Huỳnh Ngọc Nga
Thánh Phê Rô mặt mày bí xị, Thánh lầm lũi bước lên thang mây, đi bên cạnh Thánh là Bồ Tát Ma Ha Ca Diếp và thiên thần Jibreal đang nhẹ nhàng nắm tay bạn xiết nhẹ tỏ vẻ thông cảm, chia sẻ, cả ba không nói một lời nào. Mây trắng lững lờ trôi đưa ba bậc thượng hiền trở về thượng giới. Đến ngả ba Tam Thiên mây dừng lại, trước mặt họ lao xao các Thánh bên nhà Chúa Jésus và các Bồ tát bên nhà Phật, lẫn qua làn khói mây mờ ảo thấp thoáng vài vị Thánh nhà Chúa Allah. Tất cả, kẻ đứng, người thong dong đếm bước như cùng chờ đợi một điều gì. Bồ tát Ma Ha Ca Diếp mỉm cười xoay sang Thánh Phê Rô nói nhỏ:
– “Các bạn đang chờ chúng ta tường thuật chuyện quả bóng trần gian kia kìa, anh thấy không? Thôi, đừng suy nghĩ nữa về chiếc vương miện bóng tròn vừa đổi chủ trên sân cỏ nhà Brasile. Chúng ta là thiên thần cõi trên, đừng để chuyện trần gian quấy nhiễu cái tâm mình hiền hữu à.”
Thánh Phê Rô nheo mắt nhìn bạn, cười, nét đăm chiêu biến mất trong khoảnh khắc:
– “Ui chao, bạn hiền của tôi, tôi quả tình có tội nghiệp cho đội Brasile thật nhưng đâu phải vì vậy mà bất an, tôi chỉ thương những chen đua của người trần đang tự làm khổ họ đấy thôi. Nói cho cùng thì tất cả chỉ là một trò chơi.”
Thánh vừa dứt lời đúng lúc các chiếc áo trắng, áo vàng, áo đen, ba màu áo của thần dân cõi thượng cũng đang tiến tới đón mừng phút trở về của bạn đồng lân. Chấp tay chào nhau thay cho những cái bắt tay của người trần thế, các Thánh, các Bồ tát, Thiên thần vồn vả hỏi ba “du khách” mới trở về:
– Sao, sao rồi? Kỳ nầy ai giựt giải vô địch? Thánh Stefano nhà chúa Jesus nôn nóng hỏi.
– Sân Brasile chắc đội chủ nhà lại đoạt huy chương vàng lần thứ sáu phải không? Bồ tát Anan nhà Phật điềm đạm đoán.
– “Các đội Trung đông hoặc Phi châu lại xôi hỏng, bỏng không trở về như những lần trước chứ gì? Nhằm mùa Ramadam không ăn ban ngày thì đá sao nổi, họ thua là phải rồi “ Thánh Abu Bakr nhà Chúa Allah nói với chút buông xuôi.
Trước sự nôn nao của bằng hữu cõi trời, Bồ tát Ca Diếp và Thánh Phê Rô, Thiên thần Jibreal nhìn nhau cười hiền lành, Bồ tát Ma Ha Ca Diếp đề nghị:
– “Chúng ta cùng ngồi xuống trên bãi cỏ nầy rồi anh em tôi sẽ tường thuật chi tiết cho các bạn nghe. Sẽ có một món quà bất ngờ cho các bạn đây. “
Chư Thánh, chư Bồ Tát, chư Thiên thần hân hoan gật đầu đồng ý rồi chia nhau tìm chổ ngồi trên bãi cỏ của công viên Tam Thiên, quay quần chung quanh ba “phóng viên” nhà Trời.
Người thế gian thường nói về Thiên đàng, Địa ngục là một trong hai nơi họ phải đến khi lìa bỏ thân xác phàm tục của cõi trần. Ai làm ác sa Địa ngục, ai ở lành lên chốn Thiên đáng. Khổ nổi, con người vốn tính hay bất đồng, chia rẽ nên phần tâm linh gọi là tôn giáo họ cũng phân chia phe phái với những bậc Thầy khác nhau, có hàng chục bậc Thầy tùy theo thế gian “khai sanh” tên tuổi, nhưng có ba vị nổi bậc nhất là Phật Tổ Thích Ca ra đời trên 2558 năm, Chúa Jésus tu oa cũng tròm trèm 2014 năm dài đăng đẳng và Chúa Allah Mohamed trẻ nhât, nhỏ hơn Chúa Jésus gần 500 năm sau. Ba vị nầy đã đem những điều lành, thiện để giảng giải cho người đời bớt bon chen, quên thù hận để sống thương yêu nhau trong tình thân của ngạn ngữ “tứ hải giai huynh đệ” và mỗi vị tùy theo nơi mình đản sanh và được quảng bá mà có được rất đông người ngưỡng mộ, tôn thờ để trở thành các giáo chủ tôn giáo cho đến ngày nay. Mặc cho người dưới thế phân chia phe phái, tranh giành đánh đấm nhân danh các giáo chủ, chốn thiên đàng các vị cùng chư đệ tử sống rất thuận thảo, an bình. Mỗi vị ở một vùng nhưng chung một lối vào, đó là cổng Tam Thiên, cổng thiên đường chung của ba tôn giáo lớn nhất trần gian, phải qua cổng đó mới vào được thiên đàng riêng của mỗi giáo chủ. Nơi đây không có ngày đêm phân biệt, lúc nào cũng hoa, nắng rực rỡ sắc màu, một công viên hiện diện trước ba lối mòn dẫn về ba cỏi thiên ân.
Bồ tát Ma Ha Ca Diếp và Thánh Phê Rô, Thiên thần Jibreal chọn một khoảng trống để ngồi bệt xuống thảm cỏ xanh mượt như nhung, chung quanh chư bằng hữu của họ đang im lặng lắng nghe. Bồ tát Ma Ha Ca Diếp mở lời:
– “Như các bạn đã biết, ba anh em tôi được phép các sư phụ của chúng ta thay mặt người cõi trời xuống trần gian theo dõi cuộc tranh tài bóng đá gọi nôm na là Mondial Cup, môn thể thao hào hứng nhất của người dương thế được họ tổ chức bốn năm một lần, quy tụ những đội bóng của những quốc gia đã vượt qua vòng loại trong những năm trước thời gian ấn định. Năm nay Cup nầy thực hiện tại Brasile, nơi được coi như cái nôi của bóng đá dù trên thực tế môn thể thao nầy do người nước Anh khởi xướng. A, mà các bạn có cần nghe lại sơ lược những World Cup trước đó không? Nếu cần, tôi xin nhường lời cho thiên thần Jibreal tường thuật vì hiền hữu nầy có trí nhớ dai hơn tôi về bộ môn thể thao mà anh ấy rất ưa thích.””
Có tiếng nhanh nhẩu của thánh Matteo nhà Chúa Jésus:
– “Được, được, nói nhanh nhanh lên để chúng ta cùng nhớ lại khởi điễm nguyên thủy, sau đó hảy kể đến chuyện bây giờ.”
Thiên thần Jibreal của nhà Chúa Allah tằng hắng giọng, mở lời:
– “Thưa các hiền hữu, Cúp bóng đá thế giới của nhân loại xuất hiện lần đầu vào năm 1930 (chiếu theo Dương lịch trần gian) tại Uruguay. Ngoại trừ những năm chiến tranh thế giới bùng nổ dữ dội thì cứ bốn năm lại tổ chức một lần tại các quốc gia được bầu phiếu chỉ định, tính đến nay các thành quả như sau:
- URUGUAY 1930
1.- Uruguay
2.- Á Căn đình
3.- Mỹ
- Ý ĐAỊ LỢI 1934
1.- Ý Đại Lợi
2.- Tiệpkhắc
3.- Đức
- PHÁP 1938
1.- Ý Đại Lợi
2.- Hung gia Lợi
3.- Brasile
4) BRASILE 1950
1.- Uruguay
2.- Brasile
3.- Thụy Điển
- THỤY SĨ 1954
1.- Tây Đức
2.- Hung Gia Lợi
3.- Áo
- THỤY ĐIỂN 1958
1.- Brasile
2.- Thụy Điển
3.- Pháp
- CHÍ LỢI 1962
1.- Brasile
2.- Tiệp khắc
3.- Chí Lợi
- MỄ TÂY CƠ 1970
1.-Brasile
2.- Ý Đại Lợi
3.- Tây Đức
- TÂY ĐỨC 1974
1.- Tây Đức
2.- Hòa Lan
3.-Ba Lan
- Á CĂN ĐÌNH 1978
- Á Căn Đình
2.- Hòa Lan
3.- Brasile
- TÂY BAN NHA 1982
1.- Ý Đại Lợi
2.- Tây Đức
3.- Ba Lan
- MỄ TÂY CƠ 1986
1.- Á Căn Đình
2.- Tây Đức
3.- Pháp
- Ý ĐẠI LỢI 1990
1.- Tây Đức
2.- Á Căn Đình
3.- Ý Đại Lợi
- MỸ 1994
1.- Brasile
2.- Ý Đại Lợi
3.- Thũy Điển
- PHÁP 1998
1.- Pháp
2.- Brasile
3.- Croazia
- NHẬT/ NAM HÀN 2002
1.-Brasile
2.- Đức
3.- Thổ Nhĩ Kỳ
- ĐỨC 2006
1.- Ý Đại Lợi
2.-Pháp
3.- Đức
- NAM PHI 2010
1.- Tây Ban Nha
2.- Hòa Lan
3.- Đức
- BRASILE 2014
Chờ tường thuật ”
Thấy thiên thần Jibreal gần như đuối sức vì nói hơi nhiều, Thánh Phê Rô chận ngang lời bạn:
– “Thôi, anh tạm nghĩ lấy hơi, để tôi tiếp những diễn tiến gần nhất cho anh đở mệt.”
