Chế Diễm Trâm
Thảo mai rao bán chỉ vàng
Vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh.
(Ca dao)
.

Tranh Picasso
Tôi gọi cô ả là Thảo Mai, ả cười với ánh mắt nheo nheo rất kịch nhưng xem chừng ả khá sướng với cái tên thoạt nghe rất gần tuổi-ô-mai, văn-chương-ô-mai. Thì chánh tên ả là Ngô Thị Mai, nay lấy bút danh Thảo Mai để đề thơ, tặng thơ thì tiện quá và “thơ” quá!
Ả khá đẹp, thêm nữa lại trẻ. Và rất mode. Thành ra, ngồi đâu, lúc nào cũng một, hai, ba gã xán vô, khen ngợi thơ em hay quá, hay, hay quá. Ban đầu thì ả cảm động, sau ả kiêu kỳ, tưởng thật.
Một lần, có tay nhà báo theo một ai đó xuất hiện ở hội cà phê, nghe ả đọc thơ, bụi bặm trợn mắt:
– Làm gì thì làm, tớ nhất định không làm thơ nhé! Trước kia, tớ từng làm hàng tỉ bài thơ tình, nhưng giờ tớ nhận ra, cái lều thơ làm tớ và gia đình tớ liêu xiêu quá. Nên bái bai. Về già thì càng không làm thơ tình nhé!
Ả quắc mắt lên. Hai người cãi nhau. Ả quên mất sự dịu dàng cần có của một nhà thơ nữ, ngoa ngoắt:
– Anh đúng ếch ngồi đáy giếng! Ai bảo anh phải sống bằng thơ, thơ là để anh giãi bày, anh tìm người đồng điệu. Thơ là lúc lắng lại và để lắng đọng…
Tay nhà báo xem chừng quá mỏi mệt trước một tín đồ thi ca, bèn hỏi nhanh: “Thế em cho tôi đọc thử thơ em xem nào!”. Trong cốp xe của ả bát ngát thơ ả, Thảo Mai quý mến tặng nhà báo tập thơ đầu tay ngay, công trình của cả mấy năm tập tành bước vô làng thơ. Tay kia chả vừa, cũng chả tế nhị gì, lật qua lật lại tập thơ trên tay, giọng giễu không cần giấu giếm: “Ừ, Thảo Mai… cái tên rất ẩn ý!”. Ả cảm động, chớp mắt mấy cái, rồi lim dim. Cả bàn thở phào nhẹ nhõm.
Vậy mà rồi tên nhà thơ Thảo Mai lên báo. Tác giả bài báo ký cái tên khá lạ và hay: Thi Quán. Ả mua mấy chục tờ rải khắp bạn bè quen. Tôi hỏi ngay: “Phải tay nhà báo hôm nọ không?”. Ả trợn lên: “Sao anh biết?”. “À, thằng đó nó khoe với anh là nó say thơ em rồi!”. Tôi chận đầu một tí vậy mà ả khai báo hết: “Sau lần đó, hắn gọi cho em, em với hắn có gặp nhau mấy bận. Hắn phải thừa nhận là hắn ngồi đáy giếng, anh ạ! Và rồi hắn đã khen thơ em rất hồn nhiên!”.
Chỉ cần nghe ả nói ba câu thôi, tôi cũng thừa đầu óc để suy ra thế này, ả mày mò đi tìm số điện thoại của hắn, ả chủ động gọi cho hắn. Hắn hoặc là một thằng đào hoa, lợi dụng ngay tình thế ấy, có một hậu phương xinh đẹp, vui vẻ phở cháo chút đỉnh. Hoặc giả đó là gã đàn ông biết nghĩ lại, không cãi nhau tay đôi với đàn bà hoài được. Thôi, lùi một bước, nhận xét thơ em hồn nhiên, tức là thơ… mẫu giáo, thế là yên!
Rồi bỗng nhiên ả thưa mặt ở hội cà phê, một số người gọi điện thoại thì ả nói em đang lo một mối làm ăn. Nhưng tôi thì đoán, ả đang săn một bài báo nữa ở cái tay Thi Quán kia về tập thơ mới ra của ả. Tôi là dân buôn bán. Biết ả cũng do cùng mối làm ăn. Ả đã từng hớt ngọt trên tay tôi một đơn đặt hàng từ UK, toàn nước hoa hạng xịn. Tôi lỡ khoe với mọi người tôi đang có một đơn hàng xách tay, xong vụ này tôi khao mọi người một bữa nhà hàng chứ không phải cà phê cà pháo đâu nhé. Hai bữa sau, bên UK gọi nói có nhà phân phối chịu giá mềm hơn, lại hứa nhận nhanh và tiện lợi hơn tôi nhiều. Họ xin lỗi và hẹn một dịp khác. Tôi chận đầu, phải cô Mai không, em tôi đó, tôi nhường cho em út một mối đó mà. Bên kia xác nhận đúng cô Mai đó, anh thật tốt bụng!
