.
Huỳnh Ngọc Nga
Trước năm 1975, hắn là sĩ quan Biệt động quân của chính phủ miền Nam, sau trận đánh cuối cùng ở Bình Long hắn bị thương nặng và nằm điều trị tại quân y viện Cộng Hòa. Khi hắn xuất viện về nhà đúng lúc miền Nam thay đổi chủ. Rồi hắn phải vào trại cải tạo tận miền Bắc xa xôi như số phận của đa số quân, cán, chính đồng cảnh ngộ, để lại nhà vợ và hai đứa con cùng mẹ già tuổi gần bảy mươi .
Thời gian ở trại cải tạo, vợ hắn đi thăm nuôi hắn được hai lần. Lần đầu báo tin mẹ hắn mất, lần thứ hai cho hắn biết là nàng sẽ lấy chồng vì một mình nuôi không nổi hai đứa con. Mỗi lần đi thăm chồng, vợ hắn về sớm hơn những bà vợ đi thăm nuôi khác, người ta thấy hắn khóc, nhưng rồi nước mắt cũng khô theo gió núi vùng đèo heo biên giới nơi hắn bị giam giữ. Bạn đồng trại hỏi hắn hết buồn chưa, hắn cười nói tỉnh queo:
– Đời là vậy, buồn chi cho mệt.
Sau tám năm cải tạo, hắn về nhà cũ, vợ con không còn. Đi tìm người thân, bè bạn thì thấy nhà ai cũng khốn đốn cơm trộn bo bo, rau, thịt mua phải sắp hàng tính đầu người chờ cân đong, đo, đếm. Thương tình lắm có ngưòi đãi hắn một, hai buổi cơm nhưng cách đối đãi như dáng chừng cầu hắn đi đâu đi cho khuất mắt. Buồn, chán cuộc đời hắn đợi đêm khuya lên giữa cầu chữ Y đâm đầu xuống sông tự tử. Nợ đờì hắn còn dài nên có người tình cờ đi ngang qua thấy và cứu hắn.
Ân nhân của hắn tên Huy, là một anh chàng lái đò trên bến kinh Đôi nằm ngay ngả ba bến Nguyễn Duy và con đường Chánh Hưng chạy dài, hàng ngày đưa khách sang sông qua bên kia vùng Phạm thế Hiển. Người nghèo dễ cảm thông người khăn khó, vợ chồng Huy mời hắn ở tạm cùng họ nơi bến đò nhỏ cũng là mái ấm của vợ chồng Huy và đứa con trai còn cắp sách đến trường Tiểu học. Cuộc đời một sĩ quan Biệt Động thoáng chốc dừng lại trên bến đò ngang, hắn học lái đò và một sớm một chiều trở thành ông lái đò thuần thục, luân phiên cùng Huy đưa khách sang sông. Vợ Huy hiền dù tính hơi lanh chanh của người lao động, hắn coi gia đình Huy như chính gia đình ruột thịt của mình, họ sống thuận thảo bên nhau, nghèo tiền nhưng giàu tình tương trợ.
Làm người đưa đò, đôi ba lần hắn cũng gặp lại vài người quen nhưng rồi khi qua sông, đến bến lại chia tay không lời hẹn gặp, từ trong thâm tâm hắn bỗng thầy mình trở thành triết gia khi nhận ra cuộc đời nầy hư ảo, đến-đi, còn-mất chỉ như gió thoảng, mây trời, như chiêm bao, mộng mị. Hắn ra vĩa hè đường Lê Lợi nơi bán sách cũ, tìm mua quyển sách gối đầu giường hắn vẫn thích đọc thời chưa vào lính, quyển Câu Chuyện Giòng Sông của Hermann Hesse, nói về chuyện hai người lái đò đi tìm Chân, Thiện, Mỹ cuộc đời với tiếng nói vô hình của một giòng sông. Những đêm dài lặng lẽ bên bờ đá của bến đò, nhìn trời, ngắm sao hắn cũng thử tìm nghe tiếng vọng của con nước bến sông nhưng tự trong đáy tâm hồn hắn chỉ thấy lòng đoài đoạn nhớ hai đứa con, nhớ âm vang tiếng cười nói của trẻ nhỏ khi vợ chồng hắn còn chung lưng xây dựng mái ấm gia đình. Tiếng nói của con sông hình như riêng dành cho người tìm đường thoát tục, còn hắn, nợ trần vướng vít nên tự tử không thành, sống lặng lờ chẳng khác lục bình trôi, tâm trí chưa đoạn cùng quá khứ thì làm sao nghe được tiếng nói của dòng sông.
Bên kia đường, đối diện với bến đò là một quán cà phê bình dân của vợ chồng Năm Phải. Quán không lớn, đủ để khách chờ đò hay khách lở đường ghé bước vào đánh chén hoặc uống trà, cà phê đở khát, muốn gọi quán trà hay quán nhậu, quán cà phê đều đúng cả. Huy kể, Năm Phải là dân tứ chiến, sau 1975 đi vùng Kinh Tế Lâm Minh Xuân nhưng sống không nổi nên trôi giạt về cắm dùi ngay ngả ba nầy sau khi đã chạy chọt lo lót cho Quận trên, Phường dưới ít nhiều của hối. Năm Phải trạc chừng trên dưới bốn mươi, vợ anh ta tên Thắm tuổi cũng khoảng hăm mấy, ba mươi. Anh chồng dáng bặm trợn, vai u, thịt bắp dữ dằn nhưng không hiểu sao cưới được cô vợ coi cũng khá mặn mòi, duyên dáng. Vợ chồng họ ở với nhau không biết bao lâu nhưng chẳng có đứa con nào hết dù Năm Phải rất mong một thằng cu tí nối dõi tông đường. Hắn lúc ban đầu sau những giờ vắng khách sang sông thỉnh thoảng cũng băng qua đường vào quán ngồi nhâm nhi khi chén trà, tách cà phê, lúc vài chun đế Long An. Nhưng hắn để ý thấy Năm Phải hay bóng gió ghen tuông với bất kỳ người nào Thắm đứng trò chuyện hơi lâu, trong những người đó có hắn. Nhìn đôi mắt rình mò, theo dõi của Năm Phải hắn hơi bực mình nên hắn thưa lần và thôi không qua quán đó nữa.
Một đêm, mọi người đang ngủ bỗng nghe tiếng chưởi rũa la hét, đấm đá giận dữ lẫn tiếng kêu cứu từ quán ven sông vọng ra. Những ai nhà ở gần tò mò mở cửa nhìn ra sẽ thấy quán chưa đóng và giữa quán Năm Phải một tay kéo ghịt mái tóc dài của Thắm, tay còn lại đánh liên hồi, chân đá không nương, miệng thì chưởi thề văng tục chẳng tiếc lời:
– Đ.m., tao đánh cho mầy chết, gần cả chục năm không đẻ đái gì được hết, sao bây giờ lại có bầu. Nói, nói cho rõ, thằng chó nào ngủ với mầy để tao giết hết hai đứa, đồ gian phu, dâm phụ….
Thắm kêu cứu inh ỏi trong tiếng khóc, mặt mày đầy máu từ mủi, miệng tuôn ra, cô không chống cự mà chỉ cúi cong người, hai tay che bụng như để bảo vệ đứa con vừa mới tượng hình. Hàng xóm chỉ nhìn chứ không thấy ai can gián, thói thường đèn nhà ai nấy sáng, cơm nhà ai nấy ăn khiến mọi người dường như trở thành vô cảm, ai chết mặc ai miễn ta không bị đụng chạm là đuợc rồi. Cuộc khảo hình còn đang tiếp diễn thì người ta thấy hắn đến bên cạnh Năm Phải dằng tay gã ra:
– Thôi, anh Năm, chuyện đâu còn đó, khuya rồi, đi ngủ đi anh Năm, để bà con ngủ nữa.
Năm Phải buông Thắm ra, quay sang nhìn hắn, cười gằn:
– Vậy ra thằng chó đó là mầy, chỉ có đứa ngủ với nó mới nóng ruột nhào vô chứ mắc mớ gì mà mầy can tao. Phải mầy không? Nói mau, đồ khốn kiếp.
Hắn tái mặt nhưng điềm tỉnh:
– Anh chắc say rồi nên nói bậy. Vô ngủ đi, đừng để om xòm công an kéo đến phiền lắm đó.
Nói xong hắn quay lưng băng qua đường về nhà bên bờ đá của bến sông nhưng Năm Phải nhào tới chụp vai hắn, giọng giận dữ:
– Cái gì, thằng khốn kiếp, mầy đem công an ra dọa tao hả? Tao giết hết tụi bây thử coi công an nào dám làm gì tao.
Hắn quay lại gở tay Năm Phải ra vừa đúng lúc Năm Phải co tay nắm đưa một cú thôi sơn vào mặt hắn khiến hắn tá hỏa suýt té nhào. Chưa kịp định thần hắn đã nghe hơi gió của cú đấm thứ hai đang ào tới, những bài học quyền cước lúc cận chiến của thời binh ngủ đánh thức trong hắn phản ứng tự vệ lúc cấp thời, hắn thụp đầu xuống thuận chân đá thốc vào bụng Năm Phải, sóng lưng tay phải hạ xuống chặt mạnh vào cổ đối phương. Năm Phải ngả vật xuống đất như một bị thịt, đầu va mạnh vào bờ đá của bến sông, anh ta co giật vài cái rồi mằm im, bất động. Ánh đèn đường vàng vọt hai bên đường soi rọi thảm kịch, mọi người bấy giờ túa nhau đứng vây quanh hắn, có ai đó cúi xuống sờ mũi Năm Phải rồi thất thanh la lớn:
– Năm Phải hết thở, chết rồi, chết thiệt rồi bà con ơi.
