Cao Thị Hoàng

1.
Quê tôi, xóm vạn chài nằm bên con sông Đồng Nai nhiều huyền tích và cũng lắm kỳ bí. Chiều tà rơi trên sông hay đêm trăng trải sáng cánh rừng, trời đất mang mang những câu hò đối đáp của người hạ bạc hoặc kẻ thương hồ đi ngược về xuôi. Những đứa trẻ lớn lên từ xóm vạn chài, không có đứa nào không tắm sông, không đã từng hát bài đồng dao:
Con cá lóc nằm trên bụi sặt
Con cò mắc giò mà chết
Con quạ mua nếp làm chay
Con cu đánh trống ba ngày,
Con ngỗng thức dậy dọn bày mâm ra
Cồng cộc ăn cá nghi nga (1)
Con chim cà cưỡng phải ra ăn mày.
Con quạ mua nếp làm chay
Con cu đánh trống ba ngày,
Con ngỗng thức dậy dọn bày mâm ra
Cồng cộc ăn cá nghi nga (1)
Con chim cà cưỡng phải ra ăn mày.
Bài đồng dao vẽ bức tranh quê đầy sinh động. Tâm hồn tôi, chìm đắm trong bức tranh quê!
Nhà ngoại sát mé sông, phía bên kia sông là cánh đồng nhỏ chạy tới mí rừng. Ngoại nuôi ngỗng giữ nhà, giữ bến sông.
Tôi hỏi:
”Sao ngoại không nuôi chó?”.
Ngoại nói:
”Chó không bì được ngỗng, vì ngỗng trung thành và tinh tường hơn chó”.
Rồi ngoại nhấn mạnh:
”Chó theo cái bỏ chủ, ngỗng thì không!”.
Tiếng ngỗng kêu đêm có khi gởi thông điệp đến từ vô thức tạo giấc mơ. Một giấc mơ đẹp về tình yêu, bởi màu lông trắng phau của loài ngỗng tượng trưng sự thuần khiết. Khi nằm mơ thấy loài ngỗng dù một con hay cả bầy, thì người nằm mơ đó đang sống trong tình yêu thơ mộng và mãnh liệt.
Những buổi chiều, mỗi lần đám trẻ xóm vạn chài tắm sông, nghêu ngao hát khúc đồng dao; cặp ngỗng nhà ngoại cùng hưởng ứng nghển cổ cất cao giọng kêu tiếng kêu chẳng khác tiếng đàn… Cũng có đôi khi, tôi nhìn thấy con ngỗng đực nhà ngoại vỗ cánh bay, rồi thì con ngỗng cái vội vã bay theo và hình như, động tác vỗ cánh của ngỗng đực đã truyền lực đẩy giúp cho ngỗng cái bay phía sau giảm hao sức lực. Tôi chỉ ngoại hình ảnh đó, ngoại cười.
– Ít khi, nếu không muốn nói là không có loài ngỗng nào bay riêng lẻ, hoặc sống đơn độc.
Ngoại nói tiếp:
– Đó là ngỗng nhà đã thuần chủng, còn ngỗng trời ngoài thiên nhiên thì chúng sống hợp đàn và bay thành bầy hình mũi tên giữa bầu trời bao la. Con dẫn bầy mỏi cánh thì nhường vị trí cho con khác trong bầy thay thế. Tiếp tục như vậy cho tới khi cả bầy đến nơi cần đến.
Có lần tôi nghe lóm ai đó trong xóm vạn chài, nói:
– Con ngỗng đương bay cùng bầy nếu rủi ro bị thương hay bị bịnh rơi rớt đất thì ngay lập tức, một hai con ngỗng khỏe mạnh cùng đáp xuống cứu giúp, nó không làm ngơ hay bỏ đồng loại bao giờ!…
Và, người nói đã khẳng định:
– Con ngỗng sống có đôi, nếu chẳng may một con chết thì con còn lại trước sau gì rồi cũng chết!
Chuyện nghe lóm, tôi đem học lại ngoại. Ngoại nói:
– Chó sủa ma, ngỗng đuổi tà!
Thấy tôi đứng xớ rớ, chưa hiểu lời ngoại. Ngoại hứa:
– Để lúc rảnh rỗi, ngoại kể chuyện đời xưa cho cháu nghe!
2.
Thuyền về bến!
