Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘Trường Nghị’

Trường Nghị
.Anh đi rồi còn đó Biển Tình Anh
Buông điện thoại xuống, tôi chưa kịp nói gì thì Đoàn Nguyên đã hỏi vội :
–  Có phải anh ấy đã không ổn !? (more…)

Read Full Post »

Trường Nghị

câu đối

Chắc cũng giống như mọi người, ngày xuân mà giới tay chân hằng ngày lấm mực ngẫm đến ý xuân thì họ nhớ liền ngay tới 2 câu cuối trong bài kệ của Mãn Giác Thiền Sư : (more…)

Read Full Post »

Thằng Già Noel

Trường Nghị

thu-gui-ong-gia-noel

Thằng Già Noel. Vâng, đêm Giáng sinh năm vừa rồi hắn đã bị gọi như thế. Hắn không được gọi bằng Ông thân thương như những ông già Noel khác do mấy đứa bạn của hắn hóa trang. Cái nghề hóa trang thành ông già Noel đem niềm vui đến cho mấy đứa trẻ nhân mùa Giáng sinh, tính đến năm nầy, nếu hắn dằn lòng đeo đuổi thì hắn đã có thâm niên công việc năm thứ tư. Dù sao thì hắn cũng đã tới những ba năm nghề. Cơm cha áo mẹ, gạo dỡ mắm đùm ở quê lên đất Sài gòn cắm đầu với sách vở, đâu phải sinh viên nào nhà cũng nghèo nhớt mồng tơi như nhà hắn, ăn nhín nhịn thèm lại kiên trì bám được tới những ba năm đi làm chuyện ban phát quà tặng như hắn !?

(more…)

Read Full Post »

Trường Nghị

DanTyBa-Quynh Huong

Buu Chau mến,

 

Đất nước mình đã từng trải qua những tháng năm ngập ngụa mùi súng đạn. Lứa tuổi của chúng mình ngày ấy từng chứng kiến cảnh người chung quanh sống nay mà không biết ngày mai có còn hiện diện ở trên đời. Đêm không chỉ xa nghe tiếng súng vọng về mà còn nghe chính tiếng gầm của đại bác ngay giữa lòng phố thị. Từng ấy năm kề cận với lằn ranh giữa sống và chết, hầu hết ai cũng thấy và thông cảm hình ảnh say nằm của người chiến binh trong Khúc Hát Lương Châu của Vương Hàn hơn ngàn năm trước :

(more…)

Read Full Post »

Trường Nghị

Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, hiện giờ cũng như xưa kia được rạch phân ranh giới bằng dãy núi Đại Lãnh kỳ vĩ. Trên dãy Đại Lãnh đoạn Đèo Cả có Thạch Bi Sơn, hay còn gọi là Núi Đá Bia.

tải xuống

Sách vở của Đại Việt biết đến Thạch Bi Sơn khởi từ cuộc nam chinh của vua Lê Thánh Tôn năm Tân Mão (1471). Nói về cuộc nam chinh nầy, có sách cho rằng quân Đại Việt đã tiến tới Đại Lãnh, như Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí đã ghi (Lê Quang Định soạn năm 1806), được Đại Việt Địa Dư Toàn Biên (gọi tắt là Địa Dư Toàn Biên, còn gọi là Phương Đình Dư Địa Chí do Phương Đình – Nguyễn Văn Siêu và Hữu Trúc – Bùi Quỹ biên soạn dưới triều Tự Đức), mục Tỉnh Bình Định, phụ chép về núi Thạch Bi chép lại :

(more…)

Read Full Post »

Trường Nghị

Thành đá Tà Cơn thuộc tổng Vĩnh thạnh

Thành đá Tà Cơn thuộc tổng Vĩnh thạnh

Những năm đầu thế kỷ trước, địa giới của tổng Vĩnh Thạnh, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định bao gồm phần đất cả huyện Vĩnh Thạnh, cộng với phần đất xã Tây Giang, xã Bình Tường của huyện Tây Sơn ngày nay. Tổng là một đơn vị hành chánh xưa, là cấp trung gian giữa huyện và làng xã. Tương đương với cấp Tổng là Thuộc. Thuộc là đơn vị hành chánh bao gồm những ấp, thôn, phường, nậu, man ở vùng ven biển hay miền núi mới vừa khai phá. Tên gọi của nó được bảo lưu từ thời các chúa Trịnh – Nguyễn, dùng để phân biệt với Tổng gồm những thôn, ấp đã được định cư lâu đời. Thuộc còn được dùng để gọi cấp hành chính người Minh Hương (người Hoa) sống trên đất Việt là Trang (làng), Thuộc (tổng), Bang (huyện). (more…)

