ĐÀO TẤN TRỰC
Vũ Bằng là nhà văn nổi tiếng, để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống văn học. Sự nghiệp văn chương của ông phong phú, đa dạng về thể loại nhưng làm nên tên tuổi nhà văn phải kể đến thể loại ký, nhất là đề tài văn hóa ẩm thực.
|
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ký của Vũ Bằng. Tuy nhiên, cuối năm 2015, nhà giáo Chế Diễm Trâm công tác tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã cho ra mắt chuyên luận “Nghệ thuật tùy bút Vũ Bằng”, một cuốn sách có giá trị khoa học nghiên cứu chuyên sâu về tùy bút qua hai tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” và “Thương nhớ mười hai” của nhà văn, nhà báo Vũ Bằng.
Theo Chế Diễm Trâm, sở dĩ chị chỉ chọn nghiên cứu hai tập sách này là “bởi chúng chung một nguồn cảm hứng, về cơ bản chung một chủ đề, cả chung đề tài. Và hai tác phẩm chung một kiểu viết, cùng là tùy bút trữ tình sệt một giọng hoài nhớ nồng nàn, đắm đuối nhớ thương Bắc Việt trùng trùng xa cách”.
Tập sách dày 150 trang, chia làm ba phần. Ở phần thứ nhất, tác giả đề cập đến cuộc đời Vũ Bằng, ký của Vũ Bằng trong mạch nguồn ký hiện đại Việt Nam. Ở phần này, tác giả đi sâu khai thác hai vấn đề cơ bản, đó là hành trình nghệ thuật Vũ Bằng và đặc điểm ký Vũ Bằng trong sự đối chiếu, so sánh tổng thể của mạch nguồn ký Việt Nam hiện đại. Nội dung trọng tâm của sách nằm ở phần hai và ba. Ở hai phần này, Chế Diễm Trâm lần lượt khảo sát nghiên cứu hai phương diện: kết cấu và lời văn nghệ thuật “với mong muốn phục dựng phần nào tâm thế sáng tạo của một người đau đáu hướng về quê cũ và căn cốt lối viết tài hoa của một trong những nhà văn sở trường thể tài tùy bút”. Chọn hai phương diện đó, tác giả cũng mong muốn tìm được tiếng nói tri âm của bạn đọc gần xa về giá trị hai tập sách được viết ra “từ tình yêu và nỗi nhớ, cả nỗi buồn và nỗi đau” của Vũ Bằng.
Ở phần thứ hai, tác giả tập trung đi sâu ba nội dung cơ bản. Thứ nhất, chị tìm hiểu kết cấu theo luận đề – kiểu kết cấu lắp dựng với những nội dung tìm hiểu về đặc điểm, quang cảnh thiên nhiên mộc mạc mà thần tiên, những sản vật bình dị, những con người thanh lịch làm nên các mỹ tục. Khi nghiên cứu về thiên nhiên trong tùy bút Vũ Bằng, tác giả có cái nhìn khá xác đáng: “Dù là thời khắc nào thì từ bầu trời đến mặt đất, từ triền núi đến suối khe, từ gió mây đến cỏ cây hoa lá… tất thảy đều như ngà như ngọc, như lau như ly, tươi tắn sắc màu, ngan ngát hương thơm, sống động âm thanh, vừa thanh tân trong trẻo vừa mộng mơ tình tứ”. Nội dung tiếp theo trong phần kết cấu nghệ thuật, tác giả đi sâu nghiên cứu kết cấu theo dòng hồi ức nhân vật – kiểu kết cấu tâm trạng với các dạng tâm trạng đồng hiện quá khứ và hiện tại, gián cách về không gian và thời gian. Nội dung cuối cùng của phần hai là tìm hiểu kết cấu theo chi tiết nghệ thuật – kiểu kết cấu trùng điệp, trùng điệp các chi tiết miêu thuật, trùng điệp những chi tiết liên tưởng.