Cơm nước xong, ngoại ngồi nhắc chuyện xưa tích cũ về ngôi miếu thờ đôi ngỗng, nằm giữa vàm Cây Qui và cầu Đồng Tròn. Tôi chợt nhớ ra, cũng có đôi lần ngồi thuyền theo ngoại tới ngôi miếu thắp nhang cúng vái. Đầu cù lao Đôi, làng Long Sơn đột ngột phình rộng do dòng chảy sông Đồng Nai từ chợ Biên Hòa đổ xuống Gành, qua Tân Vạn tạo nên.
Ngoại kể, rằng:
Trong những cánh buồm xuôi Nam, có cánh buồm của đôi vợ chồng son Khanh, Mai rời đất Thuận Hóa vô xứ Đồng Nai khẩn hoang, lập điền. Đến nơi, còn chưn ướt chưn ráo chưa ổn định cuộc sống, thì họ gặp ngay lão trại chủ người đồng hương ăn ở thất đức. Lão tên Mùi, thứ năm; lưu dân gọi lão là Năm Dê. Năm Dê không phải lưu dân thứ thiệt bởi lão giàu có từ ngoài quê, mang tiền của đầu tư vùng đất mới để mở rộng và gầy dựng thêm sản nghiệp. Lão mướn đám lưu dân bạch đinh khẩn đất lập trại ruộng và vợ chồng Khanh là một trong những tá điền trại ruộng của lão. Một hôm, lão sai gia nhân gọi Khanh lên gặp lão.
– Từ lâu, ta để ý thấy vợ chồng chú em làm lụng cật lực, hết lòng với ta. Vợ chồng chú em đúng là hạng người mà bấy lâu ta cố tìm nhưng không gặp, nay gặp rồi, ta ưng cái bụng lắm!
Khanh đứng dựa cột nghe lão nói, không biết lão muốn cái gì?
Lão khệnh khạng, vận lại mối quần sắp tuột.
– Vợ chồng chú em, đúng là ”Ăn cây nào rào cây nấy”!
Ngưng giây lát, lão nói tiếp:
– Thương tình cảnh vợ chồng chú em, vợ chú em khỏi phải ra rẫy cuốc đất trồng khoai…
Khanh ngơ ngác, lỏ mắt nhìn lão. Lão chẳng thèm để ý tới Khanh.
– Từ đây về sau, vợ chú em ở lại doanh trại giúp ta việc bếp núc!
Nghĩ tới vợ tránh được cảnh dầm mưa dãi nắng, Khanh mừng khấp khởi.
Mai im lặng nghe chồng học lại những gì lão Năm Dê đã nói. Với Khanh, đó là ”tâm ý tốt’‘ mà trại chủ ban cho; nhưng với Mai, đó là cái ”bẫy tăm tối” của kẻ háo sắc. Đôi lần, lão sai Khanh đi cùng gia đinh ra bìa rừng canh gác đêm giữ rẫy và đôi lần đó, lão lò mò dưới ánh trăng méo tới chòi vợ chồng Khanh. Bởi, lão cứ tưởng Mai là cây so đũa… sẵn sàng cho lá để ăn. Lão đã lầm, Mai buộc chặt cửa lòng bằng sợi dây tình chung thủy. Nhiều lần, Mai định kể chuyện lão ”thả dê” cho chồng nghe, nhưng sợ nghe rồi chồng buồn nên do dự lại thôi. Giờ, nếu thuận theo sự sắp đặt của lão, Mai cứ sợ chẳng sớm thì muộn cũng bị lão làm nhục; chi bằng ”cao chạy xa bay”!
Mai bàn bạc với chồng, bỏ nghề tá điền chuyển sang nghề hạ bạc trên sông Đồng Nai. Thương vợ, Khanh buông cuốc cày không luyến tiếc!
*
Hoàng Tấn, phó tướng của Dương Ngạn Địch đã tạo phản, và sát hại Dương Ngạn Địch ở cửa Tiểu sông Mỹ Tho vào tháng 6 năm Mậu Thìn (1688), sau chín năm sống lưu vong trên đất Việt. Tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (1689), Thống suất Mai Vạn Long kéo quân tới đóng ở Rạch Gầm (2) chiêu dụ Hoàng Tấn và sau đó, Hoàng Tấn chạy thoát ra cửa biển Lôi Lạp (3). Vợ con Hoàng Tấn bị giết.
