.Nguyễn Huỳnh
Hồi đó, năm 22 tuổi, khi tôi học năm cuối trường Trung cấp Xây dựng Số 6 Tuy Hòa, những tối thứ bảy là những tối nở rộng với mọi chiều kích. Có khi, lúc sẵn tiền, chúng tôi rủ ra quán Cây Trâm uống vài chai rượu Nàng Hương cho tới chếnh choáng quên lối về, cũng có khi chúng tôi ngồi trong phòng nội trú hát rống lên những bài hát vô nghĩa, nhưng thường nhất là chúng tôi cuốc bộ lên quán cà phê Tản Đà dễ chừng ba cây số, uống chung hai thằng một ly cà phê, cốt nghe nhạc ké.
Hôm nay thì không, chúng tôi không còn tiền dù cho ba thằng một ly. Bọn chúng nằm dài và hát những bài hát vô nghĩa. Tôi lại nhớ con đường và chiều thứ bảy. Và tôi đi. Bước chân lầm lũi trong chạng vạng tối tháng mười. Sau những cơn mưa trời đất no nước, sờ vào cái gì cũng thấy ươm ướp. Con đường tối nay cũng vậy, phủ loang loáng màu nước. Trời mưa tránh trắng, trời nắng tránh đen, Tôi nhảy qua những khoảng trắng, đôi dép tổ ong xộc vào bùn đất ngược lên trung tâm thị xã.
Tôi có rủ nhưng bọn nó không đứa nào đi vì biết tôi không có tiền. Mộng Điệp đang hí hoáy viết gì đó trên những tờ giấy kẽ ngang vàng xỉn. Nó lắc đầu. Nó đang viết văn. Đỗ Như Phương nằm dài trên giường tầng vọng xuống : “ Có tiền không? ‘. Tôi lắc đầu. Bùi Xuân Bác nhìn tôi hấp háy nhưng tôi lờ đi, và nó xổ một tràn vọng cổ giọng Quảng có câu” Chỉ cần một trái lựu đạn! “ trong vở tuồng “ Tìm lai cuộc đời “, đắc chí cười rống lên. Chẳng là hôm rồi nó rủ tôi đi uống cà phê ở quán Phượng nằm trên đường Duy Tân, Sau khi uống hết hai ly đôi ( Gấp hai ly bình thường, uống vào sánh cả lưỡi) và hút hết một gói Smit, Hắn đứng dậy bảo tôi : “Chạy! “ Khi tôi còn đang ngỡ ngàng thì nó phán tiếp : “ Mi không chạy thì tau chạy “, tôi thấy nó ung dung bước ra khỏi quán, riêng tôi đi như chạy theo nó, nó cười cười bảo : “ Ăn phở tau còn chạy nữa là cà phê! “. Tôi không rủ nó, lờ đi là lẽ vậy.
Con đường chạy ngang đồng lúa đã thu hoạch xong trơ gốc rạ, vang dần tiếng ếch nhái, hăng hắc mùi bùn đất, đìu hiu như lời hát Trịnh Công Sơn “ Đời sao hoang vắng như đồng lúa gặt xong”. Trong tôi ngân câu hát, càng sau càng thắm thiết, và nếu như thỉnh thoảng không có một vài ánh đèn xe loạng choạng qúet qua, chắc tôi đã khóc. Có khi chỉ một cảm xúc nhỏ lại có thể mang theo một năng lượng lớn đủ sức nấc bỗng tâm hồn ta lên khỏi mặt đất. Nhưng bụng tôi đang đói, kéo tâm hồn tôi xuống đúng vị trí của nó. Một gã đen nhẻm, gầy trơ xương và cao lêu nghêu như một cái đinh mười phân liêu xiêu ngược gió. Bửa cơm chiều thời bao cấp chẳng bõ bèn gì với cái bao tử rặt nông dân ăn chắc mặc bền. Tối qua trong ca trực đêm, tôi được phân công trực ở cổng nhà ăn, gần sáng, chị nấu bếp ra về ngang qua cổng dúi cho tôi một vạt cơm cháy, tôi nhai kỹ từng miếng nhỏ và cứ để cho những gì có được tự trôi vào cuống họng chứ không dám phí phạm nuốt đi. Tôi nghĩ tới điều này vì song song với cảm xúc về lời hát Trịnh Công Sơn, sự mách bảo của bao tử, đã đồng hiện trong tôi một cảm xúc sinh đôi : Tôi gần như muốn khóc khi vừa nhai miếng cơm cháy vừa ngắm trăng hạ huyền chênh chếch trên đỉnh Chóp Chài lúc hừng đông. Hạnh phúc.
