Huỳnh Ngọc Nga
CHƯƠNG BA
TRỞ VÊ
Chiếc xe khách bỏ Trần vào buổi sáng tinh sương ở ngay nơi chàng đã cùng Hoàng Mai rời Ngọc Sơn Tự hơn nữa tháng trước. Mặt trời vẫn còn chưa thức hẳn, lấp ló xa tít phía đông nhạt nhòa vài tia sáng mong manh. Trần không vào chùa theo cổng chánh mà men theo con đường nhỏ để lên đồi, hơi lạnh miền núi khiến chàng khẻ se người nhưng chàng không quan tâm lắm, điều chàng muốn bây giờ là ra bên bờ suối nhỏ để xem Hoàng Mai có ở đó để chờ chàng đến tìm hay không. Chân bước nhanh, đôi khi nhảy từng hai ba bậc thềm đá xanh trên đường, trong đầu chàng một khúc phim đang quay lại buổi chiều hôm đó, buổi chiều có tiệc mừng ngày cưới hai mươi lăm năm của vợ chồng Hùng mà chàng và Hoàng Mai đã được mời tham dự.
Hùng là một doanh thương tên tuổi trong ngành thầu khoán cầu đường, ăn nên làm ra theo thời buổi kinh tế thị trường mở cửa nên anh chàng “phất” lên nhanh chóng. Tiệc mừng được tổ chức trọng thể tại một nhà hàng khá đặc biệt chỉ dành cho khách đại gia. Khi đưa Trần và Hoàng Mai đến ngồi vào chổ đã dành sẳn, Hùng cười nói với bạn:
– Nhà hàng tên gọi Từ Hy như mầy thấy đó, hôm nay vợ chồng tao đãi mọi người một trong bảy món độc đáo của bà hoàng nầy khi thết tiệc chào các sứ thần châu Âu(**) . Mầy và Hoàng Mai chờ nghen.
Nói xong Hùng bỏ đi đón khách mời khác vừa đến, Hoàng Mai ngạc nhiên hỏi Trần:
– Bà Từ Hy là bà nào vậy anh? Các món đặc biệt của bà ấy là món gì vậy? Anh biết không, nói em nghe với.
Trần vừa nhìn lướt qua tờ thực đơn để trên bàn vừa trả lời người yêu:
– A, đó là bà Vua gần cuối triều Mãn Thanh bên Tàu, bà nầy độc đáo về mọi thứ, kể ra dài dòng lắm. Nhưng ở đây người ta nhớ đến bà ấy bằng những món ăn vô tiền khoáng hậu đuợc bà dùng để đãi các sứ thần châu Âu. Toàn những món kinh dị – Trần hóm hĩnh nhìn Hoàng Mai, cười nói tiếp – em muốn nghe không? Chỉ sợ nghe xong em bỏ nơi nầy mà chạy trốn đó thôi.
Tò mò lẫn kiêu hảnh, Hoang Mai nói ngay:
– Em mà sợ các món ăn à? Thú dữ trên núi em còn không sợ, không lẻ em sợ những món đã được làm sẳn dọn lên bàn. Anh coi em như con nít phải không? Kể em nghe hết các món kinh dị đó đi, em hứa sẽ không bỏ chạy đâu.
– Nhớ giữ lời nha cô bé. Nghe đây, để làm các sứ thần châu Âu phải ngạc nhiên trước ẩm thực “đại cường Trung quốc”, bà Vua nầy đã truyền lịnh cho đầu bếp hoàng triều làm bảy món như sau: Sâm Thử, Não Hầu, Tượng Tinh, Trư Vương, Phương Chi Thảo, Sơn Dương Trùng và cuối cùng là trứng Công. Để khỏi dài dòng nói rõ cách nào có các “nguyên vật liệu” cho các món đó, anh chỉ sơ lược đại khái thôi và cho em nghe món ăn được ăn thế nào. Chẳng hạn như Sâm Thử là chuột con được tạo qua ba đời chuột bằng sâm nhung đại bổ, người ta ăn chuột sống lúc chưa mở mắt nên gọi là chuột bao tử, bỏ vào miệng cắn một cái còn nghe chuột kêu chít chít đó, em tin không?. Ăn món nầy cải lảo hoàn đồng, cường dương bổ thận, đúng món cho những cặp vợ chồng đang tuổi “hấp hôn” hoặc những đôi tình nhân như hai đứa mình.
Trần cười khi nói đến đây nhưng ngưng ngay khi thấy Hoàng Mai nhăn mặt khó chịu, tưởng nàng không thích lối nói đùa của mình Trần vội nghiêm giọng nói tiếp:
– Món thứ hai là Não Hầu, tức óc khỉ, được lấy từ khỉ sống và cũng ăn liền tại chổ. Nhưng ơ kìa !!!…..Hoàng Mai, em sao vậy? Sao mặt em tái xanh vậy? Coi chừng em ngồi ngay luồng gió bị trúng gió rồi đó. Em ngồi đây, để anh nói Hùng đổi chổ ngồi cho chúng ta.
Trần dợm chân định đứng dậy tìm Hùng lúc đó đang bận chào đón khách nhưng Hoàng Mai kéo tay chàng lại và trong tiếng thở nhanh, nàng nói:
– Sao con người ác vậy? Bày chi những món tàn nhẩn vậy hả anh?
Trần chợt hiểu ra, chàng cười:
– Đã nói rồi, chỉ kể các tên món ăn thôi cũng đủ làm người yếu bóng vía như em hoảng sợ rồi. Lát nữa mấy món đó đem lên em sẽ thế nào đây? Khổ thật, anh cũng không ngờ thằng Hùng dám chơi món độc nầy.
– Sao? Món gì sẽ có trong tiệc hôm nay? – Giọng Hoàng Mai hoảng hốt.
Trần chỉ tay vào tờ thực đơn :
– Em đọc đi, món chót là món Não Hầu đó.
Hoàng Mai tái mặt, tay chân lạnh ngắt, lấp bấp nàng nói:
– Não hầu!!! Em không thể ăn món đó được. Anh, anh cũng đừng ăn món ghê rợn dã man đó nghen anh. Mình đi về thôi anh, em sợ lắm.
– Không được – Trần ôm vai cô gái – mình đã đến, không thể đi ngay bây giờ được. Em có nói là không sợ gì hết và hứa không bỏ chạy mà. Thôi, cố can đảm lên em, chừng nào tới món ăn đó, mình không ăn là được rồi. Nếu em không muốn nhìn thì nhắm mắt lại, có sao đâu.
Suốt buổi tiệc, mọi người ồn ào ăn uống, huyên thiên cười nói, chụp hình kỹ niệm, đúng là không khí một ngày lễ tiệc nhưng Hoàng Mai vẫn co ro, ủ rủ. Trần ái ngại nhưng không muồn làm giảm cuộc vui của bạn nên cố gắng trấn an người yêu. Cuối cùng thì món ăn đặc biệt như lời Hùng nói đang được chuẩn bị đưa vào bàn. Hùng đã đứng lên trịnh trọng giới thiệu bằng sự hãnh diện của người thực hiện được món ăn “vương giả” nầy để thết đãi bạn bè:
– Các bạn thân mến, để đáp tạ sự chiếu cố của các bạn trong ngày vui của vợ chồng chúng tôi, mời các bạn thưởng thức món Não Hầu, đặc sản siêu việt của nhà hàng Từ Hy nầy. Các bà, các cô ai nhạy cảm xin đừng nhìn khi các đầu bếp hành sự mà chỉ nên mở mắt ra khi món ăn đã được hoàn tất. Chúng ta có tất cả hai mươi người, sẽ có bốn Hầu vương cống hiến món ăn nầy cho chúng ta hôm nay. Bảo đảm, sau buổi ăn các bà, các cô sẽ hài lòng về người yêu hoặc ông xã của mình. Nào, xin mời quý vị.
