Nguyễn Thanh Hiện
từ làng Cù ra đi ta chỉ là hạt bụi nhỏ nhoi, nhưng trong tâm tưởng em ta không phải hạt bụi, trong tâm tưởng em ta là người đã đặt vào đôi mắt em viễn cảnh của tình yêu, từ ngôi làng quê nhỏ bé của mình, ta đã ngang qua những lâu đài của lũ ếch nhái tổ tiên chúng đã dựng lên tự buổi rứt ruột ra khỏi biển khơi, những lâu đài được làm bằng lòng nhẫn nại lấy từ những ước muốn dai dẳng, vào những lúc có cơn mưa bất chợt, nghe ếch nhái hát ca ta cứ thấy nhớ tiếng hát của em, là em hát về viễn cảnh của tình yêu, còn lũ ếch nhái là hát về niềm hoài nghi thuở rứt ruột ra đi, là vẫn muốn trườn lên nơi mặt đất nhưng là vẫn chẳng tin, hay đúng hơn là vẫn chưa tin chốn xa lạ là mặt đất này sẽ mang lại niềm vui cho loài giống của chúng, ta là hạt bụi nhỏ nhoi trong trời đất nên ta vẫn luôn mang trong mình niềm hoài nghi như niềm hoài nghi của tổ tiên lũ ếch nhái, từ cái làng quê nhỏ bé của ta ra đi, ta đã ngang qua ngôi làng của lũ ong hút mật được dựng lên ở bên dưới những tán lá nơi khu rừng ấy, trù phú như được trợ giúp từ hào phóng của núi rừng, cửa ngõ và những con đường mở ra dưới vòm cây lá là luôn được làm cho mới ra bỡi lá cây rừng là luôn thay đổi sắc màu, xin chào hạt bụi, lũ ong đi lấy mật cất tiếng chào hỏi khi trông thấy ta say mê nhìn những ngôi nhà được kiến trúc theo cái phong cách như đùa như thật của loài ong, những ngôi nhà có vẻ như là đang gá lên những cành cây của rừng nhưng thật ra đấy là thứ công trình rút ruột nhả tơ, chính là lũ ong hút mật đã từng ngày đặt từng chút từng chút sức lực lên cành cây, sự kết họp của cẩn trọng và niềm cảm hứng vô bờ bến là được truyền lại từ những tổ tiên xa xưa của chúng, ta đi, và mang theo niềm kính phục, những con vật biết tạo dựng cho loài giống mình một thứ sắc thái, một cõi tồn sinh, ta đi, và một hôm bỗng muốn quay lại để hỏi lũ ong cho rõ cái cách tạo dựng niềm tin cho loài giống, vào một sáng mùa thu ta quay lại khu rừng ấy, thì cái ngôi làng tấp nập lũ ong ấy không còn, xin chào hạt bụi, ta nghe có tiếng một con ong cất lên đâu đó, mật đã bị con người lấy sạch, và trước khi đi bọn họ đã đốt cháy những ngôi nhà giết hết lũ ong trong làng, hình như đấy là ong chúa, ta như nghe thấy niềm kinh hãi trong thứ giọng nói yếu ớt của vị trưởng làng của loài ong, cứ muốn hỏi có phải là đã trải qua cuộc tử chiến với con người và còn sống sót hay không, nhưng chưa kịp hỏi thì ong đã chết, từ ngôi làng nhỏ bé ra đi, ta muốn nói với em ta chỉ là hạt bụi, ta chỉ là hạt bụi nhỏ nhoi trong trời đất nên ta vẫn mang theo trong mình niềm kinh hãi loài ong đã truyền sang hôm nào…
Đọc trên Xứ Nẫu, người viết khó hiểu nhất là aitrinhhngoctran. Đọc các tác phẩm khác tôi đều hiểu nhưng đọc aitrinhngoctrran viết trên comment tôi chẳng hiểu gì cả
Mới đọc thoạt qua các bạn thấy có vẻ phức tạp và ghê gớm nhưng thực ra cũng dễ hiểu thôi. Toàn bộ tác phẩm chỉ có vài ý và cái ý cốt lõi sau rốt nó nằm ở cái kết. Nhìn chung tác phẩm viết tốt, đặc biệt là ngôn ngữ.
Thì điều này tác giả đã nói trong tựa đề bài tản văn
Đọc một mạch không dấu chấm mệt quá tác giả ơi !
Nhiều ý tường….nhưng ….
Thơ hậu hiện đại ?
Chào Anh Nguyễn Thanh Hiện!Câu kết để lại nhiều suy tưởng với những dấu hỏi…Lần theo dấu…Đèn Cù bơ cù bấc,Lòng vòng soi tìm nhặt…Hạt Bụi nào chân chất?Hạt Bụi nào rơi mắt .Cho mưa ướt xót xa! Ếch nhái hòa tiếng ca…Buồn muôn thuở mưa qua..!Buồn sầu thảm đời ta!Những Ong Thợ Mật HoaGom hiến dâng Ong Chúa.Bỗng tất cả tất cả!Trở thành là Bụi Cả!Ong Chúa cười buồn bã-Con Người là Tất Cả!Đèn Cù Bấc vẫn tỏ…Ếch Nhái vui thi ca.Bụi ơi yêu mi quá!Đời chẵng nên buồn bã?
Cách tân nhưng thật khó để mọi người có thể hiểu và cảm nhận