Chế Diễm Trâm
Thập niên tám mươi của thế kỷ trước, một lần, vớ được cuốn “Kiến thức ngày nay” [số mấy thì không còn nhớ], trong đó đề cập sơ qua về sự độc đáo của giếng Chăm. Giờ, mở mạng Internet, đọc được khá nhiều về cái GIẾNG VUÔNG đặc trưng Champa và được biết rằng hiện nay còn kha khá những giếng cổ như thế dọc khắp duyên hải miền Trung, từ Thanh Hóa [thậm chí ở Hà Nội cũng tìm thấy] đến Bình Thuận.
Giếng Chăm ở Hà Tĩnh.
Giếng Chăm độc đáo bởi kỹ thuật làm giếng, vật liệu tạo tác và công năngcủa nó. Giếng thường không sâu, đáy giếng hình vuông, thành giếng thường là hình vuông nhưng cũng có thể là hình tròn theo quan niệm âm dương phối triển.
Đáy giếng Chăm là một khung gỗ vuông [thường bằng gỗ lim], độc đáo ở chỗ qua hàng trăm, hàng ngàn năm hầu như vẫn nguyên vẹn. Bên trên khung gỗ là gạch / đá được xếp chồng lên nhau, không cần mạch vữa mà vẫn trụ vững qua bao năm tháng. Cũng chính nhờ lối sắp đặt đó mà mạch nước chảy vào lòng giếng luôn đầy, trong và mát rợi.
Tuy có những giếng nằm sát biển [từ xa xưa, người Champa đã có nghề bán nước ngọt cho các tàu thuyền đi biển ghé vào mua nước hoặc trao đổi hàng hóa] nhưng nước luôn ngọt mát quanh năm.
Cùng với bí mật tháp Chăm, “nghệ thuật” giếng Chăm bí ẩn cũng đã thất truyền từ lâu.
Hiện tại, những giếng Chăm nổi tiếng thuộc về phố cổ Hội An và tỉnh Ninh Thuận. Ở những nơi này, người dân còn sử dụng nước giếng, thờ cúng Thần Giếng và lưu truyền nhiều câu chuyện về giếng cổ linh thiêng.
Riêng ở Khánh Hòa hầu như không nghe nhắc đến giếng Chăm. Bạn bè biết xin chỉ giúp. Karun! / Cảm ơn!
(Ảnh: Giếng Chăm ở Ninh Thuận và Hà Tĩnh)
Giếng hình vuông như vậy ở vùng vạn giã cũng còn mấy cái nhưng không biết có phải là giếng chăm hay không ?
Vạn Giã. Chính xác là xã nào, thôn nào vậy anh / bạn Đoàn Đức?
Watch “Trai Đàn – Xã Nhơn Lý – Chùa Giác Hải – 2016 Video 02 2/4” on YouTube
Nam mô A Di Đà Phật
Thân,
Giác Hải
P.S. Đó là “Làng Chàm (Hời)” chính hiệu và cũng là nơi còn giữ những “Báu vật” của Chăm chẳng hạn như tượng Phật bằng đồng đen (đã được liệt vào UNESCO), nồi niêu chén dĩa… Gởi cho Chế xem chơi nha. Xin lỗi cho RB xin giấu những “Giếng Chăm” ở nơi đây; chờ… hihihi. See you later. Have a nice weekend!
Anh RB, em mong nhanh đến ngày về Nhơn Lý, anh ạ.
Những bài viết của Chế luôn có giá trị.
Trân trọng cảm ơn lời nhận xét của anh Nguyễn Huỳnh.
Nếu nghiên cứu kỹ đây sẽ là một đề tài khoa học giá trĩ
Khó lắm anh Trần Định.
Viết, bây giờ, cũng là tả hình dạng, chất liệu, công dụng… và nỗi buồn của giếng Chăm trong thời đại nước máy lên ngôi… Còn kỹ thuật tạo tác hầu như đã chìm sâu trong thất tán. Đến nhà Chăm học như anh Inra Sara cũng…buồn bã ngước mắt lên trời cao, hỏi những câu hỏi không lời đáp: tại sao? như thế nào?
Và, người viết thông tin này, mục đích chính là đi tìm giếng Chăm ở Khánh Hòa. Song, đến nay vẫn chưa một hồi đáp…😢
Viết ngắn thế bạn. Giếng chăm là cả một thế giới đấy.
:((( Bụng buồn còn muốn nói năng chi, Tíc tắc.
Nói chứ, biết sao nói vậy, để còn mà dựa cột rồi nghe chứ ạ.
Quê mình giếng này đầy mà không nghĩ đó là giếng chăm. Cám ơn phát hiện nhé nhà văn.
Là ở đâu vậy ạ???
Cái này quí lắm á.
Dạ. Nên mới đi tìm đó, anh Khungcuahep.