Có thể lúc này Mộng Điệp đã buông bút, Bùi Xuân Bác đã hết hơi và Như Phương đã nhổm lưng ra khỏi giường tầng, tất cả đút vào túi quần chiếc muỗng chuẩn bị cho cuộc hành quân từ thắng tới hòa. Ngoài những bữa ăn chính thức trong trường, các sinh viên đôi lúc được người nhà cho thêm vài ký gạo. Vậy là trong khuôn viên trường, không góc này thì xó kia rụt rè ánh lửa của những cái bếp dã chiến bởi nhà trường cấm tiệt, kỷ luật như chơi. Chúng tôi dấu muỗng sẵn trong túi quần, như những thích khách dấu đoản kiếm. Và như vậy, lang thang như những thằng bài vở xong xuôi và nhàn rỗi, nhưng hễ thấy bếp nào vừa tắt, vung vừa mở ra là xáng lại múc lấy múc để. Cả chủ nhân và kẻ ăn giật không ai nói lời nào. Chỉ có tiếng muỗng khua khoắn trong nồi, tiếng xì xụp xuýt xoa. Và chỉ là những hạt cơm trắng…
Tôi phiêu diêu như vậy qua hết con đường đất. Bắt đầu từ đây là đường Trần Hưng Đạo, con đường trung tâm Thị Xã. Tôi chào đón con đường hoành tráng nhất Thị Xã bằng nhịp bước lê dép bất cần. Trong đầu tôi trống rỗng, chỉ có tiếng dép lê trên đường và lời dặn “ Trời mưa tránh trắng, trời nắng tránh đen”. Thị xã ngày ấy còn nghèo và thưa thớt. Một vài chiếc xe máy vội vàng vụt qua trong chiếc áo mưa thùng thình giống như con thú một mắt trần truồng. Vài hàng quán núp trong lều bạt, thoang thoảng mùi bắp nướng. Trong tôi bỗng nhiên tràn ngập một ước muốn cùng cực : Được cùng người yêu ghé vào quán nhỏ, ngồi trên những chiếc ghế gỗ ấm áp, hong mình bên lò nướng cùng những trái bắp vàng ươm bóng màu mỡ hành…
Tôi lại tiếc lon gi gô mắm ruốt mà chị tôi đã tự tay làm gửi vào cho tôi. Tối hôm kia tôi lấy ngón tay quệt một miếng nhỏ mun mút, thế là cả phòng mười hai thằng nhao nhao xin mỗi đứa một ngón. Ngón này ngón nữa, đứa này đứa nữa chẳng mấy chốc cả lon mắm sạch trơn. Bùi Xuân Bác đổ vào ít nước quậy quậy rồi ngửa cổ uống sạch, nó trả lon cho tôi rồi nói : Khỏi rửa ! Lại nhớ có lần nó hái ở đâu mang về một nắm ớt xanh, ngồi một mình vặt ăn từng trái, cứ mỗi miếng nó hít hà rồi tu một hớp nước. Xong, trong khi nước mắt nước mũi chảy ròng, nó cười hà hà bảo : “ Đưa cay cho nở cứt ! “.
( Viết tới đây tự nhiên tôi muốn ở ngôi thứ 3, và…)
Hắn đã tới được quán café Tản Đà, dưới núi Nhạn như dự định hành trình. Tiếng hát Khánh Ly vọng ra thiết tha nức nở như mọi khi, nhưng sao Hắn cảm thấy mệt mỏi và chán chường. Hắn ngồi thụp xuống dưới gốc sứ trắng tỏa ra từ trong hang rào của quán. Thinh lặng. Tiếng hát vụt thinh lặng. Hắn nhận ra rằng Hắn không phải vì âm nhạc hay vì café, mà vì con đường. Những bước lang thang sẽ kích lên trong Hắn một cảm xúc mới lạ của đan xen nhiều cảm xúc. Sự cô đơn, long kiêu hãnh, nỗi buồn lâng lâng…
Và Hắn thả bước đường về. Những chiêm nghiệm xoay quanh bước chân, trong tiếng rột roạt của đôi dép. Bầu trời mùa đông đang bắt đầu chớp lóe những tia sáng yếu ớt phía chân trời giăng một màu đen kịt. Hắn vẫn thủng thỉnh bước đi. Tới con đường đất ngang cánh đồng thì sấm chớp đã ình oàng và sáng rực, nhưng Hắn vẫn chậm rãi bước đi. Hề chi. Hắn nghĩ thế. Và trời đổ mưa cũng là lúc Hắn đứng trước căn chòi vách đất, mái làm bằng lá dừa dựng tạm bên đường. Có lẽ là của những người làm ruộng. Hắn tần ngần một lúc rồi bước vào mái hiên, ngồi xuống một khúc gỗ ẩm ướt mốc meo, tấm áo khoát vừa đủ ướt len những giọt sót qua khe nách chảy xuống hông nhồn nhột. Ngoài trời mưa nặng hạt. Một đôi sên cố lết tấm thân nặng nhọc dưới chân, Hắn phì cười trước vẻ vội vàng của chúng rồi nhặt chúng lên đặt xuống sát chân vách đất nơi chúng muốn đến. Tư nhiên Hắn cảm thấy thích cái nghĩa cử này. Cơ hội làm ơn cho đời với Hắn rất nhỏ, vậy nên Hắn thấy vui.
