Huỳnh Ngọc Nga
Trên thế giới đầy hổn độn nầy có lẻ chỉ có dân Việt nam chúng ta là dân thích hội hè đình đám nhất, ngoài những lễ hội lịch sử, một năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày thì dân mình « ăn » tới những gần bốn, năm cái Tết, nào Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán rồi tới Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu.. Chúng ta thử tuần tự « điễm danh » những cái Tết mà dân Việt « ăn » hàng năm xem sao :
Tết Dương lịch còn được nôm na gọi là Tết tây vì theo «lịch tây » bắt đầu ngày đầu năm dương lịch trong khi các Tết khác của ta cũng như của một số nước lân cận Trung hoa như Triều Tiên, Nhật Bản đa số đều chịu ảnh hưởng của người Tàu và tính theo Âm lịch. Sau nầy Nhật cũng bỏ Âm lịch để dùng Dương lịch theo Tết tây. Đây là cái Tết thông thường nhất và mang tính quốc tế vì ngay cả những quốc gia có Tết riêng biệt cũng « ăn » cái Tết này với những cuộc hội họp, ăn uống, nghĩ ngơi, giải trí và chỉ kéo dài có một ngày nếu không tính những ngày chuẩn bị trước đó từ lễ Giáng sinh. Người Việt chúng ta, nhất là những người Việt tha hương hải ngoại, ngày xưa đợi Tết tây để được lảnh lương tháng 13 và được nghỉ 1 ngày ở nhà khỏi đi làm, bây giờ tha phương viễn xứ, « nhập gia tùy cục » lấy cái vui của người làm cái lễ của ta nên Tết Dương lịch (và cả lễ Giáng sinh) cũng là những ngày nôn nao sắm sửa dù chúng ta có hay không có đạo Công giáo (Dương lịch lấy năm Chúa Jésus ra đời làm năm gốc).
Tết Nguyên Đán còn được gọi là Tết ta (hoặc Tết) nhằm vào ngày đầu tháng giêng Âm lịch, tính theo chênh lệch của vòng quay nhật nguyệt thì Tết ta thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch . Nhưng với tính cách chung chung thì toàn bộ Tết có thể tính từ 23 tháng Chạp tức tháng 12 Âm lịch (ngày đưa ông Táo về trời) và dứt vào ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch (ngày hạ nêu). Đây là cái Tết lớn nhất và quan trọng nhất của người Việt chúng ta, những ngày của mùa Tết này là ngày đoàn tụ gia đình, cúng tế tổ tiên, vui chơi giải trí, thăm viếng tiệc tùng, lì xì, chúc thọ v.v…Ba ngày chính của Tết là ngày mùng một (lễ Cha),mùng hai (lễ Mẹ), mùng 3 (lễ Thầy), ngoài ra trong 3 ngày này người ta chúc tụng, kiêng cữ, đáp tạ…làm tất cả nững gì để đúc kết một năm đã qua và chờ đợi một năm mới sắp đến. Ngày xưa các tập tục truyền thống dân gian của Tết có rất nhiều, nhưng theo thời gian mọi việc được đơn giản hóa chỉ còn giữ lại những gì thích hợp với cuộc sống hôm nay mà thôi. Tuy vậy, Tết nguyên đán muôn thuở vẫn là biểu tượng để mọi người Việt cùng nhìn về nguồn cội tổ tiên.
Thực phẩm đặc biệt dành cho Tết có rất nhiều thứ : thịt kho, dưa giá, bánh chưng, bánh tét, bánh ổ ; các loại mứt; trái cây có bưởi, dưa hấu ; hoa tượng trưng cho mùa này la hoa Mai, hoa Đào và rất nhiều loại hoa khác…v.v….
Tết Nguyên Tiêu kế liền Tết Nguyên đán và có tên khác là Tết Thượng Nguyên là một lễ hội truyền thống của Trung Hoa. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa vì nhằm ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch cũng là ngày vía Phật tổ. Vào ngày này, cũng có những gia đình người Việt (đa số thường ở miền Bắc) tụ tập ở nhà trưởng họ hoặc nhà thờ Tổ phụ. Tuy nhiên, theo sách Tàu, Tết Thượng Nguyên không phải là ngày lễ Phật mà được gọi là Tết Trạng Nguyên vì vào ngày này nhà vua hội họp các ông Trạng Nguyên để thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa,ngắm ảnh, vịnh thơ. Đặc biệt lễ hội chùa Hương rất nổi tiếng được tổ chức trong ngày Tết này.
Tết Thanh Minh là cái Tết rất quen thuộc trong thơ văn của đại thi hào Nguyễn Du mà có lẻ phần đông chúng ta ai cũng biết qua tác phẩm Kim Vân Kiều :
« Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là Tảo mộ, hội là Đạpthanh »
Tết này dù là một trong những lễ hội chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung hoa cổ đại nhưng đặc biệt được tính theo dương lịch đương thời và tùy theo từng năm thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 của tháng 4 DL (tức vào khoảng tháng 3 Âm lịch). Thời gian này khí trời thanh mát, theo tục lệ bên Tàu người ta hay đi tảo mộ, dọn dẹp, sửa sang mồ mả người thân. Đạp thanh có nghĩa là dẫm lên cỏ non, ý muốn nói ngày nầy nghĩa địa đông đúc người qua kẻ lại dẫm đạp lên cỏ. Tục lệ này tập cho chúng ta biết ơn tổ tiên, con trẻ nhờ đó quen chuyện “uống nước nhớ nguồn”. Theo thời thế, người chết được hỏa táng nhiều hơn hoặc được chôn cất theo phương pháp mới nên không còn phải sửa sang, quét dọn như xưa nên lễ hội nầy cũng đang từ từ phai nhạt, chỉ một ít người, một vài nơi còn gìn giữ mà thôi.
