt. Tôi không ngạc nhiên lắm trước trạng thái lo lắng của cô bé trong ngày vui sinh nhật mình vì biết tình cảm sâu đậm của cô dành cho chú chó Mimi. Vợ chồng Isabella chỉ có Laura là con duy nhứt nên cưng chìu cô bé hết mực, Laura không có anh chị hay em út để chơi đùa nên được cha mẹ cô tặng một chú chó lông xù nhỏ màu trắng rất xinh. Cô bé tưng tiu, chăm sóc chú chó như một đứa em nhiều khi đến độ thái quá, ăn hay ngủ lúc nào cũng bên cạnh cô. Theo thời gian Mimi nghiễm nhiên trở thành một “nhân vật “ quan trọng trong gia đình bạn tôi, có khai sanh, có bảo hiểm đàng hoàng.
Tôi và Isabella đã chuẩn bị xong bàn ăn thì khách mời cũng lục tục đến. Tiếng cười nói chào hỏi nhau nghe rộn rả hòa lẫn âm thanh khá to của chiếc TV ”Plasma 42”. Thức ăn đuợc dọn ra, có cả món chả giò tôi chiên đem đến hổ trợ cho nhũng món khai vị của Isabella làm, mọi người đã ngồi vào bàn và buổi tiệc bắt đầu
Trên màn hình TV đang chiếu phần tin tức của đài RAI 2, cô xướng ngôn viên đọc bản tin trong ngày với những hình ảnh đi kèm. Tin đầu tiên là tin thi hài các quân nhân Y’ tử nạn tại Irak đã về đến Roma.Tôi nhìn mười chín chiếc quan tài phủ cờ tam sắc Y’ sắp hàng dài giữa sân bay mà lòng quặn thắt. Gần đấy những hàng lính chào vinh dự; những khuôn mặt nghiêm trang của đại diện chính quyền; những giọt lệ tuôn, nét đau thương của thân nhân những người chết. Tất cả là kết quả một chuyến đi của những người chỉ biết tuân hành quân nhiệm, trong đó không có ai là con,là cháu, là anh em của nhũng vị đang ban quyền, hạ lịnh. Cái xứ Irak xa xôi ngàn dặm kia giờ đây cũng chẳng an lành gì, ngày nào cũng khói bom mù mịt, ngày nào cũng bao nhiêu người oan khiên gục ngả. Cái oan khiên của một xứ sở được trời ưu đải có những mỏ dầu vô tận, khơi động tham vọng của những nước tự xưng mình là chính nghĩa có quyền xử phạt nội bộ chuyện xú người. Trong thoáng chốc tôi như hoa mắt để thấy lại quê huơng tôi hơn ba mươi năm về trước, có khác gì đâu những cổ quan tài của hai miền nam bắc VN, khi bao chàng tuổi trẻ ra đi không ngày về bởi súng đạn ngoại nhân mượn tay anh em một nhà sát hại lẫn nhau. Tôi bỗng nghe buồn nôn, chợt như ngày đưa quan tài hai thằng bạn cùng xóm về cỏi thiên thu, cả hai đều chết vì quê hương, nếu đứng giữa để không gọi quê hương của bên nầy hay bên kia. Những cổ áo quan khoác cờ tổ quốc, dù cờ sọc đỏ hay cờ sao vàng cũng là cờ của một phần dãi đất hình cong chữ S, những người lính họ chỉ làm nhiệm vụ của nơi họ chào đời như mười chín người chết nằm kia đã ra đi vĩnh viễn vì lịnh của một chính phủ mà người dân nước họ đã bầu ra. Than ôi, ván cờ chiến tranh, người dân đen, gả lính quèn chỉ là những con chốt thí mạng cho tham vọng của những tay chơi chủ nhân ông đầy tiền đang thống trị toàn cầu mà thôi.
Trên bàn ăn chủ khách đã vào tiệc, tiếng cụng ly chúc tụng, tiếng dao nĩa khua nhau, tiếng ngợi khen rượu ngon, món lạ. Mọi người vừa ăn, vừa nhìn TV, vừa bàn chuyện đúng sai về cuộc chiến tranh cách xa nữa vòng trái đất nhưng không có một phút ngừng lại trong im lặng để tưởng niệm những người con của tổ quốc đã ra đi. Chồng bạn tôi đứng dậy tắt TV, anh bảo:
– Coi mấy chuyện nầy chán quá, hôm nay sinh nhật Laura mà.
