Huỳnh Ngọc Nga
Hai đứa tôi hợp lại thật là đẹp đôi, ai cũng bảo thế. Tôi hăm tám, nàng hăm hai. Tôi cao thước bảy tám, nàng thước sáu, nếu thêm giày dép phụ trợ nàng cũng chẳng thể qua được vành tai tôi. Tôi lưng thẳng, vai rộng, mặt chữ điền, mày rậm, mủi cao, nếu không như Từ Hải cũng là một đấng nam nhi không đến nổi bị các bà, các cô nhăn mày hỉnh mủi khi phải đối mặt, đối mày. Nàng thanh tao, cân đối với đầy đủ kích thước của một hoa khôi phối hợp với một gương mặt trong sáng như một vầng trăng, vầng trăng có nhưng nét chấm phá tuyệt vời của đôi mày thanh tú không tỉa gọt, đôi mắt to dài sáng long lanh dưới hàng mi cong đen tuyền, chiếc mủi thẳng , và đôi môi, ôi đôi môi xinh đẹp ngọt ngào luôn mọng đỏ như trái chín đầu mùa, y như mấy ông văn sĩ vẫn thường hay diễn tả các giai nhân.
Tôi phải dài dòng tỉ mỉ như thế về “dung nhan “ hai đứa để mọi người hiểu rằng trời đã sinh ra nàng và tôi để phối hợp thành một đôi tài tử giai nhân xứng đào xứng kép không chê vào đâu được. Trời lại còn thương cho chúng tôi có rất nhiều tính tình, sở thích giống nhau. Chả thế mà ngay trong lần gặp gở đầu tiên tại tiệc mừng tân gia của một người bạn chung giữa tôi và nàng, chúng tôi đã hợp nhau ngay bởi những điễm tương đồng đó. Cùng trốn khói thuốc mịt mờ trong phòng khách, chiếc balcon hạn hẹp của nhà người bạn đã trở thành tụ điểm đầu tiên cho tôi và nàng khởi đầu một chuyện tình mà đoạn kết là một khoảng hư vô với lời chào hẹn gặp lại trong kiếp lai sinh.
Các bạn đừng vội ngừng đọc khi được biết kết quả “thiên tình sử “ của chúng tôi. Chuyện tình nào rồi cũng có lúc hạ màn khép cánh, tan vở hay thành tựu là do bàn tay của số mệnh. Nơi đây, tôi chỉ muốn các bạn cùng tôi suy gẩm để xem đúng hay sai khi hai kẻ yêu nhau thắm thiết bằng máu của con tim phải đành đoạn xa nhau vì danh nghĩa của các đấng tối cao vô hình được gọi là tôn giáo.
……Sau buổi chuyện vản tại nhà Phương – bạn chung của tôi và nàng – tôi đã đưa nàng về khi tan tiệc đúng với bài bản phải làm của một gả si tình. Rồi những ngày kế tiếp, cứ đợi đúng giờ tan sở là tôi phóng xe chạy bất kể đèn xanh, đèn đỏ – cũng may là chưa bị phạt vì phá lệ lưu thông – chỉ để kịp đến đón nàng sau giờ dạy tại trường. Tiếp đó là những chiều dạo phố, những buổi hẹn quán kem, rạp hát. Tình yêu của chúng tôi tăng trưởng theo tỷ lệ thời gian, cho đến một ngày kia chúng tôi cùng quyết định phải làm một việc gì đó trọng đại hơn. Và vì chúng tôi là những con người biết chữ thánh hiền, biết câu lễ nghĩa nên thay vì đưa nhau vô khách sạn “tìm hiểu cá nhân nhau “ một cách cặn kẽ, chúng tôi đồng ý dẫn nhau về trình diện mẹ cha đôi bên cho đúng luật con nhà gia giáo.
Sau khi thỏa thuận, tôi đưa nàng về ra mắt cha mẹ tôi trước. Phải thành thật mà nói, kể từ khi mấy thằng bạn thân thường hay đến nhà tôi chơi lần lượt rủ nhau “đeo gông vào cổ “ thì mẹ tôi cũng bắt đầu dòm chổ nầy, ngó chổ kia để chọn vợ cho tôi. Mấy cô hàng xóm được mẹ tôi ngắm nghía đầu tiên, rồi đến con gái các bạn của mẹ tôi, các cô bạn của em gái tôi cũng nằm trong mục tiêu đó. Sự náo nức của mẹ tôi là mong “có được cháu nội để ẳm bồng với người ta cho vui cửa vui nhà “. Tôi cứ để mẹ tôi tha hồ chọn lựa cho thỏa ý và tôi tìm đủ mọi cách để thoát những buổi trình diện vô tình hoặc cố ý trong sự sắp xếp của mẹ tôi. Vì vậy khi được tôi báo tin đã chọn đươc người “trong mộng “ đem về ra mắt, mẹ tôi hớn hở đợi chờ, cả cha tôi và các em tôi cũng nôn nao trông ngóng được biết cô dâu tương lai của gia đình.
Chiếc áo dài trắng làm nàng thêm rạng rở nét hiền dịu đoan trang, tôi hài lòng ngắm nghía nàng trước khi nắm tay nàng bước qua ngưởng cửa vào nhà. Buổi gặp gở diễn ra hoàn toàn tốt đẹp như mong ước của chúng tôi và tất cả mọi người trong gia đình tôi. Nàng vui vẻ, lưu loát chừng mực trước những câu hỏi “điều tra “ của lủ em tôi; ý tứ, lể phép những “truy vấn “ khéo léo của cha mẹ tôi. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy vẻ hài lòng của cả nhà khi nàng đứng lên từ giả. Nhưng khi đưa nàng về, tôi thoáng thấy một chút ưu tư trong đôi mắt nàng. Hơi ngạc nhiên, tôi hỏi nàng :
– Có gì không ổn hả em ?
Nàng cười khỏa lấp :
– Chẳng việc gì đâu anh. Tại em xúc động trước sự đón tiếp quá thân tình của gia đình anh đó thôi. A, bàn thờ Phật nhà anh chạm trổ đẹp quá.
– Trời, tưởng chuyện gì quan trọng chứ.. Em yên tâm đi, ba má cưng anh lắm, và dĩ nhiên em được thương mến là chuyện thường . Em “đậu “ rồi đó, giờ tới lượt anh đây. Hy vọng ba má em sẽ không đánh rớt anh.
Nàng ngập ngừng nhìn tôi dò xét :
– Lở như vì một lý do nào đó ba má em không “chấm “ anh thì sao?
Tôi cười hăng hắc đầy vẻ tự tin :
– Anh như vầy mà rớt sao ? Mà rủi bị rớt kỳ đầu thì thi lại kỳ sau, lo gì em. Miển em nhớ “gò “ bài cho anh thiệt kỹ trước khi gặp “giám khảo “ là được rồi.
– Nhưng cũng có những bài thi ngoài chương trình, anh liệu có qua được không?
– Em cưng ơi, thương em năm bảy núi anh cũng qua, chín mười sông anh cũng lội thì hà huống gì “một đề thi ngoài chương trình“ hả em?
– Anh nói thì nhớ giữ lời đó nghen.
Thấy vẻ mặt nghiêm nghị của nàng, tôi bỗng chột dạ, dự phòng :
– Núi sông gì anh cũng “chấp “ hết, nhưng nếu gặp biển cả, đại dương thì để anh suy nghĩ lại chứ. Em làm anh “hoảng vía “ rồi đó, mà chuyện gì vậy em?
Nàng không trả lời câu hỏi của tôi, nói bâng quơ :
– Hy vọng tình yêu chân thật sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả mọi khó
khăn. Em chỉ lo ngại xa xôi thôi, không có gì đâu anh, tính phụ nữ mà..
Và cái ngày “ứng thí “ đó cũng đến. Tôi được nàng dặn dò đầy đủ các chi tiết những “môn thi “ đặc biệt trước đó cả tuần. Chẳng hạn như với “nhạc mẫu “ tôi phải biết là bà rất thích bàn chuyện văn chương nghệ thuật, người tình lý tưởng một thời của bà là chàng tài tữ đẹp trai kiêm ca sĩ nhạc Rock lừng danh Elvis Presley, gịong ca ngọt lịm của nghệ sĩ Ut Bạch Lan được bà nâng niu giữ kỹ trong các cuồn băng video cải lương chất đầy các ngăn kệ, bà mê Chinh Phụ Ngâm hơn mê Kim Vân Kiều, bà không ưa những gả đàn ông ba hoa chích chòe, nói cho nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu. Còn “nhạc phụ “ thì dễ dàng hơn, chỉ cần đứng về phía ông “ủng hộ “ cả tay lẫn chân đội bóng Sở Công Nghiệp của ông là đủ “ăn điểm “ rồi.
Nàng đón tôi trước cổng nhà, trước khi dẫn tôi vào “phòng thi “ nàng ngắm nghía tôi rồi bỗng phì cười :
– Anh giống mấy anh học trò trung học thường làm đuôi theo em hồi xưa quá, chỉ thiếu cái cặp da thôi.
Tôi ưởn ngực, cười theo :
– Anh đang đi thi mà.