Hùng vừa dứt lời, từ cửa bếp của nhà hàng bốn người phục vụ xách bốn cái lồng sắt tròn bước ra. Mỗi lồng có cửa mở ra, khép vào dễ dàng, mặt trên lồng bịt kín như giống như bốn cái trống. Bên trong mỗi lồng có một chú khỉ nhỏ, mỗi chú bị căng tay chân để không thể vùng vẩy. Trên mặt lồng được khoét một lổ hổng vừa cho một phần đầu khỉ ló ra kèm theo một cái gông nhỏ làm khỉ không xoay trở được. Mỗi lồng được đặt trước năm thực khách, trớ trêu làm sao người phục vụ lại đặt đúng vào trước mặt Hoàng Mai. Trần vội xua tay ra dấu cho người phục vụ đem lồng khỉ dời sang chổ một trong năm người khác trong nhóm của chàng. Nghiêng người vào tai người yêu, chàng khẻ hỏi:
– Em có muốn đi ra ngoài một chút không?
Nhưng Hoàng Mai dường như không nghe gì hết, như có ma lực thu hút, mắt cô dán chặt vào chiếc lồng khỉ, chú khỉ bên trong nhìn cô ú ớ những tiếng thảm thương, nước mắt cô tự dưng tràn tuôn như suối. Cô run lây bẩy khi chiếc búa nhỏ trong tay người phục vụ đập mạnh lên phần đầu ló ra của chú khỉ và anh ta nhanh nhẹn dùng một lưỡi dao mỏng sắc bén gọt ngang phần đầu đó, khỉ con không kịp có một tiếng kêu. Gương mặt người phục vụ vẫn lạnh lùng không chút xót thương, một chén nước sâm nhung nóng hổi xối nhẹ lên phần óc trong đầu khỉ cho tái, bớt màu đỏ sẩm. Cuối cùng anh ta dùng nĩa bạc gạt bỏ phần da đầu và các mảnh xương sọ vụn, xong thay muổng bạc để múc óc khỉ ra ngoài bỏ vào từng chén của thực khách. Thao tác của người phục vụ món Não Hầu thiện nghệ như những đường gươm, đao của một tên đao phủ, vô tri, tàn nhẩn. Mỗi một lồng khỉ có một tên đao phủ như thế. Trần dù lo lắng cho Hoàng Mai nhưng tai vẫn nghe trong bàn tiệc đâu đây có tiếng kêu thảng thốt của bên nữ giới và vài tiếng cười thích thú của cánh mày râu như thỏa thuê hài lòng khi nhìn cái chết tàn khốc của những chú khỉ vô tội. Trần chuẩn bị đón nghe tiếng thét vì sợ hãi của Hoàng Mai khi chú khỉ bị hành hình nhưng chàng ngạc nhiên khi thấy cô chỉ ngồi im bất động với khuôn mặt đầm đìa nước mắt. Rút khăn tay lau khô mắt ướt của nàng, Trần cười nhẹ, giọng khoả lấp, chàng nói như phân bày cùng ngừơi ngồi bên cạnh:
– Bà xả tôi yếu bóng vía lắm, chuyện gì cũng khóc được – và khẻ vuốt tóc cô gái, chàng tiếp – nín đi em, mọi việc đã xong rồi. Em có dám ăn thử không? Để anh xem món óc khỉ nầy thế nào mà Hùng nó quảng cáo rùm beng như vậy..
Trần vừa dứt lời Hoàng Mai đã xô ghế đứng lên, không một lời nói, cô gái lặng lẽ bước về phía cửa đi ra ngoài trong lúc mọi người chăm chút ngó vào chén óc khỉ được người phục vụ múc sẳn để trước mặt. Tiếng cười nói oang oang của Hùng từ đầu bàn ngôi chủ tiệc chen lẫn lời phẩm bình món óc khỉ cùng tiếng cụng ly mời nhau loảng xoảng, không khí ồn ào hổn độn, chẳng ai để ý đến sự ra đi thầm lặng của Hoàng Mai, ngay cả Trần cũng ngở là cô gái ra ngoài để tránh món ăn khủng khiếp đối với nàng rồi sau đó sẽ quay trở vào.
Trần không ngờ đó là những hình ảnh cuối cùng của Hoàng Mai vì ngồi chờ qua hơn năm, mười, mười lăm phút rồi gần nữa giờ sau vẫn không thấy nàng trở lại, Trần đã ra ngoài tìm cô gái nhưng bóng nàng đã bặt tăm. Tiệc bên trong vẫn chưa tàn vì còn chờ màn uống rượu sâm ngâm rắn hổ, Trần lòng nóng như lữa, linh tính báo cho chàng biết có chuyện gì đó chẳng lành đang xảy ra. Không thể đứng chờ, chàng quay vào bên trong, để không làm đứt ngang cuộc vui của mọi người, Trần đến bên một người hầu bàn nhờ anh ta cho người cùng chàng đi lùng xục chung quanh nhà hàng tìm kiếm Hoàng Mai. Nhưng chỉ hoài công, cô gái biến mất không để lại dấu vết gì cả dù sau đó Hùng phát hiện ra diễn tiến của câu chuyện nên đã cùng Trần và mọi người chia nhau làm một cuộc truy lùng vô vọng đến gần giữa khuya. Trần đến sở công an địa phương báo tin mất tích của Hoàng Mai và về nhà với hy vọng thấy nàng đang chờ ở đó. Thế nhưng chàng lại phải thêm một lần thất vọng, trong nhà lặng tanh không bóng người, đồ vật vẫn y nguyên không xuy xuyển. Dưới thềm nhà ngay mép cửa ra vào, một mảnh giấy viết vội với tuồng chữ của cô gái : “Muốn gặp em hảy về bên suối cũ”.
Trần không cần chờ đợi đến sáng hôm sau, chàng phóng người ra bến xe khách miền Đông, mua vé đi ngay chuyến nữa đêm về sáng và bây giờ chàng đang leo dốc để đến bên suối như lời hẹn của Hoàng Mai. Chiếc am nhỏ của sư Duy Trí im lìm trong hương trầm khói nhang buổi sáng, am vắng vẻ chứng tỏ sư đã lên đây thật sớm để đốt nhang lể Phật rồi trở về chùa. Trần lần ra bờ suối, chỉ nghe tiếng chim ríu rít trên cành mà chẳng thấy bóng Hoàng Mai.
Có tiếng sột soạt sau lưng, chàng quay lại và trong tích tắc chàng thoáng vui khi thấy con vượn lông vàng đang đu mình trên một nhánh cây gần đó, nó nhìn chàng chăm chăm, một cánh tay níu nhánh cây, cánh tay còn lại để sau lưng như đang cất dấu một vật gì. Trần xoay người định men theo bờ suối đi dọc về bên kia đồi, nơi có thôn bản của Hoàng Mai bỗng nghe vật gì rơi sau lưng, cứ tưởng con vượn vàng trửng giởn như ngày đầu chàng mới đến nên chàng quay lại định mắng nó vài lời nhưng nhìn xuống đất chàng thảng thốt khi thấy quyển nhật ký quen thuộc của Hoàng Mai. Chung quanh không một bóng người, trên cây cao con vượn vàng vẫn chăm chú nhìn chàng như thôi miên, như thách đố, cánh tay dài dấu sau lưng giờ buông thỏng, Trần nhíu mày suy nghĩ sự lạ lùng đang diễn ra về quyển nhật ký của Hoàng Mai. Ai đã đem nó liệng dưới chân chàng khi giữa đồi không mông quạnh chỉ có chàng và con vượn vàng lém lĩnh. Trần cúi xuống lượm quyển nhật ký rồi ngước nhìn con vượn , chàng hất hàm nói với nó:
– Phải “cô” liệng quyển sổ nầy cho anh không? “Cô” ăn cắp của Hoàng Mai phải không? Liệu hồn nhen. Hoàng Mai đâu rồi? “Cô” biết thì chỉ cho anh, anh sẽ tha tội.
