Đào Thị Thanh Tuyền
- A lô. Em hả. Chị nè. Ừa, chị đang trên xe lên Sài Gòn. Má khỏe. Ba qua anh Hai ở rồi. Hổm ổng bả nổ muốn banh nhà, ổng tức mình xách túi qua anh Hai luôn. Chị về má khóc quá trời. Má kêu, tối ông ba ho dữ lắm vậy mà ban ngày cứ ra giếng ngoài nắng ngồi hút thuốc hết điếu này tới điếu khác, nói mấy không nghe. Ổng bả kình cãi cả ngày hà. Mỗi lần vậy ổng mang một thứ trong nhà ra đập. Cái bữa ổng xách túi đi là sau khi tan tành hết một rổ chén. Trưa đó ổng đem con mèo vô giường, trùm mền kín mít ngủ chung với nó. Má la ổng, nói cái phổi bị bịnh mà hít lông mèo coi chừng ho thở hổng được. Ổng không nói gì hết, hất mền rớt đất, lẳng lặng xuống bếp ôm quăng cái rổ chén ra sân, tanh bành nhà cửa!
Chị về thấy bếp trống trơn, lạnh ngắt. Dở thùng gạo, còn chút sát đáy. Chị ra chợ mua dầu ăn, nước mắm, gạo, đường, bột ngọt, mấy thứ nữa hết tám trăm tiền em gởi bữa trước, còn nhiêu chị đưa má. Chị có đúng hai trăm bọc trong túi lên Sài Gòn đây. Tiền nhà tháng này chị chưa trả chờ lãnh lương. Em có, cho chị một triệu. Tuần sau anh lên Sài Gòn khám bệnh. Ừa, cái chưn ảnh đau miết hà, đi cà nhắc ba tháng nay rồi, có làm được gì đâu. Hai đứa nhỏ khỏe. Chị còn hơn trăm gốc kiểng, giờ có ai mua mười tám ngàn một gốc chị cũng bán để lo thuốc cho anh dù giá gần tết có thể lên tới năm mươi ngàn.
Thì tự nhiên cái chưn ảnh đau, ban đầu chỉ lâm râm khó chịu, giờ ảnh nói như đau từ trong xương. Dưới người ta chẩn không ra bệnh, cho uống thuốc giảm đau, hết thuốc đau hăng. Lần này chị ráng, còn người còn của. Chị sao cũng được, lo hai đứa nhỏ. Ừa, tháng chị trả tiền nhà năm trăm, ngày ăn ba mươi ngàn, còn dành dụm gởi về cho anh uống thuốc, nuôi con.
Ba ở bên anh Hai cũng ổn, em. Hồi nhỏ ổng thương anh Hai nhứt, giờ ổng lại sợ anh Hai. Thôi, để ổng bả ở vậy cho yên nhà yên cửa. Chỉ sợ ba ho quá, chị Hai khó chịu, nói ba lây bệnh cho hai đứa nhỏ kiếm cớ đuổi ổng về, cự cãi nữa, khổ má. Vợ chồng già rồi mà sao cứ hục hặc miết. Hai người đó tự đày đọa nhau, làm khổ lây qua con cái, mà con cái có sướng gì cho cam!
Chị về thấy cảnh nhà chán lắm nhưng đâu biết phải làm gì, còn anh bệnh phải lo, con nhỏ phải nuôi. Đáng lý ba má giờ sống vui vẻ để con cái còn có chỗ dựa ít ra là về tinh thần. Đàng này…
Ừa, thôi em ngủ trưa nhen. Gởi sớm cho chị, qua tuần có tiền chị về đưa anh lên Sài Gòn.
- – Ê, nói bà phía sau kéo cái tay thằng nhỏ đang thò ra ngoài kìa. Đi xe mà không chú ý gì hết, xe sau nó qua lôi cái tay thằng nhỏ sao.