Tết Đoan Ngọ hay còn đuợc gọi là Tết Đoan Dương hoặc Tết Hàn Thực nhằm ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, có ở Trung Hoa, Việt Nam và Triều Tiên/Đại Hàn và dù cùng một ngày nhưng mỗi nơi mang một ý nghĩa khác nhau.
Bên Trung Hoa đây là ngày tưởng niệm trung thần thời chiến quốc Khuất Nguyên người nước Sở, vì bị gian thần hãm hại nên gieo mình xuống sông Mịch La tự vận đúng ngày mùng 5 tháng 5.
Đối với Hàn quốc thì dù cùng ngày nhưng không rõ lý do, chỉ biết năm 2004 báo chí trong nước đã loan tin là nước nầy đề nghị Liên hiệp quốc công nhận “Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là di sản văn hoá phi vật thể “ của Đại Hàn, sự việc này khiến Trung quốc cũng lên tiếng đòi phần “văn hoá” của họ.
Riêng với Việt Nam thì ngày 5.5 ÂL này là ngày giỗ quốc mẫu Âu Cơ nên mới có câu rằng:
“Tháng Năm ngày Tết Đoan Dương
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”
Ở đồng bằng nam bộ miền Nam thì thời gian này là ngày Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu trên núi Bà
Tết Đoan ngọ ở nước ta cũng còn gọi là “ngày giết sâu bọ” vì là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết .
Thực phẩm đặc biệt của lễ hội này là bánh ú, nổi tiếng nhất là loại bánh ú lá gai.
Tết Trung Thu hay Tết Nhi đồng vì dành nhiều tiết mục cho trẻ em, Tết này nhằm ngày Rằm tháng tám (15.8 Âm lịch). Con nít rất trông mong ngày này vì được người lớn mua đèn lồng, cho ăn bánh với nhiều trò chơi dân gian như rước đèn, múa lân. Ngoài ra, đây cũng là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thạnh trị thái bình, bởi thế nên có câu rằng:
“ Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng Rằm tháng Tám
Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm”
Bánh Trung thu và trà là hai loại thực phẩm đặc biệt dành cho mùa lễ này. Nhiều người đi xa đến Rằm tháng Tám vẫn thèm nhớ hương vị bánh Trung thu.
x
x x
Các lễ Tết nước ta là thế đó, mỗi cái tên mùa lễ hội là mỗi dấu ấn in đậm vào hồn dân tộc để dù xa hay gần người Việt vẫn hoài tưởng bao âm hưởng đã đi qua trong cuộc đời và để cuối cùng nhận ra rằng mình vẫn là người Việt. Đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán, ngày nối dĩ vảng cùng hiện tại bằng bao tâp tục cổ truyền để chim bay về tổ, cá lội về nguồn, người tìm về mái ấm.
Tôi cũng thế, tôi xa quê hương vào tuổi trên ba mươi, hơn một phần tư thế kỷ được sinh ra và lớn lên nơi đất Việt, tôi không làm sao quên được những ngày thơ đón Tết. Nhũng ngày đó bắt đầu khi chị em chúng tôi được má tôi may sắm cho những bộ quần áo mới dành cho Tết, được cho đi uốn tóc mới để làm điệu với bạn bè.
Chưa đến tháng Chạp má tôi đã chuẩn bị may quần áo mới cho chị em chúng tôi. Má tôi nói nhà đông con nếu để cận Tết mới lo thì chịu sao cho nổi với vật giá thường leo thang vào lúc đó. Má tôi bán vải nên chuyện mua sắm một loại vải giống nhau cho chị em tôi là chuyện dễ dàng, chỉ có chuyện may mặc mới rắc rối mà thôi. Sau khi đã chọn lựa hàng vải may Tết cho chín đứa con, má tôi dẫn cả “tiểu đội” ra tiệm may chú Hoà đầu chợ để may cho mỗi đứa hai hoặc ba bộ đồ mới, xong dẫn cả đám đi chợ để mua giày. Tôi còn nhớ rõ, mỗi lần dẫn chúng tôi đi may áo quần Tết như vậy, má tôi vẫn thường căn dặn chú Hoà “Chú đo nơi nới rộng ra, đừng đo đúng kích tụi nó để còn bận (mặc) lâu dài, tụi nhỏ coi vậy chứ nhổ giò mau lắm”. Lúc đó tôi và cô em kế tôi đều nhăn mặt vì chúng tôi lớn nhất, biết thế nào là mặc đẹp, may theo ý má tôi sẽ rộng thùng thình thì đẹp làm sao nổi. Ấy vậy mà từ ngày may xong áo quần mới đến khi Tết đến, chị em chúng tôi măc vào thấy chẳng thùng thình bao nhiêu. Thế mới biết cái nhìn của mẹ luôn có tầm xa hơn của “lủ gà con”, và thường thì những bộ đồ Tết đó năm nào chúng tôi cũng đuợc mặc “khai trương” chiều 30 Tết khi ba tôi dẫn cả nhà đi coi hát bóng (ciné) trước khi chiều xuống đợi giờ đoán giao thừa.
