Nguyễn Hoàn
.

Chiều nhập nhoạng. Hoàng hôn chiếu những tia nắng cuối cùng giát vàng lên ngọn núi Kim Sơn lấp lánh cả một vùng núi cao như bừng lên sức sống cuối cùng của ngày tàn. Người xưa đã đặt tên cho ngọn núi thật thực tế. Núi vàng trong buổi chiều tà. Mây trắng lởn vởn bay bên núi. Mây với núi, vẫn giống như ngàn năm, như đang tâm sự điều gì. Dưới núi là con sông Kim Sơn êm đềm trôi về phía Đông. Chỉ lát nữa thôi là cả núi, cả sông, cả mây trời và cảnh vật xung quanh đều sẽ đi vào tĩnh mịch. Sự vận chuyển này của cảnh vật cũng giống như ở quê ông Hoà, nhưng ông vẫn cứ trầm ngâm tư lự. Đây là buổi chiều hoàng hôn đầu tiên ông ở nơi xa lạ. Ở đây, buổi tàn đông trời có chút ít se lạnh hơn sơn cũng là vùng núi, nhưng núi An Tượng quê ông, dù cao chất ngất khí hậu vẫn ít lạnh hơn nơi này. Từ những ngày còn học trung học ông Hòa đã được cha gửi đến nơi này học võ tuần hai buổi với thầy dạy võ vốn là bạn nối khố của cha ông từ hồi còn nhỏ. Thầy dạy võ ông Hòa là một người có tính khí điềm đạm. Ông học hết Trung học rồi trốn lính trôi dạt đến vùng đất này. Ông rất giỏi võ đặc biệt là là ngọn roi Thuận Truyền gia truyền của ông đã tiếp tục nổi tiếng các vùng đất võ rộng lớn. Dù là bạn của cha nhưng ông Hòa để được thầy võ nhận dạy thật là khó khăn ông đã tiếp xúc với ông Hòa nhiều lần để nhìn tướng mạo, để chuyện trò cho hỏi han xem người học trò này có đặc điểm sát khí không rồi sau đó mới nhận dạy. Mỗi thứ bảy chủ nhật cha ông Hòa chở con vượt hơn hai mươi cây số đường xa, thả con xuống với thầy, đi đâu đó loanh quanh chờ con học xong chở về. Ròng rã ba năm như vậy. Ông Hòa thời trai trẻ đã học được những thế võ rất chắc. Từ những ngày đầu tiên học học đứng tấn đến những bộ thảo, miêu tả diện, ngọc trản thần Công… ông Hòa đều tiến bộ rất nhanh có lẽ ngay từ thời tiểu học ở thành phố biển ông Hòa đã từng học qua Vovinam nên đã tiếp thu nhanh hơn các đồng môn khác. Việc học tập văn hóa cũng vậy, nhờ cha nghiêm khắc kèm cặp động viên, ông Hòa cũng đã học hành đầu xuôi đuôi lọt. Đậu Tú Tài bán, đậu Tú Tài Toàn, rồi đậu luôn Đại học Sư phạm. Những năm tháng ấy sống trong lòng chế độ Sài Gòn cũ, nếu chỉ cần rớt 1 năm là lập tức có giấy gọi nhập ngũ, với các mảnh bằng tú tài thì hoặc sĩ quan Thủ Đức hoặc sĩ quan Đà Lạt, ra khỏi quân trường là lao ngay vào các mặt trận, trên ve áo là quai chảo, hoặc bông mai. Cha ông Hòa khuyên con tuyệt đối không nên chọn kiểu sống một là xanh cỏ hai là đỏ ngực như vậy được. Ông Hòa học sắp xong đại học sư phạm thì miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất. Lúc bấy giờ ngành giáo dục mới sắp xếp lại các trường học các cấp học trên khắp miền Nam. Thầy cô quá thiếu ông Hòa được điều ngay ra giảng dạy ở quê nhà. Ông chọn dạy một trường trung học phổ thông bên vùng núi An Tượng, phía hữu ngạn sông Côn là nơi công tác và sinh sống suốt cuộc đời mình. Khi công việc dạy học ổn định, bằng cấp Đại học Sư phạm mới cũng ổn định, ông Hòa theo yêu cầu của nhiều người dân địa phương, ông đã mở thêm lò dạy võ vào các buổi tối. Ông chỉ nhận năm đến bảy học trò và cũng giống như thầy mình ông chọn mặt và nhận học rất kỹ chủ yếu học trò học phải lấy đạo đức làm đầu. Ông không chủ trương học trò học võ thành tài là để đi thi đấu đài này, đài nọ dù lúc này nhằm khôi phục tinh hoa võ thuật cổ truyền, tỉnh có cho phép các cuộc thi đấu võ đài ở các địa phương trong tỉnh. Quan điểm của ông được nhiều phụ huynh võ sinh nhất trí. Công việc dạy học văn hóa và dạy võ chiếm thời gian của ông khá nhiều, nhưng lúc nào ông cũng thấy mình nhanh nhẹn khỏe khoắn. Nhiều người khen ông làm thầy nào cũng tốt. Ở công việc dạy học từ giáo viên ông đã lên dần đến phó hiệu trưởng, rồi hiệu trưởng. Ông Hòa là một giáo viên dạy giỏi, mẫn cán trong giảng dạy và trong quản lý. Cứ như vậy cho đến khi tròn sáu mươi tuổi, ông Hòa về hưu với biết bao thế hệ học trò trọng vọng. Thế mà chỉ trong một tích tắc ngắn ngủi của một buổi chớm sáng, ông đã làm người phạm tội và ông đã rơi vào vòng lao lý.
