Mộc Miên Thảo
.
Quơ tay níu cả sơn hà
Rót cho đầy chén chuốt ngà ngà say
Buồn vui trong cõi trần nầy, có – không?
.
Nghe Thu
.
Ta nghe trong giấc mộng thường
Đêm im bặt
tiếng buồn vương ngô đồng
Bên trời chiếc lá ngóng trông gọi mùa.
.
Thực hư
.
Trăng treo lơ lửng ngọn tre
Trời treo lơ lửng nửa hè sang thu
Ta nằm say giữa thực-hư… vô bờ.
.
Một mình
.
Thu đi nhớ chiếc lá vàng
Em đi nhớ dáng liễu gầy, thơ sa
Đường về chỉ một bóng ta… nhớ mình.
.
Cười… có trăng
.
Trăng về đậu ngọn tre làng
Thắp vầng nhật nguyệt mênh mang cõi người
Nghe trong “vô ngã”, nụ cười… có trăng.
.
Lục lạc thời gian
.
Chợt nghe lục lạc vẳng xa
Thời gian – vó ngựa trườn qua mắt ngày
Mộng trùng khơi nở trên tay!
.
Bóng chiều
.
Một hôm tôi thấy ngày rơi
Nghe hoàng hôn rớt bên đồi quạnh hiu
Dang tay níu lại mảnh chiều khói sương.
Cũng là một cách để làm mới thơ.
Nếu có một qui tắc cho lục bát ba câu vì dụ câu cuối là 6 hay 8 chữ thì biết đâu nó sẽ trở thành một thể thơ có tính truyền thống
Way
Viết hay
Thơ hay.
Cảm ơn “Chút Chít”.
Chúc vui.
Lục lạc thơi gian hay. Không cần bàn tới thể loại, chỉ cần 3 câu mà ra tứ thơ hay là giỏi lắm rồi.
Tôi đồng ý với Anh, Nguyễn Huỳnh ơi. Cảm ơn đã góp lời chia sẻ cho.
Thân quý,
MMT
Thể thơ này khó làm lắm ,nhất là ở câu kết
Cho nên để gọi là “hay” hoặc “đọc nghe được” thì càng khó hơn. Vậy nên, MMT cứ thử xem sao và lấy đó làm vui. Về thể loại ngăn ngắn nầy, một năm qua mình gom được 7 bài tứ tuyệt, 7 bài lục bát ba câu. Vậy đã là nhiều.
Xin cảm ơn H-Hưng chia sẻ. Chúc vui.
Dốt thơ lại muốn làm thơ
Đọc thơ Miên Thảo, ngẩn ngơ thở dài
Rìu kia Bếp múa sao qua….ông thầy.
Mộc hiền hũu ơi, ba câu lục bát Bếp tập tễnh học từ anh, không hiểu có đúng vần, đúng cách hay không? Bếp thấy cách giảng dẫn giữa anh và các thi nhân khác mà thích quá nên mới thử liều viết đại vài câu cóc nhái xem sao. Nếu không bị “thầy” gạch mực đỏ chắc có ngày Bếp bỏ văn qua thơ một lần để chọc cười bạn bè cho vui.
Anh và gia đình vui khoẻ và cho mọi người tiếp tục đọc những vầng thơ hay như trên hoài nghen.
Thân quý, (cách chào nầy Bếp cũng bắt chuởc hiền hữu đó).
Chị Bếp ơi,
Được chị gọi bằng giọng thân thương “Mộc hiền hữu” làm em thích quá.
Cảm ơn chị ghé qua góp vui và hoà vào dòng “lục bát ba câu” ít người thích nầy. MMT rất mong một ngày gần nhất được đọc thơ của chị. Chắc sẽ thú vị lắm.
Kính chúc chị nhiều niềm vui, nhiều thi hứng, góp thêm cho trang nhà nhiều bài viết hay nữa ạ.
Kính quý,
MMT
A, vậy là từ đây Bếp gọi thi nhân bằng Mộc đệ được không?Như gọi Thơ đệ ấy mà. Được thêm một cậu em tài ba như hiền hữu Bếp hãnh diện lắm đó.
Dạ, rất hân hạnh, chị Bếp ơi. Vậy thì vui quá. Chứ chị cứ gọi “thi nhân”… làm đệ thật ái ngại.