– “Cám ơn anh – thiên thần Jibreal mừng rỡ – tôi cũng bắt đầu khô cổ họng rồi đây.”
Có tiếng vỗ tay rào rào của chư thiên, thánh Phê Rô đùa:
– “ Chúng ta có thể chơi trò “đố vui “ , đừng lầm với “cá độ” của người trần, cho cuộc tường thuật thêm hào hứng. Như các bạn đã biết, sau 2 năm thử sức vòng loại để được chính thức tham gia World Cup khai mạc ngày 12.6.2014, kỳ nầy có tất cả 32 đội của 32 quốc gia sau đây được vé đến Brasile (còn được gọi là Ba Tây) tranh tài. FiFa, tổ chức liên đoàn bóng đá thế giới đã cho họ bắt thăm và chia thành 8 nhóm như sau:
- Nhóm A 2) Nhóm B 3) Nhóm C 4) Nhóm D
– Brasile – Tây Ban Nha – Colombia – Uruguay
– Croazia – Hoà Lan – Hy Lạp – Costarica
– Mễ Tây Cơ – Chí Lợi – Costa d’Avorio – Anh
– Camerun – Úc đại lợi – Nhật – Ý đại lợi
5) Nhóm E 6) Nhóm F 7) Nhóm G 8) Nhóm H
– Thụy Sĩ – Á Căn đình – Đức – Bỉ
– Ecuador – Bosnia – Ghana – Algérie
– Pháp – Iran – Bồ đào nha – Nga
– Honduras – Nigerie – Mỹ – Nam Hàn
Đấy, các nhóm cứ chia ra mà thi đấu với nhau, mỗi nhóm chỉ được vô vòng Bát Kết 2 đội thắng nhất và nhì mà thôi. Rồi cứ đội nhất nhóm A đấu với đội nhì nhóm B cũng như các nhóm kế tiếp cứ tuân theo quy cũ như vậy để vào Tứ Kết. Tôi có ghi sổ rõ ràng các đội vượt vòng loại để vào Bát kết đây. Tuy nhiên, phải thực tình mà nói theo kiểu người thế gian để thở dài mà tội nghiệo cho những đội tên tuổi của châu Âu, hay nói đúng hơn những đội đã từng nhiều lần đoạt vô địch thế giới nhưng lần nầy phải lặng lẽ khăn gói về nhà ngay ở bước đầu. Trước hết phải kể đến đội Ý – bốn lần vô địch -, đội Uruguay – hai lần vô địch, đội Anh – một lần vô địch – và đội Tây Ban Nha đương kim vô địch, tất cả những đội đó đã khiến những người hâm mộ họ phải tức giận, thở dài vì thất vọng, nhất là đương kim vô địch Tây Ban Nha có thần tượng quả bóng vàng Ronaldo vừa khởi trận ra quân cùng Hòa Lan đã thãm bại ngay với kết quả 5-1. Hai năm trước, ở chung kết Cúp Châu Âu họ đã hạ gục Ý cũng bằng tỷ số nặng nề nầy, “tháng năm đi trước, tháng mười theo sau”, người dương thế coi vậy mà cũng biết dí dõm để chỉ sự thắng, bại đổi thay luân lưu trong cuộc sống, và cũng như khuyên họ đừng nãn chí khi thất bại hoặc quá tự phụ khi chiến thắng.
Ở vòng loại nầy, ba anh em chúng tôi đã phải khổ sở khi nhìn các cầu thủ và các người ngưỡng mộ (còn gọi là fan) chấp tay cầu nguyện hay làm dấu thánh trước khi mở màn trận đấu hoặc khi họ sắp gặp nguy hiễm bị lọt lưới. Các bạn nghĩ mà xem, ở nhóm C có đội Nhật là quốc gia với Phật giáo gần như quốc giáo, các đội cùng nhóm lại thuộc thành phần Thiên chúa giáo; nhóm F có Iran, Nigeria nổi tiếng cực đoan Hồi giáo, các nhóm G, H cũng có Ghana, Algeria tôn thờ chúa Allah, Nam Hàn đa số theo Phật giáo, mỗi khi thấy họ lầm thầm khấn nguyện kêu Chúa, cầu Phật, đợi Allah là ba anh em chúng tôi ngó nhau cười bù chứ biết làm sao hơn. Không lẻ nhân danh sư phụ của mỗi người trong ba đứa mà làm việc bất chính, dụng phép mầu để làm chao đảo trận đấu rồi sau đó làm thánh thần mất thiên lương hay sao? Vui hơn nữa là mỗi khi có các trận đấu giữa hai đội cùng tôn giáo chúa nhà tôi, bên nào cũng A men cầu Chúa khiến Phê Rô tôi nghe lùng bùng cả hai tai.”
Bồ Tát Ananda ngồi nghe đến đây bỗng chép miệng thở dài:
– Chúng sanh là vậy đó, đa số họ chỉ nhớ đến các bậc Thiên Ân khi có việc cần chứ ít mấy người nghĩ đến bề trên bằng cái tâm không cầu vọng, vì thế mới có mãi những cuộc trầm luân.
Thánh Ali bin Abi Talib của Hồi giáo nóng nảy ngắt lời Bồ Tát Ananda:
– “Thôi, thôi ông bạn của tôi ơi, đừng triết lý nữa. Tôi đang chờ chi tiết các trận vòng Bát kết đây.”
Bồ Tát Ma Ha Ca Diếp ngó Bồ Tát Ananda cười thông cảm rồi quay sang Thánh Ali Bin Abi Talib, nói:
– “Hiền đệ Ananda, vấn đề tâm lý chúng ta bàn đến sau, bây giờ để Ca Diếp nầy tiếp lời cho thánh Phê Rô đang cần giải khát kia kìa. Tôi sẽ nói luôn kết quả Tứ kết để chúng ta cùng biết đội nào được vào bán kết, hiền hữu Ali Bin Talib bằng lòng chứ?
Sau 48 trận vòng loại, là 8 trận vòng Bát kết như sau:
- Brasile – Chí Lợi : 3-2 (đá phạt đền sau 120 phút bất phân thắng bại)
- Colombia – Uruguay : 1-0
- Hòa Lan – Mễ Tây Cơ : 2-1
- Costarica – Hy Lạp : 6-4 (đá phạt đền sau 120 huề nhau)
- Pháp – Nigéria : 2-0
- Đức – Algéria : 2-1
- Á Căn đình – Thụy Sĩ : 1-0
- Bỉ – Mỹ : 2-1
Các đội thắng vòng Bát Kết được vào Tứ Kết vớì thành phần và kết quả để vào chung kết như sau:
1.- Brasile – Colombia : 2-1
2.- Pháp – Đức : 0-1
3.- Hòa Lan – Costarica : 4-3 ((đá phạt đền sau 120 huề nhau)
4.- Á Căn Đình – Bỉ : 1-0
Trong các trận đấu, nhất là từ phần Tứ kết , sự hào hứng dâng cao nhưng cũng phải công nhận là kết quả vài trận đấu có phần nhờ may mắn hơn tài năng, trận sôi động nhất ở phần nầy theo tôi là trận Hoà Lan và Costarica. Hòa Lan nổi tiếng đá hay từ lâu đã đành, nhưng Costarica chỉ là một đội bóng nhỏ ít có thành tích trong các kỳ World Cup, vậy mà năm nay vào được đến Tứ kết sau khi đã hất chân ba đàn anh đại thụ Ý, Uruguay, Anh và đá ngang ngữa với Hòa Lan bất phân thắng bại. Nhiều người tự hỏi, nếu Huấn luyện viên Van Gaal của Hòa Lan không đổi thủ môn dự bị khi đá phạt đền, anh nầy được nghĩ ngơi sau 120 phút huề nhau giữa hai bên, lại là thủ môn chuyên môn bắt bóng phạt thì Costarica có phải bỏ cuộc vào bán kết với niềm kiêu hảnh thua chỉ vì thiếu sự may mắn hay không?
Sau Tứ kết là Bán kết, hiền hữu Phê Rô, tới phiên anh rồi đó. Các bạn ngồi yên nghe ông ấy tường thuật tiếp nghen, tôi bận chút việc ra ngoài cổng Tam Thiên, sẽ trở lại trong chốc lát thôi. “
Nói chưa dứt câu, Bồ Tát Ma Ha Ca Diếp đứng lên chậm rãi bước ra ngoài cổng trời, không ai để ý đến nụ cười bí ẩn của thiên thần Jibreal và cái gật đầu đầy ngụ ý của thánh Phê Rô trước khi tiếp tục buổi tường thuật:
– “Như mọi lần, các đội thắng của vòng Tứ Kết sẽ vào Bán kết với sự sắp xếp và kết quả như sau:
- Ba Tây – Đức : 1 – 7
- Hoà Lan – Á Căn Đình : 2 – 3 (đá phạt đền sau 120 huề nhau)”
Có tiếng “Ồ” ngạc nhiên đồng vang trong hàng “khán giả”, thánh Benedetto da Norcia không dằn lòng được nên buộc miệng lên tiếng:
– “Hiền huynh Phê Rô, anh có nói lầm không? Brasile thua Đức 7-1, chuyện không thể tin được, đúng không các bạn?”
– “Tôi cũng không tin.” – Abu Hanifa, thánh nhà Chúa Allah biểu đồng tình cùng thánh Benedetto – “Chắc ông bạn Phê Rô của chúng ta nhớ ngược tỷ số 1-7 thành ra 7-1 chứ gì. Brasile!!! Brasile, vương quốc của bóng đá, 5 lần đội vương miệng Vua quả cầu tròn, hân hạnh giữ chiếc Cúp Mondial đầu tiên vĩnh viễn cho mình, sao có thể bị hạ thê thãm đến thế?”