Buổi sớm sáng hôm ấy cách nay chưa xa, như thường lệ khi chuông chiếc đồng đồng hồ ông đổ đến bốn tiếng là lúc ông Hòa thức dậy đánh răng súc miệng rồi xỏ giày đi tập thể dục. Ông đi bộ vòng quanh mấy con đường bê tông của địa phương độ nom một tiếng thì về. Sáng ấy khi về đến cổng nhà thì thấy có một thanh niên lạ đội mũ bảo hiểm đeo khẩu trang đang với hai tay đỡ lấy một cái bao gì đó từ người bên trong cổng nhà ông đưa ra trên những cọc sắc nhọn tròn lởm chởm của cánh cổng vẫn đang khóa kín im ỉm. Hai chiếc Honda dựa trên bệ cỏ sát hai bên trụ cổng. Lúc bấy giờ là 5 giờ, nhưng trời mùa đông nên vẫn chưa sáng hẳn. Hình như cái bao gì đó từ trong sân nhà ông chuyển ra nặng quá người thanh niên bên ngoài cổng đỡ không nổi nên rơi xuống thềm bê tông và trong bao là tiếng chó sủa vùng vẫy. Ông Hòa đã kịp nhận ra là chuyện gì. Té ra đây là thủ phạm trộm chó. Con vện là một con chó ông Hòa nhặt được từ đống rác cuối xã từ khi nó mới vài tuần tuổi. Nó gầy nhom đói khát bới rác tìm thức ăn. Động lòng thương, ông Hòa đã đem nó về nuôi đã hơn hai năm nay rồi. Ông Hòa có hai con học đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, ra trường xong chúng có chồng, có vợ, có nhà, có cửa, rồi ở tịt trong đó với cháu của ông. Nhiều lần các con ông năn nỉ ông vào sống với con cháu ở nơi đất phương nam ấy, nhưng ông chỉ vào thăm chơi một tuần, nửa tháng thì về. Từ khi nghỉ dạy học, ông cũng thôi dạy võ và hàng ngày chăm sóc mảnh vườn nhỏ trồng rau, trồng cây cảnh và một ít cây thuốc. Con Vện đối với ông là một niềm vui, niềm an ủi khi tuổi già cô đơn. Vợ ông, cũng là một một giáo viên đã chết bất đắc kỳ tử vì tai nạn giao thông do hai thanh niên say xỉn lái xe Honda tông trên đường đi dạy học về cách hơn mười năm. Hình như con Vện biết ông là người đã cứu nó, đã cưu mang nó, nên nó rất quyến luyến với ông và làm tròn bổn phận canh giữ nhà mà ông giao cho nó. Ông chích ngừa dại cho nó theo yêu cầu của thú y và không thả nó ra ngoài đường. Ông đi đâu xa về nhà, nó vẫy đuôi mừng ăng ẳng trong nhà, sân trước vườn sau nó cắn chết nhiều con chuột. Vậy là nhà ông sạch chuột. Con Vện cũng như loài chó nói chung là những con vật có nghĩa rất trung thành với chủ. Nhưng sáng nay thì, nó đang vùng vẫy ăng ẳng trong cái bao kia. Ông Hòa vừa lên tiếng hỏi người thanh niên tại sao lại bắt chó trộm, thì lập tức kẻ trộm tấn công ông ngay. Cây dùi cui điện, một vật dụng chỉ công an mới được dùng, không ngờ nó cũng có cái dùi cui quất sát rạt vào ông Hòa, ông đã lạn người để tránh được. Thằng thanh niên trong sân nhà ông nghe động cũng trèo ra cổng. Tình thế cấp bách đã khiến ông Hòa lách ra sát cột trụ cổng phía trái vừa né đòn vừa vọt lại giật cây roi cài hờ sát mép cổng sắt và trụ cổng. Đó là một cây roi tre đặc tròn bằng cổ tay, dài tầm một mét hai. Khi có cây roi trong tay ông yên chí phần nào. Ông đảo một vòng bộ pháp thông thường