Phần thứ ba trong cuốn sách, Chế Diễm Trâm tập trung nghiên cứu lời văn nghệ thuật của Vũ Bằng trong hai tác phẩm nói trên, từ ngôn từ nghệ thuật đến giọng điệu và lời trần thuật. Đó là cách chị khảo sát, thống kê, phân loại một hệ thống các chức năng, từ loại giàu hình ảnh biểu cảm hình tượng đến những câu văn giàu nhạc điệu và mang âm hưởng trữ tình phù hợp với thể tùy bút. Tác giả cũng công phu nghiên cứu, so sánh để đi đến chốt kết một giọng văn Vũ Bằng hoài nhớ nồng nàn và không kém phần hài hước hoạt kê: “Khác với “chàng Nguyễn” (Nguyễn Tuân) viết tùy bút bằng giọng điệu ngông nghênh kiêu bạc, rồi cũng khác với Hoàng Phủ Ngọc Tường với giọng điệu trữ tình sâu lắng, tùy bút họ Vũ nhất quán một giọng điệu tha thiết, đắm đuối thổn thức đến nhói đau”.
Một điểm mới của Chế Diễm Trâm trong quá trình nghiên cứu chuyên luận này là đặt ký Vũ Bằng trong mối so sánh đối chiếu với nhiều nhà văn cùng sở trường, đặt tùy bút của Vũ Bằng trong dòng chảy văn học cả nước, từ đó đi sâu khai thác, soi chiếu, chiêm nghiệm và đánh giá văn chương Vũ Bằng một cách khoa học, minh xác. Tập sách này là một công trình bổ ích, thiết thực, góp phần làm cho người đọc hiểu được nhiều hơn về tài năng văn chương Vũ Bằng, từ đó định hình đúng mức vị trí của ông trong dòng chảy văn học cả nước. TS Nguyễn Thanh Sơn ở Trường Đại học Quy Nhơn, cho biết: “Tôi say sưa đọc cuốn sách bởi cấu trúc hài hòa hợp lý, khoa học trong một chỉnh thể của chuyên luận; bởi văn phong chững chạc già dặn vừa đầy cảm xúc vừa giàu tính lý luận, diễn đạt mạch lạc và có những sáng tạo trong câu chữ khiến càng đọc càng thấy hấp dẫn”.
Đ.T.T.
Chế ơi,
Chị nghe tiếng Vũ Bằng đã lâu nhưng phải xấu hổ mà nói chị chưa lần nào có dịp để đọc sách ông ấy cả. Nay qua lời bình của tác giả DTT nói vế tác phẩm cưng bình luận về ông chị cám ơn cả cưng lẫn DTT đã cho chị biết nhiều hơn về nhà văn nổi tiếng nầy. Nếu có cơ duyên, hy vọng sẽ có ngày chị đọc sách của ông và những gì có liên quan đến ông.
Chế siêng và giỏi quá, chả bằng chị lúc sau nầy chẳng làm nên tích sự gì hết.
Tiếp tục hoài như vậy nghen cô nương.
Chị HNN quý mến.
Đọc comment của chị là biết chị vẫn khỏe và có nhiều mối quan tâm [đồng nghĩa có nhiều niềm vui] khác trong cuộc sống, em rất vui. Đến với chị mọi lời chúc tốt lành. Em Tr.
Anh Nhật GMD nói cũng có lí ha. Nhưng bản thân chuyên luận của Chế mình thấy cũng có nhiều nét mới .
Tùy bút và ký vừa giống nhau vừa khác nhau. Cuốn sách của CDT là nghệ thuật tùy bút của Vũ Bằng trong khi đó anh ĐTT lại phân tích thể loại “ký”.