Sau đêm đó, hắn bị đưa vào trại giam. Ngày ra tòa, nhờ sự chứng nhận của lối xóm hắn chỉ bị một năm tù ở vì lý do tự vệ, ngộ sát chứ không cố ý giết người. Thắm cũng có mặt hôm đó, vợ chồng Huy ân cần dặn dò hắn khi mãn hạn tù hảy trở lại bến đò xưa.
Hắn ở tù, Thắm mỗi tuần đi thăm nuôi hắn như vợ lo cho chồng. Hắn nói Thắm đừng bận lòng như vậy thiên hạ sẽ nghĩ lời Năm Phải là đúng khi nhìn bụng của Thắm lớn dần theo thời gian. Thắm buồn rầu nói trong hai hàng nước mắt:
– Đứa nhỏ trong bụng em là con của Năm Phải, ảnh nghi bậy vì vợ chồng em ở với nhau trên mười năm mà chẳng có con, không hiểu sao đợi đên bây giờ em mới dính bầu như vậy. Dù sao thì ảnh cũng chết rồi, anh vì em mà tù tội, anh chị Huy bận chèo chống kiếm cơm, em không lo cho anh thì ai lo đây? Anh đừng cấm em thăm nuôi anh. Miệng đời ai nói gì thì nói, miển mình không quấy, lương tâm mình hiểu là đủ rồi, em không sợ gì hết.
Hắn thở dài, lòng ngổn ngang nổi niềm chỉ có hắn biết mà thôi. Nghĩ đến ngày ra tù, hắn ngao ngán không biết phải làm gì. Về lại bến đò xưa thì không lẻ làm ngơ bỏ mặc Thắm xoay sở với cái quán bên đường và đứa con không cha. Nhưng về sống với Thắm thì có khác chi nhận lời thú tội dan díu cùng vợ người rồi giết chồng, đoạt vợ thiên hạ. Khổ nổi, không về thì đi đâu với tấm thân tứ cố vô phương bây giờ.
Ông Trời dường như muốn tìm cho hắn con đường giải thoát nên vào tháng thứ tám của thời hạn tù đày, một hôm quản ngục kêu hắn lên gặp người thăm nuôi. Tưởng là Thắm nên hắn thanh thản vào phòng thăm, nhưng hắn bỗng dừng lại, sửng sờ, trước mặt hắn là Đào, vợ hắn, người đầu ấp tay gối đã bỏ hắn trong cơn hoạn nạn, là mẹ của hai đứa con mà mấy năm trời hắn chưa từng gặp lại. Hơn mười năm xa cách, hắn không nghĩ rằng Đào còn nhớ tình nghĩa xưa mà đi tìm hắn . Hắn chưa kịp hết bàng hoàng thì vợ hắn vồn vả:
– Em tìm anh mấy năm mà không gặp, may nhờ người quen có lần đi ngang qua đò bên kia bến Phạm thế Hiển đã gặp anh nên cho em hay, em tìm đến đó hỏi mới biết anh ra nông nổi nầy..
Đào khôn khoéo không đá động đến lý do hắn vào tù, hắn cũng không buồn hỏi tại sao cô ta cố tình tìm gặp hắn, hắn chỉ quan tâm đến hai đứa con mà hắn âm thầm thương nhớ mấy năm qua:
– Hai đứa nhỏ ra sao rồi? Tụi nó khoẻ không? Học hành tới đâu rồi? Cô nói một mình cô không đủ sức lo cho tụi nó, vậy chúng có sống yên lành với chồng sau của cô không?
Hắn hỏi dồn dập như tuôn hết bao nhiêu nổi niềm về hai đứa con, ruột thịt duy nhất còn lại của hắn. Đào cúi gằm mặt nghe hắn hỏi, sau đó cô ngẩng lên nhìn hắn, giọng ngọt ngào như ngày nào hắn và nàng mới quen nhau:
– Thì cũng vì tụi nhỏ nên em mới tìm đến anh đây. Hảy hiểu và đừng giận em anh ơi. Em vẫn một dạ yêu thương anh nhưng thân phận đàn bà yếu đuối làm sao em gồng gánh để lo trọn vẹn cho con của chúng mình, nhất là trong thời buổi nhiểu nhương nầy. Vạn bất đắc dĩ em mới nương thân nhờ người nuôi con chờ ngày anh trở lại.
– Hừ, chờ ngày tôi trở lại. Vậy sao cô không để lại dấu tích cho tôi đi tìm cô và tụi nhỏ khi tôi mãn hạn cải tạo trở về. Bây giờ cô tìm tôi, cô muốn gì nơi tôi?
Đào chợt bật khóc, nghẹn ngào:
– Người chồng sau của em là một cán bộ tập kết mới về, ông ta với em chỉ sống theo kiểu già nhân ngải, non vợ chồng chứ không có giấy tờ chi hết. nhờ vậy em mới nuôi con nổi tới ngày nay. Ổng có vợ ngoài Bắc và vợ ổng mới vô Nam năm rồi, họ đã trở về sống với nhau. Bây giờ em chỉ còn anh và hai đứa nhỏ. Nhờ ơn trời, em lo đủ đầy cho tụi nó đến trường học tập, nhưng đến kỳ thi cử thì học cho lắm chúng cũng không ngoi đầu lên nổi với tờ khai lý lịch là con của ngụy quân, ngụy quyền…
Đào ngừng nói, lấy khăn lau nước mắt rồi tiếp trong lúc hắn lẳng lặng nghe:
– Anh nhớ không, thằng Huy năm nay gần hai mươi tuổi rồi, con Hằng cũng sắp mười tám rồi chứ có ít ỏi gì đâu, vậy mà cứ bị chèn ép thua sút mấy đứa con gia đình cách mạng, liệt sĩ. Học hết cấp hai Trung học em sợ chúng không vượt qua nổi lề luật phân biệt thành phần xã hội hiện nay để có thể vào được Đại học anh à.
Hắn nghe tim quặn thắt, vấn đề Đào nói hắn biết cứ sao không biết nhưng không ở gần con làm sao hắn thấy được sự tình. Hắn thở dài, giọng bớt gay gắt :
– Bây giờ cô tính sao? Tôi làm gì được cho tụi nhỏ đây?
Đào đưa tay quẹt nước mắt, vừa đẩy giỏ quà đem theo về phía hắn, vừa trả lời:
– Hiện có chương trình HO của Mỹ, điều đình cùng chính phủ VN cho các sĩ quan, nhân viên cao cấp làm việc cho chế độ miền Nam trước đây được cùng gia đình sang Mỹ định cư. Em đã lo đủ giấy tờ, chỉ cần anh ký để cả gia đình mình lập lại cuộc đời, tạo dựng tương lai cho các con.
A, ra vậy, hắn hiểu rồi, nếu không có chương trình HO chưa chắc vợ hắn lặn lội tìm hắn, tất cả cũng vì lá đơn xuất cảnh mà thôi, một nổi chua cay chợt trào dâng trong tim hắn, hắn nghe ngậm ngùi cho mình thì ít mà thương cho hai đứa con thì nhiều. . Bao năm tháng dài chèo chống con đò, hắn tự nhủ sẽ học làm chàng Tất Đạt hay Vệ Sữ (*), sẽ nhìn đời như con sông trầm lặng, không ta thán bên nầy, không thù hận bên kia vì nghĩ cho cùng thời cuộc quê hương này là kết quả trò đùa độc ác của những nước ngoại cường đã dùng sự mù quáng tranh đua của dân tộc chàng cho họ mượn đất đai sông núi quê hương Việt làm nơi thử đạn, bom, vũ khí của họ, mượn máu xương ruột thịt anh em một nhà bắn giết lẫn nhau. Từ trong sâu thẳm những đắng cay của cuộc đời, hắn nhận ra hai bề phải, trái của thế sự, của con người để không bận lòng nữa chuyện đúng, sai sau ngày tàn cuộc chiến, cứ tự an ủi để cho đó là nghiệp chướng, tiền căn của một dân tộc đã quá quen rồi chuyện phân chia, ly tán từ thuở hồng hoang cho đến tận bây giờ. Hắn đã buông xã nhưng thời thế vẫn buộc chặt, thắt gút nên dù không muốn rời xa quê hương hắn vẫn thuận lòng chìu ý Đào, hứa ký tên vào tất cả những đơn từ cần thiết chờ ngày mãn tù xuất cảnh cùng gia đình sang Mỹ, mọi việc hắn làm chỉ vì tương lai hai đứa con thân yêu của hắn mà thôi.
Đào hớn hở ra về, tuần sau dẫn hai đứa con vào thăm đúng lúc có mặt Thắm trước đó không bao lâu. Hắn bình thản giới thiệu đôi bên với nhau, lòng không chút ngượng ngập trong khi hai người đàn bà nhìn nhau dò xét, ngại ngùng, hai đứa con cũng nhìn cha chúng và người đàn bà xa lạ với ánh mắt tò mò tìm hiểu lẫn nghi ngờ. Nhưng kể từ tuần lễ đó Thắm không vào thăm hắn nữa, hắn nghe lòng thiếu thiếu một cái gì thân quen và biết khó tìm lại được đường về bến đò xưa.
