Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Mười, 2017

Ngã tư

 Nguyễn Kim Huy

kim

NGÃ TƯ       

 

Dừng ngã tư đèn vàng

Nghe một làn hương quen

Bất giác nhìn bên cạnh

Hai người cùng ngỡ ngàng (more…)

Read Full Post »

Hoa nở muộn  

   Hoàng Thanh Hương

Nhà văn Hoàng Thanh Hương

Mờ sáng, cả xóm bị khua dậy bởi tiếng la oang oảng của mụ Ng, thường thì mụ la lớn mấy xóm giềng cũng chả buồn quan tâm nữa. Nhà ấy đánh nhau như cơm bữa. Những ngày đầu, nửa đêm gà gáy xóm còn người này người kia lao sang can gián, che chắn. Sau riết quen tuồng ai cũng phát ớn. Xóm giềng mặc kệ nhà Ng chí chóe. Mụ ấy chanh chua, nói dối như cuội, đánh bạc, cá độ, ăn nhậu bê tha, chồng mụ chán ngấy, con cái chán ngấy, cãi đánh tối ngày… lại đâu vào đấy. (more…)

Read Full Post »

Một lối viết dung dị, cách kể chuyện gần gũi. Những đối thoại, chân dung ta gặp đâu đó mỗi ngày.

Bùi Việt Quý

Những góc khuất số phận lóe lên phút chốc rồi lại chìm vào bóng tối. “Ngửa”, tập truyện ngắn của Ngô Đình Hải – NXB Hội Nhà văn, 2017 – sau 4 tập thơ đã xuất bản, cho thấy một giọng điệu riêng, hài hước mà thâm thúy, gai góc mà nặng tình.

Tác giả cất lên tiếng nói lạ mà quen, có khi như nhát dao cắt ngọt, có khi như hồi chuông dịu lòng, có khi như sấm chớp, cảnh báo tai ương. Sự trải đời, chiêm nghiệm, những ẩn dụ và hình ảnh biểu trưng dễ ở lại với độc giả. Nếu như “Bụi đường” bất ngờ với cơn nôn ói của anh tài xế tuổi 30 sau khi “gần” chị chủ ở căn phòng khách sạn vùng biên thì “Cái giếng nước” là câu chuyện về nỗi cô đơn, về tình yêu từ thuở hoa niên đến lúc lìa đời và cái giếng là chứng nhân, là cứu vớt cho những bi kịch của người trong cuộc và cả cái hồ đồ, nghi ngại, đa đoan của người đời. Truyện “Chó” không chỉ là câu chuyện về người và vật nuôi mà còn là thông điệp về số phận, nỗi ám ảnh của nhân sinh; còn “Vũ khúc đen” bày ra tấn tuồng mỗi người sắm vai, bất chấp thủ đoạn để đạt mục đích chiếm đoạt, đôi chỗ đọc gai người… Với “Tuồng”, “Lâm toilet”, “Hoàn thi sĩ”, “Danh họa”, Ngô Đình Hải cười vào thói đời một cách sâu cay nhưng ý nhị tình người.

Mảng truyện viết về thân phận con người cùng những đẩy đưa của số phận và những bi kịch được tác giả khắc họa thành công. “Ngửa” cũng là hiện thân của sự cô đơn, bất hạnh qua chiếc cột đèn, chứng nhân đời sống thị dân. “Về nhà” là lát cắt hiện thực, ông giáo già từ giã cõi đời quá nhiều kẻ gian lọc lừa người ngay. “Cơm đường, cháo chợ, vợ người ta” thấm đẫm tình người. “Thôi, bỏ đi” có đủ hỷ nộ ái ố, cái đau tột cùng, cay đắng tột cùng đều được giải thoát trong cái kết để trút bỏ oán hờn, dằn vặt…

Tình yêu trong tập truyện này đẹp và buồn, cứ nhói đau và chực rơi nước mắt với “Khuôn mặt” và “Con đường có bao nhiêu lối rẽ”. Chỉ là một lần gặp trên đường, suốt mấy chục năm Dũng mang theo và anh thương quý Chi bởi cô cùng tên và có khuôn mặt giống người con gái ấy. Một chuyện tình học trò đẹp như thơ đến cuối đời vẫn cứ đẹp như người con gái, người đàn bà ấy, dù qua bao nhánh rẽ đau buồn vì đó là tình yêu đích thực: “Rốt cuộc chỉ có ông là không bỏ tôi”…

Nhận xét về tập truyện, nhà văn Nguyễn Trí cho rằng: “Văn chương trong “Ngửa” như một dòng suối ào ạt qua bình nguyên vào mùa lũ, băng băng trôi vào hồn người thưởng ngoạn. Những con chữ được chắt chiu, lạ và độc đáo”. Chừng đó là quá đủ với một đời văn.

(more…)

Read Full Post »