Thánh Phê Rô điềm tỉnh, cười chúm chím:
– “Chúng ta đều biết dương trần “Vạn vật đổi thay”, chẳng có gì gọi là bất biến, nhất là những thứ hữu hình, như lời Phật Tổ thường dạy chúng sanh, khi lên được tuyệt đỉnh thì cũng có lúc ngã xuống vực sâu, có Vua nào giữ mãi vương miệng muôn đời cho giòng họ mình đâu, Brasile cũng thế và đây là thời điễm đội bóng Vua bị hạ bệ một cách đau lòng. Tôi đã thấy nước mắt của khán giả Brasile tuôn rơi lả chả, những tiếng huýt sáo phản đối, tức giận, tuyệt vọng vang khắp khán đài đội chủ nhà. Ba anh em chúng tôi, trái tim đã quên chuyện khóc cười thế nhân nhưng cũng vì vậy mà xót xa thương cho những mê vọng của cuộc đời.
Tuy nhiên, phải thật tình mà nói, sự thất bại của Brasil một phần bởi ảnh hưởng của sự thiếu vắng tiên phong gạo cội số 1 của họ là Neymar, anh ta bị chấn thương nặng trong trận đấu vòng Tứ Kết với Colombia nên không thể có mặt ở lần đấu then chốt nấy. Kể cũng lạ, theo tôi thấy, Brasile là đội bóng có lối chơi tập thể với tài năng các cầu thủ ngang ngữa nhau, không lẽ vì thiếu một tiên phong giỏi mà họ bị lọt lưới bảy lần, may là có 1 bàn gỡ danh dự. Các bạn có thể tưởng tượng được là chỉ 24 phút đầu mà họ đã bị thua 6-0, nghĩa là cứ trung bình 4 phút thủ môn danh tiếng số 1 của họ là Julio Cesare lại để bị lọt lưới một quả bóng và lại toàn là những cú sút tuyệt đẹp của những cầu thủ Đức như Klose, Muller…Người ta bảo Đức đã đá một trận tuyệt vời, tàn nhẫn (vì sút quá nhiếu bóng vào lưới đối thủ không nương…chân nễ mặt chủ nhà). Nhưng các bạn hảy đợi xem Ba Tây có gỡ lại danh dự trong trận tranh hạng 3 với Hoà Lan sau đó không nghen. Rồi các bạn sẽ được coi lại trận chung kết cũng như trận tranh giải hạng 3, đây là món qua đặc biệt mà ba anh em chúng tôi đem về tặng quý hiền hữu đó.
Hiền hữu Jibreal, anh nói tiếp giùm tôi trận bán kết giữa Hoà Lan và Á Căn đình đi, tôi ra cổng đón Bồ Tát Ma Ha Ca Diếp đem ngạc nhiên về cho các bạn của chúng ta đây.”
Chư thiên nhìn nhau ngơ ngác, sự tò mò dâng cao nhưng vốn mang tinh thần trầm mặc của các bậc thánh hiền nên tất cả chỉ xì xào nho nhỏ rồi lắng nghe thiên thần Jibreal nói về trận bán kết còn lại trong khi thánh Phê Rô đứng dậy để ra tìm Bồ tát Ca Diếp. Thiên thần Jibreal sau khi uống một ly nước cốt đào tiên thấm giọng, tiếng của người hùng hồn hơn lúc ban đầu:
– “Xin lổi chư hiền hữu nghen, thiệt tình hai ông bạn quý của chúng ta đã nhường cho tôi tường thuật trận đấu nhàm chán nhứt trong thời điễm quan trọng nầy. Hai đội Hòa Lan, Á Căn đình mỗi đội đều có thành tích lẫy lừng trong quá khứ và những tên tuổi vang danh như J. Cruff /Hòa Lan và Maradona/Á Căn đình.
Trong hiện tại họ cũng là hai đội có nhiều triển vọng đoạt giải, ai cũng nghĩ sẽ được coi một trận đấu tuyệt vời nhưng không ngờ họ chỉ vờn nhau bất phân thắng bại từ 90 phút chính thức đến 30 phút phụ trội. Một tiên phong dầy kinh nghiệm như Robben của Hòa Lan chỉ làm thiên hạ nín thở ở phút 99 khi tung bóng ..hụt vào lưới Á căn đình. Đó là chưa kể quả bóng vàng Messi, linh hồn của đội áo trắng-xanh cũng không làm nên việc gì vì sau gần nửa tiếng vờn nhau, anh ấy mới tung một cú phạt không kết quả. Cuối cùng là phải đá phạt đền, đây là phần quyết định của vai trò thủ môn. Lần nầy, Huấn luyện viên Hòa Lan Van Gaal không thể lập lại mánh khóe như trận đấu với Costarica vì thủ môn Cillessen lần nầy phải bó tay trước tài bắt bóng của Romero Á Căn đình với tỷ số 4-3. Cuối cùng Hoà Lan đành chờ đấu với Brasile để tranh hạng 3 và Á Căn đình chuẩn bị lập lại trận chung kết như 24 năm về trước tại Mondial Ý năm 1990, lúc bấy giờ họ cũng đã gặp Đức và “hào phóng” tặng Đức chức vô địch thế giới lần thứ ba. Những người có kinh nghiệm đã tiên đoán kết quả lần nầy của Hoà Lan và Á Căn đình chẳng khác nào bàn tiệc dọn sẳn cho đội Đức trong trận chung kết mà thôi, dân cá độ dốc hầu bao dành chờ chiến thắng cuối cùng của Đức.”
Thiên thần Jibreal còn định thuật tiếp trận tranh giải hạng ba thì thấy chư thiên đồng loạt nhìn về cổng Tam Thiên, Jibreal nhìn theo và ông thở phào nhẹ nhõm khi thấy Bồ Tát Ma Ha Ca Diếp và Thánh Phê Rô đang sánh bước bên cạnh hai vị có một gương mặt mới mà chư thiên chưa từng gặp lần nào. Người nầy dáng dấp cao ráo, còn mang vẻ bịnh hoạn xanh xao nhưng gương mặt hiền lành, có thể là một thần dân mới vừa được nhập thiên đàng chăng? Không biết ông ta thuộc nhánh nào của ba lối rẽ Tam Thiên. Đặc biệt trên tay người nầy có cầm mấy dĩa DVD và một máy chạy DVD chuyển vào TV. Chư thiên còn đang ngơ ngác thì Bồ tát Ma Ha Ca Diếp thân mật nắm tay người khách lạ kéo đến gần ông rồi giới thiệu:
– “Quý hiền hữu thân mến, chúng tôi có nói trước là sẽ dành cho các bạn một ngạc nhiên vào phút chót, và ngạc nhiên đó đang đứng gần tôi, trước mặt các bạn đây: Xin giới thiệu cùng quý hiền hữu, cầu thủ lừng danh Alfredo Di Stéfano, người vừa từ bỏ trần gian ngày 7.7.2014 sau 88 năm làm người dương thế để theo chúng tôi về đây trình bày lại hai trận then chốt cuối giải World Cup vừa qua, trận tranh hạng 3 và trận chung kết tranh chức vô địch thế giới. Phải để người trong nghề tường trình thì các bạn mới thấy hào hứng hơn.
Alfredo là cầu thủ bóng đá kiêm huấn luyện viên gốc Á Căn Đình nhưng lại rất gắn bó với đội Câu lạc bộ Real Madrid của Tây Ban Nha trong thập niên 50 vừa qua, giúp đội nầy đoạt 5 lần cúp vô địch Câu lạc bộ châu Âu liên tiếp từ năm 1956 (284 trận với 216 lần ghi bàn). Dù gốc Á Căn Đình nhưng Alfredo cũng từng khoác áo đội tuyển quốc gia của 3 nước Á Căn Đình, Colombia và Tây Ban Nha. Ông không có duyên với Á Căn đình và Colombia lắm nên chẳng ghi bàn trận nào trong các cuộc tranh tài World Cup trong hai màu áo xứ sở các nước nầy, nhưng với Tây Ban Nha thì khác hẳn, từ năm 1957 đến 1961 ông tham gia 31 trận và ghi 23 bàn thắng. Đây chỉ là những thành tích quan trọng, nếu phải kể cho hết thì không biết bao nhiêu con số để mọi người đặt cho ông biệt danh Mũi Tên Bạc và trong một cuộc bình bầu chọn cầu thủ của thế kỷ trong số các cầu thủ được trao giải quả bóng vàng của tờ báo thể thao chuyên về bóng đá Pháp “France Football”, ông được sắp hạng 4, chỉ sau Pélé (Brasile), Diego Maradona (Á Căn đình), Johan Cruijff (Hòa Lan). Qua thời tuổi trẻ, ông chuyển sang làm huấn luyện viên các đội nổi tiếng, trong đó có Elche, Boca juniors, Valencia CF, Sporting, River Plate, Real Madrid…..
Alfredo di Stéfano |
Di Stéfano năm 1958. |
Theo luật tạo hóa, năm nay ông từ bỏ cuộc chơi trần thế, bỏ sân cỏ, bỏ quả bóng tròn ngay đúng mùa tranh giải World Cup 2014. Ba anh em cỏi trời chúng tôi nhân dịp nầy có nhờ thiên tào bắc đẩu lật sổ thiên đình coi ông có thể vào cổng Tam Thuên được không thì được biết ông vốn là dân thể thao thuộc hạng đàng hoàng, không bán độ, không chơi xấu khi vào trận đấu, có tinh thần đồng đội. Đời thường ông cũng có chút chút lỗi lầm như thường tình nhân thế. Nhưng nhân danh bóng đá, ông xứng đáng được bước qua cổng Tam Thiên làm người thuyết trình, tường thuật 2 trận đấu quan trọng mà các hiền hữu đang chờ đợi. Vì ông là tín đồ của đấng Jesus nên hy vọng sau đó thánh Phê Rô sẽ mở cánh cửa thiên đàng bên nhà Chúa Ba Ngôi cho ông được gia nhập hộ khẩu nơi đó.
