Ngô Đình Hải

Ảnh,Đặng Minh Tùng
1/ Bữa cơm chiều cuối năm
Anh nghỉ chạy sớm, đưa thằng con 10 tuổi đi chơi cho biết chợ Tết Sài Gòn. Chỗ nào cũng có hoa và đèn. Thằng bé thích đủ thứ, nó vui và anh cũng vui. Ngang qua một tiệm ăn, nó kêu đói bụng, đòi ăn món “cà ri” trên tấm bảng quảng cáo trước cửa. Hai cha con vào ngồi, sàn nhà sạch loáng, bàn ăn trải khăn trắng và máy lạnh chạy rì rì. Cầm thực đơn, nhìn bảng giá, anh gọi cho con đúng món “cà ri” trong hình và một ly trà đá. Rồi quay sang con: “cha chưa đói”…
Thằng bé cắm cúi ăn, anh hỏi: “ngon không con?”. Nó gật gật rồi ăn tiếp. Anh nhìn con ăn, nhớ tới những bữa cơm bình dân mỗi ngày, trồi sụt theo từng cuốc xe. Thằng bé ăn xong, thở một hơi khoan khoái. Anh lại hỏi: “no chưa con?”. Nó lại gật, anh đưa cho con ly trà đá, trong đĩa còn sót lại một ít nước sền sệt sóng sánh mỡ, anh nuốt nước bọt, rồi gọi: “thêm một ổ bánh mì không”…
Thằng bé cắm cúi ăn, anh hỏi: “ngon không con?”. Nó gật gật rồi ăn tiếp. Anh nhìn con ăn, nhớ tới những bữa cơm bình dân mỗi ngày, trồi sụt theo từng cuốc xe. Thằng bé ăn xong, thở một hơi khoan khoái. Anh lại hỏi: “no chưa con?”. Nó lại gật, anh đưa cho con ly trà đá, trong đĩa còn sót lại một ít nước sền sệt sóng sánh mỡ, anh nuốt nước bọt, rồi gọi: “thêm một ổ bánh mì không”…
2/ Dân chơi
Là nói về dân chơi Sài Gòn cũ. Có một thời người ta nhập nhằng, đánh đồng dân chơi với nhiều thứ khác như dân du đãng, dân giang hồ…v/v…Trật lất! Làm gì có dữ vậy! Du đãng Sài Gòn là mấy tay anh chị, có đất sống và luật lệ riêng. Dân giang hồ ngày đó “gần” với du đãng, nhưng…”dễ chịu” và khí khái, tình nghĩa hơn. Giang hồ không “dây”vô dân thường, trừ chuyện làm ăn!…Dân chơi thì hoàn toàn khác! Chơi thôi mà…Đa phần là giới trẻ. Già dặn hơn, có thế lực, địa vị, tiền của mà chơi, và chơi cho tới, thì lại là… tay chơi rồi! Sòng phẳng mà nói, thì dân chơi Sài Gòn không phiền ai, không ân oán với ai. Bất quá thời chiến, cuộc sống mong manh, tương lai vô định, chơi cho quên đời, cho qua ngày đoạn tháng vậy thôi. Ai thương, ghét, khen, chê mặc kệ…Từ dân chơi cầu ba cẳng, dân chơi mút mùa Lệ Thủy, tới dân chơi quý tộc…v/v … Quý tộc khó lắm! Đâu phải cứ quăng tiền ra chơi là quý tộc. Quý tộc phải có nòi, có nguồn gốc, chơi phải lịch lãm, phải sang, phải có nét. Trọc phú muốn chơi kiểu nào thì tùy, nhưng để được là dân chơi quý tộc, có mà đợi tới…đời thứ 3 thì may ra!…Hippy Sài Gòn hồi nọ cũng là một thứ dân chơi, và chơi có…bài bản, có biểu tượng, có cái chung để ưa thích, để đam mê…Kẻ này cũng tập tành theo làm dân chơi từ đó mà ra. Giờ thì trí nhớ tệ quá, chỉ xin được nhân danh cái thằng người, đã có 60 năm sống và nhận, biết bao nhiêu thứ yêu thương của mảnh đất này, mà nhắc một chút về dân chơi Sài Gòn, cho khỏi bị quên lãng…Thiếu sót, đúng, sai, hay, dở cũng xin được bạn bè chia sẻ thêm gọi là “còn chút gì để nhớ” cho vui đời vậy…
3/ Bạn học
a/ Ngày ra trường. Hắn về làm chủ nhiệm Hợp Tác Xã ở một nơi “khỉ ho, cò gáy”! Không vui cũng không buồn. Hắn xắn quần trở thành nông dân thứ thiệt. Bạn bè ly tán, được ít lâu, có đứa thất cơ lỡ vận, đói quá, tìm tới Hắn kiếm bữa ăn. Dù sao thì Hắn làm nông chắc cũng có gạo! Một đứa, rồi năm bảy đứa mò tới! Hắn cũng chẳng làm được cái tích sự gì tử tế, ngoài chuyện chứa hết mấy tên này, rồi đẻ ra mấy cái “chức vụ” lạ đời cho bạn bè có đồng lương mà sống, như “trưởng ban văn nghệ HTX” cho một tên khật khùng chỉ biết đàn hát nghêu ngao, “trưởng ban giám sát HTX” cho một tên làm thơ lang thang tối ngày ngoài đồng ruộng!…v/v…Hắn ôm lấy mọi thứ rắc rối, mọi sự phiền toái, cho đến ngày…mất chức! Xui xẻo thay cho những ai là bạn học của Hắn, trong đó có tôi!…