thủ thế. Lúc này thằng thanh niên thứ hai đã trèo được ra khỏi cổng và lấy ra từ trong cái bao treo ở xe Honda một con dao nhọn. Cả hai cùng tấn công ông… Lúc đầu khi có một đứa ông Hòa còn lạn đánh cầm chừng, chủ yếu là tránh né đòn. Nhưng khi cả hai cùng tấn công ông thì ông thấy hơi nguy hiểm. Hai tên trộm đều to lớn đang ra sức áp đặt đối thủ để kịp tẩu thoát cùng với con mồi nên chúng đánh rất sát, toàn những đòn sát khí. Ông Hòa vừa né tránh được lưỡi dao vụt sát mặt ông thì bả vai ông bị một dùi cui phang đau điếng. Không nhẹ được nữa, đòn roi chiến hiểm ông đã tung ra. Các đốc roi giựt thốc vào ngực một địch thủ, tên trộm cầm dao đã ngã bịch xuống nền bê tông, miệng ộc đầy máu. Tên trộm còn lại chưa hoàn hồn cũng bị một đốc roi của ông thụt vào bụng ngã vật ra, miệng la ới ới xin tha tội. Biết chủ có mặt gần bên, nên con chó trong bao càng vùng vẫy ăng ẳng hơn. Ông Hòa nhìn hai tên trộm nằm im trên đất mà hối hận về việc mình đã ra đòn độc. Ông Hòa thả cây roi bên cổng rồi đi lại phía người thanh niên miệng đầy máu, đưa tay sờ mũi, không thở được nữa rồi. Mình đã giết người rồi! Ông Hoà ngồi bệt xuống vệ cỏ đưa tay vào túi sau mở nút lấy điện thoại gọi công an. “ Vâng tôi Hòa… nhà ở… tôi đã đánh chết người trước cổng nhà tôi: Tôi đã gây tội ác, mời các anh tới bắt tôi”. Chỉ vài phút sau là công an xã và sau đó là công an huyện có mặt ngay. Người đi đường cũng tập trung đến khá đông. Công an phong tỏa giữ nguyên hiện trường, chụp hình lập biên bản. Lúc bấy giờ hai người thanh niên tỉnh lại, lăn lộn kêu la. Té ra chưa có người nào chết cả, Ông Hòa nói với công an cho mình được gọi người quen gần đây đưa xe đến chở hai nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu. Hai nạn nhân được đưa lên xe. Ông Hòa và một công an cùng theo đi xe về phía thành phố. Hai công an được bố trí ở lại giữ hiện trường. Hai chiếc xe của kẻ gian với những vật dụng bắt trộm chó, cái dùi cui, con dao công an thu giữ. Con chó được mở bao thả ra, cổng nhà ông Hòa cũng được mở. Qua khoảng sân nhỏ là cửa nhà ông Hòa vẫn còn khóa im ỉm. Công an quan sát kỹ cửa trước, cửa sau vẫn khóa kín như vậy đây chỉ là là vụ việc trộm chó chứ không trộm thứ gì khác… mãi cho đến lúc nắng sáng hẳn lên công an làm xong mọi thủ tục hiện trường xong, cổng nhà ông Hòa được khóa lại thì công an và mọi người xem mới lục tục ra về. Tang vật trộm được đưa về đồn .Ở bệnh viện tỉnh một tên trộm bị gãy hai sườn trái, tên còn lại phải nẹp và băng bột khoảng mười ngày nửa tháng thì có thể xuất viện. Tên trộm còn lại bị nhẹ hơn nhưng cũng phải cắt một phần lá lách chỉ mười ngày là có thể xuất viện. Ông Hòa ứng hết toàn bộ tiền viện phí cho hai người bị hại. Thì ra hai bị hại cũng đều là người của thành phố biển này. Do lêu lổng, ăn chơi, cờ bạc không nghề ngỗng gì nên hai thanh niên này đã chọn nghề bắt chó trộm mỗi đêm. Giống như nhiều đạo chích