Phan Long Côn
Tôi có ba buổi sáng được rảnh rỗi ngồi trước bình trà con “độc ẩm”, lần giở từng trang thơ “Thầy tôi” của Trần Bảo Định. Tôi tò mò xếp các bài thơ theo thứ tự đậm nhạt của tình cảm: Tình nghỉa thầy trò, bạn vong niên, tri kỷ.
Thầy Nguyễn Khắc Dương sinh năm 1925 tại làng Thịnh Xá, nay thuộc xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tỉnh. Thực tế, gia đình ngụ cự tại làng Gôi Mỹ – một làng nằm cạnh làng Thịnh Xá.
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, thầy là con của cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (đỗ 1907 – đời Thành Thái). Thầy theo học Triết Trường Đại Học Sorbone – Paris. Năm 1965, thầy về nước . Năm 1966, thầy lên Đà Lạt giảng dạy môn Triết học, làm Phó Khoa Trưởng và sau đó, là Quyền Khoa Trưởng Văn Khoa thuộc Viện Đại Học Đà Lạt.
Tôi và anh Trần Bảo Định quen biết nhau từ những năm 1966-1967 tại Đà Lạt. Anh Định học ban Triết, còn tôi học ban Việt Văn. Thỉnh thoảng, anh em trao đổi thời cuộc, trao đổi văn chương. Chiến tranh ngày càng ác liệt, đến năm 1969 thì chúng tôi bặt tin nhau.
Khi cầm tập thơ ”Thầy tôi” của nhà thơ Trần Bảo Định, do NXB Văn hóa & Văn nghệ ấn hành, tôi có một niềm vui nhè nhẹ và hình ảnh thầy , bạn Thụ Nhân trở về đầy ắp trong ký ức tôi. Và cũng thật bất ngờ, anh dành nguyên một tập thơ để nói về về người thầy khả kính của mình. Tình nghĩa thầy – trò, trong từng câu thơ, bài thơ của Trần Bảo Định đã vượt lên trên sự khen – chê, hay – dở để lưu giử tình nghĩa Thầy-Trò đi qua miền đất ngày một mất dần những thứ…lẽ ra không mất.
Tôi và anh Trần Bảo Định quen biết nhau từ những năm 1966-1967 tại Đà Lạt. Anh Định học ban Triết, còn tôi học ban Việt Văn. Thỉnh thoảng, anh em trao đổi thời cuộc, trao đổi văn chương. Chiến tranh ngày càng ác liệt, đến năm 1969 thì chúng tôi bặt tin nhau.
Khi cầm tập thơ ”Thầy tôi” của nhà thơ Trần Bảo Định, do NXB Văn hóa & Văn nghệ ấn hành, tôi có một niềm vui nhè nhẹ và hình ảnh thầy , bạn Thụ Nhân trở về đầy ắp trong ký ức tôi. Và cũng thật bất ngờ, anh dành nguyên một tập thơ để nói về về người thầy khả kính của mình. Tình nghĩa thầy – trò, trong từng câu thơ, bài thơ của Trần Bảo Định đã vượt lên trên sự khen – chê, hay – dở để lưu giử tình nghĩa Thầy-Trò đi qua miền đất ngày một mất dần những thứ…lẽ ra không mất.
Với thầy Nguyễn Khắc Dương, tình cảm thầy trò giống như những hạt vàng gieo trên mảnh đất Thụ Nhân, nó cứ sinh sôi nẩy nở và sống mãi với thời gian, dù cho quy luật khắc nghiệt của đổi thay, hủy diệt. Cứ nhìn mái đầu bạc bên những mái đầu bạc, nhìn vết hằng năm tháng trên những gương mặt quần tụ mỗi năm, ta thấy rõ giá trị vượt thời gian của những hạt vàng ấy. Trần Bảo Định, ngoài những tình cảm quí giá thầy – trò như mọi anh em Thụ Nhân, còn do cái “bụi” của cuộc sống, nên đã có cơ hội nâng cái tình cảm ấy lên.
