Tập Tàng bút của Sáu Quỷnh – Lê Hoàng Hựu
Xin nói về mình chút chơi. Chút chút thôi chớ cũng chẳng có gì nhiều để nói.
Tui tên Lê Hoàng Hựu, tự Sáu Quỷnh như ở đầu bìa có ghi. Là đàn ông tui lại có cái tánh mà cả hai phái ai cũng ghét: nói nhiều. Có bạn bè kêu bằng cái biệt danh tự tụi nó đặt (chớ ai thèm nhận, hè hè hè) “thằng nhiều chuyện” riết quên luôn cả tên cúng cơm, cúng cháo. Nhưng mà thôi kệ, ai kêu sao kêu, bịnh có thuốc chữa, còn cái tật thì dễ à, chỉ ráng đừng nói bậy, đừng nói xiên nói xỏ làm hại ai là được chớ gì. Ấy vậy mà tui thì cố có thằng bạn lại chơi xỏ tui mới chết, một bữa thằng này gặp Sáu tui cà kê dê ngõng cà phê sáng tới trưa, trên trời dưới đất đủ thứ chuyện, từ Đông qua Tây, Từ… chiến tranh tới hòa bình, gần tàn cuộc nó cắc cớ cười ha ha phán: “Ê mậy, thấy mày nói nhiều, mày lóm đầu này lóm đầu kia, hóng thớt bên này hóng thớt bên nọ, coi bộ khá nhiều nhiều chuyện, mày lại quởn hay bữa nào mày viết lại cho vui”
Đó, xỏ là ở chỗ đó, làm Quỷnh tui quạu chớ, hổng quạu sao được, tui “hốt” nó một tràng: “Vừa vừa phải phải thôi nghe cha nội, không muốn chuyện trò thì thôi qua chỗ khác sao lại chơi nhau mà chi?”
Nó chưng hửng, trố mắt: “Chơi gì mậy, tao nói thiệt chớ nói giỡn hà!”
Tui cũng chưng hửng với cái thằng này, tự nhiên cứng đơ cổ họng, ú a ú ớ, chẳng lẽ với chẳn… một chục mình hiểu lầm nó, cái thằng với tui ôm khố rách từ lúc còn nhỏ xíu xìu xiu tới sắp sửa già đầu, tóc chuẩn bị lấm tấm muối tiêu còn ngồi “cưa” chung ly cà phê, còn… kêu dòm chung cô gái đẹp mỗi khi thằng nào thấy trước, nó biết tỏng Sáu tui tệ hơn nó mà, học hành ba chớp ba nháng, lang bang sáng chiều cho tới bây giờ là… “xế chiều” luôn, học văn thì dốt như củi, đâu chịu cháy rụi mà nhả khói tùm lum, tui hỏi lại: “Thiệt tình mày hổng có xỏ tao hả?”
Nó vẫn gương mặt cũ: “Tao xỏ mày được cái gì, ai hổng biết mày nhiều chuyện nói cũng bằng thừa, bạn bè bao nhiêu năm tao thấy sao nói vậy”
Tui còn chưa hiểu ý nó lắm: “Nhưng sao tao viết được, học hành tao nhiều thằng kêu chưa được ba mớ tập tàng*, thì làm sao tao viết?”
Nó cười: “Ừ, thì mày viết kiểu tập tàng, rau tập tàng có cái ngon của tập tàng, hoang dã rừng rú có cái ngon của rừng rú hoang dã, ai thích thì họ ăn thôi, chín người mười ý, ai thích gì họ xài thứ đó, bắt khác sao được”. Nó nói thêm: “Mà mày khác gì tập tàng, bỏ bớt cái đuôi mày còn dữ dội hơn, tập tàn tàn, tưng tửng viết hổng chừng vui”
Tui nghe thằng này nói cũng có lý, cái đúng nữa tui có khác mấy mớ rau tập tàng, quê rình chình ình ở trong người tui, rừng rú một cục ở trong người tui, vậy là nghe lời nó tui cầm bút, nghĩ cứ viết đại, viết những gì tụi nó nói, bà con nói, nói chung là thiên hạ nói, ai kêu kiểu viết gì thì kêu.
Riêng tui, tui xin “gói” lại gọi là: Tập tàng bút hay là tập tành bút vậy.