Vậy mà ả làm như không có gì là quan trọng, như chân lý: ai nhanh hơn, khôn hơn thì sống. Tôi tặc lưỡi cho qua, coi như một tai nạn nghề nghiệp, tai nạn cái miệng không có fermeture. Nhưng tôi coi ả là một kẻ thảo mai, giảo hoạt. Song, não ả thiêu thiếu nên có chuyện gì, ả cũng vẫn kể lể, tâm sự với tôi. Tôi, thằng đàn ông, không chấp nhặt phụ nữ, thi thoảng vẫn phải chứng kiến ả rơm rớm, sụt sùi. Toàn chuyện trong cái chiếu thơ của ả. Ai cũng thấy thơ mình là nhất, thượng đẳng. Mấy nàng thơ thấy ả đẹp, giàu, thơ lại khá nên hùa nhau cô lập ả! Tôi cũng chỉ an ủi đôi ba câu chiếu lệ và làm như tiện thể, hỏi thăm Thi Quán. Ả vui ngay, lại kể say sưa về hắn. Hắn nói hắn yêu em, hắn rất thích thơ em, hắn hứa sẽ viết về tập thơ mới của em, anh ạ. Tôi chỉ biết thầm thở hắt ra trong ngực.
Mẹ tôi nằm bệnh viện, có đến cả tháng tôi không có mặt ở hội cà phê. Một số bạn bè có vô thăm mẹ tôi, tuyệt nhiên không có ả. Tôi vờ như tiện hỏi:
– Mai không biết mẹ anh nhập viện à?
– Mai cũng đang đi thăm bà dì đang bệnh anh à. Thằng em út của hội trả lời.
– Ở đâu?
– Hình như xa lắm, anh!
Tôi thở dài, tội nghiệp. Bởi tôi thấm thía nỗi buồn lo khi trong nhà có người bệnh. Tôi chủ động gọi điện thoại cho Mai chia buồn. Nghe giọng, cũng biết Mai đương rơm rớm. Thôi thì chúc dì và em bình an!
Khoảng gần tháng sau, bỗng nhiên Mai gọi tôi và hẹn hai anh em cà phê, anh đừng gọi thêm ai nhé. Sao thế, có chuyện gì à? Bên kia im lặng, khá đau khổ, nên tôi cũng không hỏi thêm.
Tôi vô quán đã thấy cô ả ngồi chờ. Không để tôi hỏi câu nào, ả quăng tờ báo lên bàn: “Giả dối, đồ giả dối!”. Ả la to đến đỗi một vài người nhìn tôi như nhìn một thằng giả dối! Tôi lượm tờ báo, cũng không biết phải làm gì với nó. Ả giật nó lại, mở ra một truyện ngắn, gí tay vô cái tên tác giả: “Đồ xấu xa!”
Tôi liếc vô, một cái tên như lạ như quen: Văn Quân.
Mai lại nhắc lại:
– Hắn là thằng giả dối, cô này là đồ xấu xa!
Tôi khoác tay, ngầm bảo để yên cho tôi đọc cái truyện ngắn. Cũng không ngắn chút nào. Nên không phải là nhanh. Một phần nữa, là vừa đọc vừa phán đoán, xem hai cái kẻ lạ hoắc kia giả và xấu đến độ nào. Thì đây, nhân vật nữ vượt ba trăm cây số rồi dừng lại ở một cái ga xép, ở đó nhân vật nam đã chờ nàng từ rất lâu, đã hơn nửa đời người từ khi họ lạc mất nhau trong cuộc đời chật chen chân không lọt. Họ đưa nhau về gặp mẹ nhân vật nam, bà rất thương và cũng chờ nàng từ rất lâu. Vì con trai bà thường kể về nàng, con trai bà nói không thể sống thiếu nàng. Nàng nắm tay người mẹ thương con ấy rất lâu, hứa sẽ bù đắp cho con trai bà nỗi bất hạnh không có được người vợ biết thương chồng và mẹ chồng.
Một truyện ngắn khá bình thường, hơi sến sẩm nhưng cũng khá cảm động. Tôi đặt tờ báo xuống bàn và nói thế. Tức thì, Mai quắc mắt:
– Cảm động gì! Đồ giả dối, xấu xa!
Tôi chán nản muốn dợm đứng lên. Tức thì, cô ả kéo tay tôi ngồi xuống. Thì ra, nhân vật nam chả ai khác, là Thi Quán. Và nhân vật nữ kia là một cô bạn nào đó của Mai.