“những chàng sinh viên bụi…
Đời nghèo sống lầm lủi…
Thầy- quán trọ tình thương” (trích ”Tâm tình” – trang 33)
Thầy đi cưới vợ cho trò, thầy vào “ bưng biền” thăm, tặng trò lọ dầu, hay như buổi chia tay thoát hiểm :
“Ngậm ngùi tiễn trò đi
“Ngậm ngùi tiễn trò đi
Mắt buồn lệ ứa mi…
Thầy dúi ổ bánh mì” (trích ”Vượt thoát” – trang 41)
Và từ đó cái nghĩa được khắc sâu đã thể hiện hài hòa đượm màu “Lục Vân Tiên” trong cuộc sống:
“Con đi chiến dịch xa xôi
Biết còn sống để gặp người thầy xưa” (trích ”Thư gửi thầy Nguyễn Khắc Dương” – trang 58)
Hay như: “Ta về phố rợp trời sao
Say men chiến thắng chợt đau nhớ thầy” (trích ”Nhớ thầy” – trang 59).
Do “bụi” nên những dịp gần gủi, được tâm sự và nghe những lời tâm sự của thầy, biết rỏ hoàn cảnh gia đình, cuôc sống, nổi niềm, kể cả những suy tư mơ hồ xa xôi của thầy:
– “Cha Hoàng giáp bảng vàng…
Chịu oan khuất đoạn trường”. ( trích ”Thăm quê” – trang 95)
– “Xa làng Gôi Mỹ chiều thu ấy
Là hiến dâng mình Thiên Chúa ơi! (trích ”Chiều Khắc Dương” – trang 83)
Tôi giật mình khi đọc câu thơ sau và thấy có chút bất bình trong cách gọi người thầy đáng kính.
“Mặt nước hồ chao mây gợn sóng
Nỗi buồn cô quạnh Khắc Dương ơi!” (trích ”Chiều Khắc Dương” trang 83)
Nhưng rồi, những câu thơ tiếp theo cho thấy thầy trò đã từng chia sẻ những gì cần chia sẻ và tâm hồn từng thấu cảm nhau tự lúc nào. Vì thế, ranh giới thầy-trò tự nó biến mất, nhường chỗ cho ”bạn vong niên”. Trần Bảo Định thốt lên: ”Nỗi buồn cô quạnh Khắc Dương ơi!”, cũng là tiếng gọi xé lòng của kẻ sĩ làm thân khách lữ. Thầy trò thân tình đếm mức:
– “Có hôm con ngủ lại
Thầy trò đắp chung chăn”
-“Xa thầy con thèm khóc
Đời lạc vào gió sương”. (trích ”Ký ức” – trang44)
Tình thầy trò trong tập thơ này không dừng lại ở đó. Không phải chỉ là cái nghĩa, cái biết về hoàn cảnh của nhau mà nó đi đến sự hòa nhập vào nhau. Trong trò có hồn của thầy và trong thầy có hồn của trò. Trong cuộc sống không phải lúc nào thầy trò cũng được gần gủi nhau. Mà có khi ở trong một nghịch cảnh đối chọi nhau. Trò là ”người chiến thắng”, thầy không phải là kẻ chiến bại nhưng bị làm ”người chiến bại”. Sự ngăn cách đó không phải như ở bên này sông ,bên kia sông mà nó vô hình và thăm thẳm. Gặp mặt nhau không giám nhìn, thậm chí không giám để hình ảnh ấy vào tâm trí mình vì sợ có tội. Nhưng ở đây không phải như vậy. Người học trò đã vượt lên trên cái thời khắc đau thương ấy, để giữ trọn vẹn hình ảnh trân quý của người thầy. Và trò như hòa nhập trong từng bước truân chuyên của thầy. Suy nghỉ điều thầy suy nghĩ, khổ đau điều thầy khổ đau. Họ đã trở thành “đôi tri kỷ”.
-“Ông giáo già ngồi ủ rũ
Thềm rêu giảng đường xưa
Đôi mắt buồn Hội Hữu
Trời chợt mưa cuối mùa” (trích ”Ông giáo già” – trang 98)
Hay như:
-“Quê nhà yêu dấu ơi!