Sáu Tui đã nói xong chút chút về mình.
***
*Rau tập tàng: Tập hợp các loại rau mọc hoang dã trong vườn, trong rừng…
Ngay cây số 28 từ thành phố Phan Thiết đi về phía nam trên Quốc lộ 1A, hướng về Sài Gòn có con đường rẽ trái, đi khoảng chừng hai cây số là tới chân núi Tà Cú, tính từ Sài Gòn ra là 172 km, Sài Gòn tới Phan Thiết 200 cây số chẵn mà. Núi Tà Cú thuộc thị trấn Thuận Nam huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận, nơi đây là xứ sở của cây thanh long, nhà nhà trồng thanh long long, vườn thanh long bạt ngàn, tạo nên những mảng màu trải dài bất tận, về đêm đèn đuốc sáng choang, đèn được chong để kích thích thanh long cho trái trái vụ, nhìn xa xa, từng chấm sáng kết nối thành từng mảng lớn cũng lung linh như thành phố lên đèn vậy. Trên núi Tà Cú có nhiều chùa chiền. Nổi tiếng có hai ngôi chùa cạnh nhau, khách thập phương tứ xứ đổ về rất đông, nhứt là địp Tết Nguyên Đán là chùa Linh Sơn Trường Thọ và Long Đoàn gọi nôm na là chùa Trên và chùa Dưới, còn gọi chung cho hai chùa này theo tên núi là chùa Tà Cú hay chùa Núi.
Bảy tiếng đồng hồ, bốn tiếng trên “lưng hai con ngựa sắt già nua”, ba tiếng tàm sàm bá láp trong những hàng quán bên đường mỗi khi mỏi lưng, mỏi mắt phải đừng lại, mỏi con mắt bởi láo liên với cảnh đẹp, với… người đẹp quá mà, Sáu Quỷnh cùng ba anh bạn từ Sài Gòn tới núi Tà Cú, đồng hồ chỉ một giờ trưa.
Dừng chân nghỉ nhà người chị ngay cây số 28, lai rai chút đỉnh thôi bởi phải dành sức cho buổi leo núi lên chùa, chớ nhiều nhiều liêu xiêu chân nọ đá chân kia coi bộ có mà lăn tuột ngược trở lại. Lên núi có hai cách, một ngồi trong cabin cáp điện kéo cái vù khoảng mươi phút là tới, và một đường bộ leo dốc. Đường bộ leo núi khá cao, dân gọi là chiến leo phải mất hai tiếng có hơn, còn tàn tàn nghiệp dư có thể phải gấp đôi, và cũng phải chuẩn bị nước, thêm đồ ăn vặt dọc đường để tiếp sức chớ không là mệt mỏi với con đường, được tiếp tế của người chị và cũng là người rành rẽ khu vực này chỉ giáo, bốn anh em chia nhau người vác bó mía, bình nước, người ôm nải chuối với mấy hộc cốm, và chắc chắn không quên vài ba món khôn mực khô cá nhâm nhi cùng bình rượu đế, leo cho biết với người. Ở đất Bình Thuận nói chung ngày Tết thường nhà nào cũng có nồi măng khô kho thịt mỡ, cuộn bánh tránh chung với thịt hon, dưa món, rau sống… và đóng nổ rang từ nếp ngào với đường thêm gừng thành những hộc cốm lớn nhỏ tùy nhà, hình khối vuông hay chữ nhựt đủ loại cỡ mỗi cạnh từ nửa gang đến một gang tay, gói giấy màu cùng hoa hòe hoa sói rất đẹp chưng trên bàn thờ và ăn những ngày Tết, nhà làm nhiều ăn chơi lai rai ra giêng hay mấy tháng mùa nắng.