Alfredo di Stéfano, đây là cổng Tam Thiên, chung điễm của ba thiên đường của ba tôn giáo lớn dưới trần gian. Ông đừng ngạc nhiên sao thấy chúng tôi hội tụ vui vẻ bên nhau chứ không chia phe, chia nhóm để đánh nhau như người dương thế nghen. Nơi đây chỉ có thương yêu, không thù hận. Mong ông sẽ hài lòng với đời sống mới thanh lặng của thiên đàng. Hy vọng tài thuyết trình về hai trận cuối của World Cup sẽ làm sôi động hơn cho anh em chúng tôi.
Xin mời các hiền hữu hãy lắng nghe và xin nhường lời cho Alfredo di Stefano, thần dân mới của Thiên đường.”
Alfredo vụng về bước ra giữa sân, ông đã từng quen đứng giữa đám đông, khi trên sân cỏ, lúc ở phòng thu âm để được phỏng vấn và cả khi lãnh các giải quả bóng vàng cũng như các cơ hội được các fan bao quanh ngưỡng mộ xin chữ ký. Với ông đó là chuyện thường, không có gì để bỡ ngỡ cả. Nhưng ở đây, trước cửa thiên đường, chung quanh là chư thiên đạo đức, ông bỗng đâm ra lýnh quýnh, ông chỉ mới bỏ trần gian mấy ngày nay thôi, đâu thể mắt khí thế của một người luôn là “cây đinh”, “ngôi sao” của làng bóng đá được. “Đây là cổng nhà trời ư? Thôi được, ta sẽ đem sức mạnh của bóng đá truyền cho các ông thần, ông thánh nơi nầy để mấy ổng biết thế nào là niềm đam mê của quả bóng tròn”. Alfredo thầm nghĩ thế và tự dưng nghe bình tỉnh lại, ông từ tốn trình bày:
– “Kính thưa chư thiên, trước hết tôi xin tường thuật trận tranh hạng 3 giữa hai đội bại của vòng bán kết, Hoà Lan và Brasile. Thành thật mà nói, trước ngày khai trận, khí thế của toàn dân Brasile lẫn đội của họ sôi nóng như cái nóng mùa hạ đang thời của xứ sở nầy. Thua 7-1 trước đội Đức là quốc nhục, cần phải đấu một trận cho ra hồn để mọi người thấy sự thất bại hôm nào chỉ là một “rủi ro nghề nghiệp”, phải để cho toàn thế giới biết dù rớt vương miệng nhưng xứ Vua bóng đá vẫn còn giữ được long bào chứ chưa hẳn mất tất cả. Tiên phong Neymar chưa bình phục nhưng Đội trưởng David Luiz vẫn còn đó và toàn đội Brasile từng chiến thắng để đi đến giai đoạn nầy vẫn còn kia mà. Thắng, Brasile không hạng nhất, nhì thì cũng phải hạng 3. Đó là khẩu hiệu ra quân.
Bên đội Hoà Lan cũng thế, từ thuở có World Cup đến giờ , đã 3 lần Hòa Lan vào chung kết nhưng chưa bao giờ dành được cúp vàng đem về cho quê hương, các danh thủ Hòa Lan từng làm mưa gió trên khắp các cầu trường châu Âu, từ Johann Cruijff đàn anh lừng lẫy của thập niên 70 đến các danh thủ Gulitt, Van Basten, Seedorf, Davide…v..v….đã giúp đội Milan (Ý) bao lần chiến thắng các cúp châu Âu, cúp liên lục địa. Lần nầy như một định mệnh tái lập, họ đã để vuột cúp vàng vì những quả phạt đền “vô duyên” với Á căn đình. Thôi thì, mất hạng nhất, hạng nhì cũng còn hạng ba để đem về cho đội nhà 14,7 triệu Euro tiền thưởng của FiFa (hạng nhất 25,7 triệu, hạng nhì 18,4 triệu, hạng tư 14,7 triệu Euro, các đội được đến Brasile tham gia giải nếu thua về sớm cũng có thưởng an ủi sơ sơ 1,1 triệu). Nhưng tiền thưởng là một lẽ, vấn đề quan trọng là danh dự, Van Persie và Robben cùng đồng đội đã sẳn sàng chiến đấu đến giọt…mồ hôi cuối cùng..
Thiên đàng có thể có 3 vì giáo chủ nhưng rừng thế gian chỉ có một chúa sơn lâm, trận bóng đá nào cũng chỉ có 1 kẻ thắng mà thôi, nếu lỡ huề nhau cũng phải dùng đến phương pháp đá phạt đền để phân định thứ ngôi thành, bại cho rõ ràng. Chiến thắng ai cũng mong, nhưng tất cả còn tùy tài chạy trên sân và tài sút bóng vào lưới của mỗi đội tuyển, Và trước sự ngỡ ngàng lần nữa của khán giả đội chủ nhà, Brasile lại để thua Hòa Lan lần nữa với tỷ số 3-0. Van Gaal cùng toàn đội xứ hoa Tulipe hân hoan lãnh huy chương đồng với lời hứa hẹn chuyển đồng thành vàng trong các World Cup tương lai.”
Cả sân cỏ công viên Tam Thiên chư thiên ngồi im thin thít, Alfredo chờ tiếng vỗ tay như lúc còn ở dương gian mỗi khi ông dứt lời tường thuật hay tuyên bố một điều gì, nhưng ở đây “mấy ông thiên nầy” lại bất ly cục cựa, nghe kễ một trận bóng mà im ru như vậy quả thần thiếu “tinh thần thể thao” quá chừng, Alfredo chán nản nghĩ thầm chắc tại mình mất duyên tường thuật, hay tại người nhà trời tâm tánh khác kẻ thế gian. Còn đang suy nghĩ thì Bồ Tát Văn Thù nhẹ nhàng đem đến cho Alfredo một ly nước cam tuyền và nói:
– “Ông bạn uống thấm môi cho đở khát. Trận hạng ba đã có kết quả, ông không thấy phản ứng của anh em chúng tôi vì thật ra chúng tôi đã tiên đóan được sự thể như vậy nên không lấy làm ngạc nhiên lắm. Theo sự quán xét của chúng tôi, Brasile tuy đá giỏi thật, kỳ nầy lại được đá trên sân nhà với khán giả “ruột” nên tự tâm họ có chút khinh mạn dù không nói ra. Ngay trước ngày khai mạc World Cup, tình hình chính trị, thời sự của xứ nầy không mấy ổn với nào biểu tình, hổn loạn khắp nơi để phản đốì chính phủ và làm mất đi phần nào hào khí của đội nhà. Trận đầu khai mạc, Brasile đã thắng Croazia dù với tỷ số 3-1 nhưng cũng phải tính đến sự thiên vị của trọng tài trận đấu đó dành cho họ. Tất cả những chi tiết đó cho chúng tôi tiên đoán đúng phần kết thúc không mấy vinh quang của đội bóng lừng danh thế giới của ông.
Bây giờ thì ông có thể kể trận chung kết đi, chúng tôi chờ nghe để xem sự tiên đoán tiếp theo của chúng tôi có đúng thêm lần nữa không. Chúng tôi cám ơn ông, đúng là dân nhà nghề, ông tường thuật rất hay hơn ba anh em chúng tôi nhiều lắm.
Alfredl thở phào nhẹ nhõm, thì ra là vậy chứ không phải mình mất duyên ăn nói. Nhưng thôi, để sau đó mình cho cho mấy ổng thiên nầy coi tường tận các trận đấu qua dĩa DVD mình đem theo lên đây, thử xem mấy ổng có ngồi tịnh như bình không cho biết. Nghĩ vậy nên Alfredo uống cạn ly cam tuyền rồi tằng hắng lấy giọng kễ trận chung kết:
– Đức và Á Căn Đình lại gặp nhau ở chung kết như một cơ duyên tiền định với khoảng cách 24 năm dài chờ đợi nhau. Ngày đó, Á Căn Đình tại World Cup Ý năm 1990 với Diego Maradona, tiên phong số 1 thế giới lúc bấy giờ, huyền thoại Maradona ngang ngữa với Pélé của Brasile. Á căn đình đã đá bại đội Ý chủ nhà ở vòng bán kết để vào chung kết gặp Tây Đức (bấy giờ chưa thống nhất nước Đức). Maradona thuở ấy vừa trốn thuế Ý, vừa chối trách nhiệm làm cha với đứa con ngoại hôn ở Napoli nên đội Á Căn đình bị khán giả Ý huýt sáo tẩy chay và ủng hộ hoàn toàn cho đội Tây Đức. Có lẽ tính tâm lý đó ảnh hưởng đến trận đấu nên Á Căn Đình dù có Maradona vẫn để CT Frank Beckenbauer và các danh thủ Tây Đức bấy giờ như Matthaus, Klinsmann, Rudy Voller cùng đồng đội đá lọt lưới 1-0 dành cúp vàng lần thứ ba, ngang hàng với đội Ý cũng 3 lần chiến thắng World Cup.
Á Căn Đình hôm nay có ngôi sao danh thủ Messi rực rở trên trời bóng đá châu Âu, quả bóng vàng Fifa 2009 – 2010 – 1012, được coi như người thừa kế ngôi vị độc tôn của Maradona. Hơn 100.000 dân Á Căn đình đã kéo qua Brasile chờ mừng trận phục thù 24 năm xưa.