Rồi ngồi xuống một tảng đá gần đó, Trần mở quyển nhật ký để xem Hoàng Mai có viết gì thêm trong đó ngoài những trang chàng đã đọc trước đây không. Mắt Trần dừng lại ở những trang cuối chi chít những nét chữ quen thuộc của Hoàng Mai, không phải những lời ghi nhớ mà là một bức thư, bức thư gửi cho chàng:
“Anh yêu,
Hảy tha lổi cho em vì em đã bỏ đi không một lời chào từ giả, nhưng xin hiểu giùm em, mọi việc xảy ra ngoài sức chịu đựng của em, em không thể không có phản ứng gì khi nhìn đồng loại của em bị thảm sát trước mắt em vì một buổi tiệc vui của con người.
Anh đang ngạc nhiên đấy phải không? Ngạc nhiên vì em đang dùng danh từ đồng loại để ám chỉ những chú khỉ con, nạn nhân của món Não Hầu “vương giả”, đúng không? Vậy thì anh hảy bình tỉnh để nghe một sự thật mà em đã dấu kín bấy lâu nay. Em không phải là người, không phải đồng loại của anh. Em chỉ là một con vượn và nguồn cội của em đã nằm trong cái tên mà anh vẫn nghĩ là tên một đóa hoa mai. Anh nghĩ lại đi, Mai còn có nghĩa là khỉ /vượn và Hoàng là màu vàng, Hoàng Mai là con vượn lông vàng…….
Trần ngừng đọc, miệng há hốc, đưa tay dụi mắt rồi móc túi lấy đôi kính cận đeo vào, đọc lại từ đầu những lời nhắn gửi của Hoàng Mai vì chàng có cảm giác mình đọc lầm những lời trong đó.
Vâng, em là con vượn vẫn thường đem mít tố nữ và những quả bơ xanh cho anh, vẫn thường ngồi nhìn anh gõ máy viết bài. Nhưng đừng nghĩ em là hồ ly yêu mị như những chuyện hoang tưởng trong sách vở. Em là vượn vàng tại núi nầy đã trên ngàn năm nay, từ thuở nơi đây chưa có bước chân người. Hấp thụ khí thiêng núi đồi, âm dương trời đất em sống và luân hồi trong bao nhiêu kiếp vượn mà vẫn không quên tiền căn nguyên thủy của mình. Cho đến một ngày, cách đây hơn ba trăm năm, có một nhà sư bỏ thế tục một mình tìm về góc núi dựng một thảo am để yên tịnh tu hành. Ngày qua ngày, người tụng những hồi kinh huyền diệu, tiếng mỏ, lời kinh sớm chiều biến thành quen thuộc với em. Ban đầu em chỉ đến với tính tò mò của một con vượn đồi hoang, dần dần em thấm đậm lời kinh và như Phật đã dạy, dù thú, dù người tất cả đều là chúng sinh với bản ngả chân tâm luôn ẩn náu bên trong, vì vọng thức che mờ nên chân tâm không xuất hiện, chỉ chờ lúc khai thông bi trí mở ngỏ sở năng để tiến đến đạo quả Niết Bàn. Bao nhiêu kiếp em vẫn chưa được thành người dù vẫn hoài vọng không nguôi, có lẻ nặng nề tiền căn, nghiệp chướng không lành. Giờ nghe kinh em bắt đầu tu tỉnh, sớm tối đến trước Phật đài âm thầm học đạo. Nhà sư mất, nhưng em vẫn tiếp tục con đường đạo hạnh, theo tháng ngày em tự chuyển hoá thành người dù chẳng qua cuộc tử sinh. Niết Bàn em chưa đủ căn duyên đến được, nhưng em có khả năng biến hóa nhiệm màu. Ngọc Sơn Tự được dựng lên hơn một thế kỷ sau, em thường đến chùa nghe pháp trong những ngày an cư kiết hạ của sư trụ trì. Chút phép màu giúp em len vào làm con nuôi một gia đình người kinh lập nghiệp bên kia đồi, em sống bình thường như người trần thực thụ dù thỉnh thoảng vẫn tinh nghịch trở lại thân vượn để vui thú leo trèo.
Trần lại ngưng đọc, mồ hôi thấm đẫm dù hơi sương sáng vẫn chưa tan, đưa mắt lên cành cây có “nàng” nhưng con vượn lông vàng không còn ở đó nữa, chàng dượm chân định đứng lên đi tìm “nàng” nhưng không hiểu nghĩ sao chàng lại ngồi xuống và đọc tiếp.
Cho đến một ngày anh đến nơi hoang dã nầy, hình như giữa anh và em có nợ duyên tiền kiếp từ thuở nào hay sao mà vừa trông thấy anh, em đã nghe bồi hồi vọng khởi trái tim người và em tìm mọi cách để thân cận cùng anh. Thoạt đầu em không muốn rời xa miền núi nhưng cứ nghĩ đến lúc phải xa anh lòng em lại lao xao và như anh thấy đó, chuyện ông chúa bản đòi cưới em là cái cớ em dựng lên để chúng mình có nhau bên đời.
Em xuống núi, trước vì tình yêu anh, sau để tìm hiểu cho biết tường tận thế nào là “con người” vì thực sự tuy đã mang lốt người nhưng em vẫn chưa thấu đáo bản năng rốt ráo của chủng loại nầy, nhất là những người miền Kinh mà em vẫn luôn được nghe người miền núi nói đến với nhiều khác biệt.
Giờ thì em đã hiểu, con người thật quả siêu việt hơn muôn loài, nhất là người miền Kinh, sự siêu việt mà anh đã giảng dẫn cho em nghe dựa trên trí thông minh và đạo đức của họ. Thoạt đầu, em vô cùng thán phục khi nghe anh nói về con người và thật sự hảnh diện vì mình đang sống kiếp người. Nhưng không bao nhiêu ngày hoà nhập trong giòng đời phố thị em khám phá ra rằng em đang hụt hẩng bởi những sự thật khá đau lòng. Sự thông minh của con người không đi đôi cùng đạo đức, bao nhiêu nghịch lý giữa thuyết và hành trên hai bản năng đó khiến em sợ hải, em thấy con người thật giả dối và độc ác. Đạo đức gì khi đồng loại giết hại, làm đau đớn nhau chỉ vì một cuộc chơi, vì tranh đua vật chất, lợi quyền. Loài thú cũng có loài dữ tợn nhưng có thể vì thiếu thông minh nên không biết làm màu đạo đức để che đậy sự dữ dằn của chúng, chúng cắn xé, giết hại lẫn nhau vì đói, vì tranh giành trống, mái chứ không thông minh để lấy đó làm cuộc mua vui. Em tin những nghịch lý em ghi lại trong quyển nhựt ký nầy chỉ là phần nhỏ của bao sự phi lý khác của con người.