Nhưng nụ cười tôi bỗng chợt ngừng lại khi bước chân qua ngưởng cửa vào phòng khách. Không phải tôi “khớp “ trước sự hiện diện của nhị vị “giám khảo “ mà vì những hình tượng vô tri trên đầu tủ buffet ở góc phòng . Trong một tích tắc đồng hồ tôi đã hiểu nguyên nhân nét ưu tư trên mặt nàng hôm nào. Cả tôi và nàng khi gặp gở nhau, bị tiếng sét ái tình phang trúng nên choáng váng để chẳng đứa nào bận tâm đến vấn đề quan trọng nầy. Giờ thì lở rồi, đành “chờ xem con tạo xoay vần tới đâu “ mà thôi.
– Chào cháu, nghe Thúy nó nói về cháu hoài mãi đến hôm nay mới gặp.
Tiếng nói của cha nàng vang lên đưa tôi vê thực tại, như còn chưa định tỉnh, tôi ngập ngừng :
– Dạ, chào hai bác. Cháu đã định đến thăm hai bác từ lâu, nhưng đến nay mới có dịp.
Chắc chắn là Thúy đã “kê khai lý lịch “ của tôi đầy đủ cả rồi, nhưng hai ông bà vẫn “dượt “ lại lần nữa màn hỏi cung tôi về gia thế, công ăn việc làm, tình trạng gia cảnh cá nhân. Tôi đã dần dần lấy lại phong độ lưu loát cố hữu, vượt qua màn “khảo thí “ thật dễ dàng. Cho đến lúc tôi không còn nhớ đến điều làm tôi lo ngại thi đột ngột mẹ nàng làm như vô tình, cất tiếng hỏi tôi :
– Cháu đi lể thứ bảy hay chủ nhật? Nếu đi chủ nhật thì đến đi chung với Thúy.
Tôi than thầm trong bụng “ôi thôi, giờ đã điểm “. Thực sự giờ đã điểm khi tôi bước qua ngưởng cửa vào nhà nàng và nhìn thấy chiếc thánh giá có hình chúa Jesus đóng đinh được treo trên tường cạnh bức hình Dức Mẹ bồng Chúa hài đồng để trên đầu tủ buffet. Gia đình tôi theo đạo Phật, đạo thờ Tổ Tiên, ngoại tôi ăn chay trường suốt cả cuộc đời, ông chú tôi xuất gia tu trì từ khi còn trai trẻ, không biết ba má tôi sẽ phản ứng thế nào khi biết người tôi yêu “theo đạo Tây “. Và gia đình nàng sẽ cư xử với tôi ra sao nếu tôi là một gả “người Lương “. Trong một tích tắc đồng hồ tôi bổng nghe bực bội với những đấng thiêng liêng vô hình. Thôi thì cứ tình thật mà thưa, rồi chuyện gì tới hảy hay, tôi tự nhủ và thẳng thắn trả lời câu hỏi ngoài “đề thi “ của mẹ nàng :
– Dạ, cháu đạo Phật nên không đi lể cuối tuần, nhưng nếu được hai bác cho phép, cháu sẽ đến để đưa Thúy đi.
Mẹ nàng “A…” lên một tiếng trong lúc cha nàng nhướng đôi mày rậm tỏ vẻ ngạc nhiên sau câu nói của tôi. Như vậy có nghĩa là nàng đã không đá động gì đến vấn đề nầy trước với ông bà. Sự im lặng không biết từ đâu chợt ghé ngang cắt đứt bầu không khí vui vẻ lúc đầu. Nhưng chỉ trong một giây sau đó cha nàng trở lại điềm tỉnh, tự nhiên :
– Nếu cháu không bận việc gì thì sáng chủ nhật đến đây đi với em nó.
Nhìn tình hình chung và đọc trong mắt nàng tôi biết tôi đã qua được hơn nửa chặng đường, nhưng vào chung kết thì chắc phải còn gian nan lắm.
Thế là từ hôm đó, trong thời gian đợi chờ “phán quyết “ của cha mẹ hai bên, mỗi tuần cứ sáng chủ nhật là tôi quần áo chỉnh tề đến đưa nàng đi viếng Chúa, tôi không nói điều nầy cho cha mẹ tôi biết dù tôi hiểu rồi sẽ phải có một ngày mọi việc phải được tỏ tường. Cũng cần để các bạn rõ quan niệm tôn giáo của tôi thế nào trước khi tôi tỉ tê tiếp “con đường tình lận đận “ mà tôi phải đi qua.
Dù không là một Phật tử thuần hành, má tôi vẫn cho cả nhà ăn chay một tháng hai lần, ngày rằm và mồng một; lúc nhỏ tôi vẫn thường theo ngoại tôi đi chùa vào những ngày Vía lớn, tôi vì thế cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của đạo cà sa. Tôi có một bà dì và một người cô khi lập gia đình phải theo đạo Thiên chúa của gia đình chồng, tôi chưa từng tò mò hay thắc mắc để hỏi cô và dì tôi nguyên nhân sự cải giáo đó : vì lòng tin với đạo hay vì tình yêu với chồng ? Bạn bè tôi cũng rất nhiều đứa là con chiên ngoan của Chúa, tôi thân thiết với chúng bằng cái tâm bình đẳng không chút biệt phân.
Tôn giáo được gọi là đạo, đạo theo tôi hiểu còn có nghĩa là con đường, con đường trải ra cho ta theo đó mà bước tới, mà hành xử trong đời. Tôi không phân biệt người theo đạo nầy hay kẻ theo đạo kia vì tôi nghĩ phần lớn chúng ta mang mỗi người một tôn giáo tùy theo nơi ta sinh trưởng, phân biệt làm gì khi đa số chúng ta lúc mới sinh ra, chưa kịp hiểu biết thế nào là cuộc đời chúng ta đã bị người lớn đặt để một con đường phải theo. Chúa hay Phật gì cũng dạy ta làm lành lánh dữ, khác biệt chăng là những phân định chiết giải trong cách hành xử nơi đời sống hiện tại và lúc ta về với cát bụi mai sau. Diều quan trọng là khi ta khoác vào người danh xưng một tôn giáo hảy chứng tỏ ta đến với tôn giáo đó bằng đức tin chân thật chứ không bằng một sự trao đổi, ép buộc nào.
Bao nhiêu lần đưa Thuý đi lể ngày Chủ nhật, tôi chỉ đứng bên ngoài chờ nàng khi tan lể chứ không cùng nàng vào trong thánh đường. Tự trong thâm tâm tôi vẫn chưa nghe tiếng gọi thiêng liêng nào bắt tôi phải quỳ trước tượng Chúa, không biết vì tự ái của một gả đàn ông hay vì truyền thống đạo giáo gia đình đã ăn sâu gốc rễ vào tận tâm hồn tôi nên tôi thấy ông Phật vẫn chưa có điều gì để làm tôi phải quay lưng với con đường người đã tìm ra. Những ngày như vậy tôi thường gặp đôi mắt thiết tha của Thúy, nàng nhìn tôi đằm thắm quan sát, không tỏ một vẻ gì. Thường sau buổi lể, chúng tôi dạo phố, cineé rồi cùng về nhà nàng, những buổi cơm thân mật đuợc trao đổi thường xuyên giữa tôi và nàng qua gia đình của hai đứa. Ba má tôi đã bàn soạn chuyện hôn nhân cho tôi với nàng và hối thúc tôi định ngày dẫn ông bà qua nói chuyện cùng cha mẹ Thúy. Đến bước nầy tôi đành phải thưa thật chuyện khác biệt tôn giáo giữa đôi bên. Vừa nghe qua, tôi thấy ngay phản ứng của má tôi trong lúc ba tôi im lặng không nói gì :
– Vậy đâu có được, con là trai duy nhất trong nhà, phải lo chuyện thừa tự khói hương, lấy vợ đạo Chúa ai thờ phượng Tổ tiên? Má coi bộ không được rồi đó.
Cả nhà cùng nhau xúm lại bàn tán, các em tôi đứa xui thế nầy, đứa định thế kia, chúng nó bảo “Anh cứ cưới đại đi, tụi em thích chị ấy, vừa đẹp lại vừa hiền, xuất giá phải tòng phu, rồi chỉ cũng theo đạo mình chứ có sao đâu.”. Tôi không thích lập luận đó vì không muốn thành một ông chồng chuyên chế trong gia đình, tôi yêu Thúy thật lòng, không muốn nàng bị bó buộc bởi một khuôn khổ truyền thống xưa cũ nào, vả lại chắc gì cha mẹ nàng bằng lòng cho nàng cải giáo để lấy chồng. Tôi vẫn thấy những gia đình theo đạo Chúa khi cho con – dù trai hay gái – lập gia đình với ngưòi ngoại đạo thường bắt ai muốn gia nhập gia đình họ phải vô đạo mới được chấp nhận chứ ít thấy trường hợp ngược lại, ngay cả trong gia đình tôi, cô và dì tôi đã trở thành công dân nuớc Chúa khi lấy chồng.
Tôi chạy đến Hà, thằng bạn học cũ khá thân của những ngày còn ngồi ghế Trung học, để hy vọng tìm một tia sáng khác lạ nào vì nó cũng từng ở trường hợp tương tự tôi bây giờ. Nó vốn con nhà “tương chao” gặp gở và đụng phải tiếng sét ái tình với Nguyệt, thuộc giòng dỏi “ba ngôi “.Để cưới được vợ, nó phải chịu phép rửa tội, mang tên Thánh, làm lể cưới tại nhà thờ. Gia đình nó trước đó cũng phản đối dữ dội, nhưng chìu con nên cuối cùng phải nhượng bộ, vả lại nó không là con trai duy nhất như tôi nên không có những rắc rối trong chuyện khói hương thừa tự.. Khi nghe tôi cầu cứu, nó cười hì hì và hỏi tôi :
– Tao đố mầy, sau ngày cưới đến nay, tao đi lễ nhà thờ bao nhiêu lần?
