Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘Huỳnh Như Phương’

Chỉ là một năm thôi

 

 

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

2718

Mười sáu tuổi, tôi lần đầu xa nhà ra tỉnh trọ học. Từ giã ngôi trường nghèo ở cái quận lỵ buồn thiu nép mình bên đường số 1 luôn nơm nớp lo sợ những trận đánh nhau, tôi bước chân vào thị xã mà trước đó, mỗi lần được mẹ cho đi theo lấy hàng về bán ở chợ Đồng Cát, khi xe lam đến cống Kiểu, lòng tôi đã thấy nôn nao. Thật lòng, cho đến bây giờ, tôi chưa thấy nơi nào đẹp bằng thị xã Quảng Ngãi của tôi. Trọn một năm học ở đây, tôi la cà khắp các ngõ ngách của thị xã – các sạp báo và hiệu sách dọc đường Quang Trung, ngôi nhà thờ, quán cà-phê Diễm xưa, đường lên Thiên Ấn…, khiến dì tôi phải để phần cơm tối những hôm tôi về muộn ở căn phòng trọ nơi khách sạn Trà Giang trên đường Võ Tánh. (more…)

Read Full Post »

Con cá vẫn bặt tăm

 

Huỳnh Như Phương

tải xuống

Gần 40 tuổi vẫn chưa lập gia đình, chàng sống với mẹ ở thành phố này cũng hơn 20 năm rồi. Mỗi lần Tết đến, để mặc bà mẹ già lụm cụm chuẩn bị đón năm mới, chàng mải mê bù khú với bạn bè sau những giờ ở cơ quan. Việc duy nhất chàng mó tay đến là soạn mâm cúng trên bàn thờ cha ngày đầu năm, nếu không kể thỉnh thoảng đưa bà cụ ra chợ sắm thêm một món gì đó mà bà sực nhớ là cần cho ngày Tết. (more…)

Read Full Post »

download

Những khoảnh khắc vô tận

 

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

 

(Đọc Một Phút Tự Do- Tập truyện ngắn – Tùy bút của Elena Pucillo Truong)

Nhà Xuất Bản Văn Hóa Văn Nghệ  – 10-2014

 

Hầu hết những truyện ngắn của Elena Pucillo Trương trong tập này đều thể hiện một đặc điểm quen thuộc của thể loại: nắm bắt cái khoảnh khắc của đời sống để làm hiện lên chân dung tinh thần và yếu tính tự do của con người.

 

Đó là phút mặc khải khi người mẹ chồng bấy lâu nuôi định kiến với người con dâu, bỗng một ngày nhận ra sợi dây mật thiết gắn bó hai người qua một mầm sống mới tượng hình, nhờ đó trút bỏ vẻ lãnh đạm và ích kỷ thường ngày để tìm lại sự dịu dàng và bao dung vốn có của mình.

 

Đó là những giờ phút hai anh em ruột thịt gặp lại nhau sau mười năm xa cách, trong căn nhà thời thơ ấu, nơi diễn ra đám tang của người cha thô bạo đã để vết hằn trên hai trái tim thơ dại. Trong cái khoảnh khắc từ giã, khi người anh tặng lại em chiếc đầu máy xe lửa chạy bằng pin mà người cha mua tặng một mùa giáng sinh xa lắc, dòng nước mắt bỗng rửa trôi tất cả những uất ức, căm hận.

 

Đó là một phút tự do khi người đàn bà quyền lực khô khốc, khó tính và cáu bẳn vì ngập đầu trong công việc, bỗng một buổi sáng kia muốn vượt thoát ra khỏi cái guồng máy quay đều làm ngạt thở để tìm lại bản tính thật của mình.

 

Đó là thời khắc của ngày cuối năm, sau bao ngày chờ đợi, người ni sư già gặp lại người đệ tử đã bỏ chùa ra đi không tăm tích, nay trở về với đứa con bé bỏng trong tay.

 

Đó là thoáng chốc hai người trẻ tuổi chưa quen biết trao cho nhau ánh mắt dịu dàng và nụ cười thân mật trên chuyến tàu về quê ăn Tết.

 

Đó là thời điểm định mệnh, ngẫu nhiên hay có chọn lựa, mà cặp vợ chồng già hay đôi tình nhân trẻ cùng nhau đi đến cái chết để giữ trọn một tình yêu đẹp…

 

Trừ truyện ngắn Trước khi màn hạ, ngòi bút nhân hậu của Elena Pucillo Trương như chỉ viết về tình liên đới, lòng trắc ẩn, sự bao dung và tha thứ của con người. Trên tất cả, đó cũng chính là những khoảnh khắc của yêu thương, như tác giả viết qua ý nghĩ của một nhân vật: “Tình yêu đã bùng nổ trong một lát nhưng đã theo tôi đến suốt đời người”.