Vài tháng sau hắn mãn hạn tù, mẹ con Đào đến tận nơi rước hắn về nhà, nhà của Đào, vì ông chồng không giấy tờ của nàng đã về với bà vợ cũ từ miền Bắc vào hơn một năm nay. Giấy tờ xuất cảnh được tiến hành và hoàn tất sau đó, các cuộc phỏng vấn đã được thông qua, đợi thêm một thời gian ngắn nữa là gia đình hắn lên phi cơ về chân trời mới.
Trước ngày lên đường, hắn một mình đi từ giả nơi đã cưu mang hắn trong cơn hoạn nạn. Vợ chồng Huy chúc hắn mọi an vui may mắn trong đời viễn xứ, họ đãi hắn buổi ăn đạm bạc cơm rau, cá mắm như ngày nào, hắn ăn mà nghe nước mắt thấm mặn môi mình. Nhìn qua bên kia đường hắn thấy Thăm đang lui cui lo chuyện hàng quán, bên trong nhà nàng có tiếng khóc của trẻ thơ. Hắn bước qua đường, vào quán , Thắm ngước nhìn người khách mới đến mà sửng sờ, lâu rồi, từ khi biết vợ chồng hắn đoàn tụ với nhau nàng không nghĩ sẽ có ngày còn gặp lại hắn. Hắn cũng nhìn nàng, đôi bên không nói một lời, cái nhìn hình như thay cho tất cả. Ừ, có gì để nói đâu, chẳng nhân ngải cũng không lời thề hẹn, chỉ vương nhau vì một ân tình căn nghiệp của một đêm bạo hành bởi người chồng hung hản. Vậy mà trong họ như có cái gì nhen nhúm, nói ra sợ tội với đời, không nói lòng lại nặng oằn chữ thương. Và còn thêm một điều nữa, chỉ hắn biết, biết để tự hứa không bao giờ mở miệng nói tiếng ngỏ lời. Cuối cùng thì Thắm cũng sực tỉnh để kéo ghế mời hắn ngồi, họ bắt đầu nói, những ngôn ngữ xã giao thông thường thăm hỏi, tránh né đụng chạm những riêng tư của người trước mặt. Nhưng rồi trước lúc quay đi, hắn cũng phải cho nàng biết là hắn sắp rời bỏ quê nhà và đây có lẻ là lần cuối chào nhau, chừng đó mới thấy Thắm như lảo đảo, như rơi vào khoảng trống vô cùng, cô lắp bắp:
– Trời ơi, vậy anh đi luôn không về nữa sao?
Cô không cần biết hắn đi với ai, chỉ đủ đau khi nghĩ rằng không còn gặp hắn nữa dù họ vẫn sống chung một bầu trời, nhưng bầu trời đó phía dưới có cả đại dương trùng điệp ngăn đôi mà cô thì bé nhỏ như chiếc đò con không bao giờ dám tìm ra biển cả. Mắt cô tự dưng long lanh ướt, cô khóc không thành lời, hắn xúc động bạo dạn nắm lấy tay cô, hắn nói:
– Thắm đừng buồn.Tôi sẽ viết thư về thăm Thắm mà. Nếu trời còn thương biết đâu sẽ có ngày tôi trở về. Thắm ở lại mạnh giỏi, ráng nuôi con của Thắm nên người. Thôi, tôi đi đây.
Rồi buông tay cô ra, hắn bước đi như chạy vì hắn hiểu nếu đứng lâu những giọt nước mắt kia biết đâu sẽ khiến hắn thay đổi cả một chuyến bay.
° °°°°°°° °
Hắn bước xuống Taxi bên đây chân cầu Nguyễn Tri Phương, quận 8, cây cầu nối liền hai bờ kinh Tàu Hủ. Cảnh vật thay đổi nhiều quá, chỉ mới mười năm mà mọi thứ dường như khác hẳn , hắn cơ hồ không tìm ra đường lối cũ. Con đường Chánh Hưng thân quen giờ là đường Phạm Hùng, mặt lộ mở rộng, hai bên đường xe cộ chạy như mắc cửi, cửa hàng, quán ăn mọc lên như nấm. Ngôi chùa An Phú hiền lành cách bến đò nhỏ của hắn ngày xưa không xa tuy ở mặt đường nhưng tượng Phật Quan Âm trên cao giờ cũng bị phủ che bởi vách mái của những ngôi nhà cao tầng xây dựng bên hông chùa. Hai bờ Kinh Đôi giờ cũng có cây cầu Phạm thế Hiển bắt ngang qua. Bến cũ không còn, đò xưa vắng bóng, gia đình Huy và quán của Thắm bên đường cũng chẳng thấy đâu.
Hắn đứng trước một quán nhậu bán thức ăn hải sản nằm trên khuôn đất của quán Thắm năm xưa. Buổi trưa, chưa tới giờ mở cửa nhưng người làm bên trong đã chuẩn bị mọi thứ đâu đó sẳn sàng, mấy thau ngêu, sò, ốc, hến để chật trước sân lấn ra lề đường, bên trong dành cho ghế bàn của thực khách. Quán ăn khá khang trang vững chắc hơn tiệm cà phê của Thắm ngày xưa nhiều. Hắn ngó sâu vào trong quán, cuối nhà có một cầu thang để lên tầng lầu trên, quán Thắm thuở nào ọp ẹp lắm, đâu có được như vầy. Hắn tần ngần giây lát, nửa muốn quay đi, nửa còn dùng dằng muốn hỏi thăm tin tức người năm cũ. Cuối cùng hắn tặc lưỡi, đánh bạo bước đến bên cô gái đang bưng một thau cua, cô tìm cách sắp xếp đặt để sao cho thực khách được thấy những chú cua còn sống đang quơ que, quơ càng như mời mọc khách sành ăn lựa chọn cho mình sớm được lên bàn nhậu, tìm đường hoá kiếp đầu thai. Cô gái ngước nhìn lên khi nghe hắn hỏi:
– Cô ơi, cô có biết chủ quán cũ nầy hồi xưa giờ ở đâu không? Cô ấy tên Thắm, có một đứa con trai bây giờ cũng trên dưới mười tuổi rồi. Trước đây quán nầy bán trà, cà phê cô à.
Cô gái vừa nghe hắn dứt lời đã nói liền một hơi:
– Chị Thắm hả? Chỉ ở đây chứ đi đâu, quán chỉ cho tui mướn lại, hiện chỉ ở tầng trên với thằng con của chỉ đó. Ủa, mà ông là gì của chỉ vậy?
– Tôi là người quen của cổ cô à.
– Vậy hả? – cô gái mau mắn nói – Cha, tự thuở đời nào đến nay tui có nghe ai tìm thăm chỉ đâu. Thôi, ông đứng đây để tui kêu chỉ giùm cho.
Nói xong, cô đặt thau cua xuống đất rồi bương bã chạy đến dưới chân cầu thang trong nhà kêu vọng lên:
– Chị Thắm ơi, có người quen kiếm chị nè. Cho ổng lên hay chị xuống gặp ổng?
– Ai kiếm chị vậy? Thôi, để chị xuống coi thử ai.
Tiếng Thắm từ tầng trên vọng xuống và chừng trong tích tắc hắn thấy người năm xưa xuất hiện bằng thịt bằng xương sau hơn mười năm xa cách. Nắng trưa đứng bóng trước hàng hiên, dáng hắn chói lòa trong nắng, bên trong nhà Thắm bước xuống cầu thang vừa nhìn ra cửa vừa hỏi cô gái ban nảy:
– Khách tìm chị đâu? Ai vậy? Trờ..i…. ơi !!!!
Tiếng cô dừng lại, như đứt quảng giữa chừng khi nhìn ra ngoài thấy hắn. Hắn biết cô đã nhận ra hắn vì biết mình không thay đổi nhiều, bơ bột xứ người không làm hắn phát phì, phát tướng như đa số những người ra đi. Hắn lại cố tình ăn vận bình thường, không lên áo quần kiểu cọ thời trang để loè thiên hạ nhản hiệu Việt Kiều “vinh quy bái tổ”, hắn muôn thuở vẫn là người của bến sông. Cô gái nghe tiếng kêu thảng thốt của Thắm, cô dừng tay làm việc và đưa mắt nhìn hắn chăm chú hơn như muốn tìm hiểu tại sao chủ nhà lại bàng hoàng như vậy. Hắn tinh ý, bước hẳn vào trong, đi mau đến bên cầu thang, đứng trước mặt Thắm và nói nhanh:
– Tôi mới về, đến tìm thăm cô không báo trước để tạo sự bất ngờ cho cô đây, cô nhận ra tôi không?
Thắm như người mê sực tỉnh, cô tươi hẳn nét mặt, giọng mừng rỡ lẫn xúc động:
– Anh đã về. Phật Trời đã nghe tiếng em cầu xin.
Và nhanh nhẹn, cô quay sang cô gái trong lúc nắm tay anh kéo bước lên cầu thang:
– Anh đây là bạn của chị, để chị mời anh lên nhà, em coi quán đi nghen.