Cảm ơn Chế nhắc lại và sưu tầm những Giếng Chăm. Cái Giếng Chăm mà với nguồn nước ngọt ngào đậm đà yêu thương đầy kỷ niệm.. theo tháng năm qua bao đời đã nuôi cả làng của RB “khôn lớn” tới bây giờ với lối kiến trúc bằng đá sống độc đáo tròn cạn lớn gấp ba bốn lần giếng thường. Hôm nào RB về sẽ chụp mang tặng cho cô giáo nha. Vui đẹp trẻ khỏe nhé Diễm Kiều, í quên Diễm Trâm 😊 Thân!
PS: Chăm –> Việt –> Tàu –> ViệtMỹ?
Watch “FLC Chuyen tinh cua bien Quy Nhon 2016” on YouTube
QUỶ đã Về… “Vùng Đất Thân Thương”
Giáng trần thấy giọt châu sa
Giật mình mới biết đây là trần gian
Trần gian dễ lấm bụi hồng
Tâm đà là Phật sắc nhìn như không
RB
VỀ CHỐN CŨ ♥Phan Mạnh Thu ♥NS Ngọc Sang” on YouTube
Thân ái!
Tây Thi
Yêu mến!
🙂 Quan trọng là khi nào anh RB về QN?
Hành trình:
Tân Sơn Nhất –> Cam Ranh Phan Rang –> Nha Trang –> Phú Yên –> Qui Nhơn (Vào mùa Hè. Mùa này sợ “lội nước” lắm lắm).
Chế & yours có dám đi tham quan “Giếng Chăm” & Biển cùng RB và my friends không?
Dạ rất hân hạnh, anh RB ơi!
Yeah! Rất hân hạnh Chế ơi. Không được đổi ý à nhe. (Ngoài trừ có lý do đặc biệt..; nếu không sẽ bị phạt từ 300-500 tiền Washington cho cả hai phía.. thất hứa). À quên, “Thành Hồ” muốn hết ngập.. vào mùa mưa, hãy thay đổi lại đường ống cống lớn hơn và… và mỗi hộ cần đào một “giếng Chăm” (để trữ chứa tạm thời lượng nước mưa vào mùa mưa và sử dụng chúng vào bất cứ lúc nào, mùa nào khi cần hihih. Nếu không thực hiện ngay bây giờ, thì theo “dự đoán” 😔 khoảng chừng ba bốn năm nữa sẽ “khóc một giòng sông…” See ya!
Biển Chiều
Thân quý!
Dạ, nhất định vậy nhé anh RB.
Khơi nguồn giếng chăm cũng là khơi mạch nguồn văn hóa chăm
Văn minh, văn hóa Champa tuyệt vời vô cùng anh Lê Văn Hiền nhỉ?
Cái giếng Chăm cũng là một hiện vật bso tsng thu nhỏ rất có giá trị
Nụ Tầm Xuân nói chí phải.
Chùa Thập Tháp cũng có một giếng chăm.
Chùa Thập Tháp ở Bình Định phải không Maimaiyeuthuong? Cảm ơn MMYT. Mình đi tìm ở Khánh Hòa.
Đúng rồi chị ơi
GỖ LIM đặt dưới giếng VUÔNG Gỗ Thẳng chẳng MỤC ”THÂN CỨNG” và ĐEN Nước giếng CÁCH ĐẤT lắng phèn…Đọng TRONG như LỌC rất riêng NƯỚC NHIỀU…Giữ nước chất LIM chủ yếu…Tiếp đất nước giảm lượng theo NẮNG mùa…Lợi dụng nước giếng nhiều cho”SINH HOẠT Chuồng Trại dội rửa BÀN CHÂN”Bởi VUÔNG sơ sài che chắn..Nước nhiều mưa xuống chảy tràn XẢ ĐI…Nên không bằng giếng TRÒN XOAY…Đi quanh thành giếng GÀU dây mà thòng…”GIẾNG CHĂM đó giếng sự sống…Đều do người TẠO cần DỤNG thoải mái…Quan trọng chính sự lâu dài…Cách giữ bảo quản NƯỚC XÀI hay UỐNG?”
Do bây giờ có nước máy nên giếng bị bỏ hoang, chỉ dành cho tưới cây và súc vật uống đó chị.
Chắc là sự giống nhau thôi chứ vương quốc Chăm đâu vươn tới tận Hà Tỉnh chị Trâm ơi.
Đó là Thanh Thanh nói về địa giới giữa Đại Việt và Vương quốc Champa xa xưa thôi. Còn sự tiếp thu nền văn minh Champa của người dân Đại Việt vùng Hà Tĩnh thì làm sao có thể khẳng định là hoàn toàn không có, nhất là với những thành tựu độc đáo như giếng Chăm chẳng hạn?
Ở Bình Định cũng có nhiều giếng Chăm như vậy.
Rất mong Mai Hoa cho những hình ảnh ấy. Thanks!