Nguyễn Công Thắng
Một ngày như mọi ngày, anh vừa ăn vội bữa sáng vừa liếc qua trang tin nhật báo. Có những tin làm anh vui, phấn chấn nhưng cũng không ít tin tức mang lại lo âu, thậm chí bức xúc. Vui buồn xen lẫn, cứ như những con sóng nhỏ lên xuống, trồi sụt. Đôi khi anh mệt mỏi, chỉ muốn dừng lại ở những tin bài liên quan đến công việc đang làm, còn thì anh lướt nhanh qua những tin dễ gây sốc. Vậy mà ánh mắt cứ bị níu lại bởi những cái tít như: phát hiện một đường dây buôn bán trẻ em, một cánh rừng nguyên sinh bị tàn phá, những con sông bị nhiễm độc, xe tải đâm xe khách, dân phòng đánh học sinh, cô dâu Hàn Quốc tự tử… Cuộc sống xô bồ đa sự mà con người thì lại không muốn đứng bên lề dòng sự kiện, thành ra cứ phải bị cuốn theo nó mệt nhoài.
Một ngày như mọi ngày: vừa ra khỏi con hẻm, gặp đường lớn là anh bị choáng trước một dòng người xe san sát đang nối nhau nhích từng chút một. Lại một phen trong hàng vạn phen thử thách tính kiên nhẫn và hệ thần kinh của người dân đô thị. Phần nào anh cũng quen, nhưng không phải lúc nào cũng quen – nhất là những khi có họp hành hoặc cuộc hẹn phải đúng giờ. Đôi khi anh thử vờ quên thực tại bằng cách nghĩ ngợi mông lung hoặc chẳng nghĩ ngợi gì cả. Và không ít lần, đang “thả lỏng” đầu óc như thế thì anh giật bắn người vì tiếng còi xe tải thét bên tai hoặc suýt ngã nhào vì một chiếc gắn máy lạng qua, quệt vào bánh trước…
Nhưng cũng có những ngày không như mọi ngày.
Chẳng hạn có lần vợ anh về thăm quê mấy hôm và anh đóng vai người đàn ông đảm đang. Xách giỏ đi chợ kể ra cũng chẳng có gì đáng ngại nhưng anh cảm thấy mệt mỏi vì liên tục bị hớ. Hộp sữa bột 400 gram cho người lớn tuổi tháng trước chỉ 74.000 đồng vậy mà nay đến 89.000 đồng! Một ký thịt heo nạc phải trả 81.000 đồng, nghĩa là phải tốn thêm 6.000 đồng so với tuần trước! Ghé tiệm bán cà phê bột mua hai lạng, chị bán hàng chỉ vào chiếc bình chứa loại cà phê đề giá 15.000 đồng: loại này trước là 12.000 đồng, còn loại 15.000 đồng bây giờ đã nằm trong chiếc bình đề giá 20.000 đồng… Anh hoa mắt, giá cả cứ như con ngựa chứng lồng lên phát khiếp! Nghĩ mà thương cho hàng triệu bà nội trợ như vợ anh, suốt mấy tháng nay cứ phải điên đảo vì giá tăng vùn vụt.
Một ngày không như mọi ngày: anh theo đoàn công tác từ thiện vượt qua khúc sông rộng trên chiếc thuyền nhỏ chòng chành, rồi men theo con suối cạn leo lên mấy quãng dốc núi mới đến được cái bản nghèo của người Vân Kiều nằm giữa một thung lũng vắng vẻ. Ngôi trường nhỏ mới xây từ khoản tiền đóng góp của các nhà hảo tâm như sáng lên giữa màu xanh đồi núi và những căn nhà sàn ọp ẹp, cũ kỹ nằm rải rác chung quanh. Hôm đó quả là một ngày hội, không chỉ với lũ trẻ mà cả người lớn. Những em bé gầy đen, khét nắng lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đi học, được xỏ bàn chân to bè nứt nẻ vào những đôi xăng đan mới. Ngoài sân, bên hàng rào gỗ còn nồng mùi sơn, bố mẹ chúng cứ chỉ trỏ, trầm trồ với nhau, nụ cười nở trên khuôn mặt nhăn nheo, đen sạm. Tiếng trống trường rộn rã vọng qua mấy núi. Buổi chiều, xong việc, anh cùng mấy bạn trẻ tình nguyện ngả lưng trên thảm cỏ, tán chuyện vu vơ. Cả một không gian bát ngát, gió trời lồng lộng, không có chỗ cho sự phiền muộn, bức xúc, tị hiềm. Thanh thản, yên bình – lâu lắm rồi anh mới có được cảm giác ấy.
Một ngày không như mọi ngày: người chị họ của anh từ nước ngoài trở về, nhờ anh đưa đi thăm người bạn cũ. Phải lần dò khá lâu anh mới tìm ra được địa chỉ muốn tìm. Hơn một phần tư thế kỷ sống nơi xứ người rồi còn gì. Lúc đi chị hãy còn son trẻ, thế mà nay đã là một phụ nữ luống tuổi, có con vào đại học. Chị hồi hộp khi gõ cửa. Đúng là nhà người bạn nhưng bây giờ vai chủ nhà đã chuyển sang cho hàng cháu. Chút bối rối, ngỡ ngàng nhưng dần dà qua những lời thăm hỏi và nhắc nhớ, chủ khách cũng hiểu nhau. Đến trước lúc từ giã, chị mới khẽ nhắc tên người bạn cũ và xin thắp cho anh ấy nén hương. Bây giờ thì anh mới hay rằng “người bạn cũ” đó chính là người yêu của chị thời nữ sinh áo trắng. Anh ấy học hơn chị hai lớp, thi trượt phải đi lính chế độ Sài Gòn và đã chết trận tại một cánh rừng heo hút nào đó ở Hạ Lào. Vậy mà bấy lâu chị vẫn giấu kín trong lòng, để đến bây giờ, khi nén hương vừa cháy đỏ cũng là lúc nước mắt chị tuôn dài…
Công việc và công việc cứ cuốn chúng ta trong vòng xoáy một ngày như mọi ngày và chúng ta quên hẳn chân bản ngã…quên cả cảm giác thanh thản yên bình cần có của tâm hồn .
Thầy ơi thầy còn ở Thời báo Kinh Tế Sài Gòn không ạ ?
Một ngày như mọi ngày. Thôi thì cứ nhớ đến câu nói nỗi tiếng của Kalil Gibran vậy.
Một ngày như mọi ngày đơn giản mà đầy suy gẫm về cuộc đời và con người.
Dù như mọi ngày hay không như mọi ngày thì tất cả đều từ từ tan biến theo thời gian, vì thế nêu ta tập được sự bình tâm trước mọi cái như và không như thì sung sướng biết bao hén tác giả?
Chúc anh va gia đình an lành năm Bính Thân nha.
Tình cảm giấu kín trong lòng!Sinh thời không tỏ tiếng lòng CỦA Tim!Để khi Người Mất thắp lên”Nén hương mặc niệm NHỚ tình ngày xưa!”..Có những MỐI TÌNH như thế đó!Buồn lên trong ĐÔI MẮT người Thơ! Tâm hương thắp lên như để NHỚ…Có MỘTTHỜI Ta rất ngu ngơ!?”
”Một ngày như mọi ngày!”-Những chuyện NGHE và THẤY…-Chuyện BUỒN nhiều-lắm-đầy!VUI ít-đời thường vậy!*Buồn nhiều muốn khỏa lấp TỪ THIỆN bỏ công Sức-Lấy” VUI NGƯỜI-CỦA TA”-Chịu Thiệt thòi vất vả…