Con trai của Thắm đi học thêm ngoài giờ chưa về, bên chiếc bàn nhỏ, hai tách trà bày ra ngút khói cho họ thả lời thuật chuyện đã qua sau giây phút xúc động, bàng hoàng. Hắn kể trước, vì Thắm hỏi sao hắn lại trở về và vợ con hắn hiện giờ ra sao. Giọng hắn buồn buồn khác hẳn trước đó đã cười vui khi gặp lại Thắm. Hắn nói, khi đến Mỹ buổi đầu là cả một chuổi dài gian khổ cho cả gia đình dù được trợ cấp đủ đầy, cái khổ thứ nhất là ngôn ngữ, khổ thứ hai là phong tục tập quán. Hai đứa con còn trẻ nên mau chóng sớm hội nhập vào xã hội mới, chúng được đi học đàng hoàng. Vợ chồng hắn cũng tập tành nói tiếng xứ người, không giỏi hơn ai nhưng đủ để đi làm công kiếm tiền mưu sinh. Vợ hắn học làm móng tay, cắt tóc rồi đi làm công một thời gian với nghề đã học. Hắn xin được việc trong một khách sạn ba sao. Tính tiết kiệm của người phương đông giúp vợ chồng hắn sớm tậu nhà, sắm xe, ra tiệm riêng cho mình trong một thời gian không lâu sau đó, cuộc sống của gia đình hắn coi như ổn định. Bên ngoài nhìn vào, mọi người thấy vợ chồng hắn sống tương đối êm ấm thuận hòa vì cả hai cùng thương con. Hai đứa nhỏ học ra trường tốt nghiệp và kiếm được việc làm thích ứng với mãnh bằng của chúng. Nhưng vật chất đi lên thì nghĩa tình đi xuống đúng như câu đen tình, đỏ bạc. Vợ hắn bắt đầu tập tểnh học nhảy đầm, học hội họp bạn bè se sua quần áo, quen chổ nầy chổ nọ. Khi hai đứa con hắn lập gia đình thì sự cách biệt giữa hắn và vợ hắn càng rõ ràng hơn cho đến một ngày Đào quăng tờ đơn ly dị yêu cầu hắn ký để nàng tự do bước sang hướng khác. Hắn ký mà không nghe luyến tiếc chi hết. Kể đến đây hắn nhìn thật lâu vào mắt Thắm và hỏi:
– Cô có biết tại sao tôi không tiếc gì chữ ký của mình không?
Thắm nhẹ nhàng nhưng ý nhị :
– Không lẻ vì anh còn nhớ bến đò xưa?
Hắn gật gù nhưng không tỏ vẻ xác nhận mà chỉ kể tiếp, giọng như chùng xuống:
– Mười năm tôi đã xong bổn phận làm cha, các con tôi đã an bề gia thất, công ăn việc làm đầy đủ. Đây là lúc tôi cần trả tự do cho vợ tôi vì thực ra tôi thấy mình không tròn trách nhiệm làm chồng. Tôi nghe trong tôi có tiếng nói vô hình của cái gì đó mời gọi tôi trở về cô Thắm à. Tôi cũng xin lỗi đã không giữ lời viết thư về cho cô và vợ chồng anh Huy, cuộc sống bên đó tất bật khiến đôi lúc tôi không nhớ mình là ai. Bây giờ tôi đã về, chỉ tiếc rằng cảnh cũ đổi thay nhiều quá, tôi không tìm được bến đò xưa của anh chị Huy, cũng chẳng rõ bây giờ anh chị ấy ở nơi nào? Giờ thì tôi không biết mình phải làm gì đây, có thể tôi sẽ trở về bên đó sống tiếp chuổi ngày đơn độc còn lại cho xong.
Thắm mở tròn mắt nhìn hắn:
– Anh nói gì lạ vậy? Bến đò xưa không còn, anh chị Huy vắng mặt nhưng em thì sao? Không phải là anh đã nói nếu trời còn thương thì còn có ngày gặp lại nhau sao? Ai không tin trời em không biết, nhưng em, em tin. Lòng tin Phật Trời làm em vững tâm nghĩ sẽ có ngày đoàn viên hội ngộ, em cầu nguyện với tất cả tấm lòng để có giây phút nầy đây. Bây giờ đức tin được ứng hiện sao anh lại nói chuyện ra đi lần nữa, như vậy há không phải là anh đang đùa giởn trên đức tin đó của em sao?
Hắn nhìn sâu vào mắt Thắm, ngập ngừng rồi chậm rãi nói từng lời và cũng thay đổi cách xưng hô:
– Thắm, em có nghe anh nói là anh hạ bút ký tên ly dị vì nghĩ mình không tròn bổn phận làm chồng hay không? Anh không tròn bổn phận với vợ anh thì sao anh có thể để em thất vọng vì anh sau nầy được?
Thắm xúc động với tiếng em lần đầu hắn gọi cô nhưng cũng ngạc nhiên trước câu hỏi của hắn, cô nhìn hắn:
– Anh nói gì,? Em không hiểu, hảy giải thích cho em nghe đi. Sao em lại phải thất vọng vì anh khi chúng ta đến với nhau bằng tình yêu chân thật chứ?
Hắn nhắm mắt lại, cúi đầu, lặng thinh không nói lời nào, thời gian như cô đọng trong sự im lặng đó, vài phút sau, hắn ngẩng lên nhìn thẳng vào mắt thiếu phụ, thở dài, hắn nói như an phận:
– Thực sự, từ lâu anh và vợ anh chỉ sống như hai người bạn chứ không còn là chồng vợ với nhau. Anh đã mất thiên chức làm chồng ngay từ trận chiến cuối cùng trướcc năm 1975 khi về bịnh viện chữa trị. Vết thương chiến tranh đã cướp đi một phần quan trọng trên thân thể anh để anh chỉ còn là một anh chồng vô tích sự, như một ông quan hoạn hay một gả biến thái Thắm à. Cũng may là anh đã có được hai đứa con trước đó, nếu không chắc anh sẽ là người không con thừa tự. Giờ thì em đã hiểu tại sao anh im lặng mãi đến nay không? Anh về vì không cưỡng lại được tiếng gọi của tình yêu, tình yêu của em, của giòng sông và của tất cả những thân quen trên quê hương Việt Nam nầy chứ anh không dám mơ chuyện cùng em chung bước bao giờ.
Thắm ngẩn ngơ nghe hắn nói, nước mắt cô lại tuôn như đêm chia tay của mười năm về trước:
– Anh của em, đừng nói nữa, đừng làm em thương anh nhiều hơn nữa. Sao anh lại khổ như vậy? Sao không chia sẻ cùng em từ trước, có phải anh sẽ đở khổ hơn không?
– Vì em là đàn bà mà có người phụ nữ nào lại không cần hơi ấm của nghĩa chiếu chăn? Anh không mang lại được cho em hơi ấm đó, em biết không?
Thắm cười chua chát:
– Đừng nói chuyện ân tình chăn chiếu, em sợ lắm rồi. Em là đàn bà như anh thấy đó, nhưng không phải người đàn bà nào cũng đắm đuối chuyện phòng the. Bao nhiêu năm làm vợ Năm Phải, em bị anh ấy dằn vặt trên giường như một món đồ chơi, có vui thích gì đâu, em nghe sợ mỗi lần đêm đến, nghe hãi hùng khi bước chân chồng hùng hổ tới bên giường. Có thể vì vậy mà sau bao năm chồng vợ, em chẳng sanh cho anh ấy một đứa con để đến ngày con trụ hình thì oan nghiệt ập tràn tìm đến. Nếu không có anh can ngăn hôm đó, chắc gì ngày ấy con em còn đó để chào đời.
Thắm nói bằng giọng nghẹn ngào như chưa quên hết quảng đời bên Năm Phải, hắn chợt hiểu vì sao Năm Phải nghi ngờ chuyện máu thịt của đứa con, nhíu mày tỏ vẻ ngạc nhiên hắn hỏi:
– Vậy trước khi cưới nhau em không biết tính tình thô bạo của Năm Phải sao?
Thắm thở dài:
– Em biết chứ, nhưng lúc đó em mới mười sáu tuổi, bỏ quê lên thành để tránh nạn ban ngày lính quốc gia, ban đêm lính bác. Vùng quê Kiến Hoà em ở ngày đó khổ lắm anh ơi, một cổ hai tròng chịu sao cho thấu, cha mẹ em chết trong một trận đụng độ giữa hai bên, em gặp Năm Phải trong chuyến xe đò lên Saigon tìm đất sống. Ban đầu anh ấy cũng tử tế với em lắm nên em mới ưng dù rất sợ tướng tá bậm trợn của ảnh, em cần nơi nương tựa mà anh. Về làm vợ rồi em mới biết “tướng sao, người vậy” thì đã muộn, em đã lấy phải một người đàn ông nhậu nhẹt, say sưa, vũ phu, hung hản. Nhưng em quen câu phận gái mười hai bến nước nên âm thầm chịu đựng chứ thiệt tình chẳng có tình yêu với chồng.