Anh Nhật GMD và Người Nhơn Lý kính mến,
Tùy bút là một thể tài trong ký, Chế có phân định rõ trong chuyên luận, đồng thời có phân tích về sự dung hợp loại thể trong hai cuốn “Miếng ngon Hà Nội” và “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng. Vì vậy bạn Đào Tấn Trực khi thì gọi là “ký”, khi gọi “tùy bút” là đều đúng,
Đúng mà chưa trúng chị Chế ơi, bỡi vì chúng ta nên thống nhất trong tên gọi dù rằng tùy bút cũng thuộc phạm trù ký.
Rất mong bạn Mộc Miên đọc chuyên luận mình, sẽ thấy mình thuyết trình khá kỹ KÝ – TÙY BÚT và hai cuốn sách của VB thuộc thể tài nào. Chúc bạn vui!
Tùy bút khác ký mặt dầu về phương diện thể loại nó hao hao giống nhau.
Trong tập chuyên luận “Nghệ thuật tùy bút Vũ Bằng”, Chế có phân định rất rõ ký và tùy bút, Boke ơi.
Chỉ đọc giới thiệu và dăm trích đoạn thì chưa nắm bắt được cái hồn cốt của tập chuyên luận nhưng có cảm giác là không phải làm người đọc thất vọng.. Phải không Chế ?
Dạ, nói chung hồi giờ chưa ai đọc mà chửi tác giả cả, anh Nguyễn Trọng Thi ơi. 🙂
Muốn tìm mua cuốn sách này mà ngoài fahasa không thấy bán bạn ơi !
Chế chỉ ký gửi hai hiệu sách ở Nha Trang vài chục cuốn thôi, 🙂
Có thể gửi tặng bạn Đông Dương một cuốn. Xin cho địa chỉ. Thân mến.
Chúc mừng nhà nghiên cứu Chế Diễm Trâm. Mình cũng là người thích Vũ Bằng.
Ôi, có người cùng sở thích thì còn gì bằng, anh Đào Trí quý mến.
Chế,
Long time no see. Congrats. Chúc cô giáo mãi xinh ĐẸP🌷và luôn bình HAY. Xin cảm ơn tác giả ĐTTrực. Chế nên nhớ:
Một tác phẩm phê bình văn học hay, có thể sánh ngang ngửa hoặc hay hơn tác phẩm gốc của một nhà văn nhà thơ nào đó.
Thân,
RB
Anh Rong Biển mến,
Không phải Chế không gửi bài nhưng vì quá nhiều người gửi bài cho Xứ Nẫu nên thầy Ngô Quang Hiển bắt…xếp hàng. Hơn nữa, thầy Hiển sợ…nghiên cứu, phê bình không ai đọc nên thỉnh thoảng thầy mới cho…góp mặt với đời đó anh!
Cảm ơn anh RB không chỉ đọc bài phê bình của Chế mà còn đọc bài phê bình về văn phê bình của Chế 🙂
Mong anh khỏe luôn để có người đọc Chế, hì.
likes likes cô Trâm.
Thank thank Huy toàn!
🙂 🙂 )
Chúc mừng tác phẩm mới. Bạn đồng môn giỏi quá.
Cảm ơn thầy – bạn – em Xuân Toàn, 🙂
Chị Trâm chọn Vũ Bằng để nghiên cứu là hợp lý . Ông là một nhà văn vượt qua mọi thiên kiến khắt khe của đời sống. Lặng lẽ bình dị mà như tùng bách.
Thank Nụ Tầm Xuân đã đồng cảm với Chế
Hôm nào phải tìm đọc chuyên luận của Trâm mới được,sang năm họp trường hy vọng gặp ban ở đó
Mai Hương nói họp trường Quy Nhơn mình phải không? Vậy phải 2018 chứ nhỉ. See you soon!
tài hoa lắm cô ơi !
Hì, cảm ơn Đức Tâm, nhưng cô trả em hai chữ “tài hoa” (to tát quá Tâm ui, cô hổng dám đâu!)
Con đường văn chương của Chế Diễm Trâm cũng rất phong phú, đa dạng.
Cảm ơn Ngân Nga “đồng hành” trên con đường văn chương Chế đã / đang đi.
