Cũng gần 3 năm kể từ ngày tập tùy bút này ra đời, tôi không ngờ mình cũng viết lăng nhăng thêm được hơn chục bài.
Tất cả chỉ là những mảng ký ức rời rạc về Mẹ, vềSài Gòn, nơi tôi sinh ra và lớn lên với biết bao thăng trầm của đời người, và một chút về Đà Lạt, nơi đang dung túng cho những mảng ký ức đó xuất hiện bên tách trà ly rượu.
Thôi, gom hết luôn vào lần tái bản này cho tiện. Nợ văn chương coi như trả sạch, cả vốn lẫn lời.
Tôi nghĩ thế, nhưng nhà xuất bản nghĩ khác. Họ muốn tách ra làm hai tập theo chủ đề: tập về Sài Gòn xưa sẽ xuất bản sau, và tập về Mẹ để in liền cho kịp mùa Vu Lan sắp đến. Tôi giật mình, lại thêm một mùa Vu Lan nữa…
Thời gian là thuốc tiên, giúp tôi thân thiện hơn với lẽ tử sanh, không chỉ của mẹ tôi, mà của chính tôi nữa, tự nhiên như giọt rượu tan vào ly nước.
Tôi nhận được nhiều mail từ độc giả, đa số là mail từ mấy “thằng già” đồng cảnh ngộ. Những mail này ngắn ngủi, chuệch choạc, không bỏ dấu, mà sao mặn quá chừng. Đừng tưởng trái tim già băng giá với những ký ức nhạt nhòa xa xưa về mẹ. Lại có thư của một bà ở nước ngoài: Tôi muốn mua quyển sách tặng cho ông xã tôi. Ổng vừa mất mẹ. Tôi thấy mình được chia sẻ nhiều.
Nhưng có một email đã để lại trong tôi nhiều dấu chấm than(!) Tôi muốn trích một câu trong email này để kết thúc phần viết thêm:Ông mất mẹ, nhưng có mẹ để nhớ. Còn tôi, tôi không biết mặt mẹ tôi từ lúc chào đời…
Ngày 30 tháng 06 năm 2016
Vũ Thế Thành
Nhà xuất bản : Hội Nhà Văn
Phát hành : Công ty Sách Phương Nam (http://www.phuongnambook.com.vn/ )
Đôi lời (Lời nói đầu cho lần xuất bản năm 2013)
Tôi viết báo cũng được gần 20 năm. Viết tài tử, vui viết buồn ngưng, có khi viết liên tục vài ba tháng, có khi ngưng vài ba năm.
Mới đầu là dịch, rồi viết, mà chỉ viết quanh quẩn trong lĩnh vực khoa học, đôi khi lấn sân qua chuyện nhân văn một chút. Có lần ngứa miệng nói leo qua cả đề tài…giáo dục, nhưng bây giờ thì hết dám rồi.
Cái thứ văn chương ống nghiệm bị nhiễm thói quen chạy theo sự kiện, đánh giá sự kiện, và nếu có thể, khái quát hóa vấn đề. Thế nên nó nhạt nhẽo, nếu cay, thì cay vị gừng, chứ không đậm đà như tiêu hành ớt tỏi. Cái nguyên tắc nhạt nhẽo đó ít nhiều đã chi phối các bài viết của tôi, dù viết bất cứ thể loại nào. Chưa bỏ nhược điểm đó được.
Nhiều lần tôi bị dụ vào cái nghiệp làm báo. Viết báo có thể xem là nghề, nhưng làm báo phải gọi là…nghiệp. Làm báo ma lực lắm, một thứ tiền oan nghiệp chướng mà Trời dành cho những kẻ kiếp trước đi ăn đám cưới không mang theo phong bì. Các sư tổ Tản Đà hay Nguyễn Văn Vĩnh không phải là tấm gương đấy sao!
Phước đức ông bà, tôi vẫn thấy nguyên lý nhân-quả trong khoa học hấp dẫn hơn nhiều, chứ cuồng si trong thế giới “cây đè điện giựt” của báo chí thì dễ suy tim lắm.
Đời lắm nỗi truân chuyên, coi vậy chứ không phải vậy. Thôi, thà chết dưới phát súng của kẻ gian ác, còn hơn sống quằn quại dưới nhát dao của tên đạo đức giả.
Đầu năm 2011, mẹ tôi mất. Một người bạn xúi (dại) tôi cầm bút viết lại. Mùa Vu Lan năm đó, tôi viết Những thằng già nhớ mẹ. Đó là bài tạp bút đầu tiên trong đời tôi.
Tạp bút (personal essay), hay còn gọi là tùy bút, tản văn…ai muốn hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp gì đó, mặc kệ, tôi gọi thể văn đó là…“câu chuyện bàn rượu”. Có chút men cay, câu chuyện sẽ từ trái tim này đi thẳng tới trái tim kia. Tách trà hay ly cà phê làm con người ta tỉnh táo lắm, câu chuyện lại phải đi vòng qua…cái đầu. Ngôn ngữ bị tính toán thì sự thật trên đường đi cũng rơi rụng ít nhiều.
Mùa Vu Lan năm sau (2012), tôi viết bài tạp bút cuối cùng. Tôi nghĩ, viết lăng nhăng trên bàn rượu như thế đủ rồi. Bạn bè lại xúi (dại), ráng thêm chút chút để in sách. Thêm 6 tháng nữa, tôi cũng viết chỉ được 3 bài. Sức viết lăng nhăng rõ ràng đã kiệt.