Khắc Dương đã về rồi
Giọt lệ nào để khóc
Giọt lệ nào để vơi? ( trích ”Thăm quê” – trang 95) – Trở về nơi xuất phát đi tù
Phố vắng, đường trơn, tiếng chó tru
Trăng lạnh lùng rơi, thông rụng trái
Thương ai lạc bước giữa đêm thu” ( trích ”Sổ lòng” – trang 77)
Tác giả tập thơ “Thầy tôi” hình như không phải làm thơ để chơi với chữ nghĩa, không phải làm thơ vì thơ, mà làm thơ như một nhật ký ghi lại những gì xảy ra trong cuộc sống đời mình. Bên cạnh những câu chữ nôm na, cũng có những từ ngữ xuất thần, như câu thơ sau đây “ Ta về phố rợp cờ sao. Say men chiến thắng chợt đau nhớ thầy” (trích ”Nhớ thầy” – trang 59). Hai chữ “chợt đau” nằm trong bối cảnh “phố rợp cờ sao” và “say men chiến thắng” quả không phải từ ngữ bình thường mà nó là cáithần của tác giả, là cái chất “Văn” trong cỏi nhân sinh, là chất “thơ” trong cỏi thi ca.Và nó cũng cho thấy bản lĩnh của một con người dám coi thường miếng đỉnh chung để quyết giử đạo nghĩa Thầy-Trò
Có một điều hơi lạ, người đọc sẽ thấy rải rác trong tập thơ các từ ngữ, hình ảnh Phật, Chúa đứng cạnh nhau, đan xen nhau và có khi được sử dụng như là lẫn lộn. Như hình ảnh người thầy, lúc là “Nhận bí tích Thánh Tẩy”, lúc lại là “Chín năm diện bích vô thường”(hình ảnh Bồ Đề Đạt Ma). Người đời thường nói Chúa bác ái, Phật từ bi. Ở đây ta thấy có “ Thầy về đền Thánh Chúa từ bi”. Đây có phải là cái sai của tác giả không? Chắc là không. Tôi nghỉ đây là cái tâm thức hòa hợp, hóa giãi được những khác biệt của cuộc sống, đem lại sự bình an, gần gủi, hạnh phúc cho mình, cho người. Và nếu tìm hiểu sâu hơn chút nữa, thì tâm thức này có thể có được từ cái “Bụi” kiêu bạc của tác giả.
Anh Nguyễn Hoàng Đông cũng là một đồng môn dưới mái trường Thụ Nhân, đã có những dòng viết về tập thơ ”Thầy tôi” của Trần Bảo Định:
“Anh viết nhiều về cái “ Tôi “, nhưng không là cái “ Tôi Trần Bảo Định“ mà cái cái “ Tôi“: Mẹ tôi, Thầy tôi,
Vợ tôi ( XB 2014), Làng tôi…
Vợ tôi ( XB 2014), Làng tôi…
“Anh viết như sự ghi nhớ tình yêu thương người, yêu thương mình, như muốn gửi chút tâm tình của một người đã qua ngưỡng cửa ”thất thập cổ lai hi’. Anh dân Nam Bộ ”chánh tông”, nghĩ sao viết vậy, không cầu kỳ chải chuốt, không múa chữ…Sự hồn hậu trong thơ và bằng lối viết bình dị, ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày của người dân quê…đã cõng cái tình đi vào lòng người đọc”.
Kết thúc bài viết, xin được trích dẫn hai câu thơ của thầy Nguyễn Khắc Dương, để thấy thầy-trònhư những hạt bụi nằm trong hạt bụi:
Mai sau cát bụi hoàn nguyên thể
Nguyện lót êm chân khách vỉa hè.( trích ”Hạt bụi”-NKD )
PHAN LONG CÔN
Phú Yên, 10.11.2014
Phú Yên, 10.11.2014
Cám ơn chú Phan Long Côn đã viết một bài giới thiệu thật hay, khiến cho ngay cả người không thích thơ cũng phải đọc.
Huynh Phương Linh
Cảm ơn Huynh Phuong Linh.
Hay,xuc dong ,mot moi tinh thay tro tuyet voi
Cảm ơn bạn đồng cảm và chia sẻ.
Món quà quí nhân ngày nhà giáo VN.
Đúng là tập thơ ”Thầy tôi” món quà quý hiếm dâng Thầy
nhân ngày nhà giáo Việt Nam.