– Làm sao tao biết được chứ ? Mà ăn thua gì chuyện đó
– Sao lại không ăn thua, mậy. Nếu chịu đi lễ tức là chịu vào vòng thực sự. Còn trái lại thì phải hiểu rằng “cúi đầu lạy chúa ba ngôi, con cưới được vợ con thôi nhà thờ “. Nói thiệt với mầy, từ ngày “đưa nàng về dinh “ đến giờ, tao chưa giáp mặt Cha, Chúa gì hết, tao thương bả chứ có thương Chúa đâu.
Tôi chưng hửng :
– Vậy kể như mầy gạt bả rồi. Nguyệt có phản ứng gì không?
– Phản ứng gì? Tao vẫn để bả tự do với đạo của bả chứ có bắt bả theo đạo mình đâu. Ái tình là ái tình, tôn giáo là tôn giáo, tao vì yêu nên bị lợi dụng nhưng không muốn bắt buộc bả như gia đình bả đã bắt buộc tao.
– Nhưng đức tin không phải là chuyện để đùa.
– Tao có đùa đâu. Trước khi nhận lễ rửa tội, tao có nói với nàng, tao làm là vì nàng chứ không phải vì Chúa mà.
Tôi lắc đầu :
-Tao không thể làm như mầy được. Vậy là tráo trở, hạnh phúc gia đình khó giữ dài lâu.
Hà cáu kỉnh :
– Thôi mầy, đừng có quân tử dỡm. Nếu không thì mất vợ, lựa chọn đi.
Thì đành lựa chọn vậy, tôi đã dự liệu tất cả để đối phó với những gì sẽ đến. Qua buổi hẹn gặp gở giữa cha mẹ tôi và nàng, đúng như tôi lo ngại, “điều kiện ắt có và đủ “ để chúng tôi ký “hợp đồng dài hạn “ với nhau là tôi trước khi thành con rể nhà nàng phải cải giáo theo đạo Chúa. Má tôi dẩy nẩy, ba tôi trầm ngâm, các em tôi phản đối, tôi đành đưa giải pháp thứ nhất để dò ý đôi bên và cả ý nàng. Tôi đề nghị, cưới nhau xong rồi đạo ai nấy giữ, hôn lễ sẽ cử hành theo thể thúc gia đình chứ không theo nghi thức tôn giáo. Ba má tôi thương tôi và cũng thương tính hạnh, nết na của nàng nên chìu ý tôi với điều kiện con cái chúng tôi sau nầy không được theo đạo mẹ. Ba má nàng lịch sự, khéo léo bảo chỉ muốn thấy trong nhà đồng tôn giáo để đảm bảo hạnh phúc gia đình cô con gái cưng, tránh bất đồng tư tưởng, và quan trọng hơn nữa, đạo Thiên Chúa không chấp nhận ly thân, ly dị. Ông bà đã quên những cuộc ly dị rùm beng tốn đầy giấy mực của các cặp vợ chồng danh tiếng ở châu Âu, châu Mỹ cũng như ở khắp nơi trên thế giới, đa số những vị “danh nhân “ đó đa số là giáo dân nhà thờ . Buổi gặp mặt chấm dứt trong sự ngượng ngập của cả đôi bên, ba má tôi ra về với câu nói lững lơ khi từ giả : “Chúng tôi sẽ bàn định lại rõ ràng hơn.”
Nhưng hơn ai hết, tôi đã biết quyết định của ba má tôi dù không cần phải bàn định gì như lời đã nói, vì nếu cha mẹ Thúy khăng khăng giữ đạo cho con thì ba má tôi cũng không muốn mất đi người khói hương thừa tự. Ngày sau đó, tôi và Thúy gặp nhau tại quán kem quen thuộc nơi hai đứa vẫn thường hay đến. Tôi nao lòng nhìn người tôi yêu ủ rủ, quen thấy Thúy vui cười xinh xắn, tôi nghe tim mình như thắt lại khi trong màn mưa nưóc mắt nàng nghẹn ngào :
– Nếu anh không yêu em đến mức có thể hy sinh tất cả để làm vừa ý cha mẹ em thì chắc tình chúng ta khó mong tiếp tục mãi. Em khổ lắm, anh biết không?
Đưa khăn tay cho nàng chậm nước mắt, tôi suýt ngả lòng buông xuôi, nhưng cũng trong tích tắc tôi ngạc nhiên khi nghe chính tôi hỏi ngược lại nàng :
– Cả hai chúng ta cùng yêu nhau, nhưng tại sao chỉ có anh phải vì em, còn em, em không thể vì anh sao? Vả lại anh đâu muốn em phải hy sinh bỏ đạo của em bao giờ.
Bỗng dưng Thúy nhìn sâu vào mắt tôi và hỏi :
– Nói thật cho em nghe đi, anh tin có Chúa không ?
Tôi trân trọng, chân thành :
– Có, anh tin có Chúa cũng như anh tin có Phật, có đấng Mahomet hay đấng Jehova gì gì đó. Tất cả những vị ấy đã đến với thế gian nấy bằng hiện hữu, bằng sự toàn vẹn thiêng liêng, vì nếu không, tên tuổi của các vị sẽ không tồn tại mãi đến ngày hôm nay để được người đời tôn kính thờ phượng. Tùy nhân duyên và tùy tâm linh, ý thức cùng những ràng buộc chung quanh mà chúng ta chọn một trong các vị để đặt để cho mình một tôn giáo.
Thúy tươi lên trong mắt :
– Như vậy Chúa và Phật có khác nhau đâu, anh theo đạo em hay giữ đạo anh vẫn thế, tại sao anh không chọn con đường chung cho hai đứa cùng đi?
Tôi buồn rầu nhìn người tôi yêu, lắc đầu :
– Vì nhiều lý do lắm : vì cha mẹ anh, vì truyền thống gia đình,, vì tự ái của một thằng đàn ông và nhất là vì anh không thích mua bán trong chuyện tình cảm, trong đức tin tôn giáo. Anh không thích bán đức tin của mình để đổi lấy tình yêu, vì cả hai thứ đều thiêng liêng, đều đáng trân trọng chứ không thể khi cần đem đổi chác, bán mua. Nếu anh vì chiêm nghiệm trong cuộc sống mà thấy đạo anh đang theo có gì sai khuyết và đạo em có nhiều điểm hay hơn thì anh sẽ tự ý chuyển đạo, nhưng anh không thể đánh đổi tôn giáo để có một người vợ, cho dù đó là người anh thật sự yêu thương. Anh bỏ đạo anh được thì ngày nào đó anh cũng có thể bỏ được em, em biết không?
Ngùng giây phút, tôi bất chợt hỏi nàng :
– Còn em, em tin có Phật chứ?
– Người của Chúa chỉ biết có Thiên Chúa mà thôi, và em, em là con của Chúa.
Bên ngoài quán kem, nắng chiều tháng ba vẫn còn rực rỡ, nhưng tôi thấy trời đất như tối sầm lại. Vậy là đã rõ, nếu nàng tin vào số mệnh, nàng sẽ hiểu kiếp trưóc chúng tôi chỉ hò hẹn nhau chung một quảng đường tình trong kiếp nầy mà thôi, và đây là giờ phút chia tay. Nếu còn chút luyến lưu, chúng tôi đành chờ đợi một kiếp mai sau nhiều may mắn hơn, khi đó cả hai đứa không bị hàng rào kẽm gai của Chúa và Phật giăng ra để chận đường bít lối như bây giờ.
Từ hôm đó chúng tôi không còn gặp nhau nữa, thà cắt đứt một lần để không làm khổ nhau dài lâu sau nầy. Một năm sau Phương báo tin cho tôi hay là nàng sắp thành hôn cùng con một người bạn của cha nàng, chồng tương lai nàng là chủ một tiệm may danh tiếng ở đường Phan đình Phùng lúc bấy giờ. Tôi đón nhận tin và vô tình buột miệng khe khẻ hát “Lòng thật bình yên mà sao buồn thế…..”.
VietNam lúc đó đã thống nhất sau ngày 30.4.75, những làn sóng di dân từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra hải ngoại thi nhau luân chuyển theo lý tính phân chia để ổn định màn bi kịch nội chiến sau ngày chung cuộc. Khoảng năm 79-80, ở miền Nam phong trào đào thoát lên đến cao độ. Ba má tôi lo cho tôi ra đi trên một chuyến tàu vượt biên vào thời gian đó. Thật tình mà nói, tôi không muốn ra đi trong lúc tất cả bao người thân còn ở lại, nhưng má tôi từ năn nỉ đến ép buộc tôi phải xuống tàu với lý do thật giản dị rằng tôi là trai duy nhất của gia đình phải tìm một tương lai tốt đẹp hơn, nếu ở lại tôi sẽ không “ngóc đầu lên nổi “ khi diện lý lịch nằm trong thành phần “Ngụy “ quá nặng nề vì ba tôi là công chức khá cao cấp của chế độ cũ.