Thời cuộc rối ren trên vùng đất ổn định kỷ cương phép nước. Nhơn dịp, tàn quân Hoàng Tấn chạy trốn tới Trấn Biên, lão Năm Dê sực nhớ mối hận tình đã để vuột mất con mồi mượt hơn ánh trăng, thơm hơn mùi mít rừng Đồng Nai. Lão âm thầm bỏ tiền lo lót bọn sai nha thực hiện mưu bẩn, kế hiểm đối với vợ chồng Khanh đang sống trong cảnh túng thiếu, nghèo khó; nhưng thừa hạnh phúc, ngày đêm làm bạn sông nước, gió trăng!
Bụm tay vốc nước Đồng Nai vị ngọt thấm lòng, Mai nhớ khôn nguôi nước sông Bồ nơi quê nhà ngày cũ. Mai nhớ buổi chiều cuối cùng trên quê hương, lúc thuyền giương buồm no gió xuôi Nam; Khanh ôm vợ vào lòng, thì thầm: ”Đôi ta như đôi ngỗng” dù có phải chết cũng không thể rời nhau, dù có phải xa con sông Bồ, rời Quán Cửa…Rồi sẽ có một ngày mình quay về cố quận!”.
Trời xa chớp bể mưa nguồn, mắt vợ chồng Khanh ngân ngấn.
3.
Bình minh trên sông Đồng Nai.
Thình lình quan quân Trấn Biên ập đến bắt Khanh khi chóp chài đầu tiên trong ngày chưa kịp buông. Theo lịnh bắt, thì Khanh thuộc đồng đảng Hoàng Tấn do có thơ tố cáo nặc danh của kẻ giấu mặt trong làng.
Khánh bị bắt vài ngày, lão Năm Dê lân la tới gặp Mai.
– Nàng có muốn ta cứu chồng nàng không?
Lão Năm Dê xề đít lên phản, nhích dần tới… Mai.
Không thèm đếm xỉa gì tới sự bất ngờ có mặt của lão, Mai chỉ nói bâng quơ: ”Trời cao có mắt!”.
Lão Năm Dê cười ”Hè hè…!”, Mai nghe âm giọng như là ”Be he…!”. Tự dưng, Mai mắc cười. Lão tưởng ”Nai đã chịu đèn”! Không để lỡ cơ hội ngàn vàng, lão chồm người nhào tới.
– Chuyện thằng Khanh, qua sẽ lo. Miễn là… Miễn là…
Vùng đứng dậy, Mai xô lão té bật ngửa, la lớn:
– Bộ trại chủ muốn ăn luôn cái ”quần què” (4), sao?
Không biết bầy ngỗng trời từ phương nào bay đến đáp nước, nước bắn tung tóe mặt sông. Chúng kêu rân trời dậy sóng ngoài bến.
Hoảng quá! Lão nắm mối vận lưng quần, lồm cồm bò qua khỏi ngạch cửa chòi, rồi cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng trong sương chiều.
*
Hai mùa trăng, thân Mai ”phòng không chiếc bóng” đợi chờ chồng! Hai mùa trăng, Khanh chịu cảnh ”Cá chậu chim lồng”!
Đêm nhà lao. ”Nhứt nhựt tại tù, thiên thu tại ngoại”, Khanh không còn hy vọng ngày về, và đã không còn hy vọng ngày về thì tại sao mình buộc người vợ trẻ chờ mong? Khanh nếm trải những trận đòn ”kinh thiên động địa”, những cực hình ”quỷ khốc thần kinh”; nếu không có tấm lòng nhơn hậu của cai tù Lê Sáu, thì có lẽ Khanh đã hóa ra người thiên cổ. Thương vợ, Khanh không nỡ nhìn tuổi xuân thì của vợ tàn phai theo năm tháng chốn lao tù của kẻ tòng nghịch triều đình. Cảm kích hành động trượng phu của cai tù Lê Sáu, Khanh muốn trả nghĩa và xin vợ thay mình trả nghĩa cho người.
Đồng Nai mùa Đông.
Gió bấc thổi rừng se sắt lạnh đất trời, lạnh cả lòng người!