Riêng với tôi, chuyện quần áo Tết chưa đủ, còn cả chuyện uốn tóc ăn Tết nửa. Những năm học Tiểu học của tôi là những năm duy nhất tôi được má tôi dẫn đi uốn tóc khi Tết cận kề. Tôi nhớ hoài tiệm uốn tóc Hào Huê trong Chợ Lớn trên đường Đồng Khánh gần bến đò Lao cai và tiệm Thanh Vân trên đường Trần hưng Đạo ở góc chợ Nancy, đó là hai tiệm uốn tóc mà má tôi dẫn tôi đến để “diện” đầu mới cho tôi ăn Tết. Mỗi lần uốn tóc xong, tôi về nhà cứ chạy ra chạy vô ngắm kiếng và mong mau qua ngày để đến lớp học khoe đầu mới với mấy con nhỏ bạn cũng được uốn tóc mới như tôi. Những năm sau nầy vào Trung học, tôi bắt đầu làm dáng để tóc dài nên không uốn tóc nửa, nhưng mỗi tấm hình chụp những cái đầu “mớì” thuở đó vẫn là những bức ảnh dễ thương nhất để tôi nhớ hoài sự thương yêu của má tôi dành cho tôi trong những ngày tuổi nhỏ.
Tết không hẳn chỉ lượt là xiêm áo, Tết còn là dịp để tẩy rữa bụi bậm thời gian. Khoảng hai mươi tháng Chạp là cả nhà tôi xúm nhau lau chùi đánh bóng những bộ lư đồng cổ trên các bệ thờ, xịt nước rữa nhà, sơn rào, phết vôi tuờng, tỉa cây lá ngoài sân. Chị em chúng tôi lăng quăng mỗi đứa một phần việc tùy theo sư phân công của má tôi. Công việc chuẩn bị cho Tết nhiều lắm, lau dọn nhà cửa rồi phải chuẩn bị chuyện quà cáp, ẩm thực cho mấy ngày nầy nửa. Đây là lúc chúng tôi mới thấy tài quán xuyến của má tôi, vừa bán buôn ngoài chợ, vừa mua quà cáp cho những nơi ân nghĩa, cho thân nhân trưởng thượng vừa sắm sửa bánh mứt, dưa kiệu cùng các loại thực phẩm dành cho Tết . Tết ai vui sướng đâu không biết, chỉ biết thời gian những ngày chuẩn bị cho năm mới thường kỳ là lúc các bà nội trợ nhọc nhằn nhất. Má tôi đi chợ mua bưởi , dưa hấu , bánh mứt sau Rằm tháng Chạp vài ngày, má bảo những thứ nầy để lâu không sợ hư, sắm từ từ để khỏi chạy đua với thời gian và giá cả leo thang của thị trường cuối năm.
Chợ những ngày cận Tết nhộn nhàng bương bả, đủ sắc màu đủ cả vị hương nhưng quyến rũ nhất bao giờ cũng là những gian hàng Tết chung quanh chợ Saigon, dọc theo đó là những hàng hoa, hàng thiệp trên hai vệ đường Lê Lợi cũng như những con đường lân cận và đặc biệt là chợ hoa Nguyễn Huệ. Tết mà không đi chợ hoa Nguyễn Huệ thì cứ kể như kho cá quên tiêu hành, nấu canh quên nước mắm. Chợ hoa ngày Tết ở đâu cũng có, từ chợ Tân Định, chợ Bà Chiểu, chợ Lớn Mới…..và cả khu vực vườn kiểng gần chợ An Đông, hoa nở rộ như hẹn hò từ bao tháng trước nhưg chỉ có chợ hoa Nguyễn Huệ hoa mới ngẩng cao phô trương sắc thắm thị thành vì nơi đây thiên hạ vừa đi mua sắm vừa để ngắm cảnh và chụp hình. Cái màn chụp hình chợ hoa Nguyễn Huệ là “nghề” của tôi vào những năm của tuổi dậy thì, cứ đợi Tết là kéo bạn bè, em út ra đó để dựa chậu hoa nầy, hàng kiểng nọ mà bấm máy, không biết để chụp hình hoa hay để so sánh xem hoa và người ai đẹp hơn ai.