Đức thì khác hẳn, đó là môt đội bóng trẻ với hổn tạp các cầu thủ mang nhiều sắc tộc, từ chính thống đến di dân nhưng chung một quốc tịch và cùng một hướng nhìn, hướng nhìn về chiếc cúp vàng hực hỡ đặt giữa khán đài danh dự, nơi có nữ Thủ Tướng Đức Merkel nổi tiếng nhất thế giới về tài lãnh đạo khôn khéo của bà đã đưa nước Đức vượt lên hàng đầu trên tất cả mọi mặt, từ ngoại giao, chính trị, kinh tế, xã hội và bây giờ là thể thao. Bà ngồi kế bên nữ Tổng thống chủ nhà Brasile trong khi nữ Tổng thống Á Căn Đình vắng mặt vì nhiều lý do tế nhị. Đội tuyển Đức không có tên tuổi ngôi sao vàng trên bảng sắp hạng Fifa, không có sự ưu đãi đặc biệt giữa cầu thủ nầy, cầu thủ nọ trong đội. Ngàỳ xưa chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nỗ vì tính phân biệt chủng tộc của Đức, nhưng bây giờ cứ nhìn đội tuyển Đức để biết đó là một Hợp chủng quốc như Mỹ ở châu Âu. Đã một lần họ thắng Á Căn đình thì tại sao không thể có lần thứ hai để đồng hạng với Ý bốn lần đoạt World Cup và rượt đuổi Brasile cho họ biết bóng đá nào phải chỉ có Brasile là ngoại hạng. Tóm lại, tất cả đã sẳn sàng.
Tiếng còi trọng tài Rizzoli/Ý vừa thổi là cả cầu trưòng bắt đầu vào cuộc thư hùng. Đội Á căn đình chiếm phần thượng phong nhưng không làm được việc gì cả, họ giữ bóng nhiều hơn đối thủ. Tuy vậy, Đức vẫn không để sơ hỡ dù Leo Messi đôi ba phen tạo nguy hiễm trước khung thành của Đức. Hai bên vẫn giữ tỷ số 0-0 cho đến hết 90 phút chính thức của trận đấu. Tiên phong Klose của Đức đá khá hung bạo, thỉnh thoảng lại chơi xấu nên Huấn luyện viên Jogi Low đã cho Gotze vào thay Klose ở phút 43 hiệp nhì. Ông không ngờ sự thay đổi đó đã đưa vinh quang đến cho cả nước Đức vì trong hiệp phụ chính Gotze đã đưa một đường bay thật đẹp cho trái bóng lọt lưới thủ môn Romero/Á Căn đình. Cả cầu trường Rio de Janeriro như bùng vỡ vì vui mừng của khán giả Đức. Trên khán đài danh dự Thủ tướng Merkel hớn hỡ hoan hô chiến thắng của đội nhà, bên cạnh bà nữ Tổng Thống Brasile Dilma Rousseff gượng gạo nhìn kết cuộc ngoài ý muốn, tổng thống Nga Putin mặt vẫn lạnh lùng, vô cảm.. Nhưng cần gì, tượng Chúa Redentore trên cao đang phất phơ bay lá cờ Đức, sau 25năm thống nhất họ sung sướng vui chung niềm vui của một dân tộc từng kiêu hãnh biết đoàn kết, cải tiến để đi đến vinh quang. Lần đầu tiên, một đội bóng châu Âu chiếm giải vô địch thế giới tại châu Mỹ, một điều mà tiền lệ chưa từng thấy xảy ra.
Chưa hết, bên kia trời Berlin, nơi được chọn làm trọng điễm đón chờ kết quả. Berlin, thành phố của tủi nhục ngày xưa khi còn bức tường đông tây chia cách, bây giờ tất cả đang ôm nhau nhảy múa tưng bừng, không chỉ người dân Đức đông-tây hôm nào, mà có cả những di dân bốn phương đang hưỡng đời an lành trên nước Đức cũng vậy. Họ trong phút chốc thấy đội tuyển Đức là “đội mình”, không cần biết “mình” là ai, Đức vàng VN, Đức đen Ghanna, Đức trắng Thỗ nhĩ Kỳ, v.v…Cần gì, “sống đâu, âu đó”, niềm vui của người cưu mang ta cũng là niềm vui của ta, chuyện thường thôi, phải không thưa các chư thiên?
Alfredo ngừng nói, có tiếng lào xào nho nhỏ đâu đây, và như để làm vui lòng vị khách mới, chư thiên đồng loạt vỗ tay, những tiếng vỗ nhẹ nhàng thanh thả chứ khôg vồn vập như ở cầu trường. Thánh Giacomo nhà Chúa Jésus lại đem một ly cam tuyền đến cho Alfredo rồi dìu ông cùng ngồi xuống thảm cỏ, giọng thánh nhỏ nhẹ:
– “Ông tường thuật thật duyên dáng, thú vị, chúng tôi theo dõi dù không nhìn thấy vẫn tưỏng tượng được những sôi động của cầu trường. Thế gian là vậy, tranh đấu hơn, thua không ngừng nghĩ ở bất cứ môi trường nào cũng luôn có kẻ khóc, người cười. Ông quên thuật nỗi buồn của Á Căn Đình cũng như sự thất vọng của Messi đã để mất cơ hội đưa tên anh ta vào lịch sữ Cúp Thế giới, nhưng chúng tôi đã thấy được niềm đau của họ, người cõi trời không bỏ quên bên nào hết.”
Alfredo lúng túng, mấy ông nhà trời nầy sao nghĩ lung tung, đang vui nói chuyện chiến thắng của bên nầy lại bắt qua chuyện buồn của kẻ bại trận bên kia làm chi không biết nữa. Thánh Jabreal nhà chúa Allah thêm vào:
– “Chúng tôi còn biết cả sự phung phí kỳ lạ của thế gian khi coi lúc trao giải thưởng chung kết, ngoài tiền mặt của các cơ quan liên hệ, còn có một giàn mỹ nữ của hãng hàng không Fly Emirates được trả 100 triệu USD chỉ để đứng trao huy chương cho các cầu thủ thắng trận. Người ta phung phí tiền của chỉ trong một cuộc vui mà không nghĩ đến những nơi, những người khốn khổ không cơm ăn, nhà ở. Rồi còn lại phao ngôn rằng kinh Coran dạy tín đồ của Allah ai chết vì đạo sẽ lên thiên đường có 72 mỹ nữ chầu hầu. Ôi Chúa tôi, tiền đâu chúng tôi cung ứng mỹ nữ cho những tên cuồng tín vô lối đó. Thiên đường chỉ để kẻ thiện dừng bước chứ đâu đón mời những kẻ sát nhân.”
Bồ tát Ma Ha Ca Diếp ngăn lời bạn:
– “ Hiền hữu đừng làm ông bạn của chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang tấn công ông ấy đấy nha. Alfredo, thật ra các bậc Thầy của chúng tôi cho chúng tôi xuống trần theo dõi World Cup không phải để thưởng thức một trò chơi, một cuộc tranh tài mà là để biết sự thay đổi của thế gian ra sao qua từng thời điễm của mỗi khía cạnh cuộc đời. Chúng tôi thấy con người tuy có tiến bộ hơn xưa về mặt kỹ thuật nhưng tâm tính vẫn như thuở nào, vẫn vô minh để tranh giành lợi quyền, vật chất; vẫn bon chen để tàn hại lẫn nhau. Có những cuộc chơi mang danh thể thao, danh từ tuy tao nhả, nhưng thực tế vẫn phơi bày tính bon chen, thua, được của thế gian: một quả bóng, 22 người giành giựt, chẳng bên nào chịu nhường bên nào. Ba anh em tôi đã thấy những cú đá chân vào đối thủ, những móc giò lái khi thấy đối thủ gần khung thành mình, những cùi nhỏ, tay nắm sẳn sàng húc nhau để ngăn những hiễm họa gần kề từ trái bóng.
Quả bóng tròn như vầng trăng đêm Rằm. Năm nay ngày chung kết cũng đúng vào dịp trăng tròn 17. Vầng trăng đêm đó tỏa ánh sáng cho cả thế gian, nhưng quả bóng hôm ấy chỉ mang vui về cho một đội tuyển, một quốc gia mà thôi. Những đội kém may mắn cũng mang trăng về cho quốc gia của họ, nhưng đó là những vầng nguyệt khuyết. Khuyết hay tròn thì cũng một vầng trăng, ví như như thắng hay thua gì cuối cùng World Cup cũng chỉ là một trò chơi, Alfredo, ông đã bao lần lăn thân vào những cuộc vui đó, thắng – bại ông trãi đủ, vậy ông thấy thế nào về lời tôi nhận định?”
Alfredo lại lúng túng:
– “Dạ, lời Bồ tát quả đúng như vậy. tất cả cuối cùng chỉ là một cuộc chơi – và như có lằn điện xẹt ngang đầu, ông chợt hiểu ra – cũng có nghĩa là không nên buồn khóc hay giận tức khi thất bại.”
Bồ tát MaHa Ca Diếp gật đầu hài lòng:
– “Ông quả là một người thông minh, sáng suốt. Thôi, như vậy tổng kết World Cup Brasile 2014 kêt quả như sau :
1) Đức
2) Á Căn đình
3) Hòa Lan
Chư hiền hữu có cần coi lại các trận thi đấu từ đầu đến cuối thì mượn dĩa DVD của ông bạn Alfredo đây để coi lại tại tư gia, hay chúng ta cùng hội họp để coi chung tại cổng Tam Thiên nầy vào dịp khác. Bây giờ đã tới lúc ai về nhà nấy vì đã tới giờ cầu nguyện rồi các hiền hữu ơi.”
Thánh Francesco nhà Chúa Jésus và thánh Abu Bakr nhà chuá Allah vui vẻ nói với Alfredo:
– Rồi ông sẽ ở đây lâu, có khi nào ông nghĩ đến việc tạo các đội bóng trên cõi trời và ông làm Huấn luyện viên cho anh em chúng tôi thỉnh thoảng vui chơi giải trí không?