Cảm ơn Đào Trí.
Một tập thơ giá trị,một bai giới thiệu sâu sắc.
Cảm ơn T&T đọc bài viết ‘
Chúc vui.
Chiều chúa nhật 15.11, tôi, Lương Viết Khiêm, Đinh Văn Tánh…đến nhà anh Trần Bảo Định thăm và mừng thầy Nguyễn Khắc Dương nhân ngày kỷ
niệm nhà giáo 20.11. Thầy bảo đọc những lời còm của các bạn qua bài viết của anh Phan Long Côn cho thầy nghe.
Thầy rất xúc động sau khi nghe đọc xong.
Thầy gửi lời cảm ơn và thăm hỏi ACE đã viết lời còm, Thầy gửi lời thăm anh Ngô Quang Hiển và các bạn văn chương trang Xứ Nẫu.
Thầy gửi lời cảm ơn anh Phan Long Côn.
Thật là hạnh phúc khi chúng ta còn Thầy để tựu về – dù Thầy đã 90 tuổi!
Tôi cảm ơn HY Dy và các bạn.
Chúc vui.
Hay,cả bài bình,tập thơ và tình cảm chân thành trong thơ
Cảm ơn Minh Thảo chia sẻ.
Bài viết đã điểm được cái thần thái của bài thơ.
Cảm ơn nhận xét của Nguyễn Trọng Thi.
Kỷ niệm ngày nhà giáo 20.11, đọc bài viết về tập thơ ”Thầy tôi”
thật ấm lòng.
Cảm ơn bạn.
Một bài viết làm sáng thêm ”Thầy tôi”, điều tưởng như đã mất.
Cảm ơn ý biểu kiến của bạn.
Tập thơ ”Thầy tôi” độc đáo.
Không hẳn văn chương, nhưng đậm đạo nghĩa ”tôn sư”
và chất văn hóa dân gian.
Qúy lắm thay!
Cảm ơn nhận định của bạn
Ngay 20/11 nhung bai viet nay rat co y nghia .
Đúng là vậy!
Cảm ơn Minh Văn.
Thăm Anh P L Côn! Rất vui được “gặp” Anh ở XN! Anh & Tôi cũng là “dân XN” cơ mà? Vui hơn – là chúng ta đã cùng “găp nhau về “Thầy Tôi”! Nhận tập TT của anh TBĐ – để đáp lại một tấm lòng, tôi cũng đã “ghi lại đôi điều “về người Thầy có nhiều “điều lạ”! Anh TBĐ cũng có cho biết – anh vừa ghé thăm gia đình….Vậy là huynh đệ sau bao năm cách xa, đã “đoàn tụ”? Thăm anh em TH & chúc anh & gia đình ngày CN vui vẻ! Hẹn ngày “tái ngộ” TH nghen! MVL
Anh Mang Viên Long,
Tôi xúc động khi đọc tập thơ ”Thầy tôi” của người bạn học từ nửa thế kỷ trước
Khi nào anh vô Phú Yên, mình gặp nhau.
Cảm ơn anh.
Chúc anh vui khỏe.
Chuyện này phải lọt vô tốp đầu “chuyện xưa nay hiếm”! Thiệt là quá ngưỡng mộ và trân trọng tấm lòng thi nhân – chú Trần Bảo Định, chú Phan Long Côn. Chúc các chú luôn mạnh khỏe tiếp tục rộng tấm lòng!
Cảm ơn Sáu Quýnh.
Cảm ơn anh Phan Long Côn, bài viết nhận định thật sâu sắc, đầy xúc cảm, về tập thơ “THẦY TÔI” của nhà thơ Trần Bảo Định, như mở tung mọi ngõ nghách, cô nén trong Thơ của một người ở ngưỡng “cổ lại hy” viết cho Thầy mình qua thăng trầm cuộc sống- đã đọng lại cái tình- cái nghĩa “Thầy-Trò” thiêng liêng một lòng chân thành kính yêu vô bờ…làm người đọc xúc động, trân quý! Rất ngưỡng mộ, xin chúc mừng anh TBĐ!