Có tiếng ngã ngoài đường. Hắn đứng dậy và thấy bóng một cô gái lốp ngốp trong vũng nước, chiếc xe đạp ngã một bên bánh vẫn còn xoay loang loáng. Hắn bước ra hỏi : Có sao không? Cô gái đứng dậy, mình mẩy bê bếch bùn đất : “ Anh đắt dùm em cái xe”. Nói rồi hai tay che đầu chạy vào mái hiên. Hắn dắt xe dựng bên lề đường. Cô gái ngồi trên khúc cây lúc nãy Hắn ngồi, bảo : “ Anh ngồi xuống đi”. Hắn ngồi xuống, dưới ánh sáng mờ mờ của đèn đường, dáng cô gái nhỏ nhắn đang run lên từng hồi, ánh chớp soi rõ một đôi mắt đen tinh nghịch. Đôi sên lúc nãy có vẻ thư thái, yên tâm hơn, chúng nép sát vào nhau ngạc nhiên quan sát hai kẻ lạ, Hắn có cảm giác như vậy. Hắn hỏi : “ Lạnh à? “. “ Lạnh”. Hắn mở rộng áo khoác, cô gái nắm vạt áo choàng qua vai. Hắn cảm nhận hơi ấm sau lần vải ướt. Chắc cô ấy cũng vậy, Hắn nghĩ và ước gì mình là đống lửa. Cô gái hỏi : “ Anh học ở trường xây dựng?” Hắn xác nhận. Cô gái nói mình học ở trường Trung cấp Ngân Hàng. Trường Xây dựng và Ngân Hàng cùng một lối từ Thị Xã chạy xuống, tới dốc quán Cây Trâm thì rẽ hai. Hai trường cách nhau vài trăm mét. Ngoài trời mưa như có vẻ sẽ không bao giờ dừng. “ Vũ vô kềm tỏa năng lưu khách/ Sắc bất ba đào dị nịch nhân “. Và lòng Hắn xao động. Hắn nghĩ tới ước muốn lúc chiều, ngang qua hàng quán dậy mùi bắp nướng. “ Những con kiến thật tội” Cô gái nhích vào bên Hắn khẽ nói. Hắn nhìn xuống đất, một đàn kiến đen di tản trên những đường hang nhỏ. Nước ở ngoài đang dần dần tràn vào mặt sân, tới đâu đất ở đó nở ra những bong bong. “ Anh biết gì không?” Nàng chỉ vào những bong bong. Hắn lắc đầu. “ Hoa đất! “ Hắn ngạc nhiên quay lại nhìn nàng, một đôi mắt đen nở trên khuôn mặt trắng nhợt. Hắn cảm nhận hơi ấm từ cơ thể nàng và vụt nghĩ, hoa của khuôn mặt ? Chiếc xe đạp chòng chành ngoài lề đường sau từng cơn gió. Nàng hỏi : “ Đố anh nó ngã không?” “ Chắc ngã!”. Và nó ngã thật. Hắn định bước ra nhưng nàng nắm tay Hắn níu lại: “ Để nó nằm vậy anh, khỏi phải ngã nữa.” Hắn cảm nhận một bàn tay mềm mịn và ấm áp. Tự nhiên một nỗi buồn vô cớ xâm chiếm, giống nỗi buồn của một dự cảm trái đất sẽ không còn. Nàng nói : “ Lúc nãy em bói thử : Xe không ngã thế nào anh với em cũng là bạn…” “ Vậy xe ngã, và đã ngã?”. Nàng im lặng. Hắn bạo dạn: “ Sẽ yêu nhau?”. Nàng cười rung rung bờ vai.
Mưa bắt đầu tạnh. Trời sáng hơn và trăng náu mình sau những đám mây đen giờ hửng sáng sau những vết nứt của mây. Đàn kiến thôi không còn dắt díu nhau trên đường di tản, đôi sên lặng lẽ đi đâu tự lúc nào, và hoa đất đã tàn…Hắn chở nàng về trên chiếc xe đạp. Nàng có vẻ thấp thỏm phía sau, dường như mong đợi điều chi. Lòng Hắn rối bời, một cảm giác thăng hoa, một chút sung sướng, một chút buồn, một chút ô trọc dấy lên trong Hắn. Tới con dốc quán Cây Trân Hắn dừng lại trả xe cho nàng, từ đây xổ hết dốc tới trường Ngân Hàng, còn Hắn cũng thế nhưng rẽ phải. Ngã ba của một con đường bình thường nhưng sau này Hắn nghĩ lại, có thể là ngã ba số phận…Nàng ngồi lên xe, quay lại nhìn Hắn, trong mắt đã không còn long lanh nữa. Và nàng xổ dốc, tiếng nàng vọng lại : “ Sao anh không hỏi tên em?” Hắn há miệng định kêu lên điều gì đó, nhưng bóng nàng đã xa, xa dần và khuất sau một khúc cua đầy những cây bàng và lá bàng bay…
Những ngày sau đó Hắn không ngủ được. Hắn nhớ nhung. Hắn tới cổng trường của nàng đứng đợi hàng giờ liền mong tìm một người không biết tên, một bóng dáng mờ mịt và một gương mặt trổ hoa mắt. Hắn đứng trên con dốc chờ đợi, cố tình đưa mặt ra hy vọng nàng sẽ nhìn thấy, nhưng tất cả đều vụt qua vai . Hắn đợi một cơn mưa dầm dề, lội ngược con đường ướt lạnh ngồi co ro trong căn chòi nát mong chờ một tiếng xe ngã. Nhưng đêm vắng lặng. Chỉ có cơn mưa là đồng hành cùng Hắn. Đôi sên không còn thấy dìu nhau đi, đàn kiến chắc đã tìm ra miền đất mới. Nước vẫn tràn vào sân, nhưng vì sao hoa đất không còn nở nữa?