– Đĩ mẹ mày, mới kéo cái tay vô, lơ cái mày lại thọc ra ngoài. Sốt quá chừng mà còn quậy. Giống cái nòi thằng cha mày, bữa say về đánh tao tét đầu, chảy máu. Quân khốn nạn!
– Cháu đang bệnh mà em la cháu làm chi mang tội. Nó nhỏ biết gì đâu!
– Cái giống nhà nó em hận lắm chị ơi. Chị coi cái trán em nè, thằng chả đánh em phải đi y tế may mấy mũi, mới kéo da non. Em ôm con bỏ đi mười lăm ngày rồi. Giờ nó sốt quá em đưa lên Nhi đồng hai. Lát chị kêu giùm ngừng cho em xuống chỗ nào tiện bắt xe ôm.
– Không cần xe ôm đâu, để tui bỏ xuống trạm đi bộ chút xíu là tới bệnh viện. Nhớ, đừng nghe lời xe ôm hay cò mà tốn tiền.
– Trời, thằng nhỏ nóng quá chừng nè. Cô ơi, coi dừng lại đâu kiếm mấy cái khăn lạnh cho mẹ nó ấp trán.
– Sao không mua sẵn mấy miếng dán hạ sốt, khăn lạnh thấm gì!
– Dạ, thấy nó sốt cao sợ bị co giựt, em quơ bọc mấy cái áo, ôm nó đi không nghĩ được gì để mà chuẩn bị.
- – Nè, có nhiêu tao cầm hết đây, cho mày lục túi đó. Sáng giờ bốn chuyến được triệu hai mấy chục. Hồi sớm con nhỏ đó bước lên tao nghi rồi nhưng nhìn phía lưng hổng chắc, chừng thu tiền mới thấy cái bụng nó lùm lùm. Gặp bà chửa lên xe đầu tiên biết là ngày nay coi như xong. Chạy ba chuyến trống trơn mà ruột như lửa đốt, toàn sáu ngàn, mười ngàn. May chuyến này chuyến cuối khách đông vớt lại. Trả tài năm trăm coi như ngày nay lỗ tiền dầu. Tao nói gian chết, hai tuần dư được ba trăm chín. Tuần này thay cái bình hết hai triệu, sửa xe lặt vặt nữa. Kiểu này riết tiêu luôn!
– Xe này của chị hay nhà nước?
– Của nhà nước mà em trả dần hết rồi, giờ thành của em. Chạy qua ngày chị ơi. Xe ế quá, nhưng không chạy biết lấy gì ăn, nuôi con?
- – Nói thiệt với chị, khổ quá mới ngồi ôm vô lăng xe buýt cả ngày chớ làm nghề này căng thẳng và nguy hiểm gấp trăm lần nhiều nghề khác. Giờ còn đỡ, cao điểm nhiều lúc muốn loạn não luôn. Em, xuống mua cho anh mười tờ vé số. Nói bả bán chịu coi chiều nay có hên không. Trúng cái mai anh nghỉ. ĐM. cái thằng chạy xe như con c. Xe người ta tới mà cứ xáng xả lao qua là sao. Có chuyện gì kêu buýt chạy ẩu. Tù tội đã đành, vợ con ai nuôi!
*
Những lúc buồn, bội thực với rừng thông tin chẳng vui vẻ gì tranh nhau đổ xuống trên màn hình máy tính, tôi thường hay đón xe buýt đi đâu đó. Có khi tôi đi một chặng rồi về, có lúc sang xe hai, ba chặng. Có chuyến trống không, mình tôi ngồi… mấy chục ghế. Chuyến đông nhất, đón tại một trạm dừng bất kỳ, tôi cũng có chỗ ngồi.
Tưởng là đi sẽ vơi được nỗi buồn, nhưng mỗi lần về lại thấy thúng buồn đầy thêm, vun ngọn!
Hình ảnh đi xe buýt là hình ảnh của sự hổn độn trong cuộc đời. Tuyền dùng nó để diễn tả một bối cảnh xã hội lắm nhiêu khê hay lắm. Đúng là bài viết của Đào T,T,Tuyền.