Isabella đến bên máy nhạc để một CD nhạc của Celine Dion vào, vặn nhỏ, tiếng cô ca sĩ đang đưa đôi nhân tình trên tàu Titanic ra giữa ngàn khơi và mọi người tiếp tục ăn, tiếp tục nói cười, mười chín cổ áo quan biến mất, chẳng còn ai bàn chuyện chiến tranh, chuyện chết chóc, chỉ còn tôi sao nuốt hoài không trôi những miếng ăn ngon trên bàn tiệc.
Cuối cùng thì phút giây chính của buổi tiệc đã đến, chiếc bánh sinh nhật to đẹp đuợc nữ gia chủ trịnh trọng đem ra, nến được gắn vào chung quanh viền bánh. Laura mặt mày rạng rỡ đón những những lời chúc mừng mười tám năm ngày cô mở mắt chào đời, đưa tay tháo từng gói quà bọc giấy thắt hoa cô tíu tít cám ơn mọi người và chuẩn bị thổi bánh. Nhưng cô chợt dừng lại như nhớ ra chuyện gì hệ trọng và xô ghế đứng dậy cô thảng thốt nói với Isabella:
– Thôi chết, đã tới giờ thuốc của Mimi rồi mẹ ơi. Con vô cho nó uống thuốc rồi đem nó ra đây thổi đèn, chụp hình kỹ niệm chung với chúng ta được không mẹ?
Và không đợi bạn tôi nói gì, cô gái chạy a vào phòng ngủ của cô. Bên ngoài mọi người vẫn nói cười vui vẻ, bỗng tất cả giựt mình vì tiếng kêu đau đớn của Laura vọng ra:
– Trời ơi, Mimi, Mimi cưng sao thế này? Mẹ ơi, vào đây giúp con mẹ ơi…….
Vợ chồng Isabella đồng loạt đứng dậy như bị điện giật và đồng bương bả vào phòng con gái. Mọi người không ai bảo ai đềi im bặt, mắt hướng về phòng của Laura. Tôi rời bàn ăn bước về nơi có tiếng khóc của cô gái đang bắt đầu cất lên. Trước mắt tôi, Laura mặt mày nhòa nhạt nước mắt đang qụy hai gối xuống nền nhà trước “túp lều” của chú Mimi, bên cạnh đấy Isabella ôm vai con gái, chồng chị bồng Mimi trên tay để nghe ngóng xem xét bịnh tình, một lúc sau anh lắc lắc đầu và đặt chú chó xuống đất. Mini nằm bất động, mắt nhắm nghiền gần như bị phủ lấp bỏi lớp lông xù. Mauro dịu dàng kéo tay vợ nâng Laura đứng dậy, anh bảo:
– Mimi đã bỏ chúng ta rồi, không còn hy vọng gì nữa con à. Hảy để nó ở đây rồi ngày mai chúng ta lo các thủ tục cuối cùng cho nó.
Laura khóc nức nở, cô cuối xuống vuốt ve nhẹ nhàng bộ lông con thú thân yêu trong lúc nuớc mắt vẫn ràn rụa tuôn. Khách mời , kẻ còn ngồi tại bàn ăn chờ tiếp buổi tiệc, kẻ đứng lao xao ngoài cửa buồng cô gái, Isabella háy mắt ra dấu về phía Elisa lúc ấy đang đúng gần tôi. Elisa đến gần Laura và nói nhỏ vào tai bạn:
– Mình ra ngoài đi, khách khứa đang đợi bồ thổi bánh kìa.
Và dìu bạn nhẹ nhàng như dìu một em bé, Elisa đưa Laura về phòng ăn ngồi vào ghế. Laura không còn khóc nhiều nữa, nhưng vẫn thỉnh thoảng nấc lên từng tiếng nghẹn ngào. Isabella đốt mười tám cây nến cho cháy bùng, Mauro cầm máy ảnh đứng đối diện bên kia bàn chờ con thổi nến. Laura ngó vô hồn chiếc bánh, mọi người cất tiếng hát bài ca mừng sinh nhật “Happy Birthday“, cô gái vẫn lặng thinh không nhúc nhích. Isabella và Elisa cúi xuống chụm môi cùng thổi nến cho nàng, tiếng vổ tay rào rào vang lên. Mauro lắc đầu rồi cất máy ảnh, chưa có ánh lóe nào của đèn flash nhá lên. Tôi cầm dao cắt bánh phụ Isabella trong lúc chị ái ngại ngồi xuống cạnh con.