Tháng 08/2015 Nguyễn Huỳnh.
Tôi đọc tôi nhớ đến cả thời sinh viên khốn khó của tôi. Cái thời củ mì và canh toàn quốc. Mới đó mà đã hơn 30 năm. Qua nhanh wá.
Đọc, tôi thấy tác giả viết thật hay, gây cho mình nhiều xúc cảm. Sự chân thật, có phải nó là cái gốc của nghệ thuật không?
Cảm ơn bạn đã cảm nhận. Có lẽ là vậy. Từ trong kỹ niệm cứ thế mà viết, không cần trau chuốt, tầm chương trích cú, cũng chẳng cần cóp nhặt gượng gạo ý tưởng nào mà thành. Cứ khai thác từ trãi nghiệm của bản thân, thấy vậy chứ vô khối, nếu mình quan tâm.
Tay này có mấy cái… “đã”! Thứ nhất là trí nhớ khá tốt, thứ nhì là cái tình ôm đầy bụng! Viết đôi chỗ “lộc cộc” cũng bởi vì…”tham”, muốn gom cả thế gian riêng ở trong túi ra mà kể, lại kể rất thật lòng bất kể thân sơ. Quen thì sẽ thấy rất gần, loay hoay một vài chỗ là thấy mình trong đó, mà… “đã” cũng là ở chỗ đó! Còn lạ thì theo muốn hụt hơi…Tôi lại chịu như vậy, đọc xong coi như được nhẹ lòng mình, mà cảm ơn người đã viết…
Ha ha! Lần này cũng được cái cho anh một vài chút ” ĐÔ. Cảm ơn anh. Hẹn anh sẽ có nhiều cái ” Đã” trong thời gain tới khi ta khà một tiếng sau ly rượu.
Chỉ là kỷ niệm cá nhân nhưng gợi nhớ cả một thời.
Vâng, có lẽ thời mà ai đã từng học dưới thời bao cấp ” Nồi canh lạnh lẽo nước trong veo / một miếng thịt heo bé tẻo teo” đều cảm nhận được. Cảm ơn.
Người này cuộc đời có nhiều kỉ niệm đáng nhớ quá.
Ai cũng có nhiều kỹ niệm đáng nhớ hết. Cơ bản ta có biết trân quí và khai thác kg.
Tham thia ngam ngui
Viết chân thành,xúc động
Hay
Nhớ cái thời đi học đại học những năm sau 75 cũng kham khổ i sì như vậy. Đói khổ nhưng tình yêu thì bao la.
Những kỷ niệm ấy đẹp vô cùng và mãi đi theo cùng năm tháng của cuộc đời chúng ra.
Sáng, trời mưa nơi chung cư, không đi thể dục, vào xem bài của bạn NH, chợt gặp lời chia buồn, Nhân đây, biết quá muộn, chị BT cũng chân thành chia buồn cùng em Sáu.
Bài viết của NH, đoạn cuối giống tình huống của nhà họa sĩ Nga bất chợt gặp cô gái đẹp. Hôm sau đến, đợi, mong gặp lại, song chờ mãi. Cuối cùng tác phẩm bức tranh “người đàn bà xa lạ” ra đời.
Cảm ơn chị đã chia sẻ. Tiếc là tôi không là họa sĩ.
Có những mối tình thoáng qua mà cứ nhớ thương hoài.
Kỹ niệm thôi,kg nhớ thương hoài đâu, có mà chít ngay với …
Em ” tán” con có cái hiền…dể thương hỏn tôi nhiều..ngày xưa tôi “tán” gái “ngu” lắm..người ta thích tôi..tôi cũng vậy..thường đến nhà giúp mẹ tôi..và thỉnh thoảng ủi ..quần áo cho tôi..môt hôm tôi bảo ..Dung à ! đừng ủi đồ cho tôi nửa nha ! Dung không biết ủi…làm..!! bẵng đi ..vài hôm ..tôi hỏi mẹ..mẹ ơi ! mấy hôm rày có ..ai..đến nhà mình không ?..có ai đâu..chỉ có con Dung thôi ! tôi nhìn lên dãy treo quần áo…rồi ly loạn đến…!!!