Thắm ngừng nói, cả hai cùng im lặng, mỗi người mang một cảm nghĩ khác nhau. Hắn nhìn người đàn bà trước mặt, cuộc sống khá an lành cho cô tươi trẻ hơn xưa, mơn mởn như hoa mãn khai đang thời khoe sắc. Còn hắn, một con cua gảy càng, một cánh bướm không đủ sức hút nhụy hoa, tình yêu suông lý tưởng bằng lời liệu có đủ đem hạnh phúc cho người hắn yêu hay không. Hắn là đàn ông nửa vời, thứ đàn ông tạo dáng ban ngày nhưng vô tích sự ban đêm. Thắm không là ni cô hay dì phước mà chỉ là người đàn bà bình thường như bao nhiêu người đàn bà khác, hắn không muốn nhìn thấy nàng hụt hẩng trong chữ vợ chồng. Thế gian có trời- đất là âm-dương đối đãi, con người có nam – nữ để tạo giống sanh nòi. Tình yêu bằng con tim, không bằng đam mê nhục thể chỉ là loại tình yêu lý tưởng trong tiểu thuyết, trong huyền thoại hoặc dành để cho những ai yêu nhau nhưng bị hoàn cảnh cách ngăn không thể gần nhau, như Ngưu Lang-chức Nữ, như chinh phụ-chinh phu, nhưng Ngưu-Chức còn mỗi năm tìm nhau qua cầu Ô thước, chinh phụ-chinh phu còn chờ khi tàn cơn binh biến để hội ngộ đoàn viên và khi xum họp thì mây trời cũng hoá mưa để chứnh minh kết quả sự giao hoà của luật âm dương trời đất. Hắn yêu Thắm nhưng tình yêu đó có đủ hay không khi âm-dương không cân bằng trong đời sống lứa đôi.
Thắm ngồi chờ hắn nói, nói gì cũng được miễn đừng bỏ cô ở lại như mười năm trước. Nhìn vào mắt hắn, cô hiểu hắn đang nghĩ gì. Cô muốn chứng tỏ cho hắn biết người đàn ông cô đợi không cần là người đem cho cô thêm những đứa trẻ sau nầy. Thà một tình yêu bằng lời nhưng dài lâu trong dịu dàng, chia sẻ hơn những phủ phàng của gối nệm nhàu nhăn. Đâu phải lúc nào thỏa mãn của thú vui nhục thể cũng đem hạnh phúc cho người đàn bà. Vẫn biết tình yêu là cho và nhận, như trời cho nắng- mưa để đất đơm hoa màu, cây trái. Đó là luật tồn sinh của muôn loài chứ không hẳn chỉ riêng của con người, đó là luật tự nhiên của trời đất khi tạo ra hai giống đực-cái trong thể loại âm-dương. Người đàn bà nơi cô không chờ những ngày nắng cháy của mặt trời rực đỏ, cô chỉ cần những dịu dàng tha thiết của vầng trăng thanh khiết. Nếu bản thể đàn ông nơi hắn như mặt trời đã gát bóng lùi xa nhưng tình yêu chân thật của hắn có khác gì vầng trăng đêm rằm tỏa sáng làm dịu mát đời cô. Hơn bốn mươi tuổi đời, Thắm chưa từng biết mật ngọt của yêu đương mà chỉ biết đắng cay, dày xé phủ phàng. Cái dũng khí của hắn trong đêm cứu cô dướì bàn tay thô bạo của Năm Phải khiến cô cảm động, trái tim khô cằn tình ái của cô dường như hồi phục và những năm tháng xa nhau cô sống bằng nhớ thương khắc khoải người đi xa.
Đến một lúc nào đó, có tiếng thở ra của Thắm:
– Anh đang nghĩ gì đó? Nếu thương em thật tình thì đừng nhớ đến chuyện đã qua trong đời anh nữa. Hảy cho em đi cạnh anh trong quảng đời còn lại, đi cạnh một người đàn ông bản lĩnh biết quyết định việc phải làm, biết che chở mẹ con em, biết cùng em chia sẻ buồn vui khi mưa, nắng, lúc ốm đau. Đó mới thật là một người đàn ông chứ không phải chiến tích trên giường định giá trị nam nhi đâu anh. Tình yêu chân chính đâu chỉ là những thỏa mãn tầm thường nhục thể, nó còn là sự đồng cảm giữa hai tâm hồn cùng nghĩ về nhau, cùng chung nhìn về một hướng. Em chờ đợi ngày anh về đã quá lâu rồi, đừng làm em thất vọng hơn nữa nghen anh.
Hắn không trả lời chi hết, vài tích tắc sau hắn bỗng đứng lên, ngập ngừng giây lát rồi lôi ra trong túi xách hắn đem theo bên mình một xấp hàng, một hộp sô cô la, tất cả được gói giấy hoa cẩn thận. Cầm hai thứ đó hắn nhẹ nhàng để xuống bàn chứ không dám trao tay ngưòi trước mặt:
– Anh có mua cho em xấp hàng may áo và con trai em hộp sô cô la, chút quà xứ xa. Bây giờ anh về đây. Có thể anh sẽ trở lại cũng có thể chúng ta không gặp nhau nữa. Anh cần suy nghĩ để đừng làm khổ em sau nầy Thắm à.
Người ta không biết hắn suy nghĩ thế nào, nhưng một tuần sau đó, cô gái bán quán tầng dưới nhà Thắm thấy hắn trở lại, tay cầm một bó hoa hồng nhung thật đẹp tìm thăm bà chủ nhà và chiều hôm ấy họ dẫn thằng con trai của Năm Phải đi một nhà hàng sang trọng ăn cơm chiều. Mặt mày Thắm tươi như đóa hồng nhung, thằng con trai cô cầm trên tay chiếc xe Ferrari nhỏ hắn mua tặng tung tăng bên cạnh hai người. Tàn buổi ăn, hắn móc túi lấy ra một hộp nữ trang có chiếc nhẫn cưới bên trong, hắn trang trọng đeo vào ngón áp út bàn tay cô và nói:
– Cho anh được làm người chia sẻ và bảo vệ mẹ con em suốt cả cuộc đời nghen Thắm.
Thắm xúc động, nhìn chiếc nhẩn trên tay, cô cười hạnh phúc:
– Ôi, anh, người đàn ông thực sự của em.
*********
Người thuật chuyện tình của họ tin chắc rằng họ sẽ đi tiếp quảng đời còn lại êm ấm bên nhau vì trong cuộc sống nầy nghĩa đích thực của hai chữ Đàn Bà – Đàn Ông không phải là điều kiện ắt có và đủ để vo tròn câu hạnh phúc. Tình yêu là cảm nhận của con tim luôn đi cùng nhựa sống đam mê, nhưng thế nhân vẫn chứng minh rằng theo thời gian tình yêu có thể vẫn trường tồn, bất tử trong khi nhựa sống đam mê sẽ cạn kiệt dần theo những tờ lịch bay. Vườn địa đàng thuở hồng hoang, khi Adam và Eva chưa ăn trái cấm, họ yêu nhau trong thanh khiết, chẳng đam mê nhục cảm mà vẫn trọn vẹn ý tình thì tại sao bây giờ lại không thể có hai kẻ yêu nhau theo cung cách “lý tưởng” đó? Các bạn có đồng ý như thế với tác giả không?
HUỲNH NGỌC NGA
Torino, ITALIA – 16.03.2015
CHÚ THÍCH : (*) Tất Đạt Vệ Sữ : Tên hai nhân vật trong tác phẩm Câu Chuyện Giòng Sông của Hermann Hesse
[…] #Đọc chơi. Nguồn: https://xunauvn.org/2015/06/07/nhu-thuo-dia-dang/ […]
Bài viết hay quá! Cám ơn tác giả.
Một tác phẩm được nhìn nhận dưới cái nhìn khác nhau cũng là chuyện bình thường chị Nga nhỉ !
Chèn ơi, Trà văn Giang đến thăm bất ngờ quá trong lúc Bếp tưởng không còn ai ghé bến đò của hắn rồi, xém chút nữa Bếp thất lễ bỏ bạn chơ vơ trên bến sông rồi đó.
Cuộc sống đa dạng, con người với cái nhìn, cách suy nghĩ cũng lắm chiều hướng nên dù được bạn đọc phê phán cách nào thì đó cũng là hạnh phúc của Bếp, để từ đó Bếp tự nhận ra mình thế nào dưới mắt bà con xa gần nhiều hơn.
Cám ơn bạn đã hiểu và chia sẻ.
Chúc TVG mọi an vui.
Truyện dài hay ngắn cũng đâu quan trọng. Hay hay dỡ đôi khi cũng tùy mỗi người. Riêng mình ,mình thấy truyện này đọc cũng nhẹ nhàng
Cam on Huy Kim da cho Bep tieng tho ra nhe nhom khi biet doc gia cung da dang nhu nguoi viet. Nhung thinh thoang Bep cung se thu tap nau mi an lien xem sao .
Huy Kim va gia dinh vui khoe, an binh trong cuoc song nghen. .
Truyện dài nhằng. Tác giả đang ở thiên đường chứ không phải ở VN
Huyền làm Bếp vui lắm trước lời “trách móc” của bạn, sự thành thật của bạn khiến Bếp hiểu thêm tâm ý độc giả để biết Bếp như thế nào, cám ơn Huyền nghen.
Thiệt ra, tính Bếp cái gì cũng ưa nhì nhằng kể lể, hồi đó đi học làm luận văn kiểu cà kê dê ngỗng lê thê có lần bị cô giáo cho điễm áp chót, bỏ được đâu một thời rồi tính nào vẫn tật nấy, hi hi.., tính trời sanhmà. Bởi vậy Huyền có trách thì Bếp chịu chứ Bếp nấu “mì ăn liền” ít khi ăn được lắm.