Bánh được chia ra cho từng người nhưng buổi tiệc như trầm xuống, không có tiếng ồn ào như lúc ban đầu, mọi người nói chuyện nhỏ nhẹ hơn, thỉnh thoảng thì thào như sợ làm vở tan nổi buồn cô gái. Tôi chợt bắt tức cười nhưng không dám để lộ nụ cười, nụ cười chua chát hơn nụ cười vui. Mười chín chiếc quan tài sắp hàng ngang dọc trên TV lúc nảy không gây xúc động bằng cái chết của một con chó, mười chín cái chết của mười chín đời người không có được một phút tưởng niệm im lặng trong buổi tiệc bằng sự mất mát một chú chó nhỏ lông xù. Nhìn kìa, không khí trong phòng ăn như không khí một đám tang. Tôi thở dài, bước ra ngoài balcon nhìn trời đêm để xem khoảng trống thiếu vắng mười chín ngôi sao sa có rộng lớn bằng khoảng trống một vì tinh cẩu hay không.
Trên đường về nhà tôi hỏi chồng và hai đứa con tôi nghĩ gì về buổi tiệc, con trai tôi đáp ngay không cần suy nghĩ:
– Chẳng có gì vui, biết vậy con ở nhà còn hơn.
– Con tội nghiệp Laura quá má à. Con gái tôi tiếp lời anh nó.
Không nghe chồng tôi cất tiếng, tôi ngước nhìn anh chờ đợi. Khuôn mặt chồng tôi bình thản, chàng siết mạnh tay tôi, chậm rải nói:
– Anh biết em muốn hỏi gì rồi, đừng so sánh vớ vẫn chuyện buồn chung của đất nước nầy và mất mát riêng của Laura. Ngày mai rồi mọi sự sẽ lại bình thường thôi.
Tôi im lặng. Trong nhịp bước đêm, một hòn sỏi nhỏ trên đường bỗng lăn vào chiếc dép tôi mang, tôi nhăn mặt nghe lòng bàn chân đau thốn. Dừng chân lại một chút để dũi hòn sỏi ra, tôi nhìn chồng và các con tôi, tất cả biết tôi bị sỏi làm đau chân nhưng chẳng thấy ai nhăn mặt như tôi cả. Tôi chợt mĩm cười, nghe cái Tôi trong tôi đang suýt soa ve vuốt lòng bàn chân mình.Trên bầu trời đêm hình như không còn nữa cách biệt thiếu vắng của mười chín vị tinh quân và một vì tinh cẩu.
HUỲNH NGỌC NGA
”Tiệc Sinh nhật ”không bình thường!Bởi Cô Chủ nhỏ tiếc buồn Chó con!-Lỗi nầy cũng do người Lớn!Dạy con không khéo giáo dưỡng tình huống…”Việc gì cũng phải nghĩ Chung?Việc riêng đừng để ảnh hưởng xung quanh?Buồn gì cũng phải để dành Tàn tiệc vui đã mới tính đến sau?” Mình buồn chuyện nhỏ không sao?Chuyện Lớn vẫn Chính người đau khồ người?”
Em đọc bài nầy ba chớp ba nháng hồi năm ngoái, khi đang ở khách sạn, còn phải ý tứ coi chừng có ai cần xài máy để trả lại cho người ta, nên hiểu không hết ý chị. Bữa nay, nhân lục kiếm bài “Mắc Kẹt” của Trần Văn Bạn, mói gặp lại bài nầy.
Cám ơn chị đã nhắc nhở rất hiệu nghiệm , coi chừng đừng quá bi lụy chuyện trước mắt mà bỏ quên những đau thương khác của người chung quanh, có khi lớn hơn vạn lần chuyện của mình.
Em xin ghi nhớ ý tốt khuyên nhũ của chị.
Cám ơn chị.