 

Elena không chỉ nắm bắt mà còn biết cách miêu tả những khoảnh khắc, làm cho nó kéo dài ra, thu hút sự chú ý của người đọc, chẳng hạn khi chị tái hiện hình ảnh bà Viên Trân chiết trà ướp sen mời khách: “Tôi có cảm giác là thời gian đã ngưng lại trong khoảnh khắc đó: chẳng quan trọng là mình đang ở đâu, đang làm gì, ở đây không có chỗ cho quá khứ với những muộn phiền mà cũng chẳng còn chỗ cho tương lai với bao ẩn số”. Và tác giả gọi đó là “khoảnh khắc vô tận”: ngắn ngủi về thời gian vật lý, nhưng vô tận về hiệu ứng tâm linh.

 

Với chủ đề Carpe diem/ Nắm bắt khoảnh khắc, Elena đã từ một nouvelliste trở thành một essayiste khi chị bình luận về những vần thơ của Tôn Nữ Hỷ Khương: “Và trong hầu hết các bài thơ của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đều có phản chiếu tư tưởng này, bà trải lòng với người đọc rằng cuộc đời này là duy nhất, nhắc chúng ta biết đó là một quà tặng duy nhất và tuyệt vời của tạo hóa mà chúng ta đang có và vì thế cần phải biết trân trọng và hãy sống với niềm vui. Thế giới bao quanh chúng ta thật tuyệt vời và sự sống chính là điều quan trọng. Bất cứ một biến cố nhỏ hay lớn nào trong cuộc đời chúng ta, từ nụ cười của em bé đến sự leo lên đỉnh một ngọn núi cao cũng đều phải cho chúng ta ý thức về tính siêu phàm của cuộc sống”.

 

Thế giới này vô thủy vô chung, nhưng được tạo dựng từ những khoảnh khắc được chiếu sáng từ trái tim nhân ái của con người.

 

Đó là những đốm sáng lóe lên trên đường đời dằng dặc, giúp mình gắng đi cho trọn dù chỉ một chặng ngắn ngủi của thời gian.

 

  1. N. P.

SG 6/2014

                Đời  như  một  hạnh  ngộ

download (1)

Nhà Văn Nhật Chiêu

 

(Đọc Một Phút Tự Do- Tập truyện ngắn – Tùy bút của Elena Pucillo Truong)

Nhà Xuất Bản Văn Hóa Văn Nghệ  – 10-2014

 

Elena Pucillo Truong là một trường hợp văn chương thú vị, một từ trường cuốn vào mình một vài chất nào đó của Ý và mội vài chất của Việt.

Chị là người Ý, sống ở Việt Nam, sống trong giao cảm với đất, nắng gió và người ở góc trời xa lạ mà thân thiết này, đơn sơ mà rắc rối này, bi cảm mà hay cười này…

Đầy cảm hứng, chị cầm lấy bút. Truyện ngắn và tản văn. Ở đâu cũng man mác một niềm giao cảm với Đời-như-một-hạnh-ngộ. Và Đông Tây hòa vào một giai điệu tình yêu.

 

&

Truyện ngắn của Elena có cái đặc sắc mà truyện ngắn Ý thường có. Đó là nhẹ, nhanh và linh hoạt.

Nhẹ như hơi thở nhẹ. Không có gì trầm trọng. Dẫu có ngộ nhận nhưng rồi sẽ có biến chuyển. Một cái gì đó bình thường thôi nhưng “nó sẽ làm thay đổi cuộc đời chúng ta…” như ta thấy trong truyện “Phút mặc khải”.

Nhanh như một bài ca. Một bi kịch có thể kể trong vài trang, như truyện “ Phòng số 3” nói về một cuộc tự tử đôi. Lối kết rất cô đọng : “ Nhiều năm đã trôi qua nhưng không hiểu sao tôi không thích giao chìa khóa phòng số 3 cho ai cả.” Chỉ trong câu văn rất nhanh ấy, ta thấy cả nhân tính lẫn nhân tình.

&

Hình ảnh Việt nam xuất hiện thường xuyên trong tản văn Elena. Không phải hiện ra như một bưu thiếp. Không như những bức ảnh thường thấy khi người ta chụp về một trú xứ mà mình không tùy thuộc. Trong những tản văn này, ta hiểu được sự hòa điệu tâm hồn, sự thấu cảm có thể thực hiện từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác.