Sau bao ngày lênh đênh trên biển cả, lắm lúc tưởng không qua khỏi bởi đói khát, hải tặc, phong ba thì không biết do số mệnh an bài hay do sự linh ứng bởi những lời cầu nguyện của những thuyền nhân khốn khổ, một tàu lớn của Y’ dưới sự bảo trợ của Tòa Thánh Vatican đã cứu vớt và đưa chúng tôi về định cư trên đất nước của Cesar. Chúng tôi với sự giúp đở tận tình của Giáo hội Thiên chúa, được chu cấp nơi ăn chốn ở vào giai đoạn đầu và một không ít nhiều người đã tìm đuợc vài việc làm khiêm nhượng chờ ngày thay đổi tốt đẹp hơn. Một số người để tỏ lòng biết ơn nhà thờ, đã tình nguyện trở thành giáo dân của Chúa. Trước khi Cha Sở địa phương làm lễ rữa tội cho những người đó, họ phải qua một tiến trình học tập giáo lý, cha Sở có đến tìm tôi để biết tôi có muốn gia nhập danh sách những người đó hay không. Nhìn vào mắt Cha Sở khi hỏi tôi điều nầy, tôi bỗng như thấy lại ngày nào đôi mắt Thúy thăm thẳm đợi chờ tôi trả lời cũng câu hỏi tương tự như vậy. Không đắn đo suy nghĩ, tôi từ tốn đáp lời Cha Sở :
– Thưa Cha, con cám ơn Giáo Hội, cám ơn Cha đã cho con có được sự an bình hôm nay, nhưng hình như chưa đến giờ Chúa kêu gọi tên con, xin Cha để cho con cơ hội khác.
Cha Sở hiền lành không nói gì, Cha đâu biết rằng trong thâm tâm tôi muốn nói với Cha sự cảm kích của tôi đối với người , với Giáo Hội thật vô vàn to lớn, và chính vì vậy tôi không muốn đến với đạo của người bằng sự hoán đổi nghĩa ơn. Tôi có thể trả ơn cho đời bằng tiền của, bằng công sức, nhưng tôi không thể trả ơn cho đạo bằng một đức tin trống rổng với một buổi lễ rữa tội và một tên Thánh vô tri khoác lên người. Tôi là tôi, nguời muôn thuở vẫn tin vòng vận chuyển của bao kiếp luân hồi, tin đời sống vui, buồn, sướng, khổ hôm nay tôi có là do căn duyên những tiền kiếp của tôi tạo thành như vậy làm sao tôi có thể đến với Chúa được khi giáo lý của Ngài cho rằng mọi việc trên đời đều do Ngài phán quyết.
Tôi may mắn được một gia đình người Y’ thu nhận cho một chân làm vườn, thương tình người long đong, họ cho tôi làm việc nữa ngày còn nữa ngày còn lại tôi ghi danh đi học tiếng Y’ rồi dần dà theo thời gian tôi học lại chương trình Đại học nơi đây. Cuộc sống tương đối khá cam go, nhưng chính vì vậy tôi thấy mình trưởng thành hơn lúc còn ở với gia đình. Nổi nhớ nhà, nhớ người thân và nhớ Thúy quay quắt tôi lúc đầu, nhưng sau đó tôi không còn thì giờ để buồn nhớ nữa, vừa học vừa làm, hết giờ tôi chỉ biết lăn ra ngủ để hôm sau còn sức tiếp tục chuổi ngày sắp tới.
Cuối cùng thì tôi cũng tốt nghiệp, tìm đựoc công ăn việc làm thoải mái, vững chắc hơn. Lúc nầy những đòi hỏi của một gã đàn ông đẩy đưa tôi quen với Pierra, một cô gái Y’ khá xinh, đồng nghiệp với tôi. Y’ la nơi mà dân số theo đạo Chúa hơn chín mươi phần trăm, dĩ nhiên Pierra nằm trong số đó. Nhưng thật lạ, ngay trên quê hương xứ đạo, Pierra lại tỏ ra khoáng đạt hơn Thúy ở VN, nơi mà giáo dân không phải là đa số. Chúng tôi thành hôn sau một năm quen biết với sụ thỏa thuận đạo ai nấy giữ, con cái sẽ tự chúng định liệu sau nầy khi chúng lớn khôn.
Pierra rất đãm đang, thứ đãm đang của những phụ nhữ miền Nam Y’. Hai đứa con tôi lần lượt ra đời, Marco Quang và Annalisa Ngọc. Vợ chồng tôi thương yêu nhau bằng tấm lòng chân thật, không tính toán, chẳng tỵ hềm những khác biệt về chủng tộc, tôn giáo. Hai đứa con tôi chẳng có đứa nào rửa tội, mang tên Thánh, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thưòng chở Pierra và chúng đi lễ nhà thờ theo ý muốn của vợ tôi. Ngược lại, trong gia đình, mỗi khi có dịp tôi luôn kể những phong tục tập quán của quê hương VN cho cả nhà cùng nghe.
Còn đôi ba năm nữa hai con tôi sẽ vào tuổi thành niên, khi cần chúng sẽ chọn một tôn giáo nào chúng thấy thích hợp với chúng, và tôi, tôi chắc tôi cũng chẳng buồn phiền gì nếu chúng chọn con đường của mẹ chúng để đi vì ít ra chúng đã chọn lựa bằng cái tâm chân thật của chúng chứ không bằng một sự đổi chác, bán buôn nào. Trong thế giới tâm linh, sự thật chỉ có duy nhất một con đường. Chúng ta, những đứa con của Phật, của Chúa chưa ai có thể chứng minh được con đưòng đó có ánh hào quang của Chúa hay mây ngũ sắc của Phật thì tại sao ta phải làm khổ nhau vì những “cái Tôi “ mông lung đó? Chúng ta có thể tin tưởng, yêu thương con đường ta chọn, nhưng cũng đừng tìm đủ cách để bắt ngưòi khác phải theo ta.
Cả Phật lẫn Chúa đều dạy rằng “ mọi người sinh ra đều bình đẳng “, dĩ nhiên trong đó có cả sự bình đẳng tín ngưởng của tâm linh. Trong những cuộc tình khác biệt tôn giáo hảy còn rất nhiều nước mắt của bao kẻ yêu nhau thì nhân loại giải quyết sao được các cuộc chiến khốc liệt dai dẳng hận thù bằng danh nghĩa của Thích Ca, Jésus, Mohamet . . . Chùa chiền, đền thờ bị phá hủy, tượng Phật ngàn năm trong vùng núi vắng cũng chẳng được tha. Các đấng thiêng liêng khi ban khải tín điều dạy con người làm lành lánh dữ, các Ngài chắc hẳn không muốn các tôn giáo đó là nguyên nhân để chúng ta tự hủy diệt lẫn nhau, hoặc những kẻ yêu nhau vì các Ngài mà chia tay đôi ngả.
Hơn hai mươi năm đã trôi qua, dù gia đình hạnh phúc nhưng tôi vẫn chưa quên người năm cũ, thư từ người thân bên nhà gởi đến cho biết Thúy hiện đang sống bình an bên cạnh chồng và bốn đứa con giờ đã trửơng thành. Tôi đã bao lần về thăm VN nhưng chưa lần nào tôi đến tìm nàng, hôm nay chợt dưng tôi muốn gặp lại Thúy, chắc cũng chẳng tạo được gì mới lạ, nhưng ít ra một lần trong tuổi cuối đời chúng tôi còn có cơ hội mĩm cười thông hiểu cho nhau và cùng cám ơn cả Phật lẫn Chúa đã cho hai đứa những bình an thanh thản sau ngày chia tay. Tết năm nay tôi sẽ đưa vợ con tôi về thăm quê hương. Ngoài kia nắng đã lên cao, và muôn thuở chỉ xuất phát từ duy nhất một vầng dương chói lọi.
–
Đạo và đời vẫn là câu hỏi lớn dù lời giải của nó đang dần dần hé lộ. Trước đây người công giáo đâu có cúng ông bà không hương khói. Bây giờ thì đầy đủ nghi thức cho phù hợp với tập tục VN. Hôn nhân với người ngoại đạo cũng không còn khắc khe như vài chục năm trước.
Xuân Toàn nói không sai, Vatican với đức Giáo Hoàng Francesco hiện tại đang mở rộng những cánh cửa lề luật đóng kín bấy lâu nay, một phần vì Ngài là người quảng bác, phần nữa vì thế cuộc đổi thay, không làm như vậy thì mất tín đồ. Ngay chính trên đất Ý nầy, tín đồ cũng bớt dần lòng tin, người ta không đi nhà thờ nhiều như trước và có nhiều phong trào phản đối những khắc khe của nhà thờ nữa, như chuyện cấm đôi tình yêu đồng tính, chuyện những cặp đồng tính không được có con hoặc nuôi con nuôi, và nhiều chuyện nhiêu khê mà đạo nào cũng có như những nhà tu vượt giới cấm của đạo, v.v…
Theo Bếp, tất cả là do con người vẽ vời mà thôi, Phật/Chúa đều dạy điều hay lẻ phải rồi con người dựa vào đó để thêm thắt mà tự làm khổ nhau.
Cám ơn Xuân Toàn đã ghé và cho ý kiến.
Chúc vui khoẻ, an bình nha.
Đạo = Chân lý, chị Hai à. Coi chừng chị đi lạc vào cõi “Vô thần” đó! (Đừng nên tính vào ba cái chuyện lat vặt đã được thay đổi).
A, câu em đã về.