Huỳnh Phương Linh
Những trang viết thật tinh tế,lách vào cả những hố thẳm của đời sống
Neu qua that nhu Mimosa nhan xet thi trua nay bep an het ca noi com roi do nghen.
Thiet tinh Bep rat thich viet chuyen mat thay, tai nghe roi chuyen vao do nhung nhieu khe cua cuoc doi nhu mot cach bay giai tam trang minh thoi Mimosa à.
Cam on ban da ghe du Tiec Sinh Nhat du hoi muon mang nhung phan banh danh cho ban van con day nè.
Viết thật nhẹ hều nhưng lại đụng đến vấn đề lớn,sự va chạm giữa các nền văn hóa.
Ý chà chà, cái nầy Bếp không dám nhận đâu Hoa Cải ơi, vì viết nhẹ hều thì Bếp chịu chứ đụng chạm các nền văn hoá thì cho Bếp xin. Bếp chỉ viết theo cảm nhận bình thường thôi chứ kiến thức nhà bếp nông cạn lắm, rũi viết về đề tài rộng lớn đó mà sai thì bị người đọc ((thông thái) chỉnh cũng mệt cho Bếp lắm đó nha.
Tên của Hoa C3i làm Bếp tự dưng nhớ 2 câu thơ của Nguyễn Bính quá đi thôi :
“Tháng chạp cho Cải Hoa vàng
Cho cam da đỏ, cho nàng vu quy”
Cám ơn Hoa Cải đã ghé thăm để Bếp và bạn có dịp trao đổi ý kiến với nhau nha.
Chào Nga Tỷ!
Chiếc “xe lôi” cà tàng cuả đệ gặp phải “ổ doi” bị chết máy dọc đường, nên đến dự ké “TIỆC SINH NHẬT” cùng Nga Tỷ bị muộn quá xá, đừng rầy đệ nha, xin lỗi Tỷ thật nhiều!
Truyện Tỷ viết lúc nào cũng nhẹ nhàng, mà thấm thía,lột tả tâm lý nhân vật sắc sảo, “kết truyện” đầy tính ẩn dụ, như ngầm nén chút cô đơn, động lòng trắc ẩn về tính nhân bản trước cuộc sống xô bồ, bon chen ở đời, dù Tây hay Đông cũng rất thâm thuý, giọng văn lôi cuốn người đọc!
Muà Vu lan đến gần, đệ chúc Tỷ, Bác gái và cả gia đình bên ấy luôn sức khỏe, hạnh phúc và an vui nghen!
Thơ đệ,
mãi đến bây giờ mới thấy tăm hơi của đệ, tỷ tưởng đệ lại theo con cháu đi du ngoạn đâu đó như kỳ trước rồi chứ. “Xe lôi” của đệ coi vậy mà còn kha hơn xe cà tàng của nhà chị,mới bị tin tặc tấn công làm ông xã chị phải cực khổ lắm mới chống cự lại được đó. Đừng lo tỷ giận đệ vì tỷ cũng chuyên môn còm trễ cho bạn bè hoài, hổng chừng sau đợt nầy tỷ phải tạm vắng mặt một thời gian trên xứ nẫu để lo việc đám cưới cho gái tỷ. Bởi vậy, nếy đệ có xuất hiện trong làng nẫu mà không thấy chị ghé thăm cũng đừng tưởng chi quên bạn bè nghen.
Hi hi., vô xứ nẫu Tỷ đâu dám viết chuyện dữ dằn, toàn dân làng võ không, phải vitế hiền hiền mới tránh đụng độ u đầu lổ trán với mấy ông thầy võ chứ đệ..
Ngu tỷ sẽ chuyển lời chúc của đệ đến má tỷ để má tỷ biết tỷ có nhiều bạn tốt.Ngu tỷ cũng chúc hiền đệ cùng gia đình tháng 7 đầy hương hoa mùa báo hiếu nghen…
Định sang bên ấy định cư,nhưng đọc lại chuyện của chị lại thấy phân vân wúa
T&T thân mến,
Thế giới nầy là của chung nhân loại, mà nhân loại thì tốt xấu hoà trộn lẫn nhau, đi đâu hay ở đâu cuộc sống dù khác biệt thế nào là tùy cách nhìn, cách cư xử của mỗi chúng ta. Đừng sợ người xấu, hảy sợ cái Tâm ta không vững mà thôi.