-Kính chúc Thầy Nguyễn Khắc Dương, Thầy Lý Chánh Trung luôn sức khoẻ-an lành
Cảm ơn nguyen ngoc tho.
Vào xuanuvn.org và trang này, hay tin Nhà thơ Trần Bảo Định được bình chọn là Nhà Thơ của Năm 2014 (Poet of The Year) theo lời anh Rong Biển. Xin chúc mừng nhà thơ Trần Bảo Định có thêm “danh hiệu” mới năm 2014. Chúc anh ngày càng có thêm nhiều sáng tác mới đi vào trái tim bạn bè trong và ngoài nước. Một lần nữa xin chúc mừng anh…
Thay lời anh Định, cảm ơn bạn.
Tấm lòng của người học trò đối với Thầy thật trân quý. Nhà thơ Trần Bảo Định giữ gìn được tinh thấn ”Tôn sư trọng đạo” và bằng những bài thơ, anh đã tải đến mọi người cái tinh thần ấy. Rất ngưỡng mộ anh!
Cảm ơn bạn.
Cảm ơn anh Phan Long Côn đã cho đọc một bài viết rất hay về tình nghĩa thầy trò, qua bài giới thiệu tập thơ “Thầy tôi” của nhà thơ Trần Bảo Định. Với anh em chúng tôi, Trần Bảo Định không chỉ là một nhà thơ, mà bản thân anh đã có một cuộc sống…rất thơ, dù anh xuất thân là một người lính. Viết để nhớ ơn thầy, với hơn 70 bài thơ chưa đủ, anh còn nặng tình nặng nghĩa với thầy, với sự ủng hộ của nhóm bạn Văn Khoa Đà Lạt ngày cũ, anh đã lập ra một quỹ “ Thầy Nguyễn Khắc Dương”. Được biết tất cả số tiền bán 5 tập thơ của anh học trò 70 tuổi Trần Bảo Định đều được bỏ vào quỹ này để chăm lo cho người thầy hiện đã 90 và neo đơn là một nghĩa cử rất cảm động và đáng quý vô cùng. Xin cho tôi được nói lời cảm phục với anh và chúc anh mạnh khỏe để viết nhiều hơn nữa. Thân kính.
Bạn biết anh Trần Bảo Định bán thơ góp ”Qũy thầy Nguyễn Khắc Dương”,
chắc anh là cựu SV Trường ĐH Văn Khoa Dalat? Hân hạnh được biết anh.
Thưa anh, không phải. Tôi học Văn Khoa Sài Gòn năm 73. Cảm ơn anh đã thăm hỏi. Kính chúc anh nhiều sức khỏe.
Không cùng ”hội” thì cũng cùng ”thuyền” Văn Khoa.
Rất vui, Ngô Đình Hải!
Là bạn đồng môn , anh Phan Long Côn đã hiểu và viết về bạn mình thật hay !
Xin chúc mừng anh Trần Bảo Định , một người chưa bao giờ nghĩ mình là
nhà thơ, lại là một nhà thơ của năm 2014 !
Xin gởi lời chúc mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam đến tất cả các anh chị em
đã, đang là nhà giáo trong gia đình XUNAU.VN.
Cảm ơn người bạn đồng môn Nguyễn Đồng Hoang.
Trò viết về Thầy: Một thơ, xưa nay hiếm! (cũng có thể chưa có?)
Bài giới thiệu của nhà giáo Phan Long Côn về tập thơ ”Thầy tôi” thật đáng đọc
và đáng suy ngẫm, trong một nền giáo dục quá rối rắm hiện nay.
Chúc mừng anh Trần Bảo Định: Nhà thơ của năm 2014!
Đúng là, viết về Thầy một thơ ”xưa nay hiếm”.
Cảm ơn lê thị định tường.
Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam (20.11), nhà giáo Phan Long Côn (Phú Yên)
viết về tập thơ ”Thầy tôi” thật hay.
Được bạn Rong Biển báo tin : ”Nhà thơ Trần Bảo Định là một Nhà thơ
của Năm 2014” (Poet of The Year), bằng hữu của anh kính chúc mừng anh.
Đồng thời, chúc mừng XUNAUVN.ORG.
Cảm ơn Hoàng Yên Dy.