– Nếu chư thiên yêu cầu, con đâu dám từ chối, miễn sao chư vị đừng để bị thẻ vàng, thẻ đỏ thì tốt rồi.
Chư thiên đồng cười trước câu nói dí dõm đó của Alfredo rồi tản mạn ra về, lần đầu tiên nơi cổng nhà trời Alfredo thấy mình quả thật còn duyên ăn nói, ông nghĩ thầm “Khi quả bóng lăn, chư thiên cũng chạy theo quả bóng mà thôi. chẳng lẽ lúc đó thì chư thiên với thế gian đồng một thể tánh hay sao? Nhưng thôi, trần thế với thiên đường, khi vào trận bóng đá thì quả bóng là Vua”.
Bồ tát Ma ha ca Diếp đang đi phía trước, sắp rẽ vào ngả Niết Bàn, chợt dừng lại, đứng chờ Alfredo đến gần rồi như đọc được ý nghĩ của ông, Bồ Tát nói:
– “Chư thiên và chúng sanh đồng một bản thể nhưng khác nhau ở điễm “chư thiên đã giác ngộ, còn chúng sanh vẫn vô minh”, chính vì thế đối với chư thiên World Cup chỉ là một trò chơi mà đã là trò chơi thì không thể khóc, cười theo chuyện thắng, thua. Làm Huấn luyện viên cho các đội bóng nhà trời, ông không cần sữ dụng thẻ phạt đâu ông bạn thân mến à”
Cổng Tam Thiên trở về thanh vắng, nắng vẫn hồng chờ đợi cuộc vui, một cuộc vui không cần trăng tròn, nguyệt khuyết
HUỲNH NGỌC NGA
Torino, ITALIA – 22.07.2014
Nếu mở bản đồ Châu Âu, Bà Con sẽ thấy Danmark nhỏ híu, chút xíu hà. Vậy chớ đã từng vô địch bóng đá Châu Âu được một năm.
Kính mời Bà Con nghe bài nhạc cổ động bóng đá của năm đó, do chính các cầu thủ và huấn luyện viên hát. Bài hát nầy làm cảm động, làm phấn khởi cả nước cho tới bây giờ:
Bị cái tên truyện hấp dẫn,vào đọc thấy cách tác giả tiếp cận vấn đề thật cũng hay hay,đa dạng,không bị xơ cứng bỡi những định kiến thường ngày.
Chào Himlam,
Sao Himlam đến khi đã tàn sân cỏ vậy? Chư thiên về hết rồi có còn ai đâu? Đùa cho vui chứ bài viết đã lâu rồi mà được bạn ghé thăm là điều hân hạnh lắm, cho Bếp cám ơn nha.
Chúc Himlamm va gia đình mọi an vui, hạnh phúc.
Viết chưa phải thật “pro” nhưng phải thừa nhận cách viết thật giàu sự sáng tạo.
Ciao Nano,
Rất vui khi nhận được lời phản hồi vô cùng chân thật của một độc giả mới (vì lần đầu tiên Bếp được bạn ghé thăm). Những lời xác đáng của bạn làm Bếp phấn khởi vì được biết trình độ thực của mình qua cách nhìn của độc giả để từ đó Bếp tìm hiểu , học hỏi thêm cho nghề “nấu nướng” của mình.
Cám ơn Nano thật nhiều nha. A, mà bạn ơi, danh hiệu Nano là do bạn tự đặt hay từ bạn bè chung quanh dành tặng vậy?
Chúc vui khoẻ và vạn sự an bình.
Cách trả lời của chị “bếp” rất dễ thương.
Chèn ơI, câu Còm của Khungcuahep con tuyệt cú mèo hơn nữa. Bếp cảm động lắm dù biết Bếp chưa đủ “chất” để xứng đáng đuọc sự ưu ái khiách lệ của bằng hữu bốn phương. Chỉ xin biết “sụt sùi” vì cảm động mà cám ơn Khungcuahep cùng mọi ngưoi đã cho thêm cũi lữa để Bếp tiếp tục “nấu nưóng” phục vụ “thực khách” quán Nẫu dài lâu.
Khungcuahep vui khoẻ để mở rộng tấm lòng cùng bè bạn nghen.
Cách viết thật sáng tạo
Vân Thanh đã giúp Bếp lấy hơi ngồi gõ khi đọc những lời khích lệ vô cùng tử tế dễ thương của bạn. Bếp cám ơn bạn và hứa sẽ cố gắng hoài để không phụ tấm lòng của Vân Thanh và mọi người..
Vui khoẻ và dễ thương hoài nghen Vân Thanh.
Một thế giới đại đồng.
Đúng rồi Gềnh Ráng ơi, thế giới đó toàn hảo quá nên chẳng có ở trần gian và có thể chẳng có ở thiên đường nữa hổng chừng vì chúng ta làm sao thấy được thiên đường khi chưa đặt chân đến đó, đúng không bằng hữu? Tất cả chỉ là mơ ước của người thế gian thôi.
Cám ơn đẽ ghé.
Chúc Gềnh Ráng và gia đình những ngày thanh an trước mặt nghen.
Liệu có thể xem đây là sáng tác theo phong cách hậu hiện đại ?
Bếp cũng không biết Bếp viết theo phong cách nào nữa Định Nghĩa à, chỉ biết là Bếp tưởng tượng rồi nhập Mondial vào cho sống động trong mơ ước thấy một khung cảnh hòa hợp tôn giáo (vì nhìn thấy nhân loại mượn danh tôn giáo để đánh đấm nhau quá mà buồn vô cùng).
Bài viết post hơi lâu rồi mà Định Nghĩa vẫn lưu tâm còm làm Bếp cảm động lắm. Cám ơn đã ghé.
Chúc bạn mọi an vui nghen.
Xin Đình Nghĩa thông cảm. Hãy nhìn giờ chị Nga viết: 8:25 sáng -giờ ở Việt Nam, tức đã 2:25 nữa đêm bên nầy-!
Chắc chi Hai buồn ngủ lắm rồi nên đọc tên bạn thành Định Nghĩa.
Tôi nói hoài mà chỉ không nghe, đừng thức khuya quá hại sức khoẻ. Tôi còn hăm chỉ là thức khuya sẽ mau già. Hăm vậy vì nghĩ chữ “già” thường hù được đàn bà con gái… nhưng coi bộ chị Hai tôi không mấy coi nặng dung nhan, tuổi tác. Hình như đêm nào chỉ cũng đi ngủ lúc 1, 2 giờ sáng.
Sẵn cũng thưa luôn, xin bà con cô bác đại xá cho nếu chị Hai tôi có viết chi chưa được hoàn mỹ. Đó là vì chỉ chỉ được viết sau khi đã làm 1000 chuyện lo cho Má, cho nhà cửa chồng con, tức sau 12 giờ đêm, giờ mà mệt mỏi, buồn ngủ đã chiếm hết phân nữa cái đầu của chỉ rồi. Xin thông cảm.
Tứ muội
Xin lổi Đình Nguyễn và xin cám ơn dì Tư Linh.
Dì Tư giúp chị đính chính lại lỗi viết sai tên dộc giả thì được rồi nhưng đừng để các bằng hữu xứ nẫu “mệt” vì cưng nói nhiều về chị quá nghen Linh.
Chí Lợi là nước nào vậy tác giả ơi.?
Kim oi,
Chi Loi là danh tu phien dich cua CILE, ten mot qoc gia thuoc Nam My, chay dai suot doc ben bo Thai Binh duong, nam ke ben A Can Dinh (Argentina), phia bac giap Peru, Bolivia và Paraguay.
Nuoc nay da to chuc Mondial vao nam 1962 va dung hang 3 nam do.
May cua ong xa nen khong co dau Kim oi, rang doc gium nha.
Kim vui khoe nghen.
Ủa, cậu chủ nhà ơi, sao phản hồi của chị viết cho Kim lại bị chờ xét duyệt vậy? Bộ có gì trái luật hả cậu? Ngộ quá, chờ được xét duyệt mà lại cho đọc được, vậy là sao? Nói cho chị biết những khuyết điễm để kỳ sau chị tránh nghen. Cám ơn cậu nhiều.
Hì hì,tại vì chị viết sai tên từ HUYNH NGOC NGA sang HUYNH GNOC NGA nên máy nó tự động chặn chờ xét duyệt đó chứ đâu phải tại em bà chị ơi !
Kim ơi,
hôm qua Bếp trả lời còm của Kim rồi nhưng vnên bị chủ nhà xét lại thấy có điều chi đó không ổn và xóa com, hôm nay Bêp hồi âm lần nữa cho Kim nghen.
Chí Lợi là phiên âm CILE, tên một quốc gia Nam Mỹ có pía tây chạy dài ôm dọc bờ Thai bính Dương gần giống nước mình (mình phía đông), phía đông giáp ÁCăn đình (Argentina), phía bắc giáp một phần nhỏ với Peru và phía đông bắc giáp với Bolivia.
Thiệt tình Bếp chỉ biết Cile thuộc Nam Mỹ nhưng nhờ Kim hỏi nên Bếp đi lục bản đồ coi lại để thấy rõ hơn mà hồi đáp cho Kim đó.
Nhân đây Bếp cũng cám ơn dì Tư Linh vì không thấy Recom của chị cho Kim nên cứu bồ bằng e-mail, thiệt tình tại chủ nhà cẩn thận thấy còm điều gì không ổn trong Recom kỳ trước nên không cho lên mạng đó thôi. Cậu Hiển cho chị biết nguyên nhân để kỳ sau chị tránh những điều vi phạm nghen, nếu không chị tiếp tục hoài vết sai lầm thì phiền phức công việc của cậu lắm đó.
Hy vọng Kim thỏa ý lời hồi đáp của Bếp, cám ơn người đọc, người giúp và luôn cả người “phạt”, hi hi..