Ba giờ đám Sáu Quỷnh lên đường. Từ chân núi bắt đầu là con đường mòn qua những đồi dốc nhấp nhô và thấp. Hai anh bạn ra dáng dũng mãnh, chà tưởng gì dốc vậy có gì ăn thua, dân tập thể dục thể thao đều đều mà, xông xông tiến tới tới, còn lại anh bạn dân “Sì” phố nhưng gốc gác từ quê cùng Sáu tui thuộc hạn thiếu ăn, suy dinh dưỡng, thằng nào hằng nấy như cây tăm, và cũng biết cái dốc nó làm sao nên cứ liu riu mà bước chớ nào dám ra oai. Qua hết những dốc đường mòn dốc bắt đầu dựng đứng, người ta xây thành tam cấp cho đễ đi chứ ngày xưa chỉ toàn là những bật đá. Hai bên đường cây cối bắt đầu um tùm, còn rừng nguyên sinh và tiếng suối róc rách hòa cùng tiếng chim ríu rít rộn ràng. “Hai dáng dũng mãnh” bắt đầu đứng lại thở, sắp tới chưa? Mới có một phần tư đường hai “ông tướng” ơi, Trời! một phần tư đường, coi bội chắc bơi trong lụt, mồ hôi bắt đầu túa ra nhễ nhãi và… khui đồ ăn rồi. Leo một chập nữa “dũng mãnh” lại dừng, lần này vừa thở vừa ý, hổng phải… mệt mà dừng ngắm cảnh, ừ thì ngắm cảnh chứ vừa đi vừa… thở đâu có ngắm cảnh được (!) Mà cảnh đẹp thiệt, hoa bằng lăng nở tím rừng, nở rộ như mai vàng mùa xuân, Sáu Quỷnh cùng dừng chân với bạn có chút tâm tình với rừng vậy:
Tháng tư tím nở bằng lăng
Bỗng dưng trẻ lại bâng khuâng thuở nào
Ước thầm… hoa lá chạm môi
Từng cánh từng cánh không lời… đã yêu…
Hoa Bằng Lăng dễ thương là vậy sao không yêu được, bạn Sáu Quỷnh cười khà, xạo xự quá Quỷnh ơi, ừ thì đành thật thà khai báo yêu nàng như yêu hoa tim tím, nhớ về những rung động đầu đời khó phai nhạt.
Và cũng nhờ những cánh hoa tim tím đó mà cái nhịp thở bớt đi hì hục, đặt chân lên được tảng đá bàng nghỉ chặn, tảng đá to hơn cái nia bằng phẳng còn gọi đá Ông Địa, vậy là leo dốc được nửa chặng đường, thời gian thì bằng dân xiền leo lên tới nơi.
Ở núi rừng chiều xuống rất nhanh, thấp thoáng đã thấy bóng dáng hoàng hôn, xung quanh bắt đầu im ắng, có lẽ những đàn chim đã về với tổ ấm, tiếng lao xao của cây lá không còn bởi gió cũng ngừng, chỉ còn nghe văng vẳng tiếng róc rách của con suối ở xa xa. Đoạn tiếp theo khó khăn dữ đây bởi đã thấm mệt, không còn người lên xuống giờ này, cả đám “trút xiêm y” chỉ còn cái quần tà lỏn cho nhẹ người và đỡ vả mồ hôi, “hai tướng dũng mãnh” bắt đầu lê lê lết lết tấm thân vàng ngọc và luôn miệng hỏi gần tới chưa, đồ đạt thì đã đẩy cho hai gã “tăm nhang” rồi.
Gần hai tiếng đồng hồ cà nhích thì qua được bên kia sườn núi, hai phần ba đọan đường rồi. Trăng lên ngang tầm mắt sáng và đẹp lạ lùng, ngỡ rằng nó trên ngọn cây có thể trèo lên mà hái được. Trời se lạnh, đã có gió, gió từ biền thổi vào. Khoảng một tiếng đồng hồ nữa với cái nhịp đi dăm phút lại dừng thở và nghỉ cuối cùng cũng thấy thấp thoáng ngôi chùa, trong cái ánh trăng và cây rừng ngôi chùa hiện ra lung linh huyền ảo, cả đám trút được rã rời của năm tiếng đồng hồ “hiên ngang” làm những “anh hùng” sơn cước.