Khốn khổ thay, chính em cũng đang có một nghịch lý của riêng mình. Vì dù thất vọng về con người em vẫn muốn làm người để có được tình yêu của chúng ta, tình yêu của Bạch Viên – Tôn Các thời đại mới. Vì anh, em đã giả vờ không nghe con người khi giận dữ nhau thường mang tên con thú ra nguyền rủa, ví von. Vì anh, em đã cắn răng nhìn đồng loại em bị giam cầm trong vườn Bách Thú. Em tự hứa sẽ cố gắng sống bằng trái tim, lấy lương tâm hành xử, em sẽ là một người tốt giữa những người không tốt như đóa sen hồng trổi dậy giữa bùn đen. Em sẽ tập viết văn, làm thơ như những áng thơ văn trong các quyển sách anh mua cho em vì trong muôn ngàn tính xấu của con người, văn thơ nhân loại là hoa thơm, mật ngọt quyến rũ tâm hồn em như tia nhìn của anh ngày đầu đã làm em xao xuyến. Trong văn, thơ có tình yêu và tình yêu là chung điễm giữa thú và người, có phải có lần anh đã nói với em như thế không?
Tất cả tưởng chừng như suông sẻ để chờ ngày anh lo xong thủ tục ly dị cùng vợ anh và quay lại nơi nầy cưới em như thông lệ đạo đức tốt đẹp của con người. Nhưng…, trời ơi, ai xui chi có buổi tiệc kỹ niệm ngày cưới của vợ chồng Hùng và tại sao anh lại dẫn em đến làm gì trong ngày vui đó. Gọi là ngày vui sao lại nhẩn tâm lấy mạng sống của những con thú hiền lành vô tội làm trò tiêu khiển trong chuyện tiêu pha, ăn uống? Sao không dùng số tiền to lớn phải trả cho sinh mạng những dĩa óc khỉ dã man giúp cho bao nhiêu người nghèo không cơm ăn, áo mặc? Con người cười sao được trong tiếng thét đau thương của con thú, nhất là loài thú mà sách vỡ anh cho em đọc đã nói đó là nguyên thủy của con người? Đầu óc em quay cuồng khi chú khỉ trên bàn nhìn em như trách móc, em chết sững giây phút đó để không nhắm được mắt, không đứng dậy nổi để tránh né cuộc thảm sát rùng rợ đó. Cho đến lúc anh vô tâm nói là để anh thử món Não Hầu xem sao mà bạn anh phô trường quảng cáo thì em không còn chịu đựng nổi nữa. Anh, con người duy nhất em dựa vào để tin tưởng, để yêu thương. Anh, con người đã giảng cho em nghe những đức tín cao quý của nhân loại. Vậy mà giờ phút đó anh có thể hỉ hả nghĩ đến việc nếm thử món ăn ghê tởm, độc ác như vậy ư? Tất cả như xụp đổ dưới chân em. Em trả lại anh tình yêu con người, em trả lại đời lốt người xinh đẹp. Nếu trí thông minh nhân loại nghĩ ra được những món ăn, những trò đùa đi ngược lại với đạo đức lương tâm mà họ tự hào thì em cũng sung sướng trở lại kiếp vượn núi đồi, thà rừng rú không văn minh tiến hoá nhưng ít ra trái tim con thú của em và đồng loại vẫn thiện lương hơn trái tim đạo đức giả của con người.
Đừng nhớ thương em nữa, cứ coi như Bạch Viên đã về cùng trời đất cho Tôn Các trở lại với vợ hiền bên kia xứ Ý. Hảy để em nghĩ tình vợ chồng của con người không thua tình lứa đôi của vài loại thú luôn chung thủy trước sau không dời. Vợ anh không phụ anh vì người đàn ông khác, đó là con đường để anh trở lại, vì tình yêu chỉ cần có thế mà thôi. Nếu là người cha tốt, xin nghe những lời cuối nầy của em để các con anh còn một mái gia đình vẹn toàn cha lẫn mẹ. Trái tim con vượn mong ước điều an vui như vậy, không lẽ anh để kém Hoàng Mai?
Bức thư chấm dứt ở đó, không có lời chào cũng không có chữ ký như những bức thư thường tình, quyển nhật ký hảy còn nhiều trang giấy trắng như cuộc tình của Trần và Hoàng Mai bỏ dỡ nữa đoạn đuờng. Trần xếp quyển sổ nhỏ lại, đầu óc thẩn thờ, trong thoáng chốc hình như trống rỗng. Hoàng Mai đã tu luyện ngàn năm sao không thông lý lẽ đất trời, không thấy vạn vật vũ trụ được cấu tạo qua muôn hình vạn trạng, nào phải đâu chỉ có sông, biển, rừng, núi, đất liền, ao, đầm, sa mạc và nào phải đâu chỉ có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Trong những cơ bản đó là cả những tiến trình nhào nặn biến chuyển lẫn nhau. Sao nàng không lấy chữ trung dung để nhìn về nhân thế mà thấy thiện, ác đâu đâu cũng hoà lẫn với nhau và thưởng & phạt là câu nhân quả. Sao Hoàng Mai không nghĩ trần gian lúc nào cũng đâu phải như ý ta mong. Thú hay người đều có những hay, dỡ của riêng từng loài, bởi con người bước tiến bay xa hơn thú nên cái dỡ của họ cũng xấu xa hơn thú. Hoàng Mai đã từng tu tịnh, nghe pháp sao không nhớ lời Phật dạy câu “vạn hữu do Tâm” để vững vàng trước bao diễn biến chung quanh. Nếu có dĩa Não Hầu tàn nhẩn thì cũng có những nhà thương, bác sĩ thú y luôn chăm sóc nhữnh con vật bịnh tình, thương tích. Nếu có những tên đồ tể giết vật không gờm tay thì cũng có những hiệp hội, tổ chức luôn lên tiếng lẫn hành động bảo vệ môi sinh, thú vật không ngừng nghỉ. Chuồng thú giam hảm đâu chỉ thú vật mà con người cũng có những chuồng người để hành hạ lẫn nhau. Con người tuy biết chơi trò hủy diệt nhưng cũng biết thế nào là xây dựng, tái tạo, hưng chấn khi cần.Vạn hữu sinh diệt không ngừng nhưng đạo đức muôn đờì vẫn tồn tại. Người hay thú đều luôn theo đường mạnh được, yếu thua để dành nhau đi về phía trước, để hưởng lợi quyền, để còn sự tồn sinh. Nhìn chi phiến diện một chiều, đau chi một dĩa não hầu để bỏ công ngàn năm tu luyện, để gảy đổ một mối duyên ước hẹn tự bao đời hở Hoàng Mai.
Trần thở dài, gấp quyển sổ lại bỏ vào túi xách và đứng lên. Nắng đã lấp lánh sau lá cây ngàn. Những lời cuối trong thư khiến chàng giao động, Hoàng Mai đã nhắc đến vợ, con chàng với lời khuyên trở về với gia đình chứ không phải lời hẹn chờ chàng trở lại, nghĩa tình keo sơn hơn nữa tháng mặn nồng giờ chỉ là một giấc mơ hoa. Còn vài hôm nữa dù muốn hay không chàng cũng phải lên đường, bỏ lại nơì nầy một kỹ niệm lạ lùng khó quên, bỏ lại nơi nầy hư ảo một mối tình như liêu trai chí dị, kễ người đời nghe biết có mấy ai tin. Ừ thôi, anh về cùng gia đình đây Hoàng Mai, nàng Bạch Viên kỳ bí của anh, anh sẽ làm hài lòng con vượn vàng duyên dáng, sẽ để các con anh không buồn chuyện xa cách của mẹ cha, chỉ hy vọng vợ anh sực tỉnh giấc mơ chính trị để quay về thiên chức vợ ngoan, mẹ hiền. Vì ước vọng của em, vì hạnh phúc của gia đình anh, anh sẽ trở về như Từ Thúc trở về từ động hoa ngàn.