Đôn đáo mua sắm bao nhiêu thì cũng đến ngày “khởi lễ”, lễ đầu tiên của Tết là ngày đưa Táo quân về trời. Chuyện Táo quân thì người Việt khó ai không biết, mà cho dù không biết thì ít nhất cũng hiểu láng thoáng rằng đó là vị thần “thám tử” nhà trời gài vô mỗi gia đình, mổi cơ quan để ghi chép những điều “chúng sinh” hành sự, đợi đến cuối năm Táo cởi cá chép về trời báo cáo chuyện thế gian. Táo quanh năm ở xó bếp nhưng chuyện gì cũng biết vì gia đình Táo có tới ba người chia nhau để theo dõi “dân tình”. Người dân biết vậy nên chuyện Tết đầu tiên là chuyện lo lắng cho họ nhà Táo. Táo đi rồi bàn dân thiên hạ mới an tâm. Ở thôn quê ngày trước người ta dựng nêu trước nhà vào ngày Táo đi và có thể nói Tết thực sự hiện diện cũng vào thời điễm nầy. Ai ở thành phố, cây nêu không có, chỉ có những tấm giấy điều với những chữ Phúc, Lộc, Thọ được mua về dán hay treo nơi phòng khách hoặc trước cổng nhà để đem may mắn về cho gia chủ. Nhà tôi không có những thứ nầy nhưng hoa kiểng thì không thua ai, một cây mai trồng trong sân nhà, ngay cả trên bàn thờ gia tiên cũng đầy mai, đầy vạn thọ, trước thềm nhà là những chậu vạn thọ, tắc, hướng dương. Những màu hoa kiểng đó như đem sắc hương của chúng điễm tô thêm cho bức tranh ngày Tết thêm phần lộng lẫy. Ngày cuối mua sắm, sáng hai muơi chín Tết má tôi thường thức sớm khoảng ba hay bốn giờ sáng và đi chợ khuya khi cả nhà còn đang ngủ, lúc má tôi về nhà thì trời mới tưng hửng sáng và các món chay, móm mặn cho giờ cúng rước ông cũng bắt đầu được chuẩn bị hôm đó.
Tết ngày xưa mà không nói đến pháo thì Tết đâu còn là Tết nữa, chưa đến Rằm tháng Chạp pháo đã nổ “lai rai”, từ tiệm tạp hóa đến những cửa hàng Tết đâu đâu cũng bày bán pháo, pháo đủ lọai lớn, nhỏ nên Tết năm nào cũng đủ những tai nạn lớn, nhỏ kèm theo. Lớn thì cháy nhà, nhỏ thì bị thương nặng nhẹ tùy loại và tuỳ cách chơi pháo để vào nhà thương. Riêng nhà tôi có một năm ba tôi mua cả một dây pháo thường (loại pháo chuột) treo trên cây mù u trước cổng nhà, đúng đêm giao thừa khi khói hương nghi ngút tỏa thì dây pháo cũng được châm ngòi để nổ đì đùng rôm rả như….Tết, chị em chúng tôi vừa bịt tai vừa hinh hỉnh mủi để “thương thức” mùi pháo, sau nầy lớn lên chút nữa, chạy loạn Tết Mậu thân tôi mới biết đó cũng là mùi thuốc súng sau khi làm máu chảy, thây rơi và hiểu tại sao giấy pháo màu đỏ tươi y như màu máu thắm.
Đêm gia thừa năm nào cũng vậy, trên truyền hình Thủ tướng, Tổng thống và các cấp lãnh đạo đọc diễn văn thì trong nhà nhang đèn bắt đầu nghi ngút khói, ngoài ngõ pháo nổ vang rân. Giây phút thiêng liêng đó bên kia chùa An Phú kế nhà tôi trống chuông khởi động. Cả một bầu không khí tưng bừng giữa màn đêm để đón chào năm mới, tôi bắt chước nội tôi và má tôi ra bàn thiên giữa sân khấn lạy bốn phương, cầu mưa thuận gió hoà, nơi nơi an lạc, gia đạo hanh thông. Sau đó tôi chạy lại cây mai gần cổng nhà để xem có mấy hoa nở đúng phút giao mùa rồi vào nhà chúc mừng tuổi thọ nội và ba má tôi. Chị em chúng tôi thích màn chúc tết nầy lắm, vì chúc xong là được các bao đỏ lì xì, tiền lì xì để dành ngày mai đánh lô tô hoặc đổ bầu cua cá cọp trong nhà chơi với nhau. Trong khi chờ đợi ngày mai “cờ bạc” thử hên xui, mọi người quây quần bên Tivi coi chương trình cải lương đêm giao thường như thông lệ mỗi năm sau khi đuợc các chính phủ chúc Tết.
Sáng mồng một ba má tôi dẫn cả tiểu đội con nít (chị em chúng tôi) đi thăm chào bà con bên nội cùng ở chung xóm Chánh Hưng với gia đình tôi. Họ hàng bà con bên nội tôi cơ hồ tụ tập tất cả ở vùng đất nổi nầy, đi chào thăm suốt buổi sáng có khi chưa hết, phải đợi đi thêm buổi chiều. Qua mồng hai là ngày viếng thăm bà con bên ngoại của tôi ở Bà Chiểu Gia Định và về Cần Đước thăm ông ngoại tôi. Không khí Tết miền quê khác hẳn nơi thành thị, tôi thích những ngày nầy ở nhà ông ngoại vô cùng, hoa trái, bánh mứt, khói hương có vẻ thân thương hồn hậu làm sao. Từ mồng ba đến khoảng mồng mười là nhữngngày dành cho bè bạn, bà con xa. Chị em tôi tha hồ chúc Tết và tha hồ lảnh bao lì xì để mỗi chiều tối tụ nhau lại đếm xem số tiền “thu” đuợc bao nhiêu, có điều những ngày còn rất nhỏ của chúng tôi tiền lì xì đêm nào cũng bị mất hết dù chúng tôi cất rất kỹ dưới gối hoặc trong tủ, sáng ra tiền không cánh mà bay hoặc chỉ còn sót lại một hoặc hai bao đỏ với chút ít tiền bên trong vừa đủ chơi lắc hai ba bàn bầu Cua Cá Cọp, má tôi an ủi “chắc chuột tha đi ăn tết rồi”, chừng nào mấy đứa lớn lên, chuột sẽ không tha tiền nữa đâu”. Sau nầy lớn hơn một chút, chị em tôi khám phá ra là má tôi đã thu hết các bao lì xì vì sợ chúng tôi không biết giữ sẽ làm mất hoặc thua hết trong các cuộc chơi cờ bạc ngày xuân.