Chúc tất cả an mọi an vui.
Đọc cũng vui
Giá như có một thế giới thần linh đại đồng như vậy cũng hay chị nhỉ !
Hi hi..Làm chi người đọc vui là chủ đích của bếp, thấy Kim Huy vui là Bếp cưòi vui theo rồi d8ây, cám ơn niềm vui Kim Huy tặng Bếp nghen.
Cuộc đời nầy chúng ta kêu là cuộc đời vì không bao giờ có được chữ “đại đồng” , nếu có chỉ có ở thiên đường, ở nơi mà sự bon chen của con người không bao giờ vượt tới. Bởi vậy Bếp mới mơ và viết chuyện nữa mơ (thế giới thần tiên) nữa thực (Mondial 2014).
Cám ơn Kim Huy đã đọc và cho lời nhận xét. Chúc bạn luôn vui như thế giới thần linh đại đồng (dù vẫn còn trên mặt đất, hi hi..) chỉ cần cái Tâm ta vui thì nhìn đâu cũng vui , Kim Huy thử baào cái tâm mình vui xem, nha.
Viết lạ thật.
Lạ thật hả Lyly? Nhưng lạ theo chiều hướng và dạng thức nào? Lyly có thể cho Bếp biết để Bếp học hỏi thêm tâm lý bạn đọc mà làm kinh nghiệm viết sau nầy được không? Và còn nữa, Lily hài lòng hay thất vọng cái lạ đó vậy?
Đừng phiền khi Bếp đặc âu hỏi nhiều quá nha vì câu coòm ngắn của lily mang cho Bếp nhiều ấn tượng để đặt câu hỏi quá hà.
Cám ơn bạn đã ghé thăm và chúc những ngữy an vui trước mặt nghen.
Đọc lướt qua không thích lắm,nhưng tò mò vì những cái còm qua còm lại,đọc lại một hơi từ đầu đến cuối lại thấy truyện viết thú vị.
A, vậy ra còm cũng có tác dụng dữ vậy sao Maimaithuongyeu? Vậy Bếp ngoài việc cám ơn bạn đã chịu khó đọc đi đọc lại để thấy sự thú vị của bài viết mà cho Bếp thêm chút hào hứng để tiếp tục theo đuổi cái nghiệp viết lách nầy, Bếp cũng phải cámm ơn tất cả các bạn đã còm để Bếp có dịp viết qua viết lại cho Maimaithuongyeu theo dõi nữa , đúng không?
maimaithuongyeu cứ khi đọcbài của bất cứ ai mà không thấy hứng thú gì hết thì cứ tự nhiên kiên nhẩn đọc đi đọc lại hoài như ở đây nha.
Chúc bạn cùng gia đình luôn vui khoẻ nhen.
Chị Nga ơi,đọc bài này mình lại liên tưởng đến giáo lí của đạo Cao Đài. Tất cả các vị đứng đầu các tôn giáo khác nhau từ Phật,chúa Jesus,Mohamed,Khổng Tử cho đến Victor Hugo,Trạng Trình đều được gộp chung là đấng tối cao của bổn đạo.
A, Miên đang nói đến dạo cao Đài có thánh thất ở Tây Ninh, đạo với biểu trưng con mắt phải không?
Tôn giáo nào cũng dạy điều hay nên mới có tín đồ, chỉ có người hành đạo làm chuyệ “trái đạo” mà thôi. Và nói chung, tôn giáo nào cũng do con nggười tạo ra. Theo bếp ý chỉ của Cao Đài giáo cũng rất hay đó chứ.
Bếp là con cháu nhà Phật nhưng rất tôn trọng các tôn giáo khác vì Phật dạy khi Tâm ta không còn chấp ngã thì chẳng có chuyện phân biệt giữa mọi hữu thể hay vô thể. Tất cả gồm chung lại đều là Tự Tánh chân như. Hi hi..Bếp đang học, học hoài mà chẳng thấy được tự tánh của mình nên lâu lâu viết lung tung, Miên và các bạn khi đọc thấy có gì không đúng đừng giận nghen..
Chúc Miên và gia đình mọi an lành, vui khoẻ nha.
Đá banh đá bằng cái chân Đánh banh bằng tay rồi bằng mắt ghiền?Nhìn theo trái banh liên miên..Sơ sẩy banh biến đường chuyền vô duyên?Trăng không khuyết mẻ tròn nguyên!?Túc cầu bay bổng đường chuyền vút xa…Tay hoa hết sức lấy đà…Chân không thèm đá thủ là thế đi…Thánh -Thần-Chúa-Phật xầm xì…Bàn hẹp tán rộng bàn ghi thiệt dài…Trăng tròn nguyệt khuyết kỳ nầy. Trên Trời đánh đá mê ly hơn dưới trần!?
“Khong dung hang”. Hay lam!
Hi hi thiệt vậy hả Sim? Vậy là trưa nay Bếp ăn cơm ngon rồi. Cám ơn Sim nhiều lắm lắm nghen. Hứa sẽ cố gắng thật nhiều đ được nghe tiếng trống chầu của Sim tặng.
Sim nhớ trống chầu của Ban Hội Tề ngày xưa khi đi coi hát đình, hát miễu không? Mỗi khi vừa đoạn nào hay tuồng nào là Ban Hội Tề cầm chầm đánh 1 tiếng để cho đào hay kép hát trên sân khấu biết là được hài lòng khán giả đó.. Câu còm ngắn nhưng rất “nặng kí lô” của Sim làm Bếp hỉ hả quá chừng chừng.
Sim và cả nhà vui khoẻ nghen.
Cô nàng tử tế của xứ nẫu ơi,
Mỗi lần đọc còm của aitrinhnoctran là mỗi lần Bếp tự hỏi “Sao lâu quá không thấy tho của cô àng” Nhưng sực nhớ ra còm của bạn cũng là thơ để tặng những bài viết rồi, đúng không?
Bạn hiền ơi, đá banh chỉ trừ thủ môn giữ thành mới đươc dùng tay (mà chỉ trong giới hạn vùng cấm địa thôi chứ không phải khoảng sân nào cũng đưỡc dùng tay bắt bóng đâu nghen). Ngoài ra, các cầu thủ ai cho tay đụng bóng là bị phạt liền. Trong lịch sữ bóng đá, chỉ có Maradona đã dùng tay đưa lưới vào khung thành đối phương đ6ẻ lãnh cúp thế giới, lúc đó tại trọng tài bị ông thần nào đó che mờ mắt không thấy, chứ nếu không đâu có câu nói của Maradona “đó là bàn tay của Thượng Đế” để chỉ bàn tay mình phạm luật đưa bóng vào lưới mà vẫn có kết quả như thường.
Chúc aitrinhngoctran luôn vui khoẻ để tử tế hoài với bạn bè nghen.
Cách viết này rất khó,không đơn giản chút nào để diễn đạt điều muốn nói.
Xuân Vinh còm như vậy làm Bếp phải nhớ lại lúc mình viết thấy khó hay dễ, Bếp khong nhớ gì hết chỉ biết là nghĩ sao viết vậy thôi. Có thể tại Bếp hay nhìn đâu cũng thấy con người đánh đấm nhau vì tôn giáo nên mơ ước một cõi đời như cõi thiên đường có các tôn giáo sống chung hoà thuận với nhau chăng?
A, Xuân Vinh không nói cho Bếp biết là bạn gật đầu hay lắc ầu với lối viết lơ lững giữa từng trời nầy của Bếp sao?
Một câu truyện pha trộn tùm lum tùm la mà không nhạt.
Kkim làm Bếp vui vô cùng với lời còm thật tự nhiên và chân thật, dễ thương quá đi thôi, hi hi,,,viết tùm lum tà la..Bếp thích mấy tiếng nầy hết sức. Đã vậy mà còn thêm Kki không nghe nhạt là Bếp càng hả hê hơn nữa đó.
Cám ơn nhiều thiệt nhiều nghen Kkim. Chúc mọi an vui.
À thì ra chị Huỳnh Ngọc Nga cũng là một fan bóng đá nỗi tiếng. Ngạc nhiên quá !
Cậu sáu nầy thiệt, kheó làm bà chị ngẩn ngơ tìm hiểu, vì cầu thủ nổi tiếng là chuyện chị thường nghe chứ fan nổi tiếng chị chưa biết tên tuổi nào hết, hi hi…đừng cho chị uống nước…đường hoá học làm chị đau bụng đó nghen cậu chủ nhà.
Nói chơi cho vui, đừng giận nghen, chị cám ơn cậu đã post bài và còn chịu khó còm nữa, cậu thật là cậu em tử tế của chị. Cho chị gửi lời thăm mợ nhà và nói rằng chị nhớ vô cùng dĩa thịt nai xào thơm mềm của mợ hôm nào nha.
Đọc bài vết của chị, gợi nhớ về ngày hội bóng đá của thế giới vừa qua… (Thức khuya nhiều vì trái múi giờ…). Đọc tất cả các còm bên dưới, lại thấy có nhiều sở thích giống nhau… (Về nhạc, về cầu thủ yêu mến…).
Chúc chị nhiều niềm vui và viết thật hay, chị nhé!
Kính quý,
MMT
A ha, té ra Mộc Miên thảo cũng là “đồng chí” của Bếp về nhiều mặt trong bóng đá sao? Vừa là văn hữu của xứ nẫu, vừa là fan bóng đá cùng nhau, còn gì vui hơn nữa thi nhân ơi.
Chúc anh và gia đình luôn vui khoẻ, anh sáng tác thơ hay hoài và cùng chờ những trận bóng hào hứng trong các giải châu Âu (câu lạc bộ) sắp tới nghen.
cách viết của chị Nga rất đa dạng,phong phú.
