HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Khi bước chân ta lẫm chẫm tập đi trên nền nhà, ta đâu biết rằng có ngày mình sẽ đi xa khỏi căn nhà thơ ấu. Sống xa nhà là một kinh nghiệm quý giá của con người. Trừ những kẻ vô gia cư, còn những người bình thường, dù giàu sang hay nghèo khó, đêm đêm đều ngủ dưới một mái nhà. Vậy mà nhiều người có nhà, thậm chí nhà cao cửa rộng, vẫn canh cánh nỗi niềm “xa nhà”. Bởi vì nhà là biểu tượng của đoàn tụ, nơi kết nối những sợi dây tình cảm. “Nhà” không chỉ là ngôi nhà mà còn là hình ảnh thu nhỏ của quê hương, nguồn cội, là địa chỉ ghi dấu căn cước của con người.
Tạo dựng ngôi nhà nơi xa xứ là bước đầu tạo dựng một quê hương mới. Nhưng ngôi nhà mới đó không thể thay thế cho cố hương, nơi lưu dấu hình bóng tổ tiên, quê kiểng mà tâm hồn ta vẫn mang theo. Ngôi nhà mới dù ở phố thị vẫn mơ màng hướng về quê cũ, qua bàn thờ gia tiên, qua bức tranh dòng sông con đò treo trên vách, qua cây cau khóm trúc trồng phía trước sân.
Những ngôi nhà ta đã ở thành địa chỉ khai trong lý lịch của ta. Đời ta đi qua những ngôi nhà đó; một phần đời ta để lại trong những ngôi nhà đó. Nét chữ ta vẽ hằn trên bức tường, dấu khắc chiều cao của ta trên cây cột gỗ, con búp bê ta chơi khi bé còn bỏ lại một xó nhà…, tất cả là những mảnh đời dĩ vãng của ta. Xa nhà có thể là một cách kháng cự lại sự sa lầy trong quá khứ và dũng cảm đương đầu với những va đập của tương lai. Nhưng ta vẫn mơ một ngày nào đó về ngủ trên bộ phản gõ trong căn nhà của mẹ để nghe tiếng chim đêm vỗ cánh ngoài vườn mà trút bỏ những ưu phiền hiện tại.
Vì sao mỗi năm người ta ùn ùn kéo nhau về quê ăn Tết? “Ăn” Tết thì ăn ở đâu mà chả được, hà cớ gì phải về quê? Không chỉ những người tạm cư để kiếm việc làm ở các đô thị mà cả những người đã định cư lâu dài ở đây cũng chen nhau sắp hàng ở bến xe, nhà ga để có một chiếc vé về quê. Hình như cái nhà ở thành phố, dù to hay nhỏ, vẫn chỉ là “chi nhánh” cái nhà ở quê. Người ta cần có cảm giác từ trú quán trở về nguyên quán, tạm xóa bỏ trong ít ngày tâm trạng của người xa xứ.
Xa xứ là một hệ lụy của xa nhà. Nhưng xa xứ chưa phải là kinh nghiệm cay đắng so với biệt xứ. N. Hitmek nói “biệt xứ là một nghề khổ nhọc”. Người xa xứ còn giả định ngày hồi hương. Người biệt xứ thì ngày về xa hun hút. Hoàn cảnh chiến tranh, xung đột chủng tộc, xung đột giữa các nền văn minh, các ý thức hệ có thể khiến những số phận xa xứ trở thành biệt xứ. Trái đất mênh mông, nhưng “chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà” (Trịnh Công Sơn). Xa xứ và biệt xứ có thể là một chọn lựa, một định mệnh, cũng có thể là một thách đố, một cơ hội thành duyên khởi cho sự nghiệp.
Nhưng dù là người xa xứ hay biệt xứ, ai ai cũng cần có một mái nhà như chim cần có tổ, chồn cần có hang. Mà muốn có nhà thì phải có đất; nhà chỉ có thể dựng trên đất chứ không ở đâu khác. Dù làm nhà trên cây như cha con “người rừng” ở Quảng Ngãi thì cũng phải có đất để cho cây mọc. Đất là “đất của con người”, là “cõi người ta”, là “quê xứ con người” (Saint-Exupéry), chứ không phải của một đám đông trừu tượng, mơ hồ nào đó. Đau đớn thay câu hỏi vang lên của một kiếp người: “Mặt đất bao la sao ta không có lấy một tấc đất cắm dùi?”.