Cảm ơn anh đã ghé lại trang Xứ Nẫu, và có những chia sẻ thú vị. Có một câu chuyện vui e muốn kể cho anh và mọi người : Trên chuyến xe lên Đà Lạt đi thi đại học, Gã ngồi bên một cô gái xinh đẹp, cũng đi thi. Tới ĐL, ngẫu nhiên gã và nàng ở cùng khách sạn, nàng ở phòng bên. Nửa đêm nàng gõ cửa gã : Anh ơi em lạnh quá. Gã trao cái mềm cho nàng thầm nghĩ, mùa hè mà lạnh gì trời. Một lúc sau, nàng quay lại: Anh ơi em lạnh quá, gã trao nốt cái áo của gã. Đêm đó càng về sáng tiết trời càng lạnh, gã nằm co ro chịu trận. Sáng, nàng mang trả lại mềm, áo và nói: Anh thật là quê mùa!
Sau, gã rớt đại học( có lẽ vì một đêm mất ngủ), về quê cưới một cô vợ đen đen, sinh con đẻ cái và làm thợ mộc. Một buổi gã đang đục đục đẽo đẽo, tự nhiên kỹ niệm về chuyến đi thi hiện về cùng câu mỉa mai của nàng, gã vỗ mạnh lên đầu: Sao mình ngu vậy trời !
. Ai dè tay gã đang cầm dùi đục. Một vụ chấn thương sọ não hy hữu. Bác sĩ hỏi, gã thật lòng kể lại. Vị bác sĩ chật lưỡi : Bệnh này luôn diễn ra suốt đời đó anh.
Thầy Hiển ơi,hôm trước em nghe tin bà mất,em không biết làm cách nào để chia buồn cùng thầy (facebook khóa,trang xunauvn.org cũng khóa…). Em chỉ mong thầy bớt buồn đau,giữ gìn sức khỏe,thầy nhé. Cầu mong mọi điều an lành sẽ đến với thầy
Xin chia buồn cùng anh.
Một thời để yêu và một thời để nhớ (Erich Remarque )
Ngày xưa rất thích, và hầu như đọc gần hết truyện của Erich Remarque.
Thái độ trước ”cái đói lòng!”-Bạn anh bất cần chán chường chỉ muốn”Chỉ cần một trái lựu đạn là xòng!”Cô bạn trấn áp”mơ mộng quên đói!”Có bạn”làm càn liều chơi…Xong rồi chạy biến quỵt đời ổn thôi!?”-Riêng Anh dễ thương quá đổi!-Hiền nhát không dám tiến tới dù đói!”Bằng chứng”Mái hiên dưới mưa nhà người…Đường bùn -xe ngã-mưa rơi…Gặp cô thiện cảm cởi mở ướm lời…Tưởng như đùa vời những lời…Để rồi lặng lẽ hai người hai nơi.-Để Anh lung tung nghĩ ngợi…Kỳ Ngộ Trời!?
hìhì… diễn tả.
(Tại ông coi nặng lỗi chánh tả, nên tôi phải sửa, kẻo chướng mắt ông)
Không sao đâu. Nếu là đọc giả dễ tánh (cũng dễ thương nữa) như tôi thì do thưởng thức, thích thú cách diễn tã của ông, không để ý có lỗi đâu. Ông nói mới biết đó.
Rất thích cách xưng hô của HPL, cứ như quen tự thửa nào.
MÁI HIÊN DƯỚI MƯA
Hồi đó, năm 22 tuổi, khi tôi học năm cuối trường Trung cấp Xây dựng Số 6 Tuy Hòa, những tối thứ bảy là những tối nở rộng với mọi chiều kích. Có khi, lúc sẵn tiền, chúng tôi rủ ra quán Cây Trâm uống vài chai rượu Nàng Hương cho tới chếnh choáng quên lối về, cũng có khi chúng tôi ngồi trong phòng nội trú hát rống lên những bài hát vô nghĩa, nhưng thường nhất là chúng tôi cuốc bộ lên quán cà phê Tản Đà dễ chừng ba cây số, uống chung hai thằng một ly cà phê, cốt nghe nhạc ké.
Hôm nay thì không, chúng tôi không còn tiền dù cho ba thằng một ly. Bọn chúng nằm dài và hát những bài hát vô nghĩa. Tôi lại nhớ con đường và chiều thứ bảy. Và tôi đi. Bước chân lầm lũi trong chạng vạng tối tháng mười. Sau những cơn mưa trời đất no nước, sờ vào cái gì cũng thấy ươm ướp. Con đường tối nay cũng vậy, phủ loang loáng màu nước. Trời mưa tránh trắng, trời nắng tránh đen, Tôi nhảy qua những khoảng trắng, đôi dép tổ ong xộc vào bùn đất ngược lên trung tâm thị xã.