Không khí ở chùa như không khí Đà Lạt vậy, nước trong nguồn, trong khe đá chảy ra mát lạnh, nhiều loại cây trái xung quanh chùa. Phía trên chùa có một hang Tổ, xung quanh bao bọc là những tảng đá to, nơi Đại Lão Hòa Thượng Trần Hữu Đức khám phá và bắt đầu tu hành vào năm 1872 không bao giờ xuống núi nữa. Linh Sơn Trường Thọ và Đại Lão Hòa Thượng là sắc phong của vua Tự Đức nhằm ghi nhớ công ơn của vị Hòa Thượng có tài chữa bịnh cứu nhân độ thế, nhà sư đã cho người và phương thuốc về triều chữa khỏi bịnh cho Hoàng Thái Hậu bịnh nặng mà các thầy thuốc triều đình đã bó tay. Hang Tổ tối om sâu thăm thẳm nhiều ngõ ngách chưa ai khám phá được tận cùng, đi xuống hang chỉ bằng cách đốt bó nhang cắm làm dấu dọc đường, nhang cháy nữa cây phải quay về, trong hang còn có pho tượng đá giống hình con chó, tương truyền đây là con chó cùng tu với nhà sư hóa đá.
Dạo một vòng quanh chùa với phong cảnh hữu tình và nhóm tượng Di Đà Tam Tôn xếp hàng ngang xây trên đài sen rất đẹp, dừng lại thắp nhang nơi điện thờ, phía trước điện là tháp mộ Tổ, bên cạnh là mộ con cọp mà người sau truyền miệng là được nhà sư thuần dưỡng, xong đám sáu Quỷnh leo thêm mấy chục bật tam cấp nữa đến tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn đồ sộ cách hang Tổ khoảng chừng 100m. Tượng Phật nằm to lớn dài tới 49m, người bình thường đứng chưa tới một bàn chân nằm ngang. Trước tượng Phật có bốn cây dầu cao to mấy người ôm mọc thẳng hàng như trồng vậy, chọn một gốc cây, cả đám ngồi nhâm nhi, chuyện trò mà chợt thấy tĩnh tâm vô cùng, bao nhiêu hỉ nộ ái ố cứ như tự dưng biến mất hết.
Ngồi nhâm nhi gần hai tiếng đồng hồ, anh bạn trong nhóm thấy lạ, phía dưới chân tượng Đức Phật có một dáng người ôm ngón chân quỳ mãi. Cả đám kéo lại xem sao. Đó là một người đàn ông trung niên khoảng cùng lứa tuổi, cứ gục đầu mà khóc, hỏi vì sao thì vẫn rấm rứt không lên tiếng, một hồi sao mới nấc lên, tui tội lỗi đầy mình. Vỗ về một chập đưa được người đàn ông về bên gốc cây dầu, uống cạn ly Sáu Quỷnh vừa rót anh bạn kể, đã từng là giang hồ anh chị khét tiếng bao nhiêu năm ròng, nói chém là chém thẳng tay không từ, muốn kiểu nào thì có kiểu đó, đi đứng chém theo đi đứng, ngồi thì có kiểu ngồi, và nằm cũng có luôn. Hành xử vậy còn gọi muốn kiểu gì, đứng, ngồi hay nằm, xử theo kiểu đó, nằm còn kèm theo ý là cho đi luôn vào lòng đất, ngồi thì suốt đời với chiếc xe lăn, đi đứng còn nhẹ tay dằng mặt. Nay nhận ra, xám hối mà không biết có được tha thứ, có được chuộc lỗi lầm. Trong dân gian còn lưu truyền câu, đánh kẻ chạy đi chớ không ai đánh người chạy lại, huống hồ chi Đức Phật từ bi độ lượng, biển trời bao dung, chỉ cần biết quay đầu là bờ, từ bỏ gươm đao bạo lực, làm việc thiện, tích phước đức, thì mọi tội lỗi sẽ được gió cuốn đi. Nghe vậy anh bạn giang hồ yên lòng hẳn ra, tươi tỉnh dần lên đôi chút và biết đám Sáu Quỷnh đó đây với gió bụi, với rong ruổi, với lang thang kiếm chút tâm tình, trút bớt đi những gánh nặng sầu người, anh bạn xin nhập nhóm, vậy là đám này không còn là tứ quý mà thành… ngũ quỷ.