– Ừ, thì bạn bè đến thăm mẹ nhau cũng là bình thường mà!
– Bình thường sao được! Nó là bạn em mà nó hớt tay trên em!
– Hớt tay trên là sao, anh không hiểu!?
– Em nghe mẹ hắn bệnh ở quê, em lặn lội về thăm. Hắn cho em đi xe ôm, chỉ chỉ đường cho thằng xe ôm chở về tận nhà. Vậy mà nó về quê hắn, hắn đón từ trên ga. Em vô thăm bà mẹ, bà chỉ nhìn em rồi nhắm mắt ngủ thiếp đi. Còn nó đến, bà nắm tay nó biết ơn. Em thì hắn không viết thành truyện, nó thì đi vô văn hắn. Bảo sao em không điên cho được!
– À, ra mẹ Thi Quán chứ không phải dì em bệnh hả?
– Thì chả lẽ em nói em đi thăm mẹ hắn, em phải nói dì em bệnh chứ!
Tôi chỉ còn biết xoắn não và xoắn lưỡi với người thảo mai.
CDT
Vui thiệt. Nhiều người sống ảo quá vậy trời
Thời @ mà bạn V.Hải Giang!
Viết thật nghiệt.
Nhè nhẹ thôi mà bạn Hoa Hạ.
tôi chỉ thích hình tranh độc đáo của hoạ sĩ Picasso thôi truyện đọc cũng vui vui thôi…he he… không có gì đặc sắc…
Cảm ơn chị.
Thanks. Chế là người ung dung đĩnh đạc. Người như thế hẳn thành công nhiều … Và là biểu hiện nhân cách đáng quý… Người ta nói”Người ta thường dùng lửa để thử vàng, dùng vàng thử đàn bà, dùng đàn bà thử đàn ông và dùng đàn ông đi lấy lửa.(Khuyết Danh)
Dùng câu nói không đẹp lòng, để thử trí khôn kẻ nghe…(Hiếu Thảo) Một lần nữa khâm phục Chế.
Một lần nữa em cảm ơn chị TT Hiếu Thảo!
Phai cong nhan yeu cau cua chi Hieu Thao that la cao. Toi ddang thap tho tinh viet mot khuc, nghe chi Thao noi vay, toi het can ddam viet.
Chị Huynh Phuong Linh quý mến.
Chị hãy cứ viết, hãy cứ làm những gì chị thích.
Ý kiến của chị Hiếu Thảo buộc người cầm bút thận trọng hơn, vì vậy kích thích sáng tạo thêm. Phải cảm ơn ý kiến của chị ấy nhưng đừng “hết can đảm” nhé chị yêu!
Không sao HPL ơi> Trong cuộc đời làm nghệ thuật,,,, kiếp văn chương thì chấp nhận mọi cảm thụ của độc giả,Tuân Tử, một học giả nổi tiếng của Trung Quốc đã nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta. Người khen ta mà khen phải là bạn ta. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.” Chế là một giáo viên, một tri thức, cô hiểu được mọi khía cạnh,cách
nhìn của độc giả mà! Mong HPL cứ viết cứ làm những gì mình yêu thích”Chính ta là cầm lấy chiếc chìa khóa tìm mở kho tàng trong ta đó” HPL.
Chúc vui.
Viết rất dí dõm
😚 Cảm ơn K-Nguyen! 😚
Ít thấy tác giả viết theo lối này. Phá cách chăng ?
Thật ra Chế đã có vài ba truyện viết bằng giọng trào tiếu. Có thể kể đến truyện “Thầy em” cũng đã đăng trên Xứ Nẫu này. Những bước đầu thường loạng choạng. Mong đồng cảm!
Tui thấy giông giống nhiều người quá.
Bạn MBH đúng là quan sát rất tinh!
cô viết văn thì khỏi chê rồi há cô !
Coi chừng bị nói cô hát trò [hổng biết phải trò mình hông nữa] khen hay đó Đình Dũng :)!
Con gai lon cua chi ten Thao, con gai ut ten Mai. Thay tua dde bai viet cua em chi co thien cam nhieu lam, nhung cang ddoc cang het hon.
Chị HPL ơi. Thảo là Thảo, Mai là Mai. Cả hai tên đều dễ thương!
Chỉ có người “thảo mai” mới đáng sợ, chị ơi!
Hí hí đọc dui mà cũng cay nghiệt quá trời
Hihi. Tks bạn Thanh Thanh.
Chế bình văn hoc cừ mà viết chuyện cũng siêu. Cô giáo quen chấm điễm học trò, nay cho độc giả chấm điễm cô giáo 10/10 được không?