Chị là Phật tử, chị tin Phật nhưng không tin những điều nhảm nhí do những người lợi dụng tôn giáo sau nầy bày vẽ , chính Phật cũng dạy như thế. Cậu nhìn đạo Chúa mà xem, Chúa tuy dạy có khác hơn Phật ở những điều cơ bản (luân hồi tái sinh)..nhưng vẫn dạy ăn ở hiền lành, đâu có những cấm kỵ vô lối mà mấy ông Giáo Hoàng ngày xưa, mấy ông cha ngày nay đặt ra đâu.
Bên Phật giáo chuyện ăn chay và chuyện tu sĩ cưới vợ là vần đề khiến chị suy nghĩ. Cậu có thấy những người hành đạo sau nầy tự tiện đặt luật sao cho thích ứng với cuộc sống của họ chứ có nghe đúng lời Phật dạy không? Chùa bên Ý chị thấy họ nấu mặn đãi Phật tử, Chùa bên Nhật mấy ông sư cưới vợ, sinh con bình thường như linh mục đạo Tin Lành, Phật đâu có dạy những điều đó, tu là phải diệt dục, ăn để sống chứ đâu được ăn ngon mâm cao cổ đầy.
Bên đạo Chúa còn dữ dội hơn,, mấy ông Giáo Hoàng xưa như thời Medicis, có vợ con, thân chinh đánh giặc giết người tùm lum, có theo những điều Chúa dạy đâu. Ai cải lời và nói những điều mất uy tín cho giáo hội là strega (phù thủy) và bị thiêu sống không chút từ tâm (có vô sô người nhưng nổi tiếng nhất là Giordano Bruno mà Giáo Hoàng Paolo đệ nhị đã lên tiếng xin lổi khi còn sống và Giáo Hoàng Francesco cũng đã xin lổi tất cả những hành động dã man của giáo hội trong quá khứ khi ra lịnh giết tất cả những ai ngoại đạo nơi nào đoàn quân viễn chinh châu Âu đặt chân đến. Nhà bác học Gilile Galileo nếu không tự chối định kiến của mình (ông nói quả đất quay chung quanh mặt trời trong khi Giáo hội dạy trái đất là trung tâm của vũ trụ) thì chắc cũng đã hoá tro. Chúa đâu có dạy những chuyện ác nhân đó, chẳng phải do con người đặt ra thì ai đặt hở hiền đệ?
Đạo là chân lý, nhưng chân lý chỉ ở nguyên thủy từ người khởi xướng đạo. Còn một số điều lệ mới sau nầy là do con nguời đặt ra, cậu ngẫm lại để thấy chị không lý sự cùn đâu..
Đạo Hồi cũng vậy, mấy ông ISIS bây giờ đặt ra đủ chuyện kinh khủng trong khi nếu cậu coi tiểu sử của Mohamed thì ổng cũng không đến nổi ác như mấy ông tướng Taliban thời nay đâu.
Con người thông minh nên biết tôn giáo là cơ sở tâm linh, ai điều khiển được cơ sở đó sẽ thắng nên tha hồ đặt ra những chuyện nầy, chuyện nọ để tạo phần lợi cho mình. Bởi vậy chị hay viết những bài đả kích con người dù chị cũng là một con người trần tục như thế nhân.
Chị không vô thần nhưng chị bực bội những lạm dụng tôn giáo. Vậy đó hiền đệ Rong Biển ơi.
Không có gì là không thể nếu họ yêu nhau thật sự. Em nghĩ vậy không biết có đúng không ?
Cái nầy Bếp không dám chắc vì đôi khi người con dù thương thật sự tình yêu của mình vẫn đặt nặng chữ hiếu lên trên tất cả, sắc thai của đông phương mình thường như thề. Còn nếu yêu “quá mạng” vượt qua mọi sự thì là chuyện khác, chẳng hạn như họ đưa nhau đi rồi một thời gian sau trở về với đứa cháu mới ra đời, gia đình hai bên chừng đó trước sự đã rồi đành chấp nhận thì quả đúng thật là “không có gì ngăn cách” khi họ yêu nhau thật sự. Sao cũng đúng hết Lối Cũ à. Hi hi…Bếp thường bị bạn bè người thân cho là “chị ba rọi, ba phả”i và đôi khi “ba trợn” là vậy đó.
Bài post đã lâu, Lối Cũ còn tìm về thăm làm Bếp cảm động vô cùng.
Cám ơn và chúc an bình nha.
Hoan toan dong y.
Chuyen dao o day chi la yeu to thuc giuc cho su hoai nghi cua chinh ban than.
Dung do thua tai dao.
Cang khong dong y voi co Nga giai thich vi hieu thao, nhat la o xa hoi hom nay.
Cuộc sống muôn mặt nên cái gì cũng có , theo ý Bếp, vì thế Bếp có nói với Lối Cũ là “sao cũng đúng hết”.
Nhưng bàn đến câu hiếu đạo trong gia đình Việt thì Bếp không nghĩ là không có những ngươi con hiếu (dù bây giờ hiếm hoi hơn ngày xưa), Bếp có một chị bạn đồng nghiệp đạo Chúa đã ở giá đến bây giờ vì cha chị ấy không đồng ý cho chị kết hôn với người yêu đạo Phật (là một cầu thủ của thập niên 80).
Bác Hai coi bộ hơi bi quan về đạo hiếu trong xã hội Việt ngày nay ghê nơi hén. Đất sình đôi khi cũng có lẫn vàng ròng chìm giữa bùn đen Bác Hai à, Bếp tin như vậy đó.
Cám ơn Bác Hai đã ghé và góp ý, góp lời nha. Thiêt tình Bếp cảm động lắm khi được biết thêm quan điễm đạo/tình của người đọc.
Chúc Bác Hai vui khoẻ và mong được tái ngộ trong những bài viết sau nầy.
Hay theo kiểu một bản bolero. Có nghĩa không có gì mới trong kỹ thuật viết cũng không có gì mới trong đề tài nội dung,nhưng người đọc cũng thích khi đọc nó. Như một giai điệu bolero,nghe hoài cho đến cũ mèm mà vẫn không ghét bỏ nó.
Chèn ơi, Trắng& Đen ví von nghe hay quá làm Bếp thích vô cùng. Nếu Bếp so sánh như bạn, dám Bếp viết thế này “Viết như nấu một nồi cơm, chẳng có gì đặc biệt hết nhưng cơm thì lên bàn ăn ai cũng ăn, thiếu cơm sao gọi là ăn cơm?” hi hi…
Ví von đối đáp cho vui bè vui bạn, chứ thật tình được như lời Trắng & Đen còm Bếp hạnh phúc vô cùng, cám ơn nha.
Chúc an bình, như ý.
Tác phẩm chị cũng như Thảo hay chọn TY đối mặt nhiều thứ khi giai cấp, khi tôn giáo,khi sang hèn, khi lý lịch vv… Nhưng tình yêu bao giờ cũng chế ngự tất cả…Và còn lại là lòng hướng thiện.Chị HNN đã chọn một đề tài mới đầu coi tưởng như Tôn giáo ranh giới, là lại không? Đúng không chị? Qua diễn biến chị miêu tả thì lại vì hoàn cảnh… Chị viết ít lâm ly, nhưng cũng có buồn buồn vui vui. Và đoạn mô tả sắc đẹp thì quyến rũ đó… Chúc vui
Thực tình, khi viết chị nhắm vào đề tài tôn giáo đó Thảo à. Tôn giáo khác biệt tạo hoàn cảnh ngăn chia cho họ lâm vào đôi ngã đường đời. Hi hi..tính chị thích vui hơn buồn nên viết gì cũng không dám bi quan quá, lúc nào chị cũng mở lối thoát cho người đọc nhẹ nhàng theo. Nhưng vừa rồi thấy Nẫu Nhà Quê bồi hồi, bỗi hỗi chị cũng giựt mình ái ngại lắm. Sắc đẹp thì cứ theo mẫu điển hình của người xưa hay tả mà điền vào thôi mà, cưng thích là chị mừng rồi.
Chị chờ bài viết của cưng nghen.
Vui khoẻ và viết đều nghen Thảo.
Thôi là hết anh đi đường anh. Đọc truyện và nghe bài hát thấy cứ bỗi hổi bồi hồi
Thôi mà Nẫu Nhà Quê, chuyện và nhạc nên nghĩ để “mua vui một vài trống canh” chứ đừng bồi hồi, bỗi hỗi rồi tẫn ngẫn, tần ngần cả ngày thì tội cho bài viết lẫn bài hát lăm.
An vui, thanh thản nghen Nẫu Nhà Quê
Tặng chị Nga
Cám ơn Diệp Sơn nhiều về bài hát nghen.
Lâu lắm rồi Bếp mới nghe lại giọng hát Nhật Trường, giọng ca thần tượng thời xa xưa của Bếp đó.
Chúc an vui nha Diệp Sơn.
Chị đã dùng một thứ ngôn từ thật nhẹ nhưng cũng khá thuyết phục để giải quyết một vấn đề thiệt nóng. Hy vọng là cuộc sống sẽ chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn , không còn những chuyện tình buồn như thế này nữa. Thôi cũng là một ước ao trong những ngày cuối xuân vậy.
Ước ao trong mọi thời, mọi mùa, mọi tấm lòng BNgan ơi. Chúng ta cùng hy vọng để vươn lên thôi. Đây chúng ta chỉ nói về tình cảm nam nữ vì tôn giáo ngăn chia, thực tại trên tế giới hiện giờ tôn giáo đang bị lạm dụng tột cùng để đi đến chiến tranh mà những người quá khích cố tình gây hoảng loạn khắp mọi nơi. Chuá, Phật, Mohamed không biết trên cao có thấy đoạn trường nầy không?