khác cùng nghề, đêm đêm chúng thường đi nhóm hai người lùng sục các hang cùng ngõ hẻm và bắt chó rất thiện nghệ. Khi phát hiện chúng dùng cái kẹp dài kẹp vào cổ chó và cho vào bao ngay. Mỗi đêm hai đứa bắt vài con chó là chuyện thường, bán cũng hơn bạc triệu; các quán Cờ Tây, Nai Đồng Quê mua ngay trong đêm, nhốt lại giết thịt dần. Trường hợp mua được nhiều thì chuyển cho đại lý đưa lên xe tải chuyển ra miền Bắc tiêu thụ. Chó là vật nuôi có nghĩa trung thành với chủ nên được chủ thương yêu. Vì vậy nên một khi chó bị trộm các chủ vật nuôi rất căm tức đã có nhiều vụ án kẻ trộm chó bị nhiều người dân đánh chết và tất nhiên theo luật pháp người sát nhân phải bị tù. Những tên trộm chó nếu chỉ bị bắt thôi không bị hành hung thì chỉ bị phạt tiền cảnh cáo rồi thả, vì vật trộm thường chỉ dưới 2 triệu. Ông Hòa biết rất rõ điều ấy. Nhưng việc ông không tự kiềm chế được mình, ông đã đánh người suýt nữa không còn toàn mạng. Ông rất xứng đáng phải đi tù. Học trò ông, con ông có thể bảo lãnh cho ông được tại ngoại. Nhưng cái tính chất trượng phu của của con nhà võ buộc ông tự nguyện xin được ở tù để răn mình, để làm gương cho người khác. Việc đánh hai tên trộm chó là việc tự vệ chính đáng, ông có thể tự bào chữa cho mình như vậy. Nhưng lương tâm ông Hòa vẫn cứ bị cắn rứt bởi trên hết mình là một người hành võ trên miền đất võ nổi tiếng khắp cả nước này.
Ở tù một thời gian không ngắn, cũng không dài, đủ để ông Hòa nhận ra cuộc sống bên cạnh những thuận lợi phát triển, vẫn luôn tiềm ẩn những khó khăn phức tạp. Sống chân chính với tất cả mọi người. Có như vậy tâm mình mới yên: Ông Hòa được giảm án nhờ biết cách sống tốt trong phận tù nhân.
Về với vùng quê yên ả của mình bên cạnh sông Côn, lúc này ông Hòa đã tròn tuổi bảy mươi tuổi thất thập cổ lai hy nhưng ông Hòa vẫn thể dục đều đặn, vẫn làm vườn, vẫn luyện võ và thăm hỏi bà con mỗi ngày. Học trò ông xa gần ghé thăm ông. Một buổi sáng, vừa xong một giờ thể dục bên bờ sông Côn, ông đang trầm ngâm nhìn dòng sông hiền hòa chảy như từ bao đời, thì hai thanh niên to khỏe đến trước mặt cung tay “ Kính thầy, thầy có nhớ chúng con không?” trong ngoài nhìn kỹ vẫn không nhận ra hai môn sinh này mình dạy từ lúc nào. Cái kiểu cúi mình cung tay đó đúng là con nhà võ nhưng ông Hòa đành chịu, cố nhớ vẫn không nhớ ra được. Ông Hòa lắc đầu xác thực điều đó. Hai thanh niên khúm núm nhỏ nhẹ với ông Hòa “ Thưa thầy. Hai đứa con là hai tên trộm chó nhà thầy ngày nào, mới mà thầy đã quên. Xin cảm ơn thầy đã cho chúng con một bài học. Chúng con ăn năn hối hận giờ trở thành người tốt rồi thưa thầy…”!
Có gì đó giống cuộc đời thầy Nguyễn Hoàn quá. Phải không thầy?
cũng có cái gì đó trong mình
Roi Bình Định nức danh làng võ. Thành ngữ vẫn hay nhắc
Roi Thuận Truyền quyền An Thái
Nhưng đề tài này ít ai khai thác.
Do đó truyện ngắn này góp phần khai mở một chủ đề vô cùng phong phú, hấp dẫn trong tương lai