Lang thang lên núi rồi thì tiếp tục xuống biển cho đủ bộ. Từ cây số 28 hướng ra Phan Thiết năm cây số đến cây số 23 có ngã rẽ phải, theo đường chạy giữa những vườn thanh long xanh ngắt nở bông trắng xen kẽ trái chín đỏ tươi, khoảng năm sáu cây số là tới rừng trên dòng cát, đoạn đường đi xuyên rừng mát mẻ, khá vắng vẻ dài khoảng sáu bảy cây số nữa, qua khỏi rừng gặp những đồi cát đỏ nhấp nhô lên xuống giữa trời đất bao la cảm giác thật lạ như vừa được thoát ra nơi chật chội gò bó đến vùng đất tự do, phía dưới thung lũng là làng Thuận Quý, làng nhiều người dân tộc chăm, đi hết làng là tới biển, biển trải dài mênh mông. Ngược hướng trở lại với con đường dọc theo bờ biển, hai bên đường rất nhiều resort cả bên phía bãi biển cả bên phía những vách đồi cây cối và đá, đi một chập nữa là làng Mũi Kê Gà hay còn gọi là Khe Gà hiện ra với những dồi dương cát trắng, những rặng dừa cao cao sát bờ biển. Mũi Kê Gà còn lưu truyền bài vè về thủy Trình:
Ghe thuyền tụ tập tù xa
Phú Hài, Phan Thiết ấy là trạm chung
Hỡi người đốn củi Gành Thông
Sơn Lâm một gánh chất chồng hai vai
Khe Gà nay đã đến nơi
Anh em làm Lễ một hồi cho qua.
Tương tryền có bài vè như vậy bởi Mũi Kê Gà là vùng biển hiểm trở, thuyền bè qua lại khó xác định vị trí nên hay bị va vào đá ngầm, ngư phủ ngày xưa qua đây phải dừng nghỉ làm lễ cầu Hà bá, những vị Thần biển cả xin cho đi được dễ dàng. Và cũng vì sự hiểm trở đó nên cách nay hơn trăm năm về trước người Pháp đã cho xây dựng ngọn Hải Đăng trên hòn đảo Gà, xưa gọi là Kê Dữ, hòn đảo nhỏ cách làng chừng 500m. Ngọn Hải Đăng xưa và to lớn nhứt nước.
Đám ngũ quỷ lên chiếc tàu đánh cá của bà con trong làng nhờ đưa qua đảo. Anh lái tàu cho biết có khi nước ròng từ bờ biển lộ ra bãi cát dài tới chân đảo, đi bộ ra tới nơi được. Tàu cập bến, bước lên đảo là những hòn đá to làm bật cấp, đảo nhỏ chỉ đá toàn đá, hai bên đường lên là những cây sứ cao to, nổi u nần sần sùi, tuổi của những cây hoa này cũng bằng của ngọn Hải Đăng, nở bông trắng toát cả con đường. Ngọn Hải Đăng rất cao sừng sững hiên ngang giữa đảo, giữa mênh mông đất trời, uy nghiêm là thế vẫn toát ra vẻ nên thơ, trữ tình với biền cả, nó được xây bằng đá hoa cương theo hình bác giác nhỏ dần lên đỉnh. Hì hục 184 bậc cầu thang xoắn ốc bằng sắt thêm cỡ hai chục bật cấp bằng đá nữa đám ngũ quỷ cũng bò lên được tới đỉnh ngọn, gió lồng lộng thổi rạt vào người, thổi bay những phiền muộn khó mà nói không có trong cuộc đời này.
Đêm giữa đảo trời lành lạnh, ngọn Hải Đăng bừng sáng quét từng vệt vòng quanh, nó chỉ làm phận sự chỉ hướng cho tàu bè mà như tỏa ánh hào quang. Trên những phiến đá bằng phẳng, ngồi quây quần bên ánh lửa cùng những người lính đảo không vào ca trực, bỗng văng vẳng dưới bờ, cá tươi hông, cá tươi hông? à thì ra thấy có lửa là biết có… “khói” người đánh cá ghé vào, trên ghe cũng kha khá những con cá to, còn tươi rói và đặc biệt là… rẻ, bán cho vui, vậy là “ôm” hết, cá tươi lùi nướng tại chỗ còn gì bằng, mùi thơm lừng lựng như hoa sứ tỏa hương về đêm, nhâm nhi ly rượu trong cái không khí này thiệt tình Sáu Quỷnh tui phải gọi là tuyệt cú mèo.