b/ Theo một nghĩa nào đó. Hắn bước xuống đời thành công. Hắn tự hào về địa vị, chức vụ và tiền bạc của mình. Không quên những ngày đi học. Hắn ưu ái cho những tên học cùng lớp được phép chào hỏi, dạ thưa khi gặp mặt. Được quyền thân mật trả tiền thay cho Hắn trong những bữa nhậu. Được tham gia lo lắng, trăn trở cho bước đường công danh của Hắn. Được kiêu hãnh nhận là bạn Hắn trong bất kỳ chuyện sai phái nào. Hắn hoàn toàn đúng. Bởi đã có những tên tự nguyện và vui sướng làm tất cả điều này. Vinh hạnh thay cho những ai đã được học chung với Hắn, trong đó có tôi!…
4/ Tân nhạc
Trai Sài Gòn về quê ăn cưới. Kết một em, bèn trổ tài ôm đàn, tuyên bố ca tặng riêng nàng bài tân nhạc “Đưa em tìm động hoa vàng”* đầy ẩn ý! Mặc kệ tiếng vỗ tay lẹt đẹt, mon men qua ngồi gần đợi khen. Im lặng và giận dỗi, đợi hoài mới nghe:
– nói xạo còn đỡ, ca mà còn xạo hết biết!
– …….?
– “leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng…”. Quê tui hồi nào tới giờ chưa thấy ai leo cây bưởi, gai đầy nhóc biểu leo kiểu nào, chứ đừng nói tới cái cành có chút xíu! Xạo…!
– …….!
– “chim ơi chết dưới cội hoa / tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà”…Chết rồi còn kêu cái nỗi gì! Mà chết dưới gốc cây, kêu đâu tuốt ở…giang hà? Giang hà là đâu vậy? Xạo…
– …….!
– nói thiệt tình nghen, xạo tui còn chịu được, chứ khó tính quá, tới chết còn lựa chỗ: “mai ta chết dưới cội đào” rồi bắt “khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu” thì tui thua, làm không nỗi, đã vậy chưa gì đòi “từ quan, lên non tìm động hoa vàng ngủ say” thì lấy gì nuôi tui, thôi hỗng dám quen đâu!…
– …….?
– “leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng…”. Quê tui hồi nào tới giờ chưa thấy ai leo cây bưởi, gai đầy nhóc biểu leo kiểu nào, chứ đừng nói tới cái cành có chút xíu! Xạo…!
– …….!
– “chim ơi chết dưới cội hoa / tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà”…Chết rồi còn kêu cái nỗi gì! Mà chết dưới gốc cây, kêu đâu tuốt ở…giang hà? Giang hà là đâu vậy? Xạo…
– …….!
– nói thiệt tình nghen, xạo tui còn chịu được, chứ khó tính quá, tới chết còn lựa chỗ: “mai ta chết dưới cội đào” rồi bắt “khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu” thì tui thua, làm không nỗi, đã vậy chưa gì đòi “từ quan, lên non tìm động hoa vàng ngủ say” thì lấy gì nuôi tui, thôi hỗng dám quen đâu!…
Tới đây thì trai Sài Gòn chỉ còn biết lẵng lặng rời bàn, ra đón xe đò về gấp. Từ đó về sau, mỗi khi hát bài này, chỉ nghe hắn hát mỗi một câu: “thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi”!…(ghi theo VNG) . *(thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy).
Nhung doan van tan man ve Saigon nhung ngay cuoi nam cho nguoi xa que cam nhan mot phan net sinh hoat xa hoi thanh pho cu hom nay.mà tham thia nho que va buon dong huong oi.
Còm muon vi Bep binh cam cum may hom nay va ban viec nhieu qua. Chuc dong huong va gia dinh nam moi an lanh nghen.
Chúc anh Hải ngày có thêm nhiều tác phẩm hay nhé, hay như mấy truyện ngăn ngắn này.
cảm ơn Quế Hương, cũng rất mong được như lời chúc của bạn. Chúc vui
Chiều cuối năm đọc Buổi cơm chiều cuối năm lòng cứ rưng rưng.
cảm ơn Coccoc. Vài hôm nữa là hết năm rồi, sẽ cố viết vui hơn cho cả năm được vui nha…
Cách viết đa dạng,không đụng hàng.