Trần lấy quyển nhật ký ra, xé một trang giấy trắng, rút viết viết vội mấy hàng rồi đem tờ giấy đó ghim vào gai một cành cây bên bờ suối, nơi mà “nàng vượn” chắc chắn sẽ tìm đến khi chàng quay gót ra đi. Đó là bốn câu thơ của Bùi Giáng trong tập thơ Mưa Nguồn chàng tặng cho nàng, kỹ niệm thân yêu cuối cùng chỉ còn lại bằng thơ, bằng mật ngọt con người mà Hoàng Mai ví von ưa thích:
“Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không
Ta đi gửi lại đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù”
Nhìn lần chót cảnh vật chung quanh, ngước lên cao như tìm bóng vượn vàng, chàng chợt thấy “nàng” ngồi trên chảng ba một cây cao cuối dốc đồi, mừng rở Trần chạy nhanh về hướng đó, miệng kêu liên hồi :
– Hoàng Mai, Hoàng Mai…chờ anh, Hoàng Mai !!!!
Trong lúc chạy, một nhánh cây rừng vướng chân Trần, chàng ngả sấp xuống đất, nghe như có vật gì “nàng” vượn cũng vừa liệng bay vào đầu đau điếng, chàng ngất đi, chợt nghe ai lay động bờ vai mình và bên tai có tiếng nói thâm trầm của sư Duy Trí:
– Chú Trần, chú Trần, tỉnh lại đi, ngủ mê mơ thấy gì mà kêu la dữ vậy? Viết lách kiểu gì đến độ phải ngủ gục trên bàn như vầy không biết nữa?
Trần ú ớ vài tiếng rồi mở choàng mắt, đầu chàng đang nghẻo gục trên bàn cạnh máy vi tính, kề bên chàng sư Duy Trí đứng đó tự bao giờ. Thì ra chàng đang mơ, giấc mơ con vượn vàng trong truyện chàng đang viết, ngoài kia trời vừa hưng hửng sáng. Trần ngồi thẳng người dậy, lắc đầu, bẻ cổ, vươn vai làm vài động tác thư giản xong đưa tay che miệng ngáp dài, cơn buồn ngủ hình như vẫn còn. Chàng nhìn anh, mỉm cười:
– Em thức gần suốt đêm viết cho xong đoạn cuối bài. Xong rồi mệt quá nên em ngủ gục lúc nào không hay đó chứ. Anh lên đây lâu chưa?
– Cũng hơn nữa tiếng rồi, thấy chú ngủ ngon anh không dám đánh thức. Anh thắp hương, tụng niệm một khóa kinh vừa xong thì nghe tiếng chú ú ớ mê sảng gọi tên ai đó nên anh phải lay chú dậy. Chiêm bao thấy gì mà mớ dữ vậy?
– Có gì đâu anh, em kết thúc xong cốt chuyện viết thì ngủ gục lúc cái đầu còn chưa thoát ý của bài nên mới sanh ra chiêm bao mộng mị lung tung đó thôi. A, anh à, xưa có người nằm ngủ lúc nồi kê mới nấu, mơ thấy trọn đường công hầu khanh tướng, sau cùng thân bại danh hư thì tỉnh giấc lúc kê cũng vừa chín tới. Bây giờ em nằm mơ thấy nhân vật trong chuyện mình viết thì giữa giấc mơ , chuyện viết và em có khác gì giấc kê vàng đó đâu.
– Giấc mơ rồi tan, đời người rồi cũng sẽ tàn. Giữa mơ và tỉnh, giữa thật và hư nghĩ cho cùng tất cả đều quy về với hư không chú à. Mọi thứ đều huyển hoặc do tâm vọng động biến hiện từ lục căn, ngủ uẩn mà ra, chỉ có chân tâm thường tịnh là viên mãn không thay. Sách nhà Phật có nói rằng “Tâm động dụng động. Động tức là dụng. Ngoài động không tâm. Ngoài tâm không động. Động chẳng là tâm. Tâm chẳng là động…….
Sư Duy Trí còn định nói tiếp nhưng nhìn vẻ mặt ngớ ngẩn của Trần khi nghe lời thiền, sư bỗng bật cười:
– Con vượn vàng biết nghe kinh giỏi hơn chú nhiều. Kìa, mới nhắc là đã thấy nó rồi. Thôi, chú ở đây, trưa xuống chùa dùng cơm chay cùng anh và chư tăng. Anh đi nghen.
Trần giật mình nhìn ra liếp cửa trong lúc sư Duy Trí xuống đồi về chùa, “nàng vượn” quả thật đang ngồi trước cửa nhìn vào, Trần hít thở sâu cho thật tỉnh táo rồi nhìn lại “nàng” với chút ngờ, chút ngại nghi. Như sực nhớ ra điều gì, chàng mở vi tính vào ngay trang có bài viết với tựa đề Hoàng Mai, chạy dài xuống đoạn cuối quả đúng bốn câu thơ của Bùi Giáng kết thúc chuyện tình của chàng và Bạch Viên thời đại mới, có chữ ký của chàng và ngày tháng, nơi chốn hoàn tất bài viết rõ ràng. Trần nhíu mày ngẫm nghĩ về chàng, về giấc mơ “nàng vượn” và chuyện viết Hoàng Mai, tất cả quả đúng như sư Duy Trí nói, “tâm động dụng động” đây rồi. Đọc lại đôi ba lần bài viết cẩn thận, xong rồi Trần bấm nút cho “Hoàng Mai” di hành từ đồi núi Blao Ngọc Sơn Tự thẳng về Viên Giác Tự ở Hannover để ông chủ bút Phù Vân định đoạt số phận của “nàng”. Một đời vượn vàng bao ngàn năm biến hoá, một mối tình nữa tháng đoạn đoài thương, cuối cùng gói trọn vào vài mươi trang viết và một tích tắc bấm “clic” của vi tính, thoáng chốc bay đi, còn biến ảo nào hơn. Điện thư đi thì lại có điện thư về, trong ngổn ngang thư đến Trần ngạc nhiên khi thấy có thư của vợ chàng với đôi hàng vắn tắt:
“Anh yêu, Em đã thất cử. Hảy tha lổi cho em. Em và các con chờ anh về.
Lại là lá thư không chữ ký nhưng với lời mời gọi của tình yêu gia đình. Trần đưa tay bấm vào mặt để nghe đau và biết đó không phải là mơ, cũng không phải là bài viết mà là thực tế đời thường. Trần mỉm cười một mình, quay nhìn “nàng vượn vàng” đang đong đưa trên cành cây ngoài cửa am, nhập nhằng giữa thực và hư chàng đưa tay chào và lẩm bẩm, nhại lại những câu thơ cũng của Bùi Giáng tiên sinh:
Xin chào em giữa con đường
Yêu thương phía trước, miên trường phía sau.
HUỲNH NGỌC NGA
Torino, ITALIA – 26.06.2013
————————————————————————————————————————–CHÚ THÍCH:
(*) Tô Võ : một sứ giả người Hán bị giam cầm ở miền băng giá xứ Hung Nô xưa, gặp và kết duyên cùng 1 con vượn cái. Sau Tô Võ được trả về xứ sở, bỏ nang vượn ở lại.
(**) Từ Hy và 7 món ẩm thực đặc biệt được trích trong tài liệu trên internet.
Đã khá lâu em biến mất khỏi XN vì sức khỏe và chuyện nhà. Bây giờ thấy bà con rôm rả bàn tán chuyện Hoàng Mai em cảm thấy mình… không ngồi yên được! Thực sự em thích bản trên XN này hơn bản in trong tuyển tập Những Cây Bút Nữ 2, vì có đầy đủ cảnh con người dã man lấy óc khỉ nơi bàn tiệc! (Ngược với ý kiến của dì Tư P. Linh!!!). Vì sao? Vì em cũng nghĩ như chị Hai, đó là điểm nhấn, là cú shock để con vượn vàng không muốn thành con người nữa. Chúng ta đã “lỡ” là con người rồi, thì phải sống kiếp con người thôi. Nhưng con vượn thì có quyền chọn lựa thành người hay mãi mãi là vượn. Và nó đã chọn lựa (theo ý tác giả).Là người đọc, em thích ẩn dụ này của chị.Em muốn chị chú ý đến lỗi chính tả hơn.