Vui khoẻ và viết hay hoài nghen “cô nương”
E đã đọc truyện này một lần trên báo Thanh niên; giờ đọc lại vẫn hay như thường.
Cách viết lạ,dù chỉ là những mẫu đối thoại nhưng là những lát cắt rất sâu về xã hội
Đi xe bus lại nhớ xe lam; viết truyện về xe lam saigon đi chị Tuyền.
Cai nay goi la tham lam….
(Choc chuc cho vui, xin dung gian)
Choc chut….
(Lo viet sai, phai lo dinh chinh lien truoc khi bi sua lung…)
Hihi, xe lam thì phải nhớ lại mấy chục năm trước.
Đắng lòng.
Chào người Nha Trang
Chào Dâu Tây.
Chỉ có lắng lòng và cuối xuống chúng ta mới nghe được những âm thanh thực của cuộc đời.
Hôm trước nghe mọi người bảo anh đã quay trở lại đại học Duy Tân ?
Cách viết hiện đại.
Chị Tuyền biết không, mỗi khi buồn và tuyệt vọng mình hay lên một chuyến xe buýt nào đó đi về một cõi vô định nào đó và để lòng chìm xuống cùng nỗi buồn ,vì thế mình rất thích bài viết này , như một sự sẻ chia
Cafebuon ơi, đang tính ngày mai đi xe buýt nữa đây!
Trong đoạn cuối viết thật nhân hậu mà lém lĩnh
Hihi
Mình cũng đi xe bus nhưng không phải nhà văn nên không nắm được và phản ảnh được những chuyện đời hay như nhà văn.
Cám ơn ạ. 🙂
Không biết tác giả có bị ảnh hưởng chút xíu nào bỡi câu chuyện truyền hình “nào ta cùng bus “không ta ?
Hoàn toàn không ạ. Vì chưa xem chương trình đó bao giờ. 😛
Cách viết nầy là một sáng kiếng hay. Người viết lại viết lôi cuốn, THẬT, nên đọc thấy thích lắm, dù nội dung là diễn tả chuyện buồn. Tôi rất mến phục.
Cám ơn Huynh Phuong Linh đã đọc và có lời khen,
Những cảnh đời thật là buồn; nhưng thôi đành bất lực ….. mà nhìn mà thương.
Nhiều lắm những chuyện rất buồn nghe trên xe buýt.
Trên xe buýt nơi công cộng.Ồn ào không nên chỗ đông người ta?Ở đây thoải mái đến LẠ?To tiếng-chửi rủa-chuyện nhà riêng tư…Tác giả bất đắc dĩ NGHE…Và,Tưởng đi ”xe buýt”thấy khỏe! Ai dè,thấy nghe KHỔ kể…HẾT MUỐN…Lập gia đình!?
1001 chuyện nghe trên xe buýt, chuyện vui cũng cười ra nước mắt!
Những lát cắt cuộc đời.
Vâng, đời đa dạng, vui có, buồn có. Mà trên xe buýt thì toàn những lát cắt buồn!
Chắc chị Tuyền đi xe bus mòn chân mới viết hay vậy ?
Đi nhiều. Buồn là lên xe buýt đi mà không biết đi đâu. Hết trạm thì về! 😛
Viết thiệt ngộ!
Mỗi khúc là một tấm hình…nhìn vào chỉ thấy nước mắt nhòe nhoẹt.
Thương quá mỗi chữ Việt mình…
Vâng, đi xe buýt sao nghe toàn chuyện buồn!
Đọc xong muốn “nào ta cùng buýt”
😀
Thúng buồn đầy thêm,vun ngọn mỗi lần đi xe bus nhưng vẫn thấy ấm áp tình người.
Vâng, đi xe buýt, nghe chuyện buồn nhưng thấy mình rất gần gũi với những mảnh đời ấy!