Còn chuyện thiên đường/địa ngục thì ở đâu cũng có được hết, Bếp nghĩ vậy, tất cả do một phần hoàn cảnh, điều kiện sống của mỗi người và đa phần do tâm ý mình suy diễn để thấy đời vui hay buồn. Cái xứ Ý đang cưu mang Bếp. nó cũng chẳng “hiền” gì hơn VN mình đâu, có trong chăn mới biết chăn có rận đó Huyền, Hiện tại thi thiên đường của Bếp nằm trong tình yêu gia đình, thân nhân, bè bạn và niềm tin tôn giáo chứ không phải VN hay ngoài VN.
Cám ơn Huyền đã ghé thăm và chia sẻ góp lời nha.
ChúcHuyền mọi sự an bình trong cuộc sống.
Theo dõi câu chuyện, tin sái cổ luôn chị Nga ơi, thậm chí còn rơi nước mắt.
Chúc phúc cho những tình yêu không còn lành lặn đến bên nhau, giữ họ lại suốt đời.
Sao hôm nay Ái Duy chịu khó “xuất gia” đi thâm bạn vậy? Thường thì AD “tọa gia” không hà, làm Bếp cảm động lắm đó nghen.
Chúc phúc cho người để thấy người hạnh phúc cũng là tự tìm niềm vui cho chính mình, AD có nghĩ như vậy không?
Vui khoẻ và viết hay hoài nghen cô nương.
Cầu chữ Y đã xây mới,cái xóm cũ Khánh Hội ngày xưa cũng mất tăm trong làng sóng đô thị hóa. Tìm địa đàng tình yêu ở đâu chị Nga ui ?
Tìm ở trong lòng những người yêu thương nhau chân thật, ở cái tâm lành của thế nhân, dù ít ỏi nhưng chắc chắn là phải có Tien Nguyen à, hảy cố tin đi, tin để mà sống chứ bi quan quá làm sao sống nổi với cuộc đơi lắm nhiêu khê nầy bạn ơi.
Thực sự dù có buồn khi về thăm nhà không tìm lại cảnh củ nhưng Bếp tự an ủi, ngay chính bản thân chúng ta đã/đang thay đổi theo thời gian thì trách chi cảnh vật nay còn, mai mất? Bếp nhớ hồi xưa má Bếp hay than “Saigon sao thay đổi nhiều quá, hổng giống thời của má lúc trước chút nào” (thời của má Bếp là thời có những tên đường Catinat, Charner, Doumer… thay vì Nguyễn Huệ, Lê Lai, Lê Lợi ). ..Nói chung chung, đó là giòng đời luân lưu đổi thay theo năm tháng..chỉ có tình yêu chân thật là bất biến mà thôi.Vậy đó bạn hiền ơi.
Bài đuợc đăng cũng hơi lâu rồi, cám ơn Tien Nguyen đã “trở ngược” thời gian tìm thăm bến cũ. Chúc an vui nha.
Tôi thích bài này. Một cách viết hiền lành, không cố khoét sâu, tô đậm những nghiệt ngã vốn có trong đời. Cảm ơn tác giả.
Bếp cũng cám ơn Nhuận Đức thật nhiều vì bạn đã chứng minh cho Bếp tin hơn nữa là trong cuộc sống nầy Bếp không thiếu bạn đồng tâm, đồng cảm nghĩ.
Một vết thương đã thành sẹo, hãy nhìn nó nhẹ nhàng để nhớ mà tự nhắc nhở mình đừng trở lại tình huống ban đầu chứ có ích gì đâu nếu ta nhìn rồi tự cào cấu “nó” để nghe cái đau âm ỉ không tan,
Bạn có cái tên nói lên được một trong những điều cần cho tính chất của con người, NHUẬN ĐỨC có thấy điều đó không?
Cõi thiên đường giản đơn như vậy nhưng đâu phải ai cũng với tới phải không chị Nga ?
Dung nhu Nguyen Phu Thanh noi do, nhung cai hay, cai tot thuong hiem hoi hon nhung cai do, cai xau nen coi thien duong du don gian van kho ma di toi. Tat ca tuy o suc manh cua noi tam chung ta vi nhu chung ta da biet khong co gi kho khan hon chien dau voi chinh tu ban than minh.
Chinh ban than Bep day, noi va viet co ve “ngon lanh” lam nhung lam luc cung cu xu “y chang” nhu the su thuong tinh, “Nang thuyet bat nang hanh” la vay do Nguyen Phu Thanh oi.
May cua ong xa Bep nen khong co dau tieng Viet, ban co gang doc va hieu gium mà dung phien Bep nghen.
Cam on da ghe va chia se, chuc ban cung gia dinh moi an vui, hanh phuc..
“Như thuở địa đàng” là vậy sao?!! Chị phải cho.. như “Adam và Eva…” mới phải chứ. Ở đây chị “diết người” không phải bằng gươm, cũng không phải bằng dao mà là chị “diết” bằng “ngòi viết”. Ác.. Ác…! — Với phụ nữ, ở tuổi 40+ là độ tuổi đẹp nhất trong đời người của một người đàn bà (như Dr. ĐHNgọc đã nói); vậy mà chị nỡ để cho một người “phụ nữ một con” với “ông chàng quan hoạn” là sao! Vậy là chị muốn thay đổi câu tục ngữ lại là ‘Lửa gần rơm lâu ngày cũng tắt’!! Đáng lẽ chị ‘sẵn mượn’ thời gian 10 năm xa cách của một cuộc “tình trong mộng” của hai người và cho Thắm gặp một người đàn ông “chân thật…” ở quê nhà để đi hết quãng đường đời còn lại của cô mới phải; còn “ông sĩ quan.. của tui” thì chị nên cho vào quên lãng (nhắc lại làm chi cho thêm đau lòng lắm người ơi) và nên cho ông ta vào chùa là yên thôi hihi. Chúc chị Hai vui và viết hay! (“Lâu quá, nhớ Út Hoàng quá chị Hằng Nga ơi, hehe.”) Thân quý.
A ha, Rong Biển là người thứ hai sau dì Tư Linh cho rằng Bếp ác khi bắt cô Thắm chay trường suốt quảng đời còn lại đó nghen.
Dùng tựa “Adam & Eva” thì hơi rắc rối vì phải thêm vào là thời kỳ nào (sau hay trước khi họ bị rắn dụ dỗ ăn trái cấm?), nên Bếp chọn NTĐĐ coi bộ giản dị hơn..
Bếp không “diết” tuổi xuân cô Thắm mà Bếp đang cho cô ấy đưôc “giải thoát” sau thời kỳ bị bội thực đó chứ, Bếp đang chữa bịnh cho cô ấy mà.
Riêng anh chàng cựu sĩ quan..của RB (hi hi..) thì cũng phải để ảnh có chút an ủi lúc hoàng hôn chiếc bóng chứ bắt ảnh đi tu thì mới thiệt là ác đó nghen.
Bếp cũng nhớ dì Út nó lắm lắm, lần về trước rủ Ngọc Bút xuống tìm Út để cùng đi thăm anh Định mà chẳng ai chịu cho địa chỉ để đi hết, tức ghê. Lâu không có tin gì hết chắc Út đi lấy chồng mà hổng báo cho mấy chị em Bếp và bà con xứ nẫu.biết chăng? Thôi, đành “gửi gió cho mây ngàn bay” nổi nhớ của bọn mình cho Út chứ biết sao bây giờ….
Cám ơn RB đã góp ý, góp lời. Chúc vui khoẻ để chờ tin dì Út nó nghen.
Người Sagon là dzậy đó !
Hiểu người Saigon như dzậy chắc Trần Ngọ cũng dân Saigon phải hông? Bạn ở “dzùng” nào dzậy? Có gần bến đò Phạm thế Hiển để sang sông bằng con đò hắn đưa hông?
Đùa cho vui, Bếp hân hạnh được chào người Saigon Trần Ngọ, cám ơn đã ghé bến sông và có đôi lời “bình lựng”. Chúc an vui.
Một ngòi bút nhân hậu trong một cái nhìn rất lạc quan về cuộc đời. Chúc đồng hương luôn vui khỏe và có hoài những trang viết ấm áp tình người.
Ciao đồng hương,
hi hi…đừng khen Bếp nhân hậu, rũi mai mốt Bếp “nổi chứng” viết dữ dằn thì mắc công đồng hương trở ngòi bút mắng mỏ bà già độc ác đó nghen.
Hôm nọ gặp Dân ở Milan, có nhắc tới cậu và vài bạn bè thân quen xứ nẫu, tự dưng Bếp nhớ buổi họp mặt ở nhà Sáu Nẫu quá chưng. Thôi, chờ di Tư Linh về thăm lại quý vị giúp Bếp cũng được vậy.
Bếp chờ đọc bài mới của đồng hương đó nghen.
Nhờ có những trang viết của chị Nga mà địa danh Chánh Hưng ngày càng thêm nỗi tiếng
Chánh Hưng bị xoá tên rồi anh Hoa Viên Vy ơi, hồi về năm trước, Bếp buồn hết sức khi thấy trọn thời thời ấu của mình cơ hồ bay biến theo tên con đường, hu hu..
Nhưng Bếp hứa, sẽ còn nhiều điều về Chánh Hưng Bếp chưa nói hết và Bếp sẽ tiếp tục dài dai cho đến khi nào…hết chuyện nói về nơi đó mới thôi.