Một tinh nghia thay tro dep
Cảm ơn binhan.
Một thi nhân với tấm lòng như Trân đại huynh thì giải thưởng kia quả thật là xứng đáng.
Cám ơn tác giả PLC đã giới thiệu tập thơ THAY TOI của anh Định, nếu không chắc Bếp đâu hay ông anh mình là nhà thơ cuả năm 2014. Riêng với Bếp, anh Định là nhà thơ của mọi thời gian qua tình người, tình đất nước quê hương.
Một tập thơ, một thi nhân và cũng là một tấm gương sáng cho các cô cậu học sinh trẻ thời nay theo đó mà tiến bước.
Cảm ơn những suy nghĩ tốt đẹp của bạn.
Viết rất cảm động
Cảm ơn bạn BaHuy.
Hay !
Cảm ơn Kim Nguyen.
Sau ngay tham cứu cùng bạn bè thơ văn trong và ngoài nước. RB xin hân hạnh chúc mừng Nhà thơ Trần Bảo Định là một Nhà Thơ của Năm 2014 (Poet of The Year). Đệ xin chúc mừng đại huynh và xin thành kính cảm ơn tất cả. Thank you all.
Thành thật,
RB
Với giải thưởng này RB xin đại diện quý anh chị em yêu thơ văn xin gởi về qua anh Ngô Quang Hiển trị giá hơn 4 triệu tương đương 200 USD. Một lần nữa đệ xin chúc mừng đại huynh.
Quý mến,
RB
Chào Rong Biển,
Chào Sáu Nẫu,
Chào các bằng hữu yêu thơ văn,
Cảm ơn Rong Biển, cảm ơn các bằng hữu yêu thơ văn, đã dành tình cảm
ưu ái và sự khích lệ cho tôi.
Cảm ơn Sáu Nẫu, cảm ơn trang XUNAUVN,ORG đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi nối vòng tay đến bạn bè.
Chúc Rong Biển, Sáu Nẫu, các bằng hữu yêu thơ văn và gia đình bình an, hạnh phúc!
Thân ái,
tbđ
Cảm ơn anh Rong Biển báo tin.
Chúc mừng anh Trần Bảo Định.
Chào Rong Biển,
Chào quý ACE yêu thơ văn,
Tôi cảm ơn tấm lòng của Rong Biển và ACE yêu thơ văn .
Số tiền trên, tôi sẽ góp vào ”Qũy thầy Nguyễn Khắc Dương” do các ACE cựu sinh viên Trường Đại Học Văn Khoa Dalat sáng lập.
Một lần nữa, tôi cảm ơn Rong Biển và các bạn.
Chúc Rong Biển và các bạn an lành.
Thân ái,
tbđ
Thật trân quý bạn tôi!
Đọc bài phê bình của Trần Kim Đức về thơ TBĐ.bay giờ đọc bài viết của Phan Long Côn… càng thấy cái hồn của thơ TBĐ.
Thơ anh Định viết bằng ngôn ngữ mộc mạc nhưng chân tình.
Những chữ “tôi” trong thơ anh là trái tim, là cảm xúc, là tấm lòng đôn hậu của anh với cuộc đời..
TVD
Cảm ơn nhà văn TVT.
Chào anh Trần Bảo Định. Hết sức kính phục anh,nhất là sau 2 lần được gặp anh ở HX. Xin chúc anh sức khỏe
Thay lời anh Định, tôi cảm ơn bạn.
Tuy không có tập “Thầy tôi” trong tay nhưng qua bài viết của anh Phan Long Côn, lại là “đồng môn” của nhà thơ Trần Bảo Định, tôi cảm nhận được tình thầy trò sâu đậm mà anh Định đã dành cho người thầy kính quý của mình. Xin cảm ơn người viết và người sáng tác. Huy vọng đây sẽ là một trong những bài giới thiệu đặc sắc để kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2014…
Cảm ơn Hải Thảo Nguyễn đã đọc bài viết của tôi.
Mối tình thầy trò thiêng liêng,đẹp quá.
Cảm ơn Nguyễn Trọng Thi chia sẻ.
Một bài giới thiệu thật hay.
Cảm ơn Khungcuahep chia sẻ.