Kính,
MMT
Hu hu,mình vẫn thích lục bát truyền thống hơn.
Cũng tùy theo ý thích của mỗi người bạn ạ.
Rất đồng tình với “Song Hương” ở điểm nầy.
Cảm ơn góp lời chia sẻ cho và chúc vui ạ.
“Lạ và độc” thì quả là khó, phải không Anh? Truyền thống cứ vẫn hơn, bởi quen. Thể như ngày Xuân khoác chiếc áo mới, thơm mùi vải mới… chứ thật ra, chiếc áo cũ, dẫu có sờn, rách… mình vẫn thấy vừa vặn hơn, là lẽ thường.
MMT xin cảm ơn Anh luôn ghé qua góp cho lời chia sẻ chân tình. Quý lắm ạ.
Chúc Anh vui.
Tác giả phải dụng công rất nhiều, để có câu thứ 3 là câu kết: “Buồn vui trong cõi trần nầy, có – không?” Hoặc : “Ta nằm say giữa thực-hư… vô bờ”. Tôi thích nhất bài “Một mình” và “Bóng chiều”. Ý thơ hay. Chỉ tiếc cho bài: “Cười… có trăng”, ở câu : “Thắp vầng nhật nguyệt mênh mang cõi người”, có chút nhầm lẫn chăng?( nhật nguyệt日月: mặt trời và mặt trăng – từ điển.com ). Khổng Tử viết: Nhật cư nguyệt chư / Chiếu lâm hạ thổ ( hai vầng mặt trời, mặt trăng / đã từng rọi chiếu mặt đất)…Hôm nào vô SG cà phê sẽ “tám” nhiều hơn về “Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt…” ( TCS) Mộc Miên Thảo nha. Thân ái.
Thật tình mà nói, cứ mỗi lần được Anh góp lời chia sẻ thì luôn học thêm ở
Anh một điều gì đó, thật hay. Lần nầy, được anh Ngô Đình Hải ưu ái đọc kỹ qua những câu thơ nhỏ kia, rồi còn tặng cho hai chữ “dụng công” nên quý lắm ạ. Bởi anh đã thấu cho cái khó của thể loại nầy ở câu thứ ba. Đã vậy Anh còn chọn thích 2 trong 7 bài trên, quả là một sự ưu ái lớn. Cả “cái tiếc” anh ngầm so sánh với ý trong ca khúc bất hủ của “Một cõi đi về” (TCS) mà hầu như ai cũng đã nghe qua. Có lẽ, đó cũng là một trong những minh chứng cho “cái tiếc” anh muốn nhắc.
Ngoài ra, gần đây (đầu năm 2014), MMT “nghe nói” đâu rằng sư thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh có cho ra đời tác phẩm “Một cuộc đời, một vầng nhật nguyệt”. Đó là bộ sách dày nhiều ngàn trang với 6 tập đã được xuất bản vào đầu năm 2014 bởi Nhà Xuất Bản Văn Học, Hà Nội… cũng là một điểm chung khác.
Riêng MMT chọn cách đơn giản hơn. Tỉ như, qua một câu trong ca khúc “chiều một mình qua phố” cũng của TCS mà riêng MMT rất thích như:
“Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em
Có khi NẮNG KHUYA chưa lên mà một loài hoa chợt tím…”
MMT thích cách gọi “NẮNG KHUYA” đó của ông. Thế thì điều nầy có chút “đồng” nào đó chưa khi gọi “vần nhật nguyệt” không ạ? Và, từ câu hỏi của anh, MMT suy ra chắc chắn một điều rằng, Anh lại có cách hiểu độc đáo khác cho “Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt…” (TCS) mà nó cứ thôi thúc làm MMT thêm rất muốn một lần ghé thăm Anh ở SG, mong được nghe Anh chỉ cho thêm. Rất mong, Anh Hải ơi.
Xin cảm ơn Anh rất nhiều và kính chúc Anh an vui luôn.
Kính quý,
MMT
Một thể thơ có vẻ mới,nhưng liệu có phù hợp ?