Elena có thể thấm hồn mình vào không gian trà việt với một cảm thức tinh tế lạ thường: Sau khi diễn tả động tác chiết trà tuyệt vời của nghệ nhân Viên Trân, Elena viết : “Tôi có cảm giác là thời gian đã ngưng lại trong khoảnh khắc đó: chăng quan trọng là mình đang ở đâu, đang làm gì, ở đây không có chỗ cho quá khứ với những muộn phiền mà cũng chẳng còn chỗ cho tương lai với bao ẩn số…Không. Chỉ còn lại khoảnh khắc vô tận này, khi tôi ấp tách trà nóng ngào ngạt hương sen giữa hai lòng bàn tay…đó chính là niềm vui khi nhận một món quà không mong đợi, một thứ hơi ấm của tình người…

Thế đấy, từ những truyện ngắn và tản văn của Elena, ta nhận được món quà không mong đợi mà đầy niềm vui, một thứ hơi ấm tình người vốn rất cần trong đời sống hôm nay mà vô cảm hóa đang là một nguy cơ.

 

  1. C

 

SG 6/2014

 

 

 

 

 

Read Full Post »

Huỳnh Như Phương

Chân dung nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng

Chân dung nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng

 

Anh không về thật rồi

không tìm café bụi đời khác

chỗ ngồi đó (more…)

Read Full Post »

.

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

 

Tranh Lê Thiết Cương,

Tranh Lê Thiết Cương,

Bạn bè thời trung học thỉnh thoảng gặp lại vẫn nhắc về nhau với những nét tính cách không thay đổi của từng người. Chỉ có Chung là hiếm khi được gợi nhớ trong ký ức những người bạn cũ. Có thể vì lâu nay ít ai được tin tức gì của Chung, không biết chàng ở nơi đâu. Cũng có thể vì ngay từ thời cùng học, anh đã tỏ ra xa cách với bạn bè.

(more…)

Read Full Post »

Người ở xa nhà

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

 Người ở xa nhà

Khi bước chân ta lẫm chẫm tập đi trên nền nhà, ta đâu biết rằng có ngày mình sẽ đi xa khỏi căn nhà thơ ấu. Sống xa nhà là một kinh nghiệm quý giá của con người. Trừ những kẻ vô gia cư, còn những người bình thường, dù giàu sang hay nghèo khó, đêm đêm đều ngủ dưới một mái nhà. Vậy mà nhiều người có nhà, thậm chí nhà cao cửa rộng, vẫn canh cánh nỗi niềm “xa nhà”. Bởi vì nhà là biểu tượng của đoàn tụ, nơi kết nối những sợi dây tình cảm. “Nhà” không chỉ là ngôi nhà mà còn là hình ảnh thu nhỏ của quê hương, nguồn cội, là địa chỉ ghi dấu căn cước của con người. (more…)

Read Full Post »

Huỳnh Như Phương

        Nếu văn chương là bản mệnh đeo đuổi một con người, thì nó sẽ gõ cửa số phận không chỉ một lần, bởi nó tin rằng người được gọi sẽ góp phần làm nên công tích. Trần Mai Châu là một người được gọi dù con đường văn học của ông không ít gian nan, trắc trở.

01

  (more…)

Read Full Post »

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

 BÌA2 TẬP THƠ TƯỜNG LINH

Tuyển tập thơ Tường Linh (*) ấn hành khi nhà thơ vừa qua tuổi 80. Ông sinh đầu năm 1931, âm lịch là Canh Ngọ, làm con ngựa thồ văn chương, thồ nhân nghĩa và ân tình xứ Quảng. (more…)

Read Full Post »

Huỳnh Như Phương

 

          Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ có hai người anh là nhà văn nổi tiếng. Anh cả Phạm Văn Ký viết văn, làm báo trước khi sang Paris du học, trở thành một tác gia của văn học Pháp ngữ, được giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp. Những tác phẩm đa dạng về thể loại của ông như Perdre le demeure (Mất nơi cư trú), Celui qui régnera (Người sẽ ngự trị), Mémoires d’un eunuque (Hồi ức một hoạn quan), Fleurs du Jade (Hoa Ngọc) (more…)

Read Full Post »

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

hoanghonque1

Những ngày phép ngắn ngủi, còn một buổi chiều ở quê ngoại, Hải rủ tôi lên đồi. Nhà ngoại trong xóm nằm ven quốc lộ, đồi ở về phía Tây cách một cánh đồng mênh mông. Đường lên đồi ngày xưa rất hẹp, lúa quấn quýt hai bờ cỏ xanh lằn lối xe qua; nay mở rộng toàn một màu đất đỏ thô kệch. Tuổi nhỏ từ xóm làng đêm đêm nhìn lên đồi, cảnh hoang vắng của những lùm cây, hốc đá gợi bao hình ảnh rùng rợn bí ẩn. Trong bóng tối thấy một đóm lửa hay một ngọn đèn dầu, nghe tiếng gió rít hay tiếng chim kêu, tưởng tượng những oan hồn đang vất vưởng bên những ngôi mộ ở chân đồi. (more…)

Read Full Post »

Older Posts »