Tôi có rủ nhưng bọn nó không đứa nào đi vì biết tôi không có tiền. Mộng Điệp đang hí hoáy viết gì đó trên những tờ giấy kẽ ngang vàng xỉn. Nó lắc đầu. Nó đang viết văn. Đỗ Như Phương nằm dài trên giường tầng vọng xuống : “ Có tiền không? ‘. Tôi lắc đầu. Bùi Xuân Bác nhìn tôi hấp háy nhưng tôi lờ đi, và nó xổ một tràn vọng cổ giọng Quảng có câu” Chỉ cần một trái lựu đạn! “ trong vở tuồng “ Tìm lai cuộc đời “, đắc chí cười rống lên. Chẳng là hôm rồi nó rủ tôi đi uống cà phê ở quán Phượng nằm trên đường Duy Tân, Sau khi uống hết hai ly đôi ( Gấp hai ly bình thường, uống vào sánh cả lưỡi) và hút hết một gói Smit, Hắn đứng dậy bảo tôi : “Chạy! “ Khi tôi còn đang ngỡ ngàng thì nó phán tiếp : “ Mi không chạy thì tau chạy “, tôi thấy nó ung dung bước ra khỏi quán, riêng tôi đi như chạy theo nó, nó cười cười bảo : “ Ăn phở tau còn chạy nữa là cà phê! “. Tôi không rủ nó, lờ đi là lẽ vậy.
Con đường chạy ngang đồng lúa đã thu hoạch xong trơ gốc rạ, vang dần tiếng ếch nhái, hăng hắc mùi bùn đất, đìu hiu như lời hát Trịnh Công Sơn “ Đời sao hoang vắng như đồng lúa gặt xong”. Trong tôi ngân câu hát, càng sau càng thắm thiết, và nếu như thỉnh thoảng không có một vài ánh đèn xe loạng choạng qúet qua, chắc tôi đã khóc. Có khi chỉ một cảm xúc nhỏ lại có thể mang theo một năng lượng lớn đủ sức nấc bỗng tâm hồn ta lên khỏi mặt đất. Nhưng bụng tôi đang đói, kéo tâm hồn tôi xuống đúng vị trí của nó. Một gã đen nhẻm, gầy trơ xương và cao lêu nghêu như một cái đinh mười phân liêu xiêu ngược gió. Bửa cơm chiều thời bao cấp chẳng bõ bèn gì với cái bao tử rặt nông dân ăn chắc mặc bền. Tối qua trong ca trực đêm, tôi được phân công trực ở cổng nhà ăn, gần sáng, chị nấu bếp ra về ngang qua cổng dúi cho tôi một vạt cơm cháy, tôi nhai kỹ từng miếng nhỏ và cứ để cho những gì có được tự trôi vào cuống họng chứ không dám phí phạm nuốt đi. Tôi nghĩ tới điều này vì song song với cảm xúc về lời hát Trịnh Công Sơn, sự mách bảo của bao tử, đã đồng hiện trong tôi một cảm xúc sinh đôi : Tôi gần như muốn khóc khi vừa nhai miếng cơm cháy vừa ngắm trăng hạ huyền chênh chếch trên đỉnh Chóp Chài lúc hừng đông. Hạnh phúc.
Có thể lúc này Mộng Điệp đã buông bút, Bùi Xuân Bác đã hết hơi và Như Phương đã nhổm lưng ra khỏi giường tầng, tất cả đút vào túi quần chiếc muỗng chuẩn bị cho cuộc hành quân từ thắng tới hòa. Ngoài những bữa ăn chính thức trong trường, các sinh viên đôi lúc được người nhà cho thêm vài ký gạo. Vậy là trong khuôn viên trường, không góc này thì xó kia rụt rè ánh lửa của những cái bếp dã chiến bởi nhà trường cấm tiệt, kỷ luật như chơi. Chúng tôi dấu muỗng sẵn trong túi quần, như những thích khách dấu đoản kiếm. Và như vậy, lang thang như những thằng bài vở xong xuôi và nhàn rỗi, nhưng hễ thấy bếp nào vừa tắt, vung vừa mở ra là xáng lại múc lấy múc để. Cả chủ nhân và kẻ ăn giật không ai nói lời nào. Chỉ có tiếng muỗng khua khoắn trong nồi, tiếng xì xụp xuýt xoa. Và chỉ là những hạt cơm trắng…
Tôi phiêu diêu như vậy qua hết con đường đất. Bắt đầu từ đây là đường Trần Hưng Đạo, con đường trung tâm Thị Xã. Tôi chào đón con đường hoành tráng nhất Thị Xã bằng nhịp bước lê dép bất cần. Trong đầu tôi trống rỗng, chỉ có tiếng dép lê trên đường và lời dặn “ Trời mưa tránh trắng, trời nắng tránh đen”. Thị xã ngày ấy còn nghèo và thưa thớt. Một vài chiếc xe máy vội vàng vụt qua trong chiếc áo mưa thùng thình giống như con thú một mắt trần truồng. Vài hàng quán núp trong lều bạt, thoang thoảng mùi bắp nướng. Trong tôi bỗng nhiên tràn ngập một ước muốn cùng cực : Được cùng người yêu ghé vào quán nhỏ, ngồi trên những chiếc ghế gỗ ấm áp, hong mình bên lò nướng cùng những trái bắp vàng ươm bóng màu mỡ hành…
Tôi lại tiếc lon gi gô mắm ruốt mà chị tôi đã tự tay làm gửi vào cho tôi. Tối hôm kia tôi lấy ngón tay quệt một miếng nhỏ mun mút, thế là cả phòng mười hai thằng nhao nhao xin mỗi đứa một ngón. Ngón này ngón nữa, đứa này đứa nữa chẳng mấy chốc cả lon mắm sạch trơn. Bùi Xuân Bác đổ vào ít nước quậy quậy rồi ngửa cổ uống sạch, nó trả lon cho tôi rồi nói : Khỏi rửa ! Lại nhớ có lần nó hái ở đâu mang về một nắm ớt xanh, ngồi một mình vặt ăn từng trái, cứ mỗi miếng nó hít hà rồi tu một hớp nước. Xong, trong khi nước mắt nước mũi chảy ròng, nó cười hà hà bảo : “ Đưa cay cho nở cứt ! “.