Cám ơn BNgan đã đến và chia sẻ, chúc bạn mọi an lành, vui khoẻ nghen.
Nhiều bạn em cũng lâm vào tình trang chiếu bí như thế này. Nói chung là khó giải
Dương Huynh ơi, cho Bếp vạn lần xin lỗi, xin …xin lỗi vì đã nhảy sót tên của “huynh” mà quên hồi âm cho “huynh” rồi. Đã nói là Bếp có tật bụp chụp, sớn sác mà, đừng phiền người vô ý nghen “Huynh”.
Bếp biết là có nhiều cặp vì đạo mà phải chia tay nên mới viết bài nầy, Bếp gặp nhiều lắm trong bà con, bè bạn bếp mà.. Thú thiệt, hồi xưa nếu Bếp mềm lòng yếu dạ chắc cũng “ôm buồn thiên thu” rồi, may phước,
Thật sự, trên đời nầy chỉ có dám làm hay không dám làm chứ không có khó khăn nào chẳng tìm ra lối thoát. Tùy bản lĩnh và “nồng độ yêu” của hai người trong cuộc mà thôi.. Nghĩ ra cũng bực bội thiệt hén Dương Huynh?.
A, cho Bếp hỏi thêm câu ngoài đề nha , Dương Huynh xưng em với Bếp nhưng Bếp phải kêu Huynh bằng huynh. “huynh” thấy vui không? ..hi hi..nói giởn để cùng nhau cười thêm mười thang thuốc bổ, ngu tỷ cám ơn Dương hiền dệ đã ghé thăm nghen.
Mình thích cái nhìn rộng mở phóng khoáng của chị. Giá như xã hội mình cũng thoáng như vậy thì đỡ biết bao nhiêu.
Nếu cuộc sống với xã hội thoáng thì đâu còn là cuộc đời nữa Xuân Thì ơi. Đời là phải có những rắc rối nầy nọ lung tung để con người đau khổ, bởi vậy ông Phật mới nói “Đời là bể khổ” mà.
Bếp nhìn rộng mở theo nhận xét của Xuân Thì tại Bếp yêu Bếp nhất nên không để cái gì khó khăn trói buộc Bếp hết, Bếp học cách tháo gở cho nhẹ tâm,nhẹ trí, được phầnnào hay phần nấy, buộc chặt, thắt gút quá chỉ tự làm khổ mình, khổ người mà thôi. Xuânn Thì có đồng ý với Bếp điễm nầy không?
Nhìn sơ chung quanh, theo ếp thấy, các xứ Bắc Âu là thoáng nhất đó Xuân Thì à.
Giờ thì họ sống hiện sinh rồi. Tôn giáo cũng phải biến hóa mới thích nghi với xã hội hiện đại nếu không thì mất tín đồ ngay.
Chí lý, chí lý đó Đào Trí. Cứ nhìn thế hệ trẻ thời nay yêu thương nnhau mà chóng mặt, chẳng có luật lệ gì hết, chỉ có luật con tim thôi. Nói cho cùng tôn giáo nào cũng do con người tạo ra để tự gây rắc rối cho nhau mà thôi, chán thiệt hén bạn?
Cám ơn Đào Trí đã ghé thăm. Chúc bạn thân tâm an lạc.
Đọc câu chuyện này em nhớ đến chuyện mình. Em và người ấy đã không đến được với nhau vì lý do khác đạo. Tụi em đã cố vượt qua nhưng không vượt qua được vì những điều luật cực kỳ khắc khe. Bây giờ thì có lẽ thoáng hơn nhưng thời ấy,những năm 80 vẫn là một rào cản lớn. Cám ơn một bài viết thấu tình.
Tại số Sóng và người ta không nợ nhau nên mới như vậy đó, đừng thèm buồn nữa nghen Sóng. Hổng chừng như vậy mà Sóng và người ta nhớ hau hoài ngàn năm đó, cưới nhau về rồi Chúa Phật tranh chổ ngồi cũng mệt lắm. Bây giờ hy vọng Sóng đã nguôi ngoay.
Bây giờ hay hôm qua, lúc nào cũng thế thôi nếu mình chỉ có duyên không nợ thì dù cùng đạo cũng không thành Sóng à.
Được cùng Sóng chia sẻ là niềm vui lớn cho Bếp đó, cám ơn nha. Nhớ đừng ray rức nữa nghen Sóng.
Tất cả chỉ còn là sự cảm thông và thấu hiểu thì chúng ta mới có thể vượt qua những chướng ngại trên đường đời.
Xin kính gửi lời thăm sức khỏe chị và gia đình.
Cứ nghĩ cuộc đời nầy chẳng có gì tồn tại với thời gian, ngay chính bản thân chúng ta cũng về cùng cát bụi thì mình sẽ dễ mở lòng sống hoà đồng hơn, Bếp đồng ý với quan niệm của Quế Hương lắm đó.
Cam ơn nhiều sự ưu ái của Quế Hương , bạn và gia đình cũng vui khoẻ, thanh an, hạnh phúc nghen.
Chia tay mà vẫn đẹp như vậy thì cũng hơi hiếm. Nhưng dù sao cũng đỡ ray rứt hơn vì tình yêu và tôn giáo vẫn có những khoảng cách khó mà xóa nhòa.
Chỉ cần những người trong cuộc biết thích hợp với cuộc sống mới thì mọi thứ sẽ đâu vào đấy thôi Trọng Nguyễn à. Cũng có thể họ không thật sự thương nhau nên quay lưng kha dễ dàng hay vì họ là những người sớm nhận thức tình thế khó xoay chuyển nên đầu hàng trước để khỏi ân hận về sau? Câu chuyện nào cũng có trăm ngàn lời giải thích, chỉ người trong cuộc mới biết rõ tại sao thôi.
Tuy nhiên, nếu Bếp là người biết gặp cảnh khó khăn như vậy, Bếp “chạy” trước khi đụng chuyện cho đở rắc rối về sau.
Trọng Nguyễn vui khoẻ nha.
Chị hiền lành đến mức viết về tình yêu chia lìa mà không sân hận, lại có cái nhìn bao dung chứ trong hoàn cảnh của em thì em hận lắm đó.
Hi hi…Mai Hoa tử tế nên thấy Bếp hiền, thực tình Bếp thương Bếp hơn tất cả nên thường chọn cái gì vui,nhẹ để sống cho lâu …già. Bếp nghĩ mình giậntức rồi nặng bụng đau bao tử, ăn uống mất ngon, mệt lắm Mai Hoa ơi. Nói như vậy không có nghĩa là Bếp lên mặt bà chị giảng cách sống cho Mai Hoa nghe đâu nha, đó chỉ là Bếp lấy lời Phật dạy để bắt chước thôi hà. Tình yêu mà không chịu hòa đồng tức là không yêu hết lòng thì tội gì phải hận, khổ cho mệt trí mình hở Mai Hoa.
Cám ơn cô nàng đã chia sẻ ý kiến, chúc thanh an vui khoẻ nghen.
Cac bạn đừng thắc mắc việc khó khăn vào xứnẫu những ngày vừa qua vì tối hôm kia tình cờ coi VTV4 Bếp nghe thông tin là có sự trục trặc đường ống gì đó có liên quan đến tin học nên TV đã thông báo là sẽ có những trục trặc trên mang internet vài ngày đó . Hi hi…nhờ vậy mới biết xứnẫu của cậu Hiển đông khách vãng lai dữ ha. Chúc mừng nghen.
Xin lưu ý ad sao gần đây vào xunauvn khó quá. Thậm chí có lúc ghi trang web không tồn tại. .. ? Có lúc vào một số bài tự dưng máy tính bị hỏng phải phục hồi rất khó khăn ? Có lúc dùng mọi cách vẫn không truy cập được. Nếu không khắc phục thì xunauvn.org sẽ khó phát triển.
Xin lỗi quên khen là bài viết của chị Nga đã đề cập đến một vấn đề khá nóng hiện nay là tôn giáo trong hôn nhân. Phật giáo ít khắc khe hơn. Thiên chúa giáo tuy vẫn giữ nguyên tắc của mình nhưng nhiều tín hữu vẫn tìm cách xé rào. Một trong những phương cách ấy là hồn ai nấy giữ. Cũng là một lối thoát khả dĩ chấp nhận được. Phải không chị ?
Đây là bài viết Bếp viết lúc mới khởi nghiệp viết, viết vì những bực bội trong lòng khi thấy bao đổ vỡ chung quanh vì tôn giáo. Viết xong không dám đưa báo nào đăng hết ì sợ bị phản đối dám bàn chuyện tôn giáo , chuyện mà ai cũng biết vô cùng tế nhị và dễ gây giận hờn. Hơn mười bốn năm qua rồi, lgia nhập làm dân xứ nẫu, Bếp thấy cậu Hiển kha phóng khoáng trong việc post bài nên bạo dạn gửi cầu may, ai dè được trình làng , cũng là cái duyên..muộn của bài viết dó Minh Hải à.
Bếp là Phật tử nên theo con đường Trung Đạo của nhà Phật đưa ra, trong mọi mặt của xã hội, Bếp thường áp dụng giáo lý của con đường đó mà đi, không tôn ta mà chẳng hạ người, câu tương kính Bếp cố gắng dùng để hòa đồng trong tất cả, chỉ hy vọng cuộc đời nầy bớt được phần nào những gay gắt vì cái TÔI của con người.