Cám ơn Minh Huy nhiều vì đã khích lệ Bếp nghen. Những lời ưu ái như vậy giúp cho con tằm can đảm thức khuya mà nhả tơ cống hiến bè bạn và cố gắng học hỏi để viết sao cho xứng đáng như lời bằng hữu tặng trao.
Minh Huy cùng gia đình luôn vui khoẻ nha.
Trí tưởng tượng của tác giả thật phong phú.
Người Nhơn Lý thật tử tế, tốt bụng nên mới cho Bếp hả hê với lời bình như vậy, thật ra, bất cứ người nào đam mê viết lách cũng biết tưởng tượng hết hiền hữu ơi. Cũng nhơ có được những độc giả hài lòng sự tưởng tượng đó để những người viết như được “vô xăng dầù mà cho máy chạy mạnh hơn đó.
Bởi vậy cám ơn Người Nhơn Lý cũng như cám ơn tất cả các bạn đã chấp nhận sự tưởng tượng đôi khi đi quá đà sự thật của Bếp nghen.
Hỏi nhỏ,có bao giờ chị ra sân xem bóng đá không chị Nga ơi ?
Hồi nhỏ thì không Chip à (chỉ được nghe truyển thanh qua Radio và có Ba của Bếp ngồi giảng nghĩa cho nghe thôi). Nhưng lớn lên đi làm thì từ khi Cty Bếp thành lập đội bóng riêng cho Cty là Đội Sở Công Nghiệp thì cơ hồ Bếp đi coi đều đều mỗi khi có đội nhà đá tại sân Thống Nhất. Hôm nào đội nhà phải đi đấu xa thì Bếp đem vé đi bán ..chợ đen (mỗi tuần các cầu thủ quen đều cho Bếp vé nên Bếp có nhiều vé để dẫn em gá cùng đi coi, con nhỏ nầy cũng thành dân ghiền đá banh như Bếp luôn).
Chip có thích “đánh ba” không? Cứ biết cách coi sẽ ghiền nhanh lắm đó Chip..
Hoi bat ngo do co Nga a. Dang ne!
Ôi, ông bạn NL Truong ơi, bạn làm Bếp nở mũi như quả cà chua đây nè dù biết đó là lời khích lệ của độc giả chứ thiệt ra Bếp biết Bếp cần “dồi mài” chữ nghĩa nhiều hơn nữa mới dám nhận lời tử tế của bạn. .
Bếp cám ơn NL Truong nhiều lắm nghen, . Nói riêng bạn nghe nha chiều nay Bếp hơi buồn vì đội Torino của Bếp bị ra rìa trong lượt vào tứ kết Cup câu lạc bộ Châu Âu rồi, hu hu…
Cuộc đời như một quả bóng trong sân cỏ.Không có thiên đường hay địa ngục ở cuộc đời này. Thiên đường hay địa ngục là ở trong lòng của mỗi chúng ta. Đạo của lòng người, Đạo của đất trời tồn tại miên viễn.
Minh Nguyệt đúng là thi nhân có khác khi nhận xét cuộc đời và quả bóng.
Chắc cũng có nhiều người đồng quan điễm với bạn há?
Cám ơn đã ghé và như đã nói trong khi “thăm nhà MN”, Bếp chờ vầngtrăng cười của bạn đó nghen.
Trong biết bao nhiêu lần bóng đá thế giới, chỉ có Nhật và Nam hàn chơi sang nhứt, dám mướn Vangelis soạn nhạc mở đầu đại hội. Nhờ vậy thế gìới được một tác phẩm để đời.
Kính mời bà con nghe cho vui:
Rất xin lỗi đã quên, không viết hoa tên nước Nam Hàn.
HPL
Co le vi toi o Phap nen thay bai khai mac giai FIFA tai Phap nam 1998 hay hon
Người này cũng là fan cuả bóng đá rùi.
Tại lở sinh ra làm người có liên hệ với bóng đá nên đành ghiền “nó” Chip à.
Hồi nhỏ ở nhà tới ngày đá banh là ba Bếp mở radio nghe nên Bếp cũng nghe theo rồi Ba hướng dẫnnên hiểu hiểu chút chút.
Lớn lên đi làm gặp nhằm nơi có đội bóng kha lừng danh Sở Công Ngiệp( có Võ Thành Sơn trung phong rất nổi tiếng lúc đó) đã từng chiếm vô địch cúp âu lạc bột toàn quốc trong thập niên 80.
Sang Ý, nhằm đất đai của bóng đá, 4 lần cúp thế giới, lại thêm ông xã Bếp và con trai Bếp cũng là dân ghiền nên Bếp càng bị “nghiện” nặng hơn là vậy đó Chip à.
Hi hi…nếu vậy thì Bếp phải nói là bài dành cho Mondial 1990 của Ý do Gianini hát là haynhất mới đúng điệu “phủ khen phủ, huyện khen huyện” rồi đó nghen bạn NL Truong.
Nói thì nói vậy chứ nhạc mở đầu của các Mondial đề hào hứng, sôi nổi cho các cầu thủ chạy mạnh trên sân và khán già chạy mạnh mua vé vào cửa để các nước chủ nhà cho tiền chạy mạnh vào ngân khố chứ, đúng không hiền hữu?
Pháp từ khi bỏ Huấn luyện viên Domenique ra coi bộ đá khá hơn hén bạn?
Để xem kỳ Cúp Châu Âu tới, Pháp và Ý có đụng nhau như cái đầu của Zidan và Matarazzi ở kỳ Mondial 2006 tại Đức không nghen.
Linh, cưng kiếm giùm chị bài mở đầu Mondial Ý 1990 và bài có Ricky hát Olé olé olé trong Mondial nào chị quên rồi được không? Chị dở quá, không biết cách tìm nhạc trên You Tube như cưng.
Cám ơn cưng trước nghen dì Tư nó.
Phải bài nầy không chị Hai?
Dễ ợt hà! Chị cứ vô youtube.com viêt tên bài hát, hoặc tên ca sỉ, hoặc chủ đề… nó ra nguyên liste. Chị chỉ cần cứ từ từ lựa bài chị muốn nghe.
Cám ơn cưng nghen Linh, thấy hình là biết đúng rồi. Cám ơn luôn bài của Ricky Martin nghen. Cưng thiệt là giỏi.
Tác giả rất am tường bóng đá phải không ?
Thiệt ra Bếp cũng không nghĩ là mình am tường bóng đá như mấy ông đâu nhưng biết cách theo dõi trận đấu và …la hét cũng ỏm tỏi khi “đội ruột” sút banh vào khung thành đối phương.
Cầu thủ ruột ở VN của Bếp ngày xưa là Tam Lang, Tư Lê. Bây giờ sang Ý thì lúc trước Bếp ái mộ hết mình Roberto Baggio (đá hay, đang hoàng và là Phật tử chuyên làm việc thiện),. Các cầu thủ huyền thoại thì Bếp chấm Maradona hơn là Pelé.
Bóng đá bây giờ không còn tính chất thể thao thuần túy như xưa nữa, tiền bạc làm mất hết cái hay của bóng đá nên Bếp cũng bớt hăng say theo dõi rồi.
Cám ơn Thanh Thanh đã hỏi cho Bếp có dịp “tung bóng” nghen.
Phụ nữ mà rành môn túc cầu như vậy cũng hiếm.
Không hiếm đâu Hoàng Nguyễn ơi, tại Ý đàn bà giữ phần dẫn giải bóng đá trên TV nhiều lắm, đến cầu trường sẽ thấy phụ nữ có mặt cũng khá đông.
Nhưng đừng nói chi xa, ỡ VN hồi trước, sân Thống Nhất tuần nào cơ hồ Bếp và em gái Bếp cũng có mặt hết đó (vì có đội bóng SỞ CÔNG NGHIỆP của Cty Bếp đá nên Bếp được vé vô cửa khỏi tốn tiền, không đi thì ….đem bán chợ đen (hi hì bây giờ mới tiết lộ chứ hồi đó Bếp đâu dám nói ai nghe). Vậy thét rồi ghiền đá luôn đó.
Cám ơn Hoàng Nguyễn đã ghé thăm, chúc bạn luôn vui khoẻ nghen.
Cách viết lạ quá
Bạn Nguyễn nghiễm ơi,
Thiệt tình khi viết, Bếp không nghĩ là mình tạo ra cái “lạ”, chỉ viết theo lối nửa thật, nữa hư cấu như đa số các bài Bếp vẫn thường viết thôi mà.
Mỗi ngươi mỗi cách đóc theo cách nhìn của mình, chỉ xin được hỏi Nguyễn Nghiễm là Bếp nên tiếp tục cách viết nầy nữa hay không? Bếp cần biết để học hỏi thêm tâm lý bạn đọc ấy mà, đừng phiền Bếp nghen.
Cám ơn bạn đã tham dự “tường thuật Mondial Brasil 2014 tại cổng Tam Tjhiên”. Chúc vui khoẻ và chờ Mondial 2018 nha.
DDang o trong so, so’. chef lam nhung thay ten chi, khong the nao khong ddoc vai hang ddo ghien. DDoc vai hang thi me luon. Hoan ho chi Hai. Nhiet liet hoan ho.
Dì Tư có ghiền “đánh ba” không mà mà chiêng trồng cho chị dữ vậy?
Nhỏ nầy thiệt, cái gì mà hoan hô với nhiệt liệt làm chị nhớ hồi đó còn ở VN, mỗi lần đi mít tinh với Cty trong mấy ngày lễ là cứ phải hoan hô và nhiệt liệt liên tu bất tận,, ngộ ghê, ..
Bài nhạc cưng gửi sôi động lắm, nhưng chị thích bài của anh chàng ca sĩ Nam Mỹ Ricky hơn (của Mondial năm nào đó chị quên rồi) vì nó sôi động và …giựt gân hơn, hi hi…
Cám ơn dì Tứ nó nghen.
Phải bài nầy không chị?