Động từ “Ăn” thường được lạm dụng khá nhiều trong ngôn ngữ Việt, nào ăn giổ, ăn hỏi, ăn cưới và cả “ăn nằm”, “ăn nói”, “ăn năn”, “ăn chơi”, “ăn học” nhưng không có cái “ăn” nào dai dẳng như “ăn Tết” mà phải là Tết ta mới được vì ăn tới cả tháng mới hết nên có câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi” như ông bà ta vẫn thường nói. Nói thì nói vậy chứ thời nay mọi người đa số ăn Tết chỉ có ba ngày, công tư sở gì cũng cho đi làm lại vào ngày mồng bốn khi lễ tiển ông bà đã xong, có nhiều nơi còn rước rồi tiển luôn ông bà vào ngày mồng một để tiện việc “làm ăn” ngày sau, cuộc sống hiện đại “thì giờ là tiền bạc” mà, đâu có thể “ăn chơi” trọn tháng được. Tôi thì thú thật rất sợ ăn trong những ngày Tết vì đi đâu cũng thấy thịt kho, dưa giá, khổ qua hầm, bánh tét, bánh ổ, v.v..rồi mứt bí, mứt gừng, mứt tắc, hồng khô, chà là …, dưa hấu, bưởi, quýt, cam, hồng…. Mấy ngày Tết tôi thích chạy qua chùa để coi khách thập phương đi lễ đầu năm hái lộc, thích coi múa lân, thích ngồi đánh lô tô nghe cô tôi đọc vè từng con số, thích khách đến nhà để ra chúc Tết lảnh bao lì xì. Sau nầy lớn lên, ra đời với công việc sáng xách ô đi chiều vác ô về tôi lại thích Tết để được hưởng lương tháng mười ba , đuợc Công ty khoản đãi Tất niên tại nhà hàng Văn Cảnh và đuợc ước mơ năm mới có người nói chuyện trầu cau. Nhưng chuyện cau trầu trên quê hương vẫn trọn vẹn là mơ ước vì ước mơ đó không bao giờ thành sự thật khi luân chuyển cuộc đời kéo tôi và gia đình xa rời mãnh đất cội nguồn, xa phong tục, tập quán của cha ông và xa cả người mộng trăm năm khi tiếng hẹn chưa thốt thành lời.
Nơi tôi đến, đất trời Ý quốc bốn mùa thay đổi, chuông giáo đường thế tiếng chuông chùa, Tết ta lùi vào góc nhỏ của những cộng đồng Tàu – Việt hiếm hoi nhường cho Tết tây tưng bừng muôn sắc mỗi năm. Tôi xa giấc mơ thời con gái, lập gia đình cùng người bản xứ và nhờ trời thương nên chồng tôi hiểu nỗi lòng của người vợ phương xa mà cho tôi tự do lo toan những ngày lễ lộc không biệt phân sắc màu tôn giáo. Tôi như một cồn đất nhỏ giữa hai giòng chảy đông tây, cứ nhìn lịch tây để vừa chuẩn bị các cuộc lễ quê chồng, vừa nhờ má tôi nhắc nhở “lịch ta” để lo những buổi giổ, buổi lễ quê xưa.
Các con tôi sinh ra và lớn lên trên quê cha của chúng, nếu không có ba má tôi là giềng mối giữ cho chị em tôi đừng quên nguồn cội thì có lẽ chúng cũng không biết Tết quê mẹ chúng thế nào vì dù chúng tôi có cố gắng đến đâu thì bàn thờ Tết ta nhà tôi cũng không hực hở sáng choang như những gói quà quyến rũ chất đầy dưới cây thông Noel mùa Giáng sinh hay bàn tiệc đêm giao thừa Tết tây khi mọi người trong gia đình các chị em tôi tụ về lấy ngày vui của xứ người làm ngày vui của kẻ tha hương. Giáng sinh và Tết tây tưng bừng khắp chốn, từ trong nhà đến ngoài phố, hàng quán, tiệm chợ rực rỡ hoa đèn, tôi cũng hòa nhập vào cuộc sống mới với những bận rộn mà ngày xưa má tôi gồng gánh mỗi độ Tết ta về, cũng quà cáp biếu xén bà con bên chồng, những nơi ân nghĩa, cũng nấu nướng rộn ràng chờ giờ Chúa ra đời và chờ đêm giao thừa đón mừng năm (tây) mới. Giáng sinh và Tết tây trở thành quan trọng đối với gia đình các chị em tôi từ bao giờ tôi không nhớ rõ, chỉ biết là hai ngày lễ cuối năm nơi này chúng tôi có muốn làm sơ sài cũng không đuợc vì những ngày này mọi người được nghĩ ở nhà để có thể tìm đến viếng thăm, tụ hội ăn uồng vui đùa vói nhau. Chúng tôi tự nhủ, thôi thì “nhập gia tùy cục” và Tết người cũng chẳng khác Tết ta kể từ đó đối với chúng tôi. Nói thì nói vậy chứ thực ra Tết ta nơi trời tây thu nhỏ lại, có muốn bằng Tết tây cũng không tìm đâu ra cái tưng bừng ngoài chợ, cái náo nhiệt trong nhà vì “tây” đâu ăn Tết ta mà đèn hoa mở hội, mà cho công nhân viên nghĩ việc hội tụ ở nhà vui đùa nồng ấm bên nhau, nếu may mắn Tết ta nhằm ngày cuối tuần thì họa hoằn