Mai đọc xong bức thơ chồng gởi, đôi vai gầy thiếu phụ rung động. Bỗng dưng, nàng bật khóc và kêu: ”Chàng ơi!…
”Đạo nào bằng đạo phu thê
Tay ấp, má kề, sanh tử có nhau” (Ca dao).
Thiếp không thể ”phu thê với Lê Sáu” để thay chàng trả nghĩa, vì năm xưa mình lấy nhau đã thề nguyền trước lúc ly hương:
”Thương nhau gặp khúc sông vơi
Khó khăn, gian hiểm chẳng rời thủy chung” (Ca dao).
Đêm mù, ánh đèn leo lét không đủ sáng soi những dòng chữ tuyệt mạng gởi lại người chồng yêu dấu đang chịu hàm oan nơi chốn lao tù. Cuối thơ, Mai nhắc lại những ngày yêu thương đẹp nhứt, ngày chàng thì thầm: ”Đôi ta như đôi ngỗng” dù có phải chết cũng không thể rời nhau, dù có phải xa con sông Bồ, rời Quán Cửa…Rồi sẽ có một ngày mình quay về cố quận”! Hỡi chàng! Ngày đó… , bao giờ!?
”Ai kêu, ai hú bên sông
Tôi đang sắm sửa cho chồng xuồng ghe
Chồng xuống ghe, quạt che tay ngoắt
Cất mái chèo, ruột thắt từng cơn…” (Ca dao).
Vậy mà, giờ đây… Vĩnh biệt chàng! Thiếp xin được đi trước để giữ lời thề!
Mai quyên sinh, cai tù Lê Sáu rúng động tâm can!
Lê Sáu giấu Khanh chuyện nhà đã xảy ra thương tâm và kể từ đó, người cai tù âm thầm điều tra manh mối để minh oan Khanh. Trăng thu năm sau, Khanh được Lê Sáu giải oan và quan Trấn Biên minh xét, chuẩn thuận tha Khanh về sum hợp gia đình.
Lê Sáu dìu Khanh trở về mái chòi xưa.
– Hiền thê! Hiền thê ơi… Hiền thê đâu rồi? Ta đã về…
Tiếng gọi của chàng mất hút vào không gian chiều rừng thê lương lá rụng.
Căn chòi đầm ấm khi xưa, giờ đây trống hoác, lạnh ngắt. Bấy giờ, người cai tù run rẩy trao lại lá thơ tuyệt mạng của Mai cho Khanh.
Khanh cắm đầu chạy ra bến sông cù lao Đôi, ngay vàm Tham Mạng, rồi nhảy xuống dòng nước xoáy nơi mà ngày trước Mai đã trầm hà quyên sinh. Bầy ngỗng ở đâu đó, cất tiếng kêu buồn!
4.
Trên khúc sông oan nghiệt, mỗi khi có sóng to gió cả thường xuất hiện đôi ngỗng trắng, xòe cánh chặn sóng ngăn gió, giữ bình yên cho thuyền, ghe đi qua. Và, không biết tự nhiên hay có điều gì linh thiêng, hằng năm vào cuối thu đầu đông, hàng trăm con ngỗng trời từ phương trời xa bay về… Người làng cùng thuyền, ghe thương hồ qua lại khúc sông đã chung tay dựng ngôi miếu thờ đôi ngỗng ân tình.
Ngoại nhắc nhở con cháu: ”Có thể câu chuyện ngoại kể là ngoa truyền, do người xưa từ đời nầy sang đời khác truyền lại”. Rồi ngoại nói: ”Cho dù ngoa truyền hay thực truyền đều không quan trọng, điều quan trọng là con người cần ngẫm suy về sự trung thành và thủy chung của loài ngỗng”.
Đêm dần khuya, xóm vạn chài im lìm. Nhưng, thỉnh thoảng tôi nghe tiếng ngỗng nhà ngoại kêu inh ỏi ngoài bến sông.
CTH.
…………………………………………
(1) Nghi nga: Thả sức, tha hồ (có bản chép: ”Cồng cộc ăn cá thả ga”)
(2) Rạch Gầm thuộc thôn Kim Sơn, huyện Kiến Đăng, trấn Định Tường (nay xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
(3) Nhà văn Sơn Nam cho biết quân chúa Nguyễn đã truy đuổi và giết chết viên phó tướng nầy ( Gia Định xưa, Nxb TP.HCM, 1984, tr.30).