Dì Ba của sắp nhỏ đó sao? Bớt bịnh và bớt công việc chưa? Chị định rỗi rỗi viết mail hỏi thăm cưng ai dè cưng vào thăm chị trước rồi. Mừng cưng trờ về “nhà Nẫu” cùng bằng hữu gần xa.
Hi hi..dì Tư Linh thấy chưa? Chị có đồng minh rồi, cưng còn nói gì nữa không? Chọc cưng chơi chứ mỗi ý kiến của bất kỳ ai cho bài viết chị cũng đều trân trọng, chị cần biết để thấy sự khác biệt hay chung đồng của chị với mọi người. Bởi vậy, các em cứ tha hồ phê phán, chị rất vui được chia sẻ ý kiến vớì mấy dì. Mỗi người đều có cái lý của riêng mình, tùy tâm tánh của mỗi chúng ta, hay dỡ đừng để bụng buồn nhau là được rồi.
Chuyện chính tả, hu hu..chị xin chào thua dù đã cố gắng hết mình. Một phần thiếu thì giờ và khả năng tự chỉnh, phần là dân Nam kỳ chính tông “nói dzậy nên viết dzậy” . Kỳ sau, mỗi lần có bài chị sẽ đưa cho 1 cô bạn Bắc kỳ sửa lỗi chính tả giùm trước khi chuyển cho bà con làng nước giải trí mua vui..
Lâu lâu chìm vào không khí cổ điển mơ màng cũng thú vị.
Không khí hơi cổ điển nhưng trog đó Bếp gửi gấm những ấm ức của Bếp về cuộc sống chung quanh đó Nẫu Nhà Quê, không ngờ được NNQ thấy là thú vị làm Bếp mừng lắm.
Cám ơn nhiều và chúc bằng hữu mọi an lành nha.
Người viết khiêm tốn như chị Nga xưa nay hiếm
Cafebuon làm Bếp “măc cở” quá chừng hi hi..thiệt tình không phải Bếp khiêm tốn đâu mà sự thật chỉ vì Bếp không có gì đặc biệt để phải đánh trống khua chiên hết bằng hữu ơi..
Cám ơn sự tử tế bạn dành cho Bếp nghen.
Mơ mơ thực thực hay quá! Nhưng riêng thằng Út em khoái lối viết trước nay của chị Hai hơn, giọng này không giống hồi nào giờ, thiên về những thiên tình đẫm lệ. (Nói vậy hổng phải chê chỉ là ý riêng thích hay không mà thôi, nhạc bolero nếu ca không ủy mị, ướt át thì vẫn sang như thường chị Hai hén.)
Út Quỷnh ơi,
Chị thấy chị vẫn là chị mà, có thay đổi gì đâu? Chuyện HM nầy đâu có “đẩm lệ, ướt mi” đâu nè. Đọc vài trang đầu là thấy giả quá chừng thì làm sao mà tin để rưng rưng cho được hả Út? Cốt ý của chị chỉ để phô bày những chuyện “năng thuyết bất năng hành” nhan nhản trong cuộc sống đời thường của chúng ta mà thôi Út à.
Ha, chị biết ý thích của Út rồi, sẽ có ngày Út được nghe bolero vui như những chuyến du hành của út vậy đó,được chưa cậu em?
Chị cám ơn Út đã thật lòng bày tỏ ý kiến để chị nhìn lại chị trong cách viết. Dám hổng chừng Út nói trúng à nghen.
Chị Hai ơi, vốn liếng lận lưng thằng Út em là… ba gai với quỷnh tối ngày, hôm nói vậy chắc quắc cần câu nên càn quấy. Chắc chị Hai hổng có giận gì đâu hén, he he he. Còn cái cốt “năng thuyết bất năng hành” thiệt là quá hay rồi, chưa nói tới kiến thức ngồn ngộn nữa, bảy món “ăn chơi” của Từ Hy mà chị giải thích rõ thì dễ có mấy ai….
Riêng thằng út Quỷnh chị Hai biết hông, trên “vũ đài tình yêu” bị cho đo ván, rớt võ đài hoài hoài bởi những lời đường mật, đẫm lệ riết tới bây giờ bốn mươi mấy tuổi đầu còn mang nặng Ê sắc Ế, hè hè hè nên nghe lời ngọt ngào là sợ.
Lúc này chưa…. quỷnh tranh thủ nói vài lời dễ nghe xin chị Hai tha tội!
Út Quỷnh à,
Chị nói với sự chân thật là chị không giận Quỷnh bao giờ (cũng như không giận tất cả những ai nói những gì chỉ bảo cái dỡ cho chị, đó là may mắn phải cámm ơn chứ sao lại giận?).
Ở đời nầy lời đường mật dễ thốt để làm vui lòng nhau, nhưng lời thật chỉ điều sai trái ít người chịu nói vì “ôi, kệ nó, nó dỡ để bị thiên hạ cười chơi, hơi đâu nói cho mích lòng). Bởi vậy, Út yen chí đi, chị cám ơn Út không hết chứ làm sao giận Út được. Như Huỳnh Phương Linh chẳng hạn, cô nàng cứ nằng nặc phản đối chị chuyện phợ bày sự dã man của bàn tiệc khi hành quyết chú khỉ (ngay cả trong quyển sách đăng Hoàng Mai, anh chủ bút Phù Vân cũng cắt đoạn đó vì cho là như vậy thiên hạ sẽ thấy một NN độc ác, dữ dằn viết không gờm tay chuyện giết chóc, chứ không ai biết là chị chỉ tả theo như internet trình bày. Riêng chị thì chị thấy cần đoạn đó để nhấn mạnh lý do vì sao Hoàng Mai bỏ Trần trở về kiếp thú).. Ở điễm nầy Linh cũng giống cậu, thẳng thắn nói những gì Linh nghĩ với sự chân thật của 1 cô em.
Cũng nhờ vấn đề “bình loạn” nầy chị mới hiểu rõ tâm sự Út hơn. Cho chị có đôi lời “bàn loạn” cùng Út được không? Chị muốn nói rằng, cuộc đời nầy trăm màu, trăm sắc, mùi vị cũng có trăm vị khác nhau.. Ngọt hoá học là loại ngọt làm hư dạ dày, đó là loại ngọt ngào giả dối đầu môi chót lưỡi làm Út sợ. Còn loại ngọt tự nhiên như đường thốt nốt,, như mía lau là ngọt từ sự chân thật không màu mè, môi miếng. Còn cay đ81ng thì khỏi nói, cay vừa vừa để thêm vị ngon, đắng như khổ qua ăn ngon quá xá chứ có phải cay đắng nào cũng làm mình sợ hết đâu. Chị nói lung tung để Út tin tưởng cuộc đời và bớt sợ lời ngọt ngào, Hy vọng Út sẽ “mua may, bán đắt” trên đường tình duyên để một ngày nào đó gửi thiệp hồng mời chị và bạn bè “dzo dzô 1 ly” mừng hạnh phúc Út.
“Đau chi mấy lần đo ván, nhìn chi phiến diện 1 chiều” để sợ chuyên ngọt ngào trần thế hả cậu em của chị.
Một lần nữa, chị cám ơn lời chân tình của Út và giơ hai tay lên trời để nói rằng chị không giận Út (và Huỳnh Phương Linh) bao giờ.