Leo dốc lên chùa Núi, xuống biển với Hải Đăng, chỗ nào cũng chia tay trong bịn rịn, lưu luyến. Anh bạn cựu giang hồ hứng chí, đi tiếp đi, tui có bạn ngoài Lương Sơn, Lương sơn là thị tứ của huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Lương Sơn, nghe qua nghĩ ngay tới Lương Sơn Bạc, nơi hội tụ những anh hùng nghĩa khí. Ừ, thì tiếp, đi cũng là giúp cho người bạn vui với đời, vượt qua ám ảnh, biết đâu chừng còn giúp cựu giang hồ trở thành người hiệp nghĩa, Phật dạy cứu một người bằng xây bảy cái chùa đó thôi. Cả đám hừng hực rời Mũi Kê Gà trực chỉ hướng bắc ven theo biển mà lên đường trong tiếng sóng vỗ dập dìu, tiếng hàng dương rì rào trong gió, những con tàu đánh cá chập chùng ngoài khơi.
Khoảng một tiếng trên con đường ven biển thì phố xá nhà cửa sầm uất hiện ra, Lương Sơn? ồ không bạn cựu giang hồ hỏi biết đây là đâu? đi sâu vào nội thị một chút à, không thể khác được, mùi nước mắm “thum thủm” bay quá chừng, thành phố Phan Thiết đích thị là đây rồi, Phan Thiết nức tiếng nước mắm, nước mắm nhỉ ngon khỏi bàn từ những thùng lều muối mắm to tổ chảng. Qua cầu Trần Hưng Đạo dọc theo con sông Cà Ty tàu thuyền neo đậu chật kín cả dòng sông.
Hơn tiếng đồng hồ sau đám ngũ quỷ cũng tới Lương Sơn, đi qua Phan Thiết mà vương vấn theo cái mùi “thum thủm’. Anh bạn cựu giang hồ cho biết bên cạnh cái mùi “thum thủm” của nước mắm, còn có cái mùi nằng nặng của mắm ruốt, Phan Thiết hay phía ngoài Phan Thiết, tới khoảng Phan Rí có hơn có cái món ăn chơi rất đơn giản nhưng các bà các cô khoái chí, bánh tráng mắm ruốt, cái bánh tráng nướng bên trên múc đổ lên miếng mắm ruốt giã với me và chút đường cho bớt mặn của mắm gốc thêm mùi chua chua, cứ vậy mà bẻ bánh quệt mà làm tới. Trong lúc nhờ người kiếm mồi mỡ hải sản vì bạn ghé bất ngờ, anh chủ nhà với lấy mấy cái bánh tráng và chén mắm ruốt giã, món của quý bà quý cô làm lai rai đỡ, chà cái món này thảy vô bàn nhậu, mặn mặm coi cũng hao rượu và hao… trà đá chớ đâu chơi. Quỷnh tui nhớ lại có ghé Phan Thiết một lần, đã lâu lắm lúc tiền còn xài tờ năm trăm đồng, anh bạn ghé chợ chỉ với hai trăm đồng sò, ba trăm đồng rượu, sò rẻ như cho hai trăm một rổ chẵn một trăm con sò vặn, còn gọi sò đá, và một lít rượu đế, sò vặn rửa sạch luộc chắm mắm gừng tuy con nhỏ nhưng ruột to, thịt chắc, ngọt ngào vậy là cùng quắc cần câu tới… Lầu Ông Hoàng ngắm trăng làm thơ với Hàn Mặc Tử… trong mơ.
Rượu vào lời ra, trò chuyện rôm rả, Quỷnh tui mới biết được Lương Sơn là vùng đất ngày trước trồng dưa hấu lấy hột, dưa trái nhỏ mà hột đặc ngào và hột to, được đặt cả tên dưa hấu Lương Sơn, hột dưa xuất hiện nhiều trong đám cưới đám tiệc và Tết nhứt cũng là món ăn chơi khoái khẩu của các cô các bà. Lòng vòng quanh co đủ thứ chuyện trên trời dưới đất bạn cựu giang hồ vỗ tay vào đùi hỏi anh chủ nhà, nghe nói ở đây vừa có kỳ án phải hông? Ừ, anh chủ nhà trầm ngâm, có, đúng là kỳ án, vụ này kéo dài quá chừng mà ly kỳ…cục nữa, đó là kỳ án trộm dê. Anh em thắc mắc trộm dê thì xử trộm dê chớ sao thành kỳ cục rồi gọi kỳ án. Anh chủ nhà tiếp rằng, đúng sai thì tui không theo dõi, không biết chỉ biết nghe bà con đồn rồi tới coi thì là thiệt, vụ án xử nằm. Bất giác nhớ lại mấy vụ xử kiểu bạn cựu giang hồ kể, chà vậy là xử cho đi về nơi chín suối luôn sao, chắc là tội nặng lắm? Anh bạn cười khà, hổng phải vậy, người bị xử không đứng được vậy người ta cho lấy ghế bố cho nằm rồi xử… Bạn cựu giang hồ buộc miệng, Trời! đúng là kỳ cục, hành xử như… giang hồ… nói xong lắc đầu quày quảy, giọng chùn xuống, giang hồ còn quay đầu kia mà…
Phải, giang hồ còn có người xám hối, còn ăn năn tội lỗi, còn phủ phục dưới chân Đức Phật mong từ bi độ lượng. Rời Lương Sơn mà lòng Quỷnh tui cầu mong sao không còn nghe lại những câu như muốn hành xử kiểu gì, đứng, ngồi hay nằm? và xử theo kiểu ấy nữa.