Read Full Post »

Trường Nghị

Trong những thú chơi Tết ngày xưa thì có lẽ chơi đổ Xăm Hường là trò chơi hấp dẫn cả người lớn lẫn bọn trẻ, nhưng vào thời buổi nầy thấy không bao nhiêu gia đình tổ chức được cuộc chơi. Ngày xưa nhiều khi người lớn còn năn nỉ bọn trẻ chơi đổ Xăm Hường ngày Tết để … bói hên xui đầu năm. Chơi đổ Xăm Hường không mang tính cao thấp, hoàn toàn dựa trên may rủi của 6 hột xúc xắc bung vào tô mà ngẫu nhiên nó đem chiến thắng đến cho người chơi. Chơi trò chơi hên xui nầy cũng không kém phần hồi hộp, căng thẳng, nhưng chưa bao giờ thấy đổ Xăm Hường mà sinh ra chuyện cãi vã, gian lận cay cú ăn thua như những trò sát phạt khác. Cũng vì vậy mà người lớn muốn bọn trẻ đầu năm đổ Xăm Hường, vừa chơi vừa giải trí, mà cũng vừa như xin cái xăm xem thử chuyện học hành, thi cử của bọn trẻ trong năm như thế nào.

folk-game-named-xam-huong-322819

(more…)

Read Full Post »

Trường Nghị

Hiện nay gia đình nhà thơ Quách Tấn còn trân trọng lưu giữ một chiếc hộp chứa 4 món đồ mà thuở sinh tiền nhà thơ đã xem như báu vật. Đó là tập sách Tô Văn Trung Thi Hiệp Chú, tập Lữ Đường Thi, một khúc sừng sơn ngưu, cùng ba lá mận khô. Với đời thường, giữa cuộc sống bon chen tay làm hàm nhai, những món đồ nầy chẳng đáng được xem là báu vật. Nhưng đối với nhà thơ, mỗi báu vật của ông đã có một mảnh đời luôn sống bên cạnh ông, cùng đi với ông trong khung trời của tâm hồn Mùa Cổ Điển. (more…)

Read Full Post »

Trường Nghị

“Ra sức trừ khử sự đau khổ cho dân, vì cả cõi đời này mà tiêu diệt hết mọi sự bất bình, đó là sở nguyện của ta. Chí nguyện và công việc đó không phải để nói với bọn ngươi. Bọn ngươi không phải là kẻ đáng để cho ta nói chuyện ấy” …

(Tây Sơn Lương Tướng Ngoại Truyện – Nguyễn Đô Đốc Văn Tuyết Ngoại Truyện – Họ Nguyễn Thôn Vân Sơn ).

 

(more…)

Read Full Post »

Trường Nghị

Dưới Triều Nguyễn, cũng giống như các địa phương khác, trường lớp ở Bình Định xây dựng theo phân cấp hành chính Trường Tỉnh, Trường Phủ và Trường Huyện. Quan chức phụ trách giáo dục cấp Huyện có Huấn Đạo, cấp Phủ có Giáo Thụ và cấp Tỉnh có Đốc Học. Giống như trường tư bây giờ, ở mỗi làng xã còn có những Thầy Đồ là các Khóa sinh, các ông Tú hoặc các hưu quan, hoặc các vị đỗ đạt mà không muốn làm quan đứng ra tổ chức giảng dạy cho người trong thôn trong xóm. Những lớp học nầy đặt ở nhà Thầy hoặc nhà dân, dạy từ 5,  7 cho đến vài chục môn sinh.

(more…)

Read Full Post »

Older Posts »