Mình thích sự hồn hậu trong những câu trả lời trả vốn của “bếp”.Giá nhà văn nào cũng bình dân bình dị như chị “bếp” nhà ta nhĩ !
Khungcuahep nhưng tấm lòng của bạn thật là rộng rãi nên cho tuôn ra toàn những mỹ từ tặng Bếp làm Bếp nỡ mũi quá chừng dù không rõ Bếp có xứng đáng được nhận số “vốn” khá nhiều như vậy hay không. Và bây giờ Bếp phải làm toán xem cần phải trà “lời” bao nhiêu phần trăm đây.
Nói đùa cho vui chứ Khungcuahep chắc quên những recom của các cây bút khác trên xứ nẫu rồi sao? Không nhớ những trận “dzô, dzô..làm ly nữa, 100%.., hẹn quá café.., cừ..(cười),.. sao? Các bạn đó cũng bình dị y như Bếp chứ có khác chi đâu, coi bộ còn vui nhộn hơn nữa là khác .
.Ha, cái điệu nầy chắc khungcuahep đang tính nhờ Bếp làm pizza Ý ăn thử phải không? Chờ đi, sẽ có bài về ăn uống thực sự cho khungcửahep ..hết hồn luôn đó.
Chị ơi nhiều nhà văn rất chảnh,họ cứ im lặng trước bao nhiêu lời còm ,sự im lặng thật đáng sợ.Họ đâu biết rằng họ đã giết chết thiện cảm của người đọc dành ho người viết văn.
Ui ,gặp mấy nhà văn chảnh ấy …tui tránh xa ,không thèm đọc không thèm còm cho nó khỏe….hi hi.
Rồi, Minh Văn chế dầu vô lữa nữa rồi. Thôi mà, ai cũng muốn được độc giả vui lòng chứ chẳng ai muốn ngược lại đâu. Trong thương trường khach hàng là thượng đế thì trong văn chương độc giả cũng thế, là thượng đế của những người ngồi nặn óc còm cỏi viết (không có lãnh lương đó Minh Văn ơi) chỉ vì đam mê (haynghiệp) mà thôi.
Viết thì dĩ nhiên phải có người đọc, hổng lẻ viết rồi cất vô tủ sao? Bởi vậy, chẳng tác giả nào dám chảnh với độc giả đâu, Bếp tin vậy đó. Tại không đủ thì giờ nên phải chọn một là dùng thời gian viết bài mới, hay là recòm (trường hợp những ngưòi bận có công ăn việc làm khác ngoài nghề tay trái là nghề viết )
Đừng giận mà, giận mau già lắm đó nghen Minh Văn.
Ôi Meomeo ơi, đừng nói vậy mà tội nghiệp các nhà văn chứa còm phản hồi cho độc giả..
Không phải Bếp biện hộ giùm các bạn ấy đâu nhưng Bếp hiểu là họ không có thì giờ vì chính Bếp đây có rất nhiều lần phải để các bạn chờ mấy ngày mới có thì giờ rãnh để hồi âm..
Viết cũng cực lắm meomeo à, Bếp chỉ là nội trợ ở nhà lo việc chồng con nên dù bận vẫn có thể tìm ra khoảng trồng thời gian mà hồi đáp cho mọi người (Bếp đang viết lúc hơn 2 giờ khuya cho meomeo đây). Có lẻ các nhà văn khac bận bịu công ăn việc làm khác ngoài xã hội (thay vì chỉ nấu cơm như Bếp) nên các vị ấy dành thì giờ để viết bài mới cho chúng ta có tác phẩm mới mà đọc chứ không đủ giờ ngồi gõ recòm được. Bếp lúc sau nầy ít viết bài hơn trước vì mê độc giả nên hể thấy còm là “re” liền.
Cuộc sống viết lách cực lắm meomeo ơi, không thể nào có được hết mọi thứ, hoặc viết bài mới, hoặc tra lời còm, nếu làm hết cả hai (viết bài lẫn recom) thì chắc phải bỏ việc ngoài đời mới đủ thời gian thôi meomeo à. Hảy thông cảm và đừng để bụng những sự thiếu vắng recòm đó đi nha meomeo. Bếp mạn phép các bạn văn không có thì giờ rãnh để recom trần tình cùng meomeo như vậy đó.
Thôi, cười lên đi bân hiền của xứ nẫu.
Chào đồng hương. Tôi cố tình ghé trễ vì còn phải ngẫm nghĩ coi mình viết cái gì. Khen thì thừa vì mọi người khen rồi, mà nói dóc thì tôi không nói được. Thôi thì vậy, một câu chuyện lành và tử tế với một kết thúc hợp lý. Với tôi thì cái “vụng” lại chính là cái “khéo” nhất trong cả 3 phần (1,2,3) chính là dùng nhân vật nói thay cho mình. Đưa được người đọc vào trong “xuất thân, hoàn cảnh, cuộc sống…” của Hoàng Mai ( con vượn lông vàng) mới thấy những suy nghĩ và hành động của nàng ( con vượn khi hóa thành người) trước những sự việc xảy ra là hoàn toàn phù hợp. Nhưng đồng hương ơi! Tiếc thay loài người là thứ sinh vật duy nhất trên hành tinh này, có thể nhân danh đủ mọi thứ để…”ăn thịt” đồng loại của mình mà không phải vì…đói! huhuhu
Quả đúng như vậy, nhưng cho Bếp hỏi đồng hương điều nầy, đồng hương vẫn còn thích kiếp sau làm người chứ?
Bếp thì dù con người thế nào đi nữa, Bếp vẫn luôn “Yêu mãi cuộc đời nầy” nhất là khi cuộc đời có xứ nẫu để vào đó mà tào lao với nhau, hi hi..
Quả đúng như vậy, nhưng cho Bếp hỏi đồng hương điều nầy, đồng hương vẫn còn thích kiếp sau làm người chứ?
Bếp thì dù con người thế nào đi nữa, Bếp vẫn luôn “Yêu mãi cuộc đời nầy” nhất là khi cuộc đời có xứ nẫu để vào đó mà tào lao với nhau, hi hi
Nhan van lam chi Nga oi !
Lần đầu tiên Bếp được quà tặng bằng hai chữ “nhân văn”, hân hạnh vô cùng. Như vậy bắt buộc Bếp phải cố gắng hoài để không phụ tấm lòng bằng hữu mới được.
Cám ơn nguyendangthanh nha.
Đúng là cái kết bất ngờ,không có hậu nhưng lại hợp lý.
BNgân thấy hợp lý là Bếp biết mình “ăn tiền” rồi dù phải để cho cô vượn dỡ dang cuộc tình.
.hi hi..Bếp dự định cho cô ấy sinh 1 cô con gái thiệt đẹp .Rồi 20 năm sau, anh chàng Trần dẫn 1 cậu con trai về thăm sư bác, Đôi trẻ lại gặp nhau tại sân chùa, kẻ đi hành hương (cô gái) người về thăm bác và đôi bên “cảm” nhau để tạo ra những éo le sau đó cho đến khi xuất hiện Hoàng Mai để cấm cản mối tình chung huyết thống. Như vậy còn không có hậu hơn nữa nên Bếp ngừng, không viết đó BNgan.
Cám ơn BNgan đã ghé thăm Hoàng Mai và cùng Bếp chia sẻ ý kiến nghen.
HOÀNG MAI 1-2-3, một giấc mơ đẹp, “mộng-thực” đan xen …bay bổng giữa thời hiện đại, đầy chất trữ tình mềm mại, nhẹ nhàng đọng lại chút lòng nhân ái thấm sâu, thật hay Nga tỷ ơi
-Đệ xin chúc mừng Tỷ nha..