Sao lâu quá Bếp không thấy thơ anh trên xứ nẫu vậy? Cả Thơ đệ, anh Trần bảo Định, Mạch Bần Đôn và dì Út Hoàng… cũg bặt tăm luôn. Lạy trời, những người thân mến đó đừng biến mất như cái tên Chánh Hưng của Bếp.
Thôi thì bài viết này như một chỉ dấu cho hòa giải. Lấy tình thương để gắn kết giữa người và người
Phật dạy, “lấy ân trả oán, oán tan, lấy oán báo oán, oán kia còn mãi”. Chúng ta chỉ mong mọi người cùng đối xử tử tế với nhu là mừng rồi hén Nguyễn thanh Minh?
Cám ơn sự đồng cảm của bạn, ước mong chúng ta không là những cánh chim đơn độc.
Vui khoẻ và bình an nghen bạn hiền
Rất vui thấy chị Hai xuất hiện. Vậy là chị đã khỏe và rảnh rỗi. Ước gì em được như chị…
Chị vẫn vậy dì Ba nó ơi, vẫn lu bu và bết bátckhông bao giờ chị rãnh hết vì càng ngày càng làm biếngcnên công chuyện ứ động đầy nhóc làm hoài không hết. Uớc gì cưng như chị???là sao??? Cưng thế nào rồi Ngcọ Bút? Thằng TômmCàng nó quấy phá cưng dữ lăm hả? Ráng lên, ai biểu làm bà nội..
Chị sẽ viết mail cho cưng , chờ nghen.
Giữ gìn sức khoẻ nghen cưng.
Truyện của chị Nga hiền lành và thường hướng về những số phận, những cuộc đời bé nhỏ, nhưng không thiếu ước mơ và niềm hy vọng về một ngày mai
Nguyenkhactung có lý vì bếp thích viết như bạn nhận xét. Bếp nghĩ, cỏ dại hay chim sâu cũng có cuộc sống vớ ìý nghĩa riêng của nó, không thể chỉ nha91m những gì to tát hơn mà viết mà bỏ quên những mãnh đời bé nhỏ, có lẻ một phần nơi Bếp ở hồi trước là xóm lao động bình dân nên Bếp quen với những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc đó hơn chăng?
Riêng ước mơ và hy vọng thì giới nào cũng có hết bạn à, bản chất của con người để vuơn lên mà.
Cám ơn lời còm tử tế của Nnguyenkhactung nghen, hi hi..tự nhiên Bếp thấy mình…hiền như “ma seur” khác hẳn với lời người trong nhà Bếp hay nhăn nhó là Bếp dữ như bà chằng..hi..hi..
Nguyenkhactung vui khoe.và tử tế hoài nghen
Giọng văn thật hiền
Lâu lâu Bếp cũng muốn thay đổi không khí viết dữ dữ một chút, nhưng thiệt tình cố gắng hoài mà viết không ra, tức ghê. Viết hiền quá người đọc dọc có thấy chán không vậy Vĩnh Hảo? Bếp hỏi thiệt để biết mà “chỉnh đốn” lại cách viết của Bếp đó.
Cám ơn Vĩnh Hảo đã ghé thăm, chúc bạn mọi an bình, vui khoẻ nghen.
Viết nhẹ nhõm,dễ thương
Hiện thực xã hội đôi khi còn ghê hơn nhiều
Ủa, sao Việt Đặng lại chạy tuốt xuống cuối phần còm dù còm sau các bạn khác vậy, làm xém chút nữa Bếp không thấy để phản hồi cho bạn rồi.
Việt Đặng nói đúng lắm, xã hội tời robot, internet con người làm rớt trái tim đâu mất rồi nên xã hội thực bên ngoài trang giấy kể có lăm điều “lộn tùng phèo” (nói theo tiếng của himlam đã dùng) ghê lắm. Nhưng nếu mình cứ nhìn những chuyện thấy ghê đó thì chăc sống hổng nổi đâu Việt Đặng à, vì vậy Bếp thường ráng tưởng tượng cái tốt hoặc tìm chung quanh những điều hay mà an ủi “ít ra đời cũng không đến nổi nào” và từ đó tiếp tục sống…. qua ngày.
Việt Đặng có đồng cảm nhận như Bếp không vậy?
O ddau cung vay ma. Noi don gian nhu to bun chi thit khong thoi an gi noi! Them bun, nuoc leo, rau gia cung chua ddu. Phai co chut chanh (du chua le), chut ot (du cay xe), moi ngon. Mien dduung vat 3 trai chanh + dam 5 trai ot …thi chi con co nuoc bung ddo cho ran an e chac ddau bao tu. Y toi la gian hon nhau noi vai cau cho ddo tuc tot hon la cat trong bung, mien noi 2, 3 cau roi thoi , dung noi toi 30 cau khien doi phuong phai noi khung ddap lai, thanh chien tranh . (Xin loi, vi chinh toi dang noi nhieu).
HPL
Sao tự dưng dì Tư nói giống tả tô bún bò Huế quá vậy? So sánh đúng nhưng làm chị nuốt nước miếng đó nghen.
Sông Ba còm còn nhẹ nhàng và dễ thương hơn Bếp viết nữa đó. Cám ơn nha, chắc chút nữa đi ngủ (gần 3 giờ khuya ở đây rồi ) Bếp sẽ ngủ ngon với lời còm của bạn đó.
Thân tâm an lạc nghen Sông Ba.
Sông Ba ơi, recòm cho Sông Ba bị chạy xuống đoạn dưới rồi, bạn chịu khó “chạy” xuống dưới đọc giùm Bếp nghen.
Những tính cách nhân vật rất Sài Gòn.
Hi hi…thì Bếp là dân Saigon chính tông từ đầu đến chân mà Huy Thanh. Dân Saigon đơn sơ, giản dị, dễ giận,mau quên và riêng Bếp thì thêm cái tật…già chuyện nữa,.
A, mà Huy Thanh là người “miệt” nào dzậy?
Vậy mà cũng đã gần nửa thế kỷ trôi qua. Mong sao mọi chuyện cũng sẽ trôi theo dòng đời
Bếp cũng mong như Huỳnh Hoa. Mọi chuyện có lúc bắt đầu thì cũng có hồi kết thúc bạn à, chỉ cần con người một bên bớt nóng nảy và biết buông xã một chút và đổi lại cũng cần con người phía khác biết suy xét để đừng quá đáng thì dòng đời sẽ troi nhẹ nhàng thôi. Chúng ta cùng hy vọng nghen Huỳnh Hoa, không phải cho riêng chúng ta mà còn cho cả đời sau nữa.
Cám ơn bạn đã ghé thăm và chia sẻ. Chúc an vui.
Chào nhà văn xứ Ý
Không dám đâu Nguyễn Nam ơi, Bếp chỉ là người viết kể chuyện tào lao cho cái đầu bớt cùn mục theo tuổi già, viết để đừng quên chữ nghĩa quê nhà, cho vui bè bạn bốn phương chứ thực tình Bếp không là nhà văn đâu. Nhà văn phải có kiến thức cao xa, phải ra sách trình làng, trình xóm trong khi Bếp sự hiểu biết chỉ nằm trong nồi niêu, sơng, chảo, chẳng có một cuốn sách cho riêng mình . Tất cả những điều đó để Bếp nghe ngượng lắm khi được sự quảng đại của người đọc gọi Bếp là nhà văn.
Bếp cám ơn sự tử tế của Nguyễn Nam nhiều và mong lắm lần sau bạn cho Bếp giản dị câu chào ” Chào chị Bếp Ý..ẹ”, được vây Bếp vui vô cùng. Cho Bếp niềm vui đó nghen Nguyễn Nam.
Một địa đàng khó có thực quá nhà văn xứ Ý ơi !
Nguyenkim ơi,
Con người lên cung trăng, tìm đường vào sao Hỏa, sao Mộc được thì địa đàng trên cõi thế đâu phải là chuyện khó tìm. Bếp tin là trên mặt đât nầy bất cứ chuyện gì có con người dính líu vào cũng đều có thể xảy ra. Địa đàng tìm ngay chính trong tâm ta như Niết bàn hay thiên đường đâu cần phải chết mới tìm thấy, sống an nhiên, chấp nhận những điều không quá đáng chính là chúng ta đã tìm ra địa đàng rồi. Nguyenkim thử tập như thế xem sao, nếu có kết quả nhớ cho Bếp biết nghen.
Vui khoẻ và hạnh phúc trong địa đàng của cái tấm lành nha Nguyenkim.
Bây giờ mấy ai viết theo bút pháp cổ điển vậy ?. Nhưng không có nghĩa cổ điển là không còn “đất sống ” .Phải không chị Nga ?
Hi hi…được Manhkhoe “phán” một câu như vậy là Bếp thấy đất rộng mênh mông cho Bếp đứng rồi.
Đúng ta trong văn học, nghệ thuật hay bất cứ lãnh vực nào của cuộc sống cũng đều được phân chia ra từng “khóm” riêng và mỗi “khóm” đều có những người “hạp” để cùng chung chia sẻ. Bếp thuộc thành phần cổ điển nên những ai thích “hương xưa” sẽ cho Bếp lời cổ động khích lệ, như Manhkhoe đây nè, thấy không? Nhiều, ít gì cũng không quan trọng, quan trọng là chúng ta không thấy cách thức của mình tan biến theo thời gian. Hi hi..nhưng Bếp tin, con người đa dạng lắm, cổ điển sẽ không “chết” bao giờ. Bếp cám ơn Manhkhoe cũng như các bạn khác đã cho Bếp thấy mình tin đúng.