Dạ thưa, một thể thơ không mới mà còn rất cũ, anh Đỗ-Nguyễn ạ. Tỉ như cố thi sĩ, nhà nghiên cứ Nguyễn Tôn Nhan cũng mất cả đời nghiên cứu, viết thể loại nầy. Hay, cho MMT trích một bài mà MMT rất thích của cố nhạc-thi sĩ Văn Cao như:
tiếng nghe rắt réo cơn sầu
buông chân tìm nghệ thuật màu Đường Thi
tài hoa riêng cõi nét chì đã phai.
Vế sau của câu hỏi anh đưa ra, cho MMT xin miễn trả lời được không ạ bởi nó còn tùy… Anh ạ.
Kính chúc anh nhiều niềm vui.
”Lục bát ba câu ”nhiều đoạn?”Say ”-Sơn hà vui buồn tan trong rượu…”Nghe Thu”giấc mộng gọi mùa…”Thực hư”say giữa vô bờ mênh mang…”Một mình”-”Cười”say”có trăng?Vó ngựa”lục lạc thời gian” ”Bóng chiều”bỗng rớt tay dang níu Chiều?..Thì đây Lục bát thật nhiều!Ba câu nhiều chữ dễ yêu quá chừng?
Lục bát cho thiếu để tìm…Sao mà kỳ vậy chắc quên đâu rồi?
Chị “aitrinhngoctran” luôn dùng những cảm tác độc đáo viết lời chia sẻ cho. Thật quý. Xin cảm ơn chị nhiều ạ.
Chúc chị luôn an vui.
Không hiểu thơ 3 câu có dựa trên nguyên tắc vần điệu nào không nhà thơ ơi.
Chào “XThien”,
Nếu bạn nhìn kỹ thì nó có nguyên tắc hẳn hoi 6-8-6 hay 6-8-8. Ví dụ như:
1.
ngó sơ đủ biết hoa sen
ngửi sơ đủ biết mùi em thơm nồng
tâm thông hay là ý thông.
(6-8-6 Nguyễn Tôn Nhan)
2.
sâu trong ánh mắt khóc cười
chia đều cho nỗi phận người thân ta
vẽ giọt rượu nhỏ nốt la ơi tình
(6-8-8 Trịnh Công Sơn)
Theo ý rất riêng mình thì rằng, thể thơ nầy độc đáo không kém thể Hai-Ku 5-7-5 của Nhật do Thiền sư Basho sáng lập như thể hồn lục bát (là hồn dân tộc Việt) quyện vào Hai-ku Nhật mà ra vậy.
Mình cũng chỉ tập tễnh viết đôi bài thôi (chưa là nhà thơ gì cả) nên lạm bàn. Mong anh/chị yêu thích thể loại nầy ghé qua, góp vui nhằm học hỏi thêm ạ.
Chúc anh vui luôn.
Bài Nghe thu…4 câu.
Là 3 đầy ạ. 3 từ đầu viết hoa nhằm nhấn mạnh điều nầy. Còn câu hai nhảy xuống dòng muốn trình bày rõ hơn ý muốn nói.
Đọc chưa quen nên âm điệu thấy trúc trắc.
Một chia sẻ rất thật. Xin cảm ơn.
Tặng bạn vài bài của các thi nhân nổi tiếng khác đọc thử cho vui vậy:
1.
đương thì nhật nguyệt trôi qua
tha hương cố quận lạc hoa một nhành
trường miên nguyện ngủ dưới ngành tùng trăng .
(Bùi Giáng – trong “Hán Tự Hài Cú-Ngô Văn Tao-Nxb Văn Nghệ Tp.HCM-1994”)
2.
ra đi ngờ biết trở về
nghe hơi thở của đồng quê, nhớ nhà
chia tay và hội ngộ là tất nhiên!
(Phạm Duy)
3.
ồ trăng. ồ núi. ồ em
lọt anh vào giữa chẳng thêm được gì
vô công. vô danh. vô vi.
(Nguyễn Tôn Nhan)
Thể loại thơ này đang được nhiều người theo đuổi đâyb
Và, MMT cũng muốn “thử xem sao” nhưng… thấy “cô đơn” quá ạ. Bởi khi viết một bài thơ, quan trọng nhất là cái tứ tìm được mà đem gói nó vào trong 3 câu bé xíu để làm thành một bài nên… nhiều người tiếc!
Cảm ơn chia sẻ. Chúc nhiều niềm vui.