Em đọc truyện ” giang hồ … ” của anh Sáu thấy là lạ làm sao ấy ?
Có lẽ do Sáu Quỷnh có thêm cái biệt danh bạn bè đặt cho là Sáu khùng nên nó vậy.
Viết hấp dẫn quá! Theo chân nhóm giang hồ vừa thấy thấm mệt thì tác giả cho ngắm ngút ngàn màu bằng lăng tím ,vậy là nạp năng lượng đi tiếp… gần xỉu thì lại được ngắm trăng… và cứ thế mà bò được tới chùa… rồi đi mãi đi mãi…Mệt nhưng vô cùng lý thú.
Cảm ơn chị Trần Thị Cổ Tích thiệt nhiều! Em nó tập tành lãng…xẹt chút với bông với trăng…
Viết đọc hấp dẫn …cảm ơn .
Em vừa về tới, mở ra coi, giựt mình tưởng là 007 đang…. hóa ra 099 ViVi vu vu, không còn hết hồn… cười khà khà, quá đã, Dạ vậy phải đa tạ lắm lắm!
Càng đọc càng thú vị ghê nơi! Thích lắm anh Sáu Quỷnh ơi!
Trời ui, tui xỉn mà tui còn nằm Mơ (Mộng) thấy Mây (Vân) luôn, ước gì được vậy hoài hoài ta ơi!
Út Quỷnh ui,
Chị lẻo đẻo chạỳ theo bộ tứ, bộ ngủ của Út từ đầu đến cuối bài mà nghe chưa thấm chút nào hết.
Phong cảnh quê hương đẹp đã đành, cội nguồn tên tuổi nơi chốn cũng không kém phần thú vị.
“Tập tành” như Ut dễ có mấy ai. Út viết cũng “ác” lắm chứ bộ.
Dạ, chị Hai ơi! út em nghe nói chị tới mà cái thằng cà quỷnh này lại đi đâu xỉn mất, em biết làm sao cái tội lớn quá này, thôi xin chị tha cho thằng út khùng điên cán cuốc đi chị ơi. Sẵn tiện em xin vài lời, Út em chưa được đi đâu ra ngoài, rong ruỗi bụi đời chút chút trong Nước mình, thấy sao tập tàng vậy đó chị, mai mốt gởi anh Sáu bài về miền Tây ân tình. Út cảm ơn chị quá chừng quá đỗi!
Bài viết “Giang hồ dưới chân Đức Phật”của bác Sáu Quỷnh, ngấm chút men tưng tửng nhẹ nhàng, thoáng nét diên ngầm…”tàng bút” dễ thương ghơ, níu lần sau có leo núi Dốc Cú nữa, cho tui theo… thở ké dzới nghen!(cừ)
Em hổng biết nói sao, chỉ mong một ngày rất gần hội ngộ, cùng anh mần vài ly (cừ khà khà, vẫn nhớ giọng cừ quá đã của anh!)
Dạ, cảm ơn anh Sáu Nẫu đã đăng bài!
Quỷnh em thành thật xin lỗi bởi cái tánh ham chơi, long nhong ngoài đường ngoài xá và quắc cấn câu hoài nên hay chậm trễ vào mạng mà còm, anh chị thứ lỗi!
Viết chẳng giống ai nhưng đọc thì thú vị.