Nói và viết thì dễ nhưng thực hành thì lúc nào cũng khó hơn, hi hi…vì chính Bếp trong cuộc sống hàng ngày cũng làm rất nhiều điều mâu thuẩn với các bài viết của mình, Bếp xin thú thât cùng Minh Hải và các bạn đó.
Cám ơn Minh Hải đã ghé thăm và chia sẻ nha, chúc mọi an lành, vui khoẻ.
Cám ơn bạn Minh Hải đã góp ý. Hơn 10 ngày nay không hiểu sao rất nhiều trang web bị chận kể cả trang xunauvn.org. Admin trang cũng rất khó khăn để đọc trang của mình. Thậm chí một số bài trên xunauvn.org bị nhiểm virus từ một số phản hồi gửi đến trang,do đó có một số bài trên xunauvn.org bị buộc phải gỡ xuống để phục hồi.
Sáng nay hình như trang xunauvn.org đã hoạt động gần như bình thường. Mong bạn bỏ qua những sai sót ngoài khả năng của admin và tiếp tục ủng hộ Xứ nẫu.
Có thể vì người xử dụng mạng ở tại Việt Nam cùng lúc quá đông nên đường dây trở nên chậm, hoặc bị nghẽn.
Ngày nào tôi cũng ghé vô Xứ Nẫu đọc bài. Không có bài mới thì đọc bài cũ, đọc … bình luận, đã không bao giờ gặp trở ngại.
Tôi không nghĩ lỗi từ máy của bạn hay do bản thân trang Xứ Nẫu đâu Minh Hải à.
Phương Linh
Viết hay quá chị ơi. Ở VN bây giờ cũng có nhiều gia đình ai theo đạo ấy thôi. Nói chung không còn khắc khe nhiều như ngày xưa.
Xin lỗi Khungcuahep vì đã quên sót tên bạn trong phản hồi nha, Bếp ngồi máy trong lúc cơn buồn ngủ ập đến hoặc lúc chờ cơm sôi, canh chín nên viết lụp chụp lăm, đừng phiền nghen,
Bếp cám ơn lời cổ động tốt bụng của của Khungcuahep nhiều nghen.
Đúng ra, tùy gia đình, tùy phần số của những người gặp cảnh trờ trêu chứ xưa hay nay gì cũng có trường hợp hòa đồng hết. Chẳng hạn như cậu ruộ của Bếp (đạo Phật) cưới mợ Bếp (đạo Chúa) ở thập niên 60, đạo ai nấy giữ , con cái tùy nghi theo cha hay mẹ không ép buộc. Gia đình cậu mợ Bếp sống hòa thuận đến nay con có dâu, rể, cháu nội, ngoại đủ đầy mà vẫn êm đềm hạnh phúc. Tới ngày giỗ ông bà ngoại Bếp, mợ cúng kiến đầy đủ đàng hoàng dù mỗi tuần vẫn đi lễ nhà thờ đều đặn.
Tất cả là do tấm lòng, do cách ứng xữ dung hòa mà thôi, bạn có đồng ý với Bếp không?
Cảm ơn chị Hai nhiều! Chị viết bài viết này rất hay, rất bao dung, rất độ lượng… RB rất vui rất thích rất hiểu những gì chị đã viết.. trong những bài viết rất HAY rất Ý NGHĨA khi nay.. mà RB đã đọc được. Nhưng chị có nghĩ đến là mỗi nền văn hóa của mỗi nước có khác nhau không? Có sống qua, có từng trải qua… như chị em mình mới hiểu, mới thông cảm… Còn ai chưa bao giờ sống qua, trải nghiệm qua lối sống.. lối bao dung, lối thương yêu… của người phương Tây thì họ thật sự chẳng hiểu ĐẠO là gì?! Phải nói thật với chị Hai là vậy; nếu chị buồn, cho em út xin lỗi. RB phải nói thật là người Việt của mình rất tốt.. nhưng vì chịu ảnh hưởng Đạo Nho, Đạo Khổng quá; nên người Việt, nước Việt của mình phải chịu nhiều thiệt thòi… đủ thứ! Có dịp RB sẽ tâm sự với chị Hai nhiều hơn. Xin thân quý chào chị Hai Nga. (Có lẽ lần nầy là lần cuối RB sẽ không còn ghé thăm Trang Xứ Nẫu của anh Sáu Hiển nữa; nhưng vẫn luôn mến anh, mến tất cả những nhà văn, nhà thơ, đọc giả… ở nơi đây cũng như Nga nhỏ mà RB chưa bao giờ quen biết ngoài những bài thơ, truyện của cô mà RB mến.. thích.) Bye bye chị Hai. Cho em gởi lời thăm chị Ba, chị Tư, út Hoàng và… tất cả chị nhé! Bye chị.
Một cánh Rong phải có đời trôi dạt bốn phương theo dòng nước, dòng đời. Nghe tên em, chị Tư cũng có cảm giác khó trói chân em ở lâu một chỗ được.
Thôi thì chúc em bình an. Hy vọng thỉnh thoảng em trở về thăm “gia đình”.
Rong Biển hiền đệ,
Chị muốn hồi đáp cho cậu liền khi đọc những gì cậu viết, nhưng phải nén lòng trả lời cho những bạn dừng chân nơi đây trước cậu cho công bình, tránh câu thiên vị. Ngoái lời góp ý cậu dành cho bài viết trên mà chị công nhận cậu khá tinh tế nhận xét, thực sự, cậu làm chị xúc động vô cùng với những lời từ giả chân tình gửi chị và các anh chị em xứnẫu .
Chuyện gì xãy ra vậy cậu? Xứ Nẫu là nhà của tất cả mọi ngưòi yêu mến văn thơ mà. Ngôi nhà tuy ảo qua màng internet nhưng ở trong tâm tư chúng ta, chúng ta hội họp, ra vào bất luận thời gian, không gian. Cậu cứ đi đâu cậu muốn, cứ ờ nơi nào cậu ở nhưng cậu vẫn có thể “gặp” chị và các anh chị em khác khi nào cậu rãnh rỗi, đâu cần nói lời từ giả buồn hiu như vậy hả Rong Biển?
Cậu là Rong Biển? “nhà xứnẫu” sẽ trôi trên đại dương chờ lúc rong tấp vào, nhớ điều đó và cấm nói lời từ giả , chị không nhận đâu nếu không có lời giải thích rõ ràng lý do. Cậu không muốn làm chị, chị ba, chị Tư, Út Hoàng và mọi người trong “nhà” buồn chứ, Rong Biển? Nga nhỏ chắc cũng buồn không thua chi đâu,
Có những chuyện tuy nhỏ vậy nhưng rất “phức tạp” chị Hai hiền tỷ à! RB không thể chia sẻ và “nói rõ” ở đây được. Cảm ơn chị đã thấu hiểu “comment” của RB. Thương chị lắm nên RB ghé thăm chị lần nữa và không thể “nói ra được”, nhưng có thể chia sẻ cùng chị qua bài thơ nầy mà RB đã viết năm 2007 hay 2008 nào đó… Chị yên tâm đi, RB “cứng đầu” lắm nhưng cũng rất “mềm dẻo”; có thể mang ‘Hòa Bình’ đến với mọi người mọi chủng tộc, v.v… dù cho có “bo mang” đi nữa. RB sẽ có cách khác nếu như cách nầy không WORK.
Sông với Biển
Sông với biển tuy hai mà một
Biển với sông tuy một mà hai
Biển nào có khác chi sông
Người ta vứt bỏ như không thấy gì
Miệng thì cứ nói sông sông biển
Biển sông sông biển của non sông
Sao ta nghe chát trong lòng
Như ăn khế sống không cần muối cay
Sông với biển hai dòng mà một
Biển với sông một vị mà hai
Có ai thấy được sông với biển
Chỉ có trăng sao với đất trời
Anh ơi nếu nhớ tình sông biển
Xin anh đàn khúc biển nhớ tình
Còn em ca bài sông nước chảy
Cho nguôi đi nỗi nhớ bóng hình
Một lần nữa, rất thân quý chào chị Hai! Nói vậy chứ RB sẽ thỉnh thoảng ghé thăm Trang Xứ Nẫu. Chị yên tâm đi, không có gì xảy ra với em đâu hihih.. cười cho chị vui. Bái bai bà chị rất ĐẸP rất dễ thương.. của tui!!
Ui chao, Rong Biển hiền đệ cũng là thi nhân nữa bà con xứ nẫu ơi. Cậu làm chị ngạc nhiên lắm đó nghen. Bải thơ hay quá, không thua gì của cô cháu Nga nhỏ mà cậu ái mộ chút nào hết, tiếc là chị không biết làm thơ để làm một bài khen cô lẫn cậu.
Chuyện cậu đi hay ở rồi về ghé thăm, chị thông cảm nên không năn nỉ nữa đâu, cả chuyện bắt cậu nói lý do cũng vậy, “ép dầu, ép mở, ai nở ép…nói” phải không hiền đệ? Cậu cứ giữ trong lòng mà làm thơ đưa cho Sáu Nẫu post lên thay lời trần tình là được rồi.