ra bà con xa gần còn rủ nhau về bên bàn thờ tổ tiên chung của gia đình, còn ngược lại thì đành để má tôi ăn Tết lặng lẻ với những đứa con ở gần, người ở xa chỉ còn biết chúc Tết qua điện thoại hoặc điện thư mà thôi. Má tôi giữ nghi lễ Tết ta đầy đủ như ông từ giữ khói hương chùa, người cố gắng truyền cho chị em tôi thói quen nhớ nguồn, tập cho đám cháu biết văn hóa quê ngoại của chúng hay đẹp thế nào bằng những món ăn truyền thống, những bao lì xì nếu may mắn có người từ VN gửi qua. Nhờ vậy các đứa cháu cũng quen dần mỗi năm “ăn” hai lần Tết, Tết tây chúc ông bà nội và Tết ta mừng tuổi ông bà ngoại. Mỗi lần thấy chúng nó hảnh diện kể chuyện Tết ta cùng bè bạn “tây” của chúng là tôi nghe lòng ấm lại, những bông lúa nhỏ trời nam đang trổ hương phơi sắc đất trời tây đây rồi.
Sau ngày Việt Nam đổi mới, việc hồi hương ăn Tết đã thành thói quen của đa số người Việt tha hương. Về quê nhà không hẳn chỉ để hưởng lại hương xưa ngày Tết mà còn để trốn cái lạnh mùa đông xứ người. Ai không đi thì ở lại ăn Tết hội đoàn với nhau. Thường Tết ta ở trời tây được tổ chức hoặc trước hoặc sau Tết thật một tuần. Nói là Tết hội đoàn vì do các hội đoàn người Việt tổ chức, mời gọi nhau góp của, góp công . Ngày đó người Việt xa gần trong nước sở tại tụ hội về vui vẻ, ăn uống, văn nghệ, thi hoa hậu áo dài, xổ số, chơi lô tô, v.v..Nguời ta không thể có đuợc mai vàng, đào thắm nhưng hoa dã mai nở sớm bên đường cũng đủ làm duyên cho người viễn xứ hưởng chút hương xuân bên bánh, trái, chè,mứt do bàn tay khéo léo của những phụ nữ Việt bỏ công nấu nướng hoàn thành. Tình đồng hương, nghĩa đồng bào như ngọn lữa nhỏ reo vui sưởi ấm lòng khách tha hương, xua tan phần nào buốt giá mùa đông bên ngoài.
Tết tây, Tết ta hay Tết tàu cũng đều là tập tục dân gian được người Việt gìn giữ như một cách nối kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa người và ta và để chứng minh dân tộc Việt là giống dân hiếu hòa, biết giữ gốc nguồn nhưng cũng biết hòa nhập cùng những hay đẹp của biến chuyển văn hoá con người. Tôi viết những giòng nầy khi đang chuẩn bị quà cáp cho ngày Giáng sinh và Tết tây sắp đến đồng thời nhìn lịch để xem Tết ta năm nay có nhằm ngày cuối tuần để má tôi được hưởng một cái Tết xum vầy đông đủ cháu con. Và còn nữa, còn những cánh thiệp chúc xuân tôi sẽ gửi về cố quận cho bè bạn thân nhân, những cánh thiệp mà mọi người cơ hồ quên lãng để thay thế bằng nhửng thiệp chúc e-mail ảo tưởng trên phím máy, màn hình. Tôi muốn trong ngày Tết cổ truyền, cánh thiệp xuân truyền thống vẫn còn đó để giữa ngày xuân dù đó hay đây, chúng ta cùng nhâm nhi chung trà, thưởng ngoạn cành hoa mà bắt chước Mẫn Giác thiền sư ngâm nga những vần thơ tinh khiết:
“Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sụ trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị phương tàn ho lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
dịch nghĩa của Ngô tất Tố:
“Xuân qua, trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt: việc đi mãi
Trên đầu: già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, xuân trước nở cành mai”
HUỲNH NGỌC NGA
Torino, ITALIA – 08.12.2010
Tết là vui rồi.
Bởi vậy mọi người thuờng nói là vui như Tết, nhưngbmà cũngvtốn tiền và mệt như Tết hén Hoài?
Hôm.nay hết Tết rồi mà Hoài còn ghé thăm, bạn tử tế làm.sao, cho Bếp cám.ơn và chúc mọi an lành, như ý nha.
Cứ được nghỉ tết nhiều nhiều là vui rồi nhà văn ơi.
Ui, Nụ Tầm.Xuân đừng chọc Bếp, nên kêu Bếp là nhà bếp chứ đừng kêu nhà văn vì Bếp chưa đủ kiến thức để làm nhà văn đâu,, chỉ viết kể tầm phào cho vui người vui ta thôi. Bếp nói thiệt tình chứ không phải làm bộ khiêm tốn để đuợc nghe kêu danh xưng đẹp đẽ “nhà văn” đâu, hi hi Bếp thấy mắc cở lắm. Nhà văn ra sách đùng đùng, còn Bếp chẳng có cuốn nào hết, chỉ ra nồi này, nồi kia thôi, hi hi.