(4) Quần què: Nghĩa đen, quần lưng chừng đùi. Nghĩa bóng, quần hoa hòe và nó cũng ám chỉ gián tiếp tên một loài hoa có tác dụng cầm máu, trị băng huyết, rong kinh của phụ nữ.
Viet khong phai la dac sac lam, nhung doc thay thu vi
Chuyện có thật không nhà văn ? Nếu có thật thì ý nghĩa quá.
Thời đó người ta hình như ít dùng tên nhân vật kiểu Mai, Khanh… lắm. Cái tên đó bây giờ người ta mới hay dùng
Chào anh Phùng Thi,
1. Em viết theo chuyện kể dân gian về sự tích Miếu Đôi Ngỗng ở Long Sơn, sông Đồng Nai (đúng sai chưa rõ ngọn ngành, và có thể đó là ngoa truyền).
2. Tiểu thuyết lâu đời nhứt ỏ Nam Bộ là ”Hà Hương phong nguyệt” tác giả Lê Hoàng Mưu, được nhà in Saigonnaise L. Royer xuất bản thành 6 quyển, năm 1914.
”Trong tác phẩm có các gia đình giàu lẫn những gia cảnh nghèo; có cảnh Sài Gòn đô hội phồn hoa bên cạnh cảnh nghèo hèn thôn dã; có cảnh tòa xử án, trạng sư biện hộ… Số lượng và kết cấu nhân vật trong tác phẩm cũng rất đông đảo, da dạng, từ thường dân cho đến quan chức. Có nàng Hà Hương xinh đẹp, buông thả bên cạnh một Nguyệt Ba đẹp người, đẹp nết. Có Nghĩa Hữu đam mê sắc dục, ích kỷ bên cạnh một Ái Nghĩa chung tình…”
Nghĩa là nhân vật được gọi bằng cái tên.
3. Sự trao đổi nào cũng cần thiết và bổ ích, em lắng nghe trong tinh thần cầu thị. Một lần nữa, em cảm ơn, rất cảm ơn.
Chúc anh vui.
Khà khà biết CTH là ai rầu
Là ”Thị Cao Hoàng” anh của em ơi!
Cảm ơn Bacu.
Chúc anh vui.
Viết nhiều chi tiết dzui quá.
Thưa anh,
Thì cũng là vui thôi mà!
Cảm ơn anh.
Lúc nào liệng cái Gan cho con nhỏ Hoàng lựm, nha!
Chúc vui.
Đánh giá các nhân vật lịch sử là một điều không dễ dàng mọi người ơi, nhưng viết truyện thì phải có quyền hư cấu, nếu không thì tất cả chỉ là sử liệu khô khan chán ngán
Hồi trước, cụ Huình Tịnh Của bảo viết tiểu thuyết là phải biết dựng chuyện (chớ không phải bịa chuyện). Người Nam Bộ không giỏi dựng chuyện nên chọn viết báo, và từ đó, ra đời câu thiệu: ”Văn Bắc, báo Nam” (!?).
Cảm ơn anh Tự Huy.
Chúc anh vui.
Không biết các chi tiết lịch sử trong truyện chính xác đến mức nào , nhưng cách thể hiện hư hư thực thực như thế này dễ làm người đọc không phân biệt được đâu chính sử đâu ngoa truyền.
Dã sử thì có quyền hư cấu chứ bạn.
Cảm ơn bạn.
Chúc bạn vui.
Anh ơi! Vui thôi mà!
Cảm ơn anh.
Chúc vui.
Hoàng viết hay mà trả lời càng hay hơn nữa
Anh thương thì nói vậy!
Cảm ơn anh lắm lắm…
Cái quần què còn thêm một nghĩa nữa Hoàng ôi. Là cái…. què…hu hu.
Thưa anh,
Hiểu sao thì cũng tốt thôi! Do tâm mà ra…
Cảm ơn anh.
Chúc anh vui.
Hic hic dân miền nam hay dùng là cái L …. què. Giờ mới nói cái quần què.
Thưa anh,
L…, hay quần què thì cũng được thôi!