Chúc mừng ngu tỷ suông thôi sao Thơ đệ? Phải đãi ngu tỷ một buổi tiệc tại nhà hàng Từ Hy chứ? Nhớ tìm giùm chị một cô Hoàng Mai dẫn theo bậu bạn nghen.
Phá Tơ đệ cho vui chứ chị biết cậu lúc nào cũng tử tế, ân cần khích lệ, động viên chị. Cám ơn đệ nghen, hi hi..bắt chước mấy ông bạn nhậu của đệ, chị mời đệ dzô một ly..trà chanh được không?
Haha…”trà chanh” thứ thiệt, dạ, đệ tu liền một hơi sạch láng cả ly đây!
-Chúc Tỷ cười mỉm chi…thật đẹp, giấu chút duyên ngầm ẩn phía sau nha.
Viết dễ thương lắm chị ơi.
Quế Hương làm Bếp sụt sịt vì sung sướng được bạn khích lệ chân tình đây nè,.
Cám ơn người còm tử tế và ..dễ thươngn nghen.
Một chuyện tình đẹp mà có ý nghĩa vô cùng.
Đào Trí thân quý,
Bếp chỉ mong người đọc tìm thấy những gì Bếp gửi gấm trong bài và D0ào Trí đang cho Bếp niềm vui to lớn đó đấy.
Mong sẽ có dịp chia sẻ những gì Bếp nghĩ cùng Đào Trí và bằng hữu xứ nẫu hoài nghen.
Chị Nga là nhà văn cực kỳ lãng mạn,cái lãng mạn đáng yêu vô cùng.
Cafebuon ơi, Bếp không phải là nhà văn, chỉ là người kể chuyện thôi vì kiến thức Bếp còn cần phải học hỏi nhiều lắm.
Những lời còm dễ thương của bạn làm Bếp “mát ruột” quá chừng.
Cám ơn bạn bằng cái gì đây ha? Một dĩa Não hầu được không Cafebuon? hi hi..
Viết dễ thương quá,dù rằng rất chân phương.
Cám ơn những lời khích lệ tinh thần của Tu Quang nha. Bạn thật là tử tế.
Chúc Tu Quang vui khoẻ.
chúc mừng chi NGa viêt khỏe. Chuẩn bị in thành tập truyện vừa nhé
TVD
Thưa anh,
Chi Nga khiêm tốn in lìm không thông báo, chớ đã in sách rồi đó anh.
Phuong Linh
Ôi nhỏ Linh ơi, có thương chị thì làm ơn đừng đánh trông khua chiên cho chị nữa, làng xóm đang cười chị em mình kìa cưng.
Xin chư bằng hữu bỏ qua những lời quảng cáo mà cô em ruột dư của Bếp vì bị ngải Mặn Cà Chum hành hay sao mà tự dưng đứng ra quảng cáo không công cho Bếp quá lời dù sự thật Bếp không được như cô em nhận xét đâu.
Cám ơn Dân, chị càng ngày càng bết bát về thời gian và sức khoẻ nên có viết chắc cũng không khoẻ như cậu chúc mừng chị nữa Dân ơi..
Cậu & Elena cũng gắng thi đua viết trả “nghiệp” đi nghen.
Huyền ảo ,dễ thương mà cũng là bài học nhắc nhở con người trong mối quan hệ con người và tự nhiên
KNhi ơi,
Đừng nói vậy mà tội nghiệp Bếp, Bếp chỉ mưọn chuyện để ghi lại những bực bội tức tối của Bếp trước bao nghịch lý mà Bếp thấy nhan nhản trong cuộc sống quanh mình thôi. Không biết “xổ” cùng ai nên đành mượn con vượn ra mà ví von cho đở bực mình, không dám nghĩ đó là bàI học nhắc đời đâu.
Cám ơn KNhi đã kiên nhẩn cùng Hoàng Mai chu du phố chợ nha.
Một câu chuyện huyền ảo,lãng mạn,đẹp như một bức tranh.
Minh Văn thật tử tế, tốt bụng với Bếp quá chừng. Phải chi bếp biết về hội hoạ, sẽ vẽ thử câu chuyện thành tranh xem có đẹp như Minh Văn nói không thì vui biết mấy.
Cám ơn bạn hiền thật nhiều nghen.
Cảm ơn Huỳnh muội cho huynh thưởng thức những giây phút thú vị.
Chúc vui.
Trần huynh kính mến,
Thấy huynh không than chán là tiểu muội mừng quá chừng rồi, lại được anh cám ơn nữa. Ui chao, ông anh tốt bụng của tiểu muội.
Anh chị vui khoẻ nha.
Phai xem het tap 3 moi hieu them nhung chi tiet la lam o 2 tap kia
Bếp đang thử làm phim dài nhiều tập đó Champa, hi hi..nói giởn chứ thiệt tình tại cái tật thích cà kê dê ngỗng của Bếp đó thôi. Champa chịu khó đọc hết 3 chương là Bếp thấy hạnh phúc lắm rồi. Nói gì đây ngoài hai tiếng cám ơn và chúc bạm mọi sự an lành.
Doc dao,nhe nhang
Mylove ơi, (kêu tên bạn mà ngó chừng xem ông xã có đứng gần để phải giải nghĩa cho ổng nghe đó là tên của bạn chứ không là là “my love” hi hi..
Cám ơn bạn đã khích lệ, cổ động tinhy thần của Bếp. Bếp như được “lên giây thiều” để viết tiếp đây.
Câu chuyện thật lãng mạn.
Lãng mạn và không thực tế là bản tính của Bếp đó Đức Hùng, bởi vậy ngoài đời Bếp làm việc gì cũng không nên chuyện hết, chỉ có nấu bềp là tàm tạm không..lãng mạn mà thôi, hi hi..
Bếp còn dự định cho Hoàng Mai sinh mội con khỉ con dáng người sau khi anh chàng Trần về Ý, nhưng bài viết bị ông chủ bút tờ báo Bếp cộng tác giới hạn số trang nên đành chấm dứt ở đây thôi. Cũng đủ làm độc gỉa mất kiên nhẩn rồi hén Đức Hùng?
Một câu chuyện Bạch viên tôn các hiện đại dễ thương
Chuyên hư cấu, đọc là biết hoang tưởng liền Youme hén. Thấy Youme không than đọc mệt là Bếp mừng rồi.
Youme vui khoẻ nghen.
Ôi cái kết cục bất ngờ quá
Hoa làm Bếp mừng quá vì biết Hoa chịu khó đọc đến đoạn chót để thấy sự bất ngờ của câu chuyện dài lê thê và khá nhàm chán nầy.
Đây là bài viết Bếp bị bạn bè lắc đầu nhiêu nhất nhưng lại là bài Bếp vô cùng thích thú với sự “lừa gạt” của mình.
Cám ơn sự kiên nhẩn của Hoa nghen.
Chúc mọi sự an lành.
1. Ai lắc đầu hồi nào đâu! Chỉ là muốn thêm mắm dặm muối chút đỉnh thôi mà.
2. Báo cáo với quý vị Xứ Nẫu là cái tánh độ lượng của chi Nga không thua gì của một người tu hành. Chi không giận dù chị em tranh luận … chút chút. Chị xứng đáng để bạn bè hàng em út ngưỡng mộ, mến phục lắm.
3. “Có phước cùng hưởng, có họa cùng chia”. Tôi có cảm giác “gánh chung trách nhiệm” với chị Nga bài nầy. Bạn bè đọc giả khen chê em xin được lãnh 1%, vì đã được cái vinh dự mà em hãnh diện vô cùng là được chị Nga cho theo chân chàng Trần từ đầu tới tỉnh mộng. Em chân thành cám ơn tình nghĩa của chị, chi Nga.
Lene Huỳnh Phương Linh