Hồi còn đi làm, Bếp mê Tết lắm vì truớc Tết đuợc thuởng (chung), đuợc đi nhà hàng ăn liên hoan (chung), đuợc nghĩ 3 ngày ( có khi Bếp xin nghỉ thêm.phép tới 4, 5 ngày).. Bây giờ già rồi, Tết dến là biết con đuờng trần giữa Bếp va má Bếp sẽ bị thâu ngắn bởi thời gian và sức khoẻ Bếp cũng suy vi theo nên nghe Tết là Bếp hơi bị… lo lo.
Cảm.ơn Nụ Tầm.Xuân đã ghé mang xuân đến cho “nhà” của Bếp dù Tết đã qua. Nhận giùm Bếp lời chúc một năm an lành, như ý nghen NTX.
Nghe chị kể chuyện Tết thích thật. Em cũng đồng ý là Tết phải có đốt pháo mới háo hức, ròn rã. Chúc chị và gia đình năm Mậu Tuất luôn an lành!
Bếp nghe nhiều người thích phảo làm như vầy nè Chế . Cưng mua băng/điã Cd hay Dvd gì đó phảt toàn phảo nổ rôm.rang, đợi đêm.giao thừa đem ra mở máy nghe cho thỏa , khỏi sợ tai nạn do pháo gây ra, đúng không?
Một năm bình an, như ý, lúc nào cũng cuời vui như..phảo nổ nghen Chế.
Tết là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt, tôi không hiểu vì sao người ta cứ tìm cách bỏ nó đi. Nếu không còn tết thì còn gì để mà nói nữa.
Bacu an tâm đi, tính theo tinh thần dân chủ thì không thể nào có tới 50%+1 dân Việt đòi bỏ Tết đâu. Tết sẽ gắn liền với chúng ta muôn thuở như cơm ăn, nước uố g hay như chính hơi thở của mình mà.
Nêu dẹp rồi vì đã qua mùng 7 nhưng cho Bếp chúc muộn màng Bacu để nghe Tết vẫn còn hơi huớm.đâu đây. Bếp gữi Bacu nguyên chú cẩu Mậu Tuất bình an, như ý nè, nhận và nuôi duỡng chú ta giùm Bếp nha
Đến giờ làm bà táo rồi, em xin đặt cục gạch cái đã. Cầu mong một mùa xuân an lành đến với chị và gia đình.
Cám.ơn bà Táo ta bên kia tử tế. Bà Tảo tây bên này cũng chúc bếp lữa gia dình bà Táo ta trọn năm.Mậu Tuất ấm.nồng nghen.
Năm mới kính chúc bà chị một năm vạn sự như ý, viết ngày càng hay.
Bà chị cũng thân mến chúc Savi một năm.an lành, hạnh phúc.
Lâu rồi chị không có giờ dể viết, hy vọng lời chúc của Savi sẽ đem.dển cho Bếp cơ hội ngồi viết trở lại. Cám.ơn lời chúc ngàn vàng nghen.
Miễn có tết đủ đầy là vui rồi chị ha. Năm mới an vui nhé chị Nga.
Hi hi miễn có Tết là vui rồi, đúng vậy Hoa Cải à, nhất la với nguời trẻ.
Tết nay Hoa Cải duoc bao nhiêu bao lì xì hayvtốn bao niêu bịch đỏ? Hỏi dể biết.Hoa Cải vui nhiềubhaybít theo số bao lì xì thu va tiêu ấy mà. Giởn cho vui, cuời lên lấy.hên nhen.
Gữi chi phiếu 365 ngày hạnh.phúc, an lành cho Hoa Cãi nè, nhận đi.
Dài quá, để từ từ đọc sau nghen chị. Kính chúc chị và gia đình năm mới an lành, sức khỏe.
Youme dễ thuong thiệt nghen. Không sao dâu, ghé đặt một chân vào nguỡng cửa cũng có lòng tốt với nhau rồi, đọc chừng nào cũng đuợc mà.
Hi ji..nói thiệt, bài dài dòng nhưng chẳng có gì lạ mới hết Youne ơi, chỉ là hoài niệm.một thời Bếp đi qua trong Tết xa xưa và khái niệm.về Tết của ta, của nguời mà thôi.
Chưa hạ nêu, cho Bếp chúc Youme va gia đình một năm.sang cả (hi hi. Chó đến nhà thì sang mà, đúng không?), bình an, vạn sự như ý nghen.
Tết cũng hay nhưng tết nghỉ dài quá thì không nên chút nào hết á. Chúc chị năm mới hạnh phúc, sức khỏe.
Bây giờ đuoc nghỉ mẩy ngày vậy Mai Hoa?
Hồi xưa lúc Bếp còn trẻ, hảng bảo hiễm.Bếp làm cho nghỉ 3 ngày (mùng 1, 2 và 3,} nhưng trên thực tế đa số nhân viên lẩy phép nghĩ đến mùng 6 lận.
Tết tây chỉ nghỉ duy nhất có 1 ngày.