Đa số các bài trong tuyển tập này được viết giữa 2 mùa Vu Lan đó. Có vài bài, đang nói chuyện này, tự nhiên lại xen chuyện bà mẹ vào một chút. Bạn đọc nào may mắn còn mẹ, xin bỏ qua cho. Nỗi đau còn mới quá! Riêng với các bạn đã mất mẹ, xin lỗi, tôi… xả chấp.
Hồi xưa tôi đọc “chùa” nhiều lắm. Quyển tạp bút này ra đời, coi như trả xong cái nợ văn chương, ít ra cũng trả được nợ gốc.
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến những thân hữu đã khích lệ và giúp tôi ra được tuyển tập này. Chẳng ai muốn tôi nêu tên ra ở đây cả.
Sài Gòn ngày 5 tháng 5 năm 2013
Vũ Thế Thành
Giọng văn của nhà khoa học thật độc đáo. Hay và lạ.
Em đã đọc rồi; cuốn sách nhiều bài viết hay.
Tên sách độc thiệt. Tự dưng muốn mua một cuốn.
Chắc tác giả không biết rằng, cái tựa “những thằng già nhớ Mẹ” đã khiến những con già (cảm thấy) bất hiếu với má mình, bị khó chịu với lương tâm , từ đó đâm ra tự ái, không dám đụng tới cuốn sách.
Đàn bà thường có chăm sóc, có hiếu với cha mẹ hơn đàn ông. Đa số là thế. Cái tựa đề đã nói lên sự muộn màng rồi. Nếu chị vẫn chưa vừa ý với cách giải thích này, thì cứ coi đó là “sách cấm đàn bà”, nhưng chắc ko cấm đàn bà mua cho đàn ông đọc. Vtt
Thâu rầu! “Ông (anh nhà văn) Vũ Thế Thành” lại “đụng” chị Tư (‘văn nhà’) Huỳnh Phương Linh của tui nữa rồi. Hình như kiếp trước, anh chị vốn là những “cái dùi cái mõ”, nên kiếp nầy “gõ” thật nhịp nhàng theo lời tụng. A Di Đà, Chúa! Hay quá à. Thâu thì để RB xin làm người trung gian để giải huề nhen. Cứ quyết định như thế này thì ổn (thì có lẽ sẽ được buôn may bán đắt và làm vừa lòng cho cả hai) là thêm một chữ “con” nữa vào cái tựa sách: “NHỮNG THẰNG con GIÀ NHỚ MẸ” hihi. Giá sách bán $22 US mỗi cuốn. Nếu chị Tư đặt mua, sẽ được đặc biệt giảm giá, mua một ‘get’ 0 giá cho cuốn thứ hai, miễn tiền shipping đến châu Âu (Cha, cái này coi bộ hay à nha; 1 dành tặng cho anh Tư, còn 1 dành cho thằng em RB “thiên lôi” cho bỏ ghét hehe). Note: Ở USA hay Canada xin cộng thêm 3 USD tiền cước phí cho shipping. RB xin chúc mừng huynh tỉ VTT HPL và xin thành thật cảm ơn cho những lời “comments rất có nét ‘diên'” ạ. Best wishes! Chúc anh chị vui nhiều kakaka. Thân ái.
Xin ddung noi vay ma ton tho chi Tu. Chi Tu that long thay luong tam can ruc, cho khong dam “ddung” voi nguoi co trinh ddo cao nhu ong VU The Thanh ddau dde a.
Chua ke la chi Tu con phai cam on ong nhieu lam, dda chi day chi Tu nhieu ddieu, thi co ddau ma toi “ddung” dde oi. Rat hy vong ong Vu The Thanh biet ddieu nay.
Xin loi hien phai dung computer khong bo dau dduoc. Xin ran chiu kho tu bo dau dum.
Xin chia vui với anh Vũ Thế Thành.
Sách hay thì bao giờ cũng có người tinh mắt đề nghị xuất bản hay
tái bản, tôi tin thế.
Sáng qua gặp anh ở Duy Tân, vội quá, nên về sớm. Đề tài Odysseus ko hấp dẫn tôi lắm. Tự nhiên muốn đọc lại E.M. Remarque, CV Gheorghiu,… Sao họ viết đậm chất người đến thế… Sẽ dụ Nhật Chiêu nói về mấy ông này. Anh QS liên lạc với tôi qua vuthethanh202@gmail.com. -Vtt
Sách viết về Mẹ dù ở tuổi nào (già & trẻ), , thời kỳ nào (Vu Lan hay khong Vu Lan) cũng có giá trị vì tình Mẹ là tình muôn thuở, chúng ta từ Mẹ mà có.
Vì vậy NTGNM cũng nên được có trong tủ sách gia đnh của những ai yêu sách, trọng tình mẹ cha.
Em rất thích đọc văn anh Vũ Thế Thành!
Chúc mừng tác giả.
Có nghĩa là:”Mình thực sự muốn Viết…” Thâm tâm mình ”Vẫn muốn Viết và Viết…”Viết cho ra HỒN- cho ra TÁC PHẨM Nhưng TẬT Viết”Ưa Thích Viết lăng nhăng…”GỌI LÀ”Tạp bút”-Những cơn HƯNG phấn…Qua ”Những thằng già mất mẹ”-Thương lắm!VIẾT”Vì bạn bè VÀ cả vì mình”NỢ Văn chương bám riết-Nặng Chình ình-”Chính anh!”-Tự Dính-Viết LinhTinh…Dù sao VIẾT được quyển Đầu ẤN TƯỢNG?NGHĨ CŨNG SƯỚNG?