Like bài viết và like like lời bình dí dỏm rất dễ thương.
Em cảm ơn cả hai chị yêu.
Một chị hào phóng, cả hai chị nhân hậu!
Bài truyện nầy Chế viết dành cho “Mượn gió bẻ MĂNG” (“sỉ kẻ”) hay là ‘Mượn gió bẻ TRE’ vậy Chế?
‘Mượn gió bẻ TRE’
(Đây là ‘Sách lược’ của những ‘Kẻ sĩ’ dùng để tấn công đối phương khi ta ở “thế yếu”)
Anh nghĩ tài năng của cô làm.. được. Cô giáo của RB rất SMART & Viết.. rất có duyên và hay lắm! Mến chào Chế. Chúc vui!
“Đừng khóc dẫu mưa là nước mắt
Đừng đau dẫu đá cũng đau buồn
Tâm em là Bụt tâm anh Phật
Trên mỗi tâm ngời một nhánh hương”
Mai Thảo (Hên là không phải “Thảo Mai”)
[Anh Sáu nẫu cố chơi mà hihi! Hình “minh họa ban đầu thấy dễ thương lắm lắm; hình hiện tại thấy sao ‘thảo thảo..’ í”]
MĂNG em còn “kinh” nữa là TRE, anh RB ơi.
Đành tìm vào văn chương để “Ru đời đi nhé”.
🙂 😦
Like like like
Tks tks tks
Dẫn truyện bằng câu ca dao thật nhuần nhị uyển chuyễn. Tác giả đang xây dựng một mẫu nhân vật hot đó.
Rất hot!
Xoắn não và xoắn lưỡi với mẫu nhân vật này. Thiệt đó.
🙂
Thêm một điển hình văn chương nữa.
Cười 🙂
Thả tim :3
Hí hí…. cứ lên face thì tìm ra vô số dị nhân như vậy.
Cũng không dễ tìm đâu bạn.
Thiệt đúng là xoắn não, xoắn lưỡi với nàng Thảo Mai. Nói như tụi nhỏ là “ảo tưởng sức mạnh bản thân”! Hi hi
Cảm ơn một tiết trống của Vân Anh lại phải mệt đầu với “Thảo mai”. Hihi.
Chung quang ta biết bao nhiêu là nàng Thảo Mai sống thật “ảo”
Cuộc đời mà bạn Son Nguyen. “Hãy ngước mặt nhìn đời, nhìn tha nhân ta buông tiếng cười…” (Lê Hựu Hà)
Hay lắm Cô! Chắc ai cũng gặp người quen trong truyện của Cô Giáo!
Kiểu nhân vật AQ [so sánh khập khiễng chút, hí hí] đó hả Nguyễn Thị Thanh Vân? Tks Vân đã đọc!
Hình minh họa của truyện ngắn đẹp , truyện hay.
Cảm ơn admin cho hình minh họa đẹp, cảm ơn anh Nguyễn Trọng Thi đồng cảm với truyện.
Hi hi có những nhân vật dị hợm vậy sao nhà văn?
Truyện ngắn mà anh, tính chất hư cấu, kiến tạo phải đặt ở vị trí hàng đầu ạ.
Khi cần thì bạn Chế viết cũng rất biếm. Hay quá bạn Chế ui.
Em cảm ơn anh VHoc. Để em tiếp tục theo giọng điệu này! 😋
THẢO MAI Tên rất hay?Đầy Ý NGHĨA -diễn giải…?Một hỏi- THĂNG BẰNG Câu Nghe như nhạc Luyến LÁY…Nàng Thơ Ý TÌNH Say…Qua lời Thơ ”BƯỚM BAY”..VỠ LẼ khi nhìn thấy”TÌNH THỰC Khác với MỘNG!”BỰC TỨC dậy trong lòng!RỦA Người Tình Từng Thương…BẰNG”Xấu Xa giả dối!”Nghe bất ngờ BUỒN GIÙM…”Người Thơ-TÌNH THƠ Mộng…CON TIM dễ ĐỘNG LÒNG!BỖNG GiậnTức CÀNH HÔNG Chung qui SỐNG- MẮT VỌNG…?!
“Thảo mai” thành danh từ chung rồi chị lê ngọc duyên hằng.
Viết hay cô Trâm ơi.
Vui quá Tuyết Đào ơi. Chúc vui nhiều nhiều.
Những nhân vật như thế này đầy nhóc cô ơi
Chính vì “đầy nhóc” nên mới phải viết ra Vĩnh Huy nhỉ?
Ngoi but cung cham biem sau cay lam.
Cảm ơn Mai Hoa, mình đang cố gắng làm phong phú giọng điệu chút đó mà.😍