Được cậu khen Đẹp chị hĩnh cả mũi, nhưng có hai cái Đẹp, đẹp nết và đẹp dungnhan, đẹp dung nhan sẽ mau tàn nên chị không màng lắm, cho chị chữ nết chị sẽ cám ơn cậu nhiều hơn dù chị cứ bị má chị rầy hoài là lụp chụp, sớn sác trong công việc hàng ngày, cứ nhìn chị thỉnh thoảng phải xin lỗi hoài trên trang nẫu vì gõ sai thì biết cái nết của chị là cái nết của cái chong chóng chẳng đằm thắm chút nào, ….
Thôi nha, chào hiền đệ, cậu em hờ xứ nẫu, Rong Biển cứ tự nhiên lênh lênh trên biển, chị và gia đình nẫu vẫn để cửa chờ cậu vể. Chúc cậu mọi an bình của một đời rong biển.
Chị vừa viết xong hồi đáp cho Rong Biển nhưng khi clic gửi đi thì lá thư biến mất, đanh kiên nhẫn chờ xem internet xứ nẫu trục trặc thế nào. Chị sẽ viết lại ngày mai vì chỉ sợ viết nữa thì ngày mai sẽ có hai lá thư y chang hiện ra như chị đã từng gặp trước đây. Thư đó hơi dài nên chị làm biếng viết lại bây giờ, đợi nghen hiền đệ.
Dạo này trang xunauvn.org hay bị trục trặc,chị Nga thông cảm nghen. Mà theo chỗ em biết thì nhiều trang mạng khác cũng bị tình trạng này, Thật là phiền.
Dùng từ chàng và nàng thật dễ thương.
Thường khi viết Bếp hay dùng hai đại danh từ nầy để thay tên cho hai nhân vật nam/nữ chánh trong chuyện. Bếp thấy các bạn viết khác cũng vậy mà Himlam.
Chắc chắn trong cuộc sóng Himlam cũng đã là chàng/nàng của ai đó rồi phải không?
em thích truyện này của chị.
Hi hi…ít ra cũng có “món” dọn ra cho cưng nhâm nhi chứ, được vậy chị mừng lắm vì thấy “dĩà” trước bị cưng đẩy ra không thèm” nếm”. Giởn cho vui chứ viết lách trăm đường, người đọc cũng trăm ý, được lắc đầu hay gật đầu đều là kinh nghiệm cho người viết để tự soi mình dì Ba nó ơi.
Chị cám ơn cưng nhiều nghen.
Hôn Tôm Càng giùm chị.
Đến với nhau yêu nhau tha thiết!Tâm hồn thể xác như thỏa hiệp Nhưng khác tôn Giáo lẫn đức Tin-”ĐẤNG CAO biểu tượng ĐẠO thiêng liêng!”Đạo nguồn gốc cũng NGƯỜI Nên chuyện?!Truyền thống tiếp nối ảnh hưởng Sinh”Tư tưởng hấp thụ NGHĨ và TIN…”KHỔ đời ĐẠO đối nghịch đôi bên!”…Có phá rào cản thành Duyên Cũng khó chung sống được Yên cuộc đời!Nền tảng Đạo huyết mạch người Thấm sâu tận tủy KHÓ ĐỔI TƯ TƯỞNG!?
Bếp cũng đồng ý với aitrinhngoctran , có phá rào thì cũng có ngày chén bay, dĩa bể khi bàn thờ không thể cho Chúa và Phật đứng chung nhau. Những thứ vô hình như tư tưởng coi vậy mà rắc rối lắm, Bếp thấy thà “tránh xa” cho phẻ dìa sau, đời còn nhiều thứ khác phải lo toan chứ đâu phải chỉ chuyện xin tội hay sám hối hén cô nương.
Dễ thươngcùng mọi người hoài nghe aitrinhngoctran.
Tình yêu cổ điển mà đôi khi lại hoàn hão chăng?
Cổ điển và hoàn hảo hay không theo Bếp tùy vào phản ứng của từngngười Dâu Tây à. Có người không thích bơi theo giòng nước ngược thì tìm được sự an bình, còn ngược lại cứ nghe khoắc khoải hoài khôn nguôi.
Dâu Tây chọn cách bơi nào?
Một tình yêu thật đẹp.
Đẹp nhờ dang dỡ hả Cô Láng Giềng? Riêng Bếp, Bếp thấy nãn hơn đẹp vì sự vô lý của nghịch lý tôn giáo . “Cô” thử nghĩ xem, Giáo chủ nào cũng dạy thương yêu nhưng thêm vào sau đó là không chấp nhận “ngoại đạo”, kỳ hết sức, phải không “Cô”?
A, Bếp còn chờ cô thực hàng lời hứa trở lại thăm Tư Bắc Kỳ và Ba Lính đó nghen. “Cô Láng Giềng ơi, không biết Cô có còn nhớ đến chăng?” hi hi…
Vẫn lối viết hiền lành phúc hậu dù là đề cập đến những vấn đề lớn ,phức tạp như tôn giáo, do đó truyện dễ tạo sự đồng cảm sẻ chia với người đọc.
T&T thật tử tế với Bếp vô cùng nên nói vậy chứ Bếp thấy xứnẫu cũng có nhiều bạn viết rất hiền, như Elena &Dân, như Ái Duy, Đào thị Thanh Tuyền, v.v… Thường thường đa số các bài viết của Bếp đều lấy từ những gì Bếp đã thấy, đã nghe từ chung quanh hoặc chính Bếp đã từng một thời trãi qua, có lẽ vì vậy mà đễ có sự chấp nhận của mọi người đó thôi.
Cám ơn T&T nghen, chờ vài ngày nữa Bếp gửi cậu Hiển một bài hơi dữ dữ thử xem sao nha, hi hi..
Chúc T&T và gia đình mọi an vui.
Vấn đề tôn giáo là vấn đề rất lớn, khó lắm chị ơi dù ai cũng muốn có một thế giới đại đồng.
Vinh PR nói rất đúng, tôn giáo là vấn đề do con người bày đặt ra để tạo bao phiền phức cho chính con người. Ông xã Bếp bài bác tôn giáo dữ dội lắm dù anh ấy thuộc đạo Chúa như đa số người Ý ở đây.
Trong Kinh Phật, có lần đức Ngũ Tổ Huệ Năng đã nói khi nao chúng ta không còn phân biệt đó là lúc chúng ta chứng ngộ. Có nghĩa là khi nào ta chỉ thấy cái tâm không vọng tưởng đối đãi để phân biệt Phật/Chúa thì chừng đó ta tìm được sự bình an. Nhưng biết đến bao giờ, vì thực sự chính Bếp đây một đôi lúc cũng nghi ngờ với chính mình, nói thì dễ nhưng hành thì khó vô cùng vì chúng ta vẫn còn là người phàm tục Vinh PR ơi.
Cám ơn bạn đạ ghé thăm và góp lời.
Chúc mọi an bình nha.
Hình như có bóng dáng cuộc đời của chính tác giả ?
Hi hi…VHọc khôn quá chừng, Bếp không nói đâu. Thử tiếp tục làm thầy bói để xem Bếp là ai trong chuyện trên. Đoán trúng Bếp thưởng cho một dĩa spaghetti trộn sauce cà và phô-mai bào của Ý. Đoán sai kể như huề vốn nha.
Về khác biệt tôn giáo, viết như chị còn hiền.
Dám không chừng thế giới chiến thứ ba xảy ra vì chuyện nầy.
Ước gì mọi người trên thế gian nầy dù kính trọng đạo của mình nhưng vẫn có thể chấp nhận, thông cảm cho người theo đạo khác.
Dì Tư nó muốn hại chị “ăn miễng” hay sao? Chừng nào chị gia nhập ISIS thì sẽ “nỗ” dữ hơn, tạm thời như vậy mà được đăng chị cũng mừng hết lớn rồi. Lắm khi ước mong chỉ nằm hoài trong mơ ước vì cái “TÔI” của con người lớn lắm, chỉ thấy mình chứ chẳng thấy ai khác hơn cả.
Nói vậy chứ cũng có những đầu óc biết tính dân chủ, trọng ý kiến người khác nên chị mới còn ngồi đây mà viết bài nầy đó cưng.
Tạm thời chúng ta cứ ước, cho dù là ước điều ước thứ tư của ba điều ước trong chiếc lọ thần trên biển của chàng Alibaba.
Hay quá, chị HNN ơi. Thích nhất là từ ngữ chị dùng. Em like nhiệt tình.
Chế vổ tay là chị mừng rồi vì đâu phải lúc nào cũng được người phê bình văn học gật đầu, đúng không cô em tuổi trẻ tài cao của chị?
Cám ơn cưng nghen. Hôm nọ bên đây có lễ họp mặt bạn bè, Kim Chi rũ chị chụp chung hình gửi cưng nhưng chị lúc nầy bận bù đầu nên vắng mặt, uổng ghê.
Vui khoẻ và viết đều nghen cô nương.
Tình nghĩa đôi ta …chỉ thế thôi. Chúc chị vui hạnh phúc năm mới nghen. Chúc xuân muộn đừng buồn
Tình chỉ đẹp khi còn dang dỡ mà, phải không Túy Nhân? Nhờ vậy mà nhớ hoài chứ nều họ cưới nhau thế nào cũng có ngày trong gia đình Phật và Chúa sẽ “quýnh lộn” nhau khi thỏa hiệp không có mà đôi đàng mạnh ai vì đạo nấy.
Túy Nhân thật tử tế với lời chúc xuân, chưa muộn đâu vì tháng giêng vẫn còn mà. Bếp rất vui và cám ơn nhiều và cũng xin đáp tạ bạn y chang như vậy nghen.