Em chào cô giáo ạ. Chúc mừng tác phẩm mới ra đời.
Tác phẩm đầu tay của Chế đó anh Khungcuahep. Cố gắng dành dụm, nhịn ăn nhịn mặc để ra một cuốn nữa nhưng chưa biết khi nào mới đủ tiền, 🙂
Chế Trâm bọc bạch “một điểm như có thật vui nhỉ..(.Rất hiện tượng đó)
Chúc vui…hehe
Dạ, em cảm ơn chị TT Hiếu Thảo mến!
Nhớ Vũ Bằng nhớ”Miếng ngon Hà Nội”-”Nhớ thương mười hai”nhớ không thôi!Hành trình nghệ thuật”Viết niềm vui”Sở trường Tùy bút”Tình con người”Vẫn đó ước mơ,nỗi buồn,đau đời!Vẫn đó bầu trời ,cỏ cây,sông núi…Thiên nhiên sống động sắc màu vui tươi…Cuộc sống cho bao thú vị ở đời?Con người nhận ân huệ của đất trời Đời bỗng đẹp lên qua sựTìm Tòi…Qua đôi mắt chiêm ngưỡng chợt khám phá”Có bao điều THÚ VỊ xung quanh ta..”
…..Đưa vào trang viết những điều bình dị…Từ ăn uống sự thưởng thức Ý VỊ…Tâm cảm trào ra những điều suy nghĩ…Trong bối cảnh không gian thời gian GỢI…Sự liên tưởng trùng điệp thật độc đáo!Thuật miêu tả cũng điệp trùng kỳ ảo..Trần tình bằng ngôn từ giọng điệu Lạ…Câu văn giàu nhạc điệu tình thiết tha.Âm hưởng trữ tình nồng nàn nhè nhẹ…Và đôi khi điểm hài hước hoạt kê Như sự cố tình vui buồn hoán vị Như cách lạc quan làm nhẹ vấn đề…
…..Văn chương Vũ Bằng lời rất bình dị Diễn đạt mạch lạc từng câu từng ý Cấu trúc kết hợp hài hòa, hợp lý Hấp dẫn người đọc bởi chẳng cầu kỳ Văn phong già dặn, ngôn luận gọn Lý Và tôi chỉ là ”con chim Nhại Ý”Thấy vậy, chẳng biết gì, nhưng Nghĩ”Chế Trâm-Vũ Bằng-Tấn Trực Phê bình ai là HẾT Ý!”
Cảm ơn lê ngọc duyên hằng: “nhưng Nghĩ”Chế Trâm-Vũ Bằng-Tấn Trực Phê bình ai là HẾT Ý!”
Tiểu luận của CDT chỉnh chu vì chị là nhà giáo nhưng cũng có nét khai phá bay bỗng riêng
Song Kim ui, SK đã đọc Chuyên luận của mình chưa vậy? Cảm ơn bạn vì nhận định này!
Chúc mừng bạn.
Thank Xaque!
Bravo cô !
Viết về nhà văn này là trúng ý tui. Mình mê Vũ Bằng đến mê mệt.
Cái hồi Chế còn nhỏ xíu (dĩ nhiên là trước 1975) đã biết và đọc Vũ Bằng, tình yêu đó theo năm tháng lớn lên, phải viết một chút gì đó về VB. Vì vậy cũng.. “thích” luôn bạn [anh] Cao Đạt, 🙂
Văn xuôi hay mà viết phê bình cũng rất ấn tượng Chế Diễm Trâm ơi.
🙂 Dạ, xin cảm ơn anh Trần Định ạ!
Phê bình hay giúp hiểu đúng và nâng tầm tác phẩm hơn
Tác giả phải…khao nhà phê bình là chuyện thường! Vì vậy người phê bình khôn là biết chọn những cuốn sách mà tác giả còn…sống sờ sờ, anh T&T nhỉ? 🙂