Trên đời này những người thân thất lạc biết tìm nhau ở đâu? Tìm nhau ở một ngôi nhà. Nhưng muốn tìm thì phải có địa chỉ. Mà địa chỉ chính là dấu chỉ của đất mang tên đường phố, thôn xóm, huyện thị… Mất nhà là mất địa chỉ, mất cả đường, cả xóm, cả phố, cả thôn… Giữ nước là để giữ nhà. Mất nước thì cũng mất nhà nên có lúc cần phải đốt nhà để cứu nước. Nhưng đã giành lại được nước mà mất nhà, mất đất thì biết ăn nói làm sao với tổ tiên?
Ta ngưỡng vọng ngôi nhà đã sinh ra những danh nhân. Ta cũng ngưỡng vọng ngôi nhà của bà mẹ quê bình dị đã bằng đôi tay trần xây đắp nên một chỗ nương trú ấm áp cho đàn con. Bà mẹ đó có quyền tự hào và tự chủ về mái ấm của mình, trên mảnh đất mà mình đã cày xới, đổ mồ hôi và cả máu để gìn giữ. Tôn vinh những ngôi nhà là tôn vinh môi trường sống và không gian văn hóa của con người, qua đó mà tôn vinh chính con người. Những xã hội nhân đạo bao giờ cũng hướng đến mục tiêu làm cho mọi người đều được an trú dưới những mái nhà, ngày càng bớt đi những kẻ không nhà sống chui rúc nơi vỉa hè, gầm cầu, xó chợ.
Và làm cho con người không còn rơi vào cảnh bị cướp đất, cướp nhà, trắng tay vì thiên tai hay nhân tai, để có thể ngẩng cao đầu nói rằng đây là nhà của tôi, đất của tôi, đồng thời nói rằng đây là nước của tôi.
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Đọc xong thấy u hoài !
Những tản văn của thầy Phương bao giờ cũng làm người đọc bùi ngùi nhớ về một làng quê,một ngôi nhà,một người thân…Có biết bao ngôi nhà đã cháy vì bom đạn,bao nhiêu người thân đã ngã xuống vì chiến tranh.Tôi là một người ở vào hoàn cảnh ấy.
Trang xunau có nhiều bài viết hay quá
Người xa xứ,thậm chí gần “biệt xứ ” như mình mới thấm được nỗi buồn cô lữ
Cám ơn nhà văn đã “gợi ” rất nhiều điều
Đọc rưng rưng nhớ nhà
Những bài viết ngắn này lại có sức lan tỏa mạnh mẽ
Hay qua thay Phuong oi
Viết hay,sâu lắng !
Viết đơn giản mà sâu sắc xúc động
Xin cảm ơn các anh chị. Kính chúc các anh chị vui khỏe và có nhiều bài viết mới gửi cho Xứ Nẫu.
Hom qua Bep là nguoi còm dau tien cho tac gia luc gan 3 gio khuya, còm xong thay h ien chu ro rang, vay mà sang nay còm cua Bep bien mat, ngo ghe. Danh viet lai vay.
Bep viet rang nhung loi cua nguoi xa que lam tac gia xuc dong, nho lai nhungn gay dau Bep cung o trong tam trang cua anh HNP. Giua troi Y xa xoi, cu thay nguoi nao da vang mui tet la mung quynh quiu chay lai nghe ngong xem ho noi tieng i (Tàu, Phi, Nhat hay VN), neu la VN thi ke nhu the nao cung co loi moi ve nha choi va an com . Coi TV thay cai gi cua VN la tunhien nuoc mat rung rung. VN co xau, co tot, co noi da xao thit, co phan chia noi bo gi hay de Bep tu phe, tu phan chu ai ma dong cham den nhung dieu do la Bep noi xung thien gay chien lien.
Theo nam thang ve tham nha, lan dau Bep khoc luc ve cung nhu luc tu gia ra di, lan thu hai VN /Saigon thay doi kha nhieu Bep khong khoc nua ma ngac nhien, lan thu ba, thu tu ve Bep thay minh la khach du lich hon la dua con xua tim ve nha cu vi moi thu thay doi qua nhieu, “nhà” và “dat” bien the hoan toan, Bep vui voi nhung cai hay cai dep moi cua noi minh sinh truong, Bep tho dai thay nhung cai do cai xau sao van con ton tai mai voi thoi gian va luc tu gia ra di Bep khong roi giot nuoc mat nao ca, chi co loi hen se tro lai mà thoi.