Do người, không do chữ. Nói vậy, thì kỳ cục và có khi dị hợm; nhưng với tụi em miệt rẫy thì…tự nhiên, rất tự nhiên. Ví như, mấy thằng ăn tạp, tụi em nói: ”Ăn cái quần què”! Chớ chẳng thể nói: ”Ăn cái L… què”! Vì, cái L…có đôi khi ”Đáng giá ngàn vàng” dại gì cho nó ăn(!?).
Cảm ơn anh.
Chúc anh vui.
Có lí có lí
Thiệt tình đó, anh!
Xin anh hiểu về em theo nội hàm tốt.
Câu chữ chua ẩn ý nghe hay.Lão Mùi-năm Dê ngọ ngoạy xề đít..Lá so đũa Dê ăn thỏa thích..?”Nai đã chịu đèn”cứ nhích xáp tới…?
”Tâm Ý tốt bẫy tăm tối”đây rồi!Chủ điền tấn công đang trổ mòi…Dân ruộng bạch đinh chắc dễ cắm dùi ?Mai phản kháng-cao chạy xa bay…
Cao kiến chạy xa sống thoải mái?Nghề ruộng chuyển đổi nghề hạ bạc.Sông nước kiếm ăn cũng không thoát!Lão Năm Dê như thù truyền kiếp.”Chia uyên rẽ thúy”theo dí sát!
Kế ly gián -chồng tù vợ đơn thân.Cuối cùng đây định mệnh của Nàng!Chết giải thoát”hồng nhan bạc phận!”Cai tù Lê Sáu đó nguyên nhân…Từ chồng đưa đẩy đó vô tình?Từ thương như thử thách Thủy Chung?Mai tìm Cái Chết dành cho mình!”Một người đoan chính lòng trung trinh.Giữ lời thề xưa cho trọn tình”
Sông Bồ-Đồng Nai cố quận!Cù lao Đôi-làng Long Sơn thân thương.Vàm Cây Qui và Cầu Đồng Tròn.Những nơi đã đến vợ chồng đi qua….
Chuyện kể kết thúc xót xa!Vợ chồng tình nghĩa chia sẻ buồn vui.Vợ chồng còn sống có đôi.Chết hóa ngỗng trời thỏa lời ước nguyện.
Cảm ơn lê ngọc duyên hằng
Chúc bạn vui.
Yêu cô gái xứ rẫy tài hoa lắm lắm.
Thiệt hôn anh?
Nghe anh nói, tự dưng tâm hồn em phấn chấn thêm.
Cảm ơn anh.
Mong một ngày không xa lắm, anh Sáu Nẫu tạo điều kiện để các anh chị nhận đứa gái quê nấy!
Chúc anh vui.
Thế giới động vật sao giống thế giới người quá ta!
Thì cũng chỉ là ”chúng sinh” vậy thôi!
Cảm ơn Chíp.
Chúc bạn vui.
Dù là ngoa truyền hay thực truyền cũng phải có nghề mới phác hoạ nên một chặng đường lịch sử của miền nam bằng ngôn ngữ văn chương phải không Hoàng?
Phải rồi anh!
Chỉ sợ rằng, em của anh viết Văn không thành Chương thôi!
Cảm ơn anh.
Chúc anh vui.
Tôi đọc truyện và hiểu thêm một trang sử bi hùng của đất phương nam. Thank tác giả
Thanh Thanh thốt lời, khiến em yêu thương quê hương em hơn!
Cảm ơn bạn.
Chúc bạn vui.
Hay quá Hoàng ơi!
Chị ơi! Chị khen, em sướng khôn cùng!
Chúc chị hạnh phúc bên người cạn lòng thương chị.
Mình thích văn CTH vì sự bình dị của nó. Nhưng bình dị mà không bình thường, hàm chứa trong đó là cảnh và tình của người miền Nam, nên đọc không thấy nhàm chán.
Em cảm ơn anh Savi nhiều…nhiều lắm!
Chúc anh vui!
Trời! Cao Thị Hoàng trở thành nhà điểu học lúc nào vậy ta?
Em nghĩ sao thì viết vậy! Anh đọc, không chê là em sướng rồi!
Cảm ơn anh VHoc nha!
Nói thêm là không lẫn vào đâu
Trời sanh tính, biết mần sao bây giờ?
Thôi thì, mình giữ cái mình có!
Và, mong bạn bè thương.
Đúng là văn Cao Thị Hoàng
Mai Hoa ơi!
Hoàng cảm ơn bạn nha!
Chúc vui.