Tuy nhiên, tây hay ta , đây hay đó gì đa số thiên hạ vẫn.lấy thêm.phép mà nghỉ cho đúng với tinh thần ngày Tết của mỗi nơi..
Cám.ơn Mai Hoa đã ghé, chúc MH một năm.mới an bình, vạn sự như ý nghen
-Tết Tây tính theo Dương Lịch.Tây-nghỉ một ngày Ăn Tết quá sướng!Sau đó,làm việc bình thường…Bởi,mới Giáng Sinh-Lễ lớn đã vui…
-Tết Ta tính theo Âm Lịch.Goi Tết Nguyên Đán vui nhất nước ta…”Táo chầu Trời”ngày hai mươi ba.Bảy ngày”Chơi Tết” quá đã đời vui?…
Xong xả”Hạ Nêu” hết chơi…Hết Tết,bảy ngày”Mùng” rồi cũng qua…Ba ngày đầu Mùng cũng đã…Lễ nghĩa tuần tự diễn ra đúng Lễ…
Trước là,Lễ Cha,Lễ Mẹ.Sau đó,Lễ Thầy-bạn bè tiếp theo…Rồi kề,đến Tết Nguyên Tiêu.Gọi Tết Thượng Nguyên-danh dự Tết Trạng.
-Tết tháng Ba-Tết Thanh Minh.Lo việc”dẩy mả”-mổ yên mả đẹp…Tết Đoan Dương-tháng năm tiếp…Xả xui -dị đoan lắm chuyện người ta…?Nào,giết sâu bọ trừ họa…Nào,tắm tẩy trần chạy ra biển tắm…Ý muốn”bụi khổ hết bám…Thân sạch thơm tho cả năm hết xui?”
-Tết còn tiếp nữa hết đâu?-Lễ vía ”Linh Sơn Thánh Mẫu”-núi Bà…Rồi,tết tháng Tám hát ca…Trung Thu,tết đó Hằng Nga cung quảng…
Dân Ta,ăn Tết thỏa mãn?Dài dài những Tết không chán vui chơi…Nghĩ ,sướng khổ cũng do người…Lớn bày,trẻ nhỏ hưởng lợi”Phút Chơi”…Sẽ nhớ mang theo vào đời…Tuổi thơ nhiều dịp được đời ban cho..Nhìn thấy đất nước tự do…Thanh bình”Lễ Lộc-Ấm No ”quan tâm…Gia đình mãi là Tổ Ấm.Tình yêu thương-mầm dưỡng nuôi trẻ thơ.Lớn lên”Làm Người”nhờ đó…Thọ ơn biết nghĩ”Nhận-Cho”đáp đền…?
*”Tết Tây ”mang nét rất riêng.”Tết Ta -Tết Tàu”chẳng riêng rất chung?Bởi,văn hóa Ta ảnh hưởng…Lâu đời của xứ Đông Phương rất Tàu?
A, chào nguời phản hồi chu đáo, tử tế nhất xunau
Chúc lê ngọc duyên háng năm.mới nhiều.an.bình, vạn sự như.ý nha.
Hi , quên khen màu sắc tết mà chị phân tích rất lung linh.
Hi hi PLong cho Bếp mứt kẹo ngọt ngào làm sao.. Cho Bếp.tặng PLong chút lung.linh mà bạn thấy nghen.
Chúc chị Nga năm mới vui và may mắn
Plong thật tử tế, cho Bếp cám.ơn và chúc lại PLong cùng gia đình mọi tốt đẹp, an bình trong năm.Mậu Tuẩt này nghen.
Một bài viết cần thiết.
Chúc muội và gia đình an lành, hạnh phúc!
Huynh lúc nào cũng hảo tâm.tặng lời tử tế cho muội, cám.ơn huynh nha.
Muội mới đi nhà băng gữi cho huynh cùbg gia đình 365 ngày hanh thông, như ý đó. Huynh nhớ đi lãnh nghen.
VN chúng ta nhiều tết thật, mà ăn tết cũng triền miên.
Hi hi, triền miên “ăn” Tết và triền.miên tốn tiền hén DNT
Cám.ơn đã ghé.
Chúc bạn Tân niên vạn phúc nha.
Gần đây không hiểu sao có nhiều ý kiến đề nghị gộp tết ta với tết tây, theo chị thì có nên gộp không ?
Gộp tết thì còn gì phong vị tết nữa ta ơi.
Ai muốn gộp Tết cho họ gộp Sơn Nguyễn à. Chúng ta giữ truyền thống Tây, Ta, Tàu đâu ra đó rạch ròi, không cho “họ” ăn Tết ké chung với mình .
Người Việt mà bỏ Tết khảc gì da vàng thiếu mũi tẹt để được gọi là Annamít, phải không Sơn Nguyễn.
Cám ơn bạn đã đọc và góp lời góp ý
Chúc bạn 365 ngày mới vạn sự an.lành nha.
Thu Hương thì sao Bếp không biết, riêng Bếp cứ nghĩ nếu gộp.lại thì mình còn gì đặc biệt của truyền thống quê mình nữa đâu. Ta tự bỏ ta thì ta có còn là ta nữa không? Bếp thuong tất cả những gì tốt đẹp của ông cha mình để lại, vì thế Bếp không gộp dù Bếp đang sống bên Tây.
Vậy thì Tết ta này, Bếp chúc Thu Huong trọn năm.như ý nha.