Tap tuc ong ba noi day Bep giu gin nhu giu gia tai cha ong de lai nhung nho thuong thi hinh nhu da phoi pha kha nhieu, Loi tai Bep co trai tim sang nang chieu mua hay loi tai cuoc doi khong co gi ton tai mai voi thoi gian? Bep chi chac chan duy nhat mot dieu, hai chu VN luon nam trong tim Bep, nghe tin Tau chiem dao ngoai khoi Bep dau long nhu bao nhieu nguoi dan Viet khac, tu hom nay Bep an spaghetti thay bun kho cua Tàu, thay tat ca do an mua o tiem Tau bang do an cua Y hoac do an mang nhan hieu VN va moi dem Bep caunguyen dao bien tro ve voi bien VN, ao uoc sao cho nguoi VN trong va ngoai nuoc dung vi khac biet chinh tri ma chia re nhau de cung chung mot da ho cau dong tam chong Tau.
Vay do, tam su nguoi xa que cua Bep la vay do anh Huynh Nhu Phuong oi.
Xin loi, Bep viet voi vi ong xa dang doi de di tham ma Bep cuoi tuan nen sai nhieu chu qua, Chang han “Nhung loi xa que cua tac gia lam Bep xux dong” chu khong phai “nhung loi xa qua lam tac gia xuc dong”.
Xin loi anh HNP va cac ban ngan lan.
Mái nhà, làng quê, đất nước luôn là tổ ấm trong tâm tưởng mỗi người.Làm thế nào để chúng ta có thể luôn ngước mặt tự hào, vui sướng và có cảm giác yên bình khi nói về tổ ấm. Bài viết đã nhắc đến tình yêu quê hương âm ỉ trong mỗi người và gợi lên nhiều mối ưu tư…
Tôi luôn yêu những trang văn của anh Huỳnh Như Phương vì văn anh như gọi dậy cả một hồn quê hương yêu dấu
Những chuyện có vẻ đơn giản như thế này,nhưng đọc lên thấy lòng thật xúc động
Mot tan van qua hay,cam dong va goi len nhieu suy nghi ve que huong dat nuoc
Chào Anh Huỳnh Như Phương!”Người ở xa Nhà”..Chỉ một chữ xa đã buồn,thêm Nhà nữa càng buồn hơn!?Ngôi Nhà xấu đẹp giàu nghèo vẫn của TaNNoo7i chất đầy kỷ niệm tuổi Thơ ấu hoặc Tuổi GìaKỷ niệm qua quá khứ ,tương lai qua hiện tại cho Ta….Những cảm xúc vui buồn ,hạnh phúc hay đau khổ!Dù ở nơi đâu vẫn canh cánh nhớ Quê Nhà. Nhớ nhất con búp bê..Ừ nhớ rất lạ,Ta cất trong tủ đâu đó ,hay là vất rồi ở xó nhà?Xa Nhà là cả nỗi lòng xót xa!Dù bất cứ lý do nào cũng khiến Ta nhớ Nhà!Nhà cất trên Đất hay trên Cây cũng là ”cõi người ta”..Để thương để yêu để nhớ thiết tha ngôi Nhà Nên một khi mất Nước tất phải mất Nhà!?Mất Nước mất Đất mất tất cả!?”Đốt Nhà cứu Nước” là chuyện bất đắc dĩ?Nên ai ai cũng muốn Mình có Nhà..Dù Nhà như thế nào cũng là Nhà..Nhà ơi
…Xa Nhà buồn thê thảm lắm!!!
Đọc “Người ở xa nhà” bằng những hình ảnh thấm đẫm cảm xúc sâu lắng, như nói thay tâm trạng những kẻ “xa xứ”, hoài niệm nhớ thương da diết…
Bài viết cũng thật thấm thía, như lời tâm tình, sẻ chia cho những ai lâm vào cảnh “biệt xứ”, phải sống trong sự lưu đày chính mình, lặng vỡ cô đơn…
Cảm ơn anh Huỳnh Như Phương về bài viết nhé!
nguahoang.ndt chia sẻ với Huỳnh Như Phương & “những người cùng khổ” trên khắp hành tinh này bài thơ Thèm 1 Mái Nhà:
bao năm đánh vật
cùng sương gió
không khóc
chỉ là… hơi xót xa
ba ngàn thế giới
thênh thang quá
chẳng nhín cho nhau
một mái nhà!…
Những khái niệm quê nhà quen thuộc qua bàn tay của tác giả dường như sống dậy và lay động trái tim người đọc
Xa nhà xa xứ xa quê hương…..nhưng sợ nhất là không nhà không xứ không quê hương để trở về