Rất vui với nhận xét của Nguyễn Trọng Thi. Cảm ơn bạn
Bài 1 xót xa Bài 2 chán Bài 3 vui Bài 4 rất là Dài Gòn
cảm ơn Nẫu Nhà Quê đã đọc và có những cảm nhận tinh tế. Chúc vui
Mình thích đọc tản văn anh Ngô Đình Hải những tản văn rất đời thường mà sinh động cảm động.
cảm ơn Người Nhơn Lý, luôn dành những cảm thông cho người viết. Vui nhiều nha
Nói thêm xíu xiu là viết về dân chơi Saigon tương đối thỏa đáng. Nhưng tác giả cũng hippy ư . Dzui dzui.
Nó đó Thượng Hiền. Dzui chứ, phải không bạn?
Tản mạn mà không tản mạn chút xíu nào đọc xong là thấy sầu đời…
Tôi thích cái thứ nước sềnh sệch sóng sánh mỡ. Nước này trộn với một vài chân giò nấu rục cho thêm một ít nấm linh chi cùng đậu Hà Lan và một chai chivas 21. Thật tình là tôi rất thích như vậy.
với cái mồi như NH vừa kể thì cần quái gi tới Chivas21…kkk
Lưỡng thủ song toàn văn và thơ đều hay.
hạnh phúc cho người viết là luôn có Maimaiyeuthuong đọc và chia sẻ. Cảm ơn bạn
Trong buổi cơm chiều cuối năm có cảm giác tác giả đã hóa thân vào nhân vật rất thành công hoặc là câu chuyện thật trong đời tác giả.
quá tinh tế. Chuỵen cũ gán 10 năm, nhớ mà nhắc lại. Cảm ơn Đào Trí đã đọc
4 câu chuyện 4 sắc thái.
bạn nói đúng, thời điểm viết và tâm trạng khác nhau, giống như những góp nhặt bất chợt cuối năm cho đỡ nhớ vậy mà. Cảm ơn T&T
Môc mạc như tên tui,mà hay à nghen
được như bạn nói là tui vui lắm. Cảm ơn Mộc
Ôi những phận người tối sáng,đọc mà thấm ….thấm từ từ
như những con đường đời sáng tối đã đi qua, phải không bạn? Chúc vui
Viết về hippy saigon rất dui
Hippy SG chỉ tồn tai có 5-7 năm gì đó, nhắc một chút cho vui vậy mà. Cảm ơn bạn
Năm Mới vui vẻ và sáng tác nhiều nhiều hay hay.
cảm ơn Vinh PR. Chúc bạn vui
Đâu có cần dài hơi, ngăn ngắn mà hay là quá đạt.
cảm ơn HTT, đang phân vân không biết có được người đọc chấp nhận hay không đây
Bên cạnh thơ thì văn xuôi của anh Hải cũng rất ấn tượng. Đầy trăn trở và ấm áp tính nhân văn
cảm ơn Khungcuahep với tấm lòng rộng mở
Không em nhận xét rất khách quan anh à.
1/”Bữa cơm Chiều Cuối năm…Nhịn Miệng nhìn Con ăn”-CÀ RI-LY-TRÀ ĐÁ”BÁNH MÌ không thêm nha?”2/Cha dân chơi từng đã…Giang hồ CHƠI ĐẸP nha!Thằng NGƯỜI Cha có Nhà-”Còn chút gì để NHỚ…!”3/Tân Nhạc miệt nhà quê!Chơi xầm xì Khen Chê…”Xạo hết biết lời lẽ…Ba thứ Nhạc Tân Kỳ!”***Giật mình chợt để ý…”Thì ra là ..là vậy!”Chút tản mạn cuối năm…Chút vui mình chuyện vãn???
chào aitrinhngoctran, vui nhiều nha
Viết lạnh nhưng tình ấm
là nhờ người đọc đó Hoa Diên Vy ơi.
Chi doc duoc ddoan van ddau ddu thay tham thia.
Vi ban, va cung vi phai co thoi gian dde “tham” khuc nay nen khi doc tiep se xin thua tiep, neu co cam xuc.
Kinh chuc Tet vui ve va nam moi tot ddep.
Linh
cảm ơn chị HPL, mong đem lại một chút không khí Xuân cho bạn bè vui thôi mà.
vui nỗi gi!! Bác viết buồn hiu, làm tôi mất vui cả buổi. Chưa bắt đền là hên rồi.
Sợ mắc công buồn thêm nên tới nay mới dám đọc tiếp. Hay lắm.
Viết dí dõm mà đượm buồn.
cám ơn Huỳnh Hùng. Chúc bạn vui và nỗi buồn nếu có sẽ không còn ở những ngày cuối năm này
Đọc Bữa cơm chiều cuối năm là đã thấy tết đến ngoài hiên rồi.
tự đãi ngộ mình một chút, với cái gì đó khác thường nhật, cũng là một cách đón xuân mà hy vọng, phải không Mai Hoa? Cảm ơn bạn. Chúc vui