( Viết tới đây tự nhiên tôi muốn ở ngôi thứ 3, và…)
Hắn đã tới được quán café Tản Đà, dưới núi Nhạn như dự định hành trình. Tiếng hát Khánh Ly vọng ra thiết tha nức nở như mọi khi, nhưng sao Hắn cảm thấy mệt mỏi và chán chường. Hắn ngồi thụp xuống dưới gốc sứ trắng tỏa ra từ trong hang rào của quán. Thinh lặng. Tiếng hát vụt thinh lặng. Hắn nhận ra rằng Hắn không phải vì âm nhạc hay vì café, mà vì con đường. Những bước lang thang sẽ kích lên trong Hắn một cảm xúc mới lạ của đan xen nhiều cảm xúc. Sự cô đơn, long kiêu hãnh, nỗi buồn lâng lâng…
Và Hắn thả bước đường về. Những chiêm nghiệm xoay quanh bước chân, trong tiếng rột roạt của đôi dép. Bầu trời mùa đông đang bắt đầu chớp lóe những tia sáng yếu ớt phía chân trời giăng một màu đen kịt. Hắn vẫn thủng thỉnh bước đi. Tới con đường đất ngang cánh đồng thì sấm chớp đã ình oàng và sáng rực, nhưng Hắn vẫn chậm rãi bước đi. Hề chi. Hắn nghĩ thế. Và trời đổ mưa cũng là lúc Hắn đứng trước căn chòi vách đất, mái làm bằng lá dừa dựng tạm bên đường. Có lẽ là của những người làm ruộng. Hắn tần ngần một lúc rồi bước vào mái hiên, ngồi xuống một khúc gỗ ẩm ướt mốc meo, tấm áo khoát vừa đủ ướt len những giọt sót qua khe nách chảy xuống hông nhồn nhột. Ngoài trời mưa nặng hạt. Một đôi sên cố lết tấm thân nặng nhọc dưới chân, Hắn phì cười trước vẻ vội vàng của chúng rồi nhặt chúng lên đặt xuống sát chân vách đất nơi chúng muốn đến. Tư nhiên Hắn cảm thấy thích cái nghĩa cử này. Cơ hội làm ơn cho đời với Hắn rất nhỏ, vậy nên Hắn thấy vui.
Có tiếng ngã ngoài đường. Hắn đứng dậy và thấy bóng một cô gái lốp ngốp trong vũng nước, chiếc xe đạp ngã một bên bánh vẫn còn xoay loang loáng. Hắn bước ra hỏi : Có sao không? Cô gái đứng dậy, mình mẩy bê bếch bùn đất : “ Anh đắt dùm em cái xe”. Nói rồi hai tay che đầu chạy vào mái hiên. Hắn dắt xe dựng bên lề đường. Cô gái ngồi trên khúc cây lúc nãy Hắn ngồi, bảo : “ Anh ngồi xuống đi”. Hắn ngồi xuống, dưới ánh sáng mờ mờ của đèn đường, dáng cô gái nhỏ nhắn đang run lên từng hồi, ánh chớp soi rõ một đôi mắt đen tinh nghịch. Đôi sên lúc nãy có vẻ thư thái, yên tâm hơn, chúng nép sát vào nhau ngạc nhiên quan sát hai kẻ lạ, Hắn có cảm giác như vậy. Hắn hỏi : “ Lạnh à? “. “ Lạnh”. Hắn mở rộng áo khoác, cô gái nắm vạt áo choàng qua vai. Hắn cảm nhận hơi ấm sau lần vải ướt. Chắc cô ấy cũng vậy, Hắn nghĩ và ước gì mình là đống lửa. Cô gái hỏi : “ Anh học ở trường xây dựng?” Hắn xác nhận. Cô gái nói mình học ở trường Trung cấp Ngân Hàng. Trường Xây dựng và Ngân Hàng cùng một lối từ Thị Xã chạy xuống, tới dốc quán Cây Trâm thì rẽ hai. Hai trường cách nhau vài trăm mét. Ngoài trời mưa như có vẻ sẽ không bao giờ dừng. “ Vũ vô kềm tỏa năng lưu khách/ Sắc bất ba đào dị nịch nhân “. Và lòng Hắn xao động. Hắn nghĩ tới ước muốn lúc chiều, ngang qua hàng quán dậy mùi bắp nướng. “ Những con kiến thật tội” Cô gái nhích vào bên Hắn khẽ nói. Hắn nhìn xuống đất, một đàn kiến đen di tản trên những đường hang nhỏ. Nước ở ngoài đang dần dần tràn vào mặt sân, tới đâu đất ở đó nở ra những bong bong. “ Anh biết gì không?” Nàng chỉ vào những bong bong. Hắn lắc đầu. “ Hoa đất! “ Hắn ngạc nhiên quay lại nhìn nàng, một đôi mắt đen nở trên khuôn mặt trắng nhợt. Hắn cảm nhận hơi ấm từ cơ thể nàng và vụt nghĩ, hoa của khuôn mặt ? Chiếc xe đạp chòng chành ngoài lề đường sau từng cơn gió. Nàng hỏi : “ Đố anh nó ngã không?” “ Chắc ngã!”. Và nó ngã thật. Hắn định bước ra nhưng nàng nắm tay Hắn níu lại: “ Để nó nằm vậy anh, khỏi phải ngã nữa.” Hắn cảm nhận một bàn tay mềm mịn và ấm áp. Tự nhiên một nỗi buồn vô cớ xâm chiếm, giống nỗi buồn của một dự cảm trái đất sẽ không còn. Nàng nói : “ Lúc nãy em bói thử : Xe không ngã thế nào anh với em cũng là bạn…” “ Vậy xe ngã, và đã ngã?”. Nàng im lặng. Hắn bạo dạn: “ Sẽ yêu nhau?”. Nàng cười rung rung bờ vai.
