Trần Vấn Lệ

Cây đào bên hàng xóm chìa nhánh sang nhà tôi tất cả lá đã rơi, hình như chồi đang nhú…
Còn cây đào trước ngõ nhà tôi đã có hoa; không nhiều, chỉ vài ba…mà vô cùng thắm thiết!
Thôi, năm cũ, chào biệt. Năm, bắt đầu: Tân Niên!
Cho anh gửi tới em Nụ Hôn Đầu Năm nhé! Một Đà Lạt diễm lệ, anh nghĩ tới em thôi!
Hình như tôi chưa rời được Quê Hương một bữa? Hình như hoa hay cỏ đây cũng thấy có em…
Những nụ đào cười duyên…
Những tà áo phất phới…
Những bờ vai chờ đợi…
Con bướm mừng mùa Xuân…
Em ơi anh bâng khuâng em khăn quàng thơm tóc! Tóc em xuôi hàng dọc về chín cửa Cửu Long…
Em, hình tượng Núi Sông để tôi yêu dấu mãi!
“Trời sinh người Con Gái, trời sinh ra Quê Huơng!”. Em là Núi là Non. Em là Sông là Biển!
Mùa Xuân đàn én liệng trên Đà Lạt của tôi! Mùa Xuân đây nở rồi, hoa đào đang trước ngõ!
Em ơi em là gió! Em ơi em là huơng! Em ơi em nhớ thương! Giọt suơng anh uống ngọt!
Tôi đang nhớ Đà Lạt…Tôi nhớ đường Bà Trưng…Tôi đang lên Lạc Duơng nhìn Đran, Đức Trọng…
Tôi biết ai đang nóng – nóng lòng chờ người về.
Tôi biết ai tóc thề…thả lê thê nước mắt!
Liên Khuơng đang tấp nập…người về người về nha!
Gần ba tháng rồi giờ vẫn tân niên anh ạ.
Nhớ Dalat sao không về thăm cố hương anh ơi? Biết đâu là có người đang mong đợi?
Năm 2016 tôi có về…Xe có chạy ngang Hội Trường Hòa Bình rồi đưa tôi ra ngoại ô. Tôi khg có thì giờ đi thăm cảnh cũ người xưa (mà đứng ở đường Hải Thượng, đầu đường Phan Dình Phùng, dưới dốc Duy Tân, sát bên Cường Để, nhìn đâu cũng thấy…xa lạ)! Tôi khg có ai chờ. Tôi chỉ có sự trống vắng trong lòng và trước mặt là ngổn ngang thành phố. Tôi khg ngờ Nguyễn Du nói đúng cách nay 300 năm: Tang Thương đến cả hoa kia cỏ này! Biết bao giờ mới gạn đục khơi trong? Biết bao giờ…Tha cho tôi nhé, Quê Hương!
Đọc thơ anh tự nhưng nhớ Dà Lạt ghê gớm
Tôi kể bạn nghe câu chuyện này: “Hồi tôi đi làm mướn ở Mỹ Tho, một hôm anh Tươi dẫn hai đứa con nhỏ qua nhà nội nói với cha: “Vợ chồng con gửi Ba hai cháu vài ngày, tụi con có việc đi xa”. Hai cháu, một trai, thằng Phước, anh; con Hiếu, một gái, em. Hai đứa đứng nhìn Ba chúng rời nhà ông Nội. Chưa khóc. Chiều đó, ăn cơm xong, tôi nghe tiếng thút thít ngoài sau hè nhà, thằng Phước dỗ em và nói nghẹn ngào: “Bộ mình mày nhớ Ba Má thôi sao? Tao cũng nhớ. Mày nín đi, mày khóc, tao khóc theo!”. Mình cảm ơn bạn đã còm bài mình vừa post. Bạn cho mình nói như thằng bé con kia…
Mình rất thích những bài thơ về Dalat của anh, mộng mơ và đầy ám ảnh về một thiên đường đã khuất xa
Bạn ơi, Đà Lạt không phải Thiên Đàng, hay Thiên Đường (ngôi nhà trên trời, đường là ngôi nhà như Học Đường, Miếu Đường…) mà là một Địa Đàng, ngôi nhà trên mặt đất…Địa Đàng, Chúa xóa bỏ vì lỗi của Adam và Eva. Dân Đà Lạt không có lỗi gì cả mà ai đó nỡ lòng xóa bỏ…Tôi nhớ Địa Đàng! Dẫy na!
Anh Tú Râu đặt câu hỏi thật hay, tôi ngọng anh à. Tôi chỉ biết tôi ở đó từ năm 1958 và tôi rời hẳn đó năm 1989. Tôi học Trung Học, Có việc làm. Tôi học Đại Học Sài Gòn. Tôi đi lính đóng xa. Nhưng ông bà mình nói “Một đêm nằm bằng trăm năm ở”. Tôi yêu quý Đà Lạt vô cùng, với tôi Đà Lạt thời tôi sống ở quê nhà, nó không có quá khứ, mà nó có tuơng lai. Hiện tại của nó, thời trước ngày 3 tháng 4 năm 1975 là thời khắc hẹn hò cho một tương lai của một thành phố. Nó đã định hình nhưng nó chưa thành hình. Anh Tú Râu nếu
có một ngày nào vui hãy lên Đà Lạt chơi cho biết nha. Chứng nhân chỉ còn nơi sách vở thôi. Người đồng thời với tôi hầu hết đã chết! Tôi cảm ơn anh đã thắc mắc và tôi trả lời anh bằng tiếng đập của trái tim tôi…Chúc anh và quý quyến Năm Mới mọi điều Như Ý.
Mình vẫn không hiểu Dalat vì sao vẫn là nỗi ám ảnh trong thơ TVL?