Chúc gì cho bạn đây vì đã mạnh khoẻ rồi, vậy chúc bạn câu hạnh phúc, an vui nghen.
Tình yêu lý tưởng quá. Tìm đâu ra bây giờ ?
Phương Ngọc thân,
Hồi sáng thức dậy, Bếp kể cho ông xã nghe những lời còm của bè bạn về bài viết nầy, ông xã Bếp nói Bếp viết chuyện trên trời, thà viết chuyện anh em kết nghĩa có lý hơn. Nhưng có một điều chẳng ai để ý là “tình huống trong chuyện là tình huống bất đắc dĩ””, hai nhân vật chấp nhận sự trạng vì họ thương nhau chân thật nên vượt qua trạng thai tự nhiên của con ngườì chứ thực sự họ vẫn có đam mê thể chất như ai, vả lại họ đang đi nốt quảng đời còn lại, kẻ sợ và bị ám ảnh chuyện bạo hành chăn gối, người vì thế cuộc nên mất đi thiên chức nam nhi, họ tựa vào nhau đi tới bằng những gì có thể cho nhau được trong khả năng nam-nữ, điễm chính là tình yêu vươn lên trong ái dục đời thường, vươn lên do tự nguyện để thích nghi với hoàn cảnh. Bởi vậy Bếp thấy chuyện vẫn có thể xảy ra trong đời vì Bếp tin cuộc đời dù xấu đến đâu cũng có người thiện như bùn dù đen đến mấy vẫn có hoa sen trẩy nổi giữa hồ.
Thêm một câu Bếp đọc trong kinh thánh của đạo Chúa, “Cứ gỏ cửa sẽ mở, cứ tìm ta sẽ gặp”. Không biết đúng hay sai với cuộc thế bây giờ nhưng cạn cùng quá thì chúng ta cứ đi tìm, và cứ tin, biết đâu sẽ gặp. Hy vọng là kẽ ngả gục cuối cùng Phương Ngọc ơi.
Vậy thì cứ tìm nghen, theo lời Trịnh công Sơn nói thì “Phương Ngọc ơi, đừng tuyệt vọng” hi hi..
Cám ơn PN đã ghé thăm và cùng nhau chia sẻ.
Vui khoẻ nha bạn hiền.
Lí ra phải lấy nick name của em dành cho trang viết của chị “mãi mãi yêu thương ” những số phận người.
Ờ há, Maimaiyêuthuong góp ý đúng ghê, nhưng lỡ đặt tên lên mạng rồi, sửa lại cậu Sáu nhà ta nhăn nhó thì khổ. Thiệt ra, bài nầy Bếp đã được lên báo giấy bên đây với tựa ĐÀN ÔNG – ĐÀN BÀ (viết ngắn hơn một chút vì bị hối nộp bài cho kịp ngày in ấn), sau đó Bếp chỉnh đốn thêm thắt lại và đặt tên khác cho ra vẻ bớt trần tục một chút để hợp với sự thanh lịch của xứ nẫu.
Nói chung chung, cái tên chỉ là hình thức, chúng ta đặt sao cho có chút dính líu với nội dung bài viết thôi, Maimaiyeuthuong cũng đúng mà Như Thuở Địa Đàng cũng không sai, mọi ý nghĩa đều là sự kết hợp của câu chuyện thôi em à, phải chi chị được cưng góp ý trước thì bài đã mang tên em rồi đó.
Nhân dịp nầy, cho chị đặt thêm nickname của cưng là Maimaìdethuong được không? hi hi..
Chị bao giờ cũng trung thành với một cách viết nhân ái,nhân hậu,không hận thù cuộc đời dù cuộc đời nó vốn quấy quá,đớn đau,lộn tùng phèo. Viết như vậy có thể không mới nhưng thật quí
Himlam ơi,
Bếp thuộc người của thế kỷ trước, (hi hi..nghe già ghê chưa?), lăn vào thế sự với bao biến đổi của cuộc đời, có muốn giận hờn, oán trách thì cũng không níu kéo được gì nên đành phải tập theo lời Phật dạy, buông xã và an nhiên để vui sống. Đem cái an nhiên của mình chia sẻ cùng người khác với hy vọng mọi người cũng bớt đi những ưu tư, phiềnnảo trong cuộc đới “lộn tùng phèo” nầy, hi hi..Bếp thích cách dụng từ của Himlam quá chừng, nghe như ngồi trước mặt nhau mà bàn luận chuyện đời vậy đó.
Cám ơn Himlam đã ghé và “chuyện vãn” , vui khoẻ nha bạn hiền.
Chị Hai dựng tình huống và tâm lý nhân vật rất chính xác. Nhưng sao bữa nay bà chị vốn hiền lành của em ác quá vậy. Bắt Thắm trước bị bội thực, sau lại phải ăn chay. Tội nghiệp quá!
(Nhìn hình Cầu chữ Y thèm về thăm nhà quá! Sẵn đây xin khen ngợi ông chủ hay người có công chọn hình minh họa cho mỗi bài. Ý nghĩa, nghệ thuật, thẫm mỹ đều hoàn hảo)
Dì Tư nó không thấy rằng ăn chay khoẻ mạnh và sống lâu hơn ăn mặn sao? Cho Thắm ăn chay để khuyến khích cõi đời bớt dao động, an ủi những cặp đôi không đủ điều kiện dọn mâm cao cổ đầy mà vẫn an vui sống nơi vườn địa đàng trần thế chứ? Ăn chay ít tạo nghiệp hơn ăn mặn, bởi vậy đâu có tội đâu mà cưng than giùm Thắm là “tội nghiệp quá”?
cây câù chữ Y đập vào mắt chị như một lời chào thân ái, tử tế của cậu Sáu nhà ta (hay của người phụ trách nào trong chương trình) làm chị cũng ngẩn ngơ vài tích tắc, Đúng là cảnh cũ nhìn qua luống đoạn đoài hén Linh? Thôi, năm nay hay năm sau có về thì ghé thăm cây cầu và quận 8 giùm chị nghen.
Tình Thanh Khiết Nghĩa Tình vẫn đẹp!Đẹp Tâm hồn Thánh Thiện Của Yêu!Dục tính thái quá”Nhục”-Thân Mình!Tâm hồn tổn thương-Nghi ngờ Tình!?”Nên Tình cần thấu hiểu Tim Bao giờ cũng thế Đầu-Tâm kế Mình?Bất hạnh cái Khổ Lụy Tình!Thân nào nghĩa lý Chính Tình Nghĩa mang!?
Cô nương atnt ơi,
Bếp đợi hoài một bài thơ, bài viết của “nàng” để đọc cho thỏa thích thay vì phải đọc những lời còm như thơ ngắn ngủi của “nàng”. Cám ơn bạn vẫn luôn luôn làm người cổ động khích lệ tinh thần, không những cho riêng Bếp mà còn cho tất cả những ai vì mang nghiệp viết mà ngôì “lao động” tâm trí nhả chữ, thả vần.
Hứa với Bếp đi, cho bạn bè thưởng thức một bài viết, bài thơ dễ thương của bạn trong nay mai đi nghen. Bếp chờ đó.
Tình già mà cũng là cảnh giới vườn địa đàng sao cô ? Viết xúc động.
Tùy cái tâm mình nhìn sự việc Chút Chít à, dù trong cái xấu, cái dỡ, mình cố gắng lạc quan chít xíu cũng đủ thấy thế gian nầy vườn địa đàng không phải là giấc chiêm bao, ông Phật nói “vạn thể do Tâm” đó cưng.
Nhưng lạc quan không cũng chưa đủ nghen Chút Chút, phải biết chấp nhận những gì không quá đáng để an nhiên vui sống nữa, đó là kinh nghiệm bản thân cô đã từng vượt qua và thấy cấ kết quả vô cùng. Cho cô chia sẻ với Chút Chít điều nầy nghen.
Vui khoẻ và bình an nha bạn nhỏ của Bếp.
CÂU CHUYỆN TÌNH ĐẸP,NHƯNG LÃNG MẠN QUÁ,KHÓ CÓ TRONG ĐỜI THỰC VÌ CON NGƯỜI NGÀY NAY THAM SÂN SI NHIỀU QUÁ
Tu Bông thân,
Bếp thì lạc quan hơn bạn một chút, theo Bếp, cuộc sống nầy tất cả mọi thứ đều trộn lẫn vào nhau, xâu-tốt. vui-buồn, hay-dỡ, v.v..chỉ khác nhau là nhiều hay ít mà thôi, chẳng hạn chúng ta thường gặp ác nhiều hơn thiện, xấu nhiều hơn tốt nhưng không phải vì thế mà không có những điều hay để chúng ta bám víu vào đó hầu tiếp tục đi tới trong cuộc đời đấy dẫy vọng động, sân si nầy.
Cứ đi tìm, chúng ta sẽ gặp, không trong cuộc đời mình thì cũng gặp ở chung quanh, dù “nó” hiếm hoi như những hạt bụi vàng lẫn trong bụi bậm rác rưỡi của thế gian.
Tin tưởng và vui lên để nhìn về phía trước đi mà Tu Bông, rồi bạn sẽ thấy cuộc đời cũng dễ thương lắm, Bếp chúc bạn như vậy đó.