Mưa bắt đầu tạnh. Trời sáng hơn và trăng náu mình sau những đám mây đen giờ hửng sáng sau những vết nứt của mây. Đàn kiến thôi không còn dắt díu nhau trên đường di tản, đôi sên lặng lẽ đi đâu tự lúc nào, và hoa đất đã tàn…Hắn chở nàng về trên chiếc xe đạp. Nàng có vẻ thấp thỏm phía sau, dường như mong đợi điều chi. Lòng Hắn rối bời, một cảm giác thăng hoa, một chút sung sướng, một chút buồn, một chút ô trọc dấy lên trong Hắn. Tới con dốc quán Cây Trân Hắn dừng lại trả xe cho nàng, từ đây xổ hết dốc tới trường Ngân Hàng, còn Hắn cũng thế nhưng rẽ phải. Ngã ba của một con đường bình thường nhưng sau này Hắn nghĩ lại, có thể là ngã ba số phận…Nàng ngồi lên xe, quay lại nhìn Hắn, trong mắt đã không còn long lanh nữa. Và nàng xổ dốc, tiếng nàng vọng lại : “ Sao anh không hỏi tên em?” Hắn há miệng định kêu lên điều gì đó, nhưng bóng nàng đã xa, xa dần và khuất sau một khúc cua đầy những cây bàng và lá bàng bay…
Những ngày sau đó Hắn không ngủ được. Hắn nhớ nhung. Hắn tới cổng trường của nàng đứng đợi hàng giờ liền mong tìm một người không biết tên, một bóng dáng mờ mịt và một gương mặt trổ hoa mắt. Hắn đứng trên con dốc chờ đợi, cố tình đưa mặt ra hy vọng nàng sẽ nhìn thấy, nhưng tất cả đều vụt qua vai . Hắn đợi một cơn mưa dầm dề, lội ngược con đường ướt lạnh ngồi co ro trong căn chòi nát mong chờ một tiếng xe ngã. Nhưng đêm vắng lặng. Chỉ có cơn mưa là đồng hành cùng Hắn. Đôi sên không còn thấy dìu nhau đi, đàn kiến chắc đã tìm ra miền đất mới. Nước vẫn tràn vào sân, nhưng vì sao hoa đất không còn nở nữa?
Tháng 08/2015 Nguyễn Huỳnh.
Tôi có gửi lại bài cho Amin, có nói là bài trước tôi gửi chưa đọc lại nên còn nhiều chỗ lủng củng, cai chính tả, có đăng thì đăng bài sau. Nhưng sao anh lại đăng bài trước?
Quả là hậu đậu. Tôi sẽ chỉnh sửa ngay. Cám ơn anh
Cảm ơn anh.
Nếu được anh xóa cái còm Mái hiên…dùm, anh đã chỉnh nên nó thừa. Cảm ơn anh.
Tưởng Anh ngất ngư rồi! May quá còn sống tốt! Mừng biết tin sống còn Vậy mà tưởng…Khỏe phây phây???
Ông Huỳnh ngồi đàng hoàng xuống ghế đi, nhận của tôi một bái. Rất mến phục cách ông diễn tả tâm trạng đói: “Có khi chỉ một cảm xúc nhỏ lại có thể mang theo một năng lượng lớn đủ sức nấc bỗng tâm hồn ta lên khỏi mặt đất. Nhưng bụng tôi đang đói, kéo tâm hồn tôi xuống đúng vị trí của nó”.
Tưởng : ông Huỳnh ngồi đàng hoàng lên bàn đi… Làm mất hồn.
Hihi….y ong muon noi ban tho do ha?