Giống Vũng Chua vậy, cũng đâu có giống ai lại còm nghe ngọc sớt! Đa tạ lắm lắm!
Thế giới giang hồ cũng rất tập tàng và phong phú
Dà, nó cũng rất hoang dã và hiểm ác. Cảm ơn Việt Nguyễn ghé qua.
Hom nao co di giang ho cho di ke nha
Sẵn sàng giang rộng vòng tay, chờ ngày hội ngộ… đi bụi dặm trường, mà chắc Chút Chít chịu hổng thấu đâu! hà hà hà
Bài viết thật hấp dẫn & rất thú vị ! hay lắm !cám ơn Sáu Quỷnh nhiều!
Dạ, cảm ơn chị lắm lắm! mà mần em mắc cỡ quá bởi thấy chỉ tàm tạm vui vui chút chút.
Nhiều trãi nghiệm lắm
Thiệt tình thì cũng có chút chút chớ hổng bao nhiêu đâu, còn phải học hỏi dài dài. Cảm ơn nhiều hén!
Viet cung vui vui
Mệt mỏi với cuộc đời lắm rồi nên Quỷnh em lấy tiêu chí này cho bớt đó mà. Cảm ơn Thanh Huy!
Chào Anh Lê Hoàng Hựu-Sáu Quỷnh!!Đoản văn ngăn ngắn mà vui và hay”tuyệt cú mèo”Chứ chẵng chơi.nghen! Chèn ơi!Nội cái viếc leo núi mệt phờ râu ,thêm cái chiện kết nạp từ”Tứ đại giang hồ thành Ngũ đại giang hồ”Thiệt là quá đa hổng biết nên thêm hỏi ngã đây nữa!?Lâu lâu Anh Sáu cho thưởng thức những bài viết như thế nầy Với giọng văn điêu ..luyện..Bỗng thấy đời bao ưu phiền ”bổng” muốn liệng hết cho rồi Để thấy…Cứ cười tủm tỉm hoài ngay từ đầu mới đọc, chưa được một phần tư bài đó Anh!
Thiết là ái mộ Ái Trinh lắm lắm, những lời của chị là chất xúc tác lớn lắm cho những người viết, không có gì hơn chỉ biết cảm ơn và quý trọng!
viet cho no xo cho kia ma coi cung duoc
Bn hiểu rõ Sáu này, tối ngày xin xỉn nên chân nọ xọ chân kia, viết xịt bụp mà khen được thì quá vui, cảm 7n thiệt nhiều!
Ý dà, lại xọ nữa rồi: Cảm ơn…
Giang hồ ” vặt ” mà cũng nhiều chuyện để nói hén !
Thêm mấy chuyện tào lao của Sáu em nữa đó mà. Cảm ơn anh đã ghé tệ xá đọc qua.
Chào Sáu Quýnh ,
Rầm tháng tư , đọc chuyện giang hồ của bạn thật là đã !
Chợt nhớ : giang hồ mã thượng .
Cảm ơn Sáu Quýnh .
Chúc vui .
Cảm ơn chú Định nói lời phấn khích cho em cháu, chúc chú mau chóng khỏe mạnh tiếp tục cho ra lò những vần thơ tuyệt vời!
Tự dưng nhớ chuyện tên tướng cướp buông dao thành Phật,giang hồ cũng vậy có 5,7 đường giang hồ
Đúng rồi, giang hồ 5, 7 kiểu, 5,7 đường. Chuyện nhỏ này mà nhắc Mai Hoa nhớ chuyện lớn Sáu Quỷnh vui lắm!
Viết có duyên
Chắc nhờ thằng bạn nó nói:”Quỷnh mày có hai…diên” nên được vậy, hè hè hè, chân thành đa tạ Phong Phú, ý dà con mắt nó liêu xiêu rồi, Phú Phong chớ.
Viết coi cũng được
Chỉ cần vậy là tiếp sức viết cho em út rồi… hà hà hà, cảm ơn lộng gió bung xà rông luôn!
Tap nham but bat dau sac net hon roi do Sau Quynh oi !
Dạ, sẽ cố gắng theo lời bình mát dạ của anh, cảm ơn anh rất nhiều!
Viet cung thu vi,khong tap nham chut nao
Dạ, cảm ơn